Ngân hàng đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn 9 - Câu 2

NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

MÔN NGỮ VĂN

Câu 2: 4 điểm

Câu 2.1. Nhận xét về chi tiết nghệ thuật trong truyện, có ý kiến cho rằng: Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn. Chi tiết chiếc bóng trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã thể hiện rõ điều đó.

Hãy trình bày vai trò của chi tiết chiếc bóng trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

 

doc 10 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1215Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn 9 - Câu 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
Câu 2: 4 điểm
Câu 2.1. Nhận xét về chi tiết nghệ thuật trong truyện, có ý kiến cho rằng: Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn. Chi tiết chiếc bóng trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã thể hiện rõ điều đó. 
Hãy trình bày vai trò của chi tiết chiếc bóng trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
Hướng dẫn chấm (câu 2: 4 điểm)
Câu 2.1.
CÂU 2.1
(4 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
 Thí sinh viết thành một bài văn ngắn, diễn đạt lưu loát, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục.
II. Yêu cầu về kiến thức
 Vai trò của chi tiết chiếc bóng trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương: 
- Chi tiết chiếc bóng có giá trị thắt nút, mở nút mâu thuẫn, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện: 
 + Thắt nút: cái bóng là nguyên cớ làm nảy sinh mối nghi ngờ của Trương Sinh về tiết hạnh của Vũ Nương.
 + Mở nút: Chính cái bóng đã giải oan cho Vũ Nương khi Trương Sinh được bé Đản chỉ cái bóng lên vách và nói đó chính là cha của mình. 
- Góp phần khắc họa vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Vũ Nương: Chung thủy, nhớ thương, mong chờ chồng trở về, yêu thương con
- Chi tiết chiếc bóng phần cuối truyện góp phần tạo nên vẻ đẹp lung linh cho tác phẩm và một kết thúc tưởng như có hậu nhưng lại tô đậm hơn bi kịch của người phụ nữ, đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn
- Cái bóng ẩn dụ cho số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền. 
- Chi tiết cái bóng còn là bài học về hạnh phúc muôn đời: Khi đánh mất niềm tin thì hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng hư ảo. 
0,75
0,75
0,75
0,75
0,5
0,5
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
Câu 2: 4 điểm
Câu 2.2. Nhận xét về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có ý kiến cho rằng: Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện là chất trữ tình. 
Hãy trình bày những yếu tố trữ tình được tác giả sử dụng trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. 
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
Hướng dẫn chấm (câu 2: 4 điểm)
Câu 2.2.
CÂU 2.2
(4 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
 Thí sinh phải viết thành một bài văn ngắn, diễn đạt lưu loát, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục.
II. Yêu cầu về kiến thức
 Chất trữ tình trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long:
- Tạo nên sức hấp dẫn của truyện bởi cảm xúc, chiêm nghiệm, sự suy tưởng và lời văn giàu nhịp điệu, hính ảnh. 
 Chất trữ tình được tạo nên từ những khung cảnh thiên nhiên đẹp, thơ mộng của Sa pa qua cái nhìn của ông họa sĩ già (lấy dẫn chứng). 
 - Chất trữ tình thấm đượm trong cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của anh thanh niên: bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, trong rực rỡ của các loài hoa, món nước chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn
 - Chất trữ tình được toát lên chủ yếu từ nội dung của truyện: cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người, từ những nét đẹp giản dị, từ những câu chuyện về cuộc sống lặng lẽ ở Sa Pa và từ những cảm xúc, tình cảm mới nảy nở trong tâm hồn các nhân vật với anh thanh niên. 
 - Chất trữ tình qua lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh, giọng điệu tâm tình, nhẹ nhàng.
0,5
1,0
1,0
1,0
0,5
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
Câu 2: 4 điểm
Câu 2.3. So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và người lính trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
Hướng dẫn chấm (câu 2: 4 điểm)
Câu 2.3.
CÂU 2.3
(4 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
 Thí sinh phải viết thành một bài văn ngắn, diễn đạt lưu loát, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục.
II. Yêu cầu về kiến thức
 So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí và người lính trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kín:
- Giống nhau: Cả hai bài thơ đều viết về những nét đẹp của người lính cụ Hồ, đó là những người có lý tưởng chiến đấu cao đẹp; có tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, gắn bó; dũng cảm vượt qua những khó khăn, gian khổ để vươn tới những tháng lợi mới. 
- Khác nhau: 
+ Bài thơ Đồng chí: hình ảnh người lính thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, họ là những người lính xuất thân từ nông dân (Ruộng nương anh gửi bạn thân cày, Gian nhà không mặc kệ gió lung lay), họ giản dị trong lời nói, trong suy nghĩ. 
 Người lính được khắc họa bằng giọng thơ cô đúc với những cảm xúc dồn nén. 
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Hình ảnh người lính thời chống Mỹ mang nét trẻ trung, có học thức, có bản lĩnh chiến đấu, có đời sống nội tâm phong phú. Nét nổi bật là ngang tàng, tinh nghịch nhưng sôi nổi, nhưng lại rất tự tin, yêu đời. 
 Người lính được khắc họa bằng giọng thơ vừa trang nghiêm, vừa sâu lắng, trách nhiệm lại trẻ trung, vui tươi với ngôn ngữ tự nhiên, khỏe khoắn. 
1,0
1,0
0,5
1,0
0,5
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
Câu 2: 4 điểm
Câu 2.4. Trăng cứ tròn vành vạnh
 kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật minh
(Ánh trăng, Nguyễn Duy)
 Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý được nhà thơ gửi gắm qua khổ thơ trên. 
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
Hướng dẫn chấm (câu 2: 4 điểm)
Câu 2.4.
CÂU 2.4
(4 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
 Thí sinh phải viết thành một bài văn ngắn, diễn đạt lưu loát, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục.
II. Yêu cầu về kiến thức
 Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng: 
+ Trăng cứ tròn vành vạnh: Vầng trăng với vẻ đẹp viên mãn, tròn đầy gợi nhắc nghĩa tình thủy chung, trọn vẹn dù hoàn cảnh sống có thay đổi. 
+ ánh trăng im phăng phắc: gợi cái nhìn im lặng, không trách móc, bao dung, độ lượng nhưng cũng hết sức nghiêm khắc. 
 Tính triết lý được nhà thơ gửi gắm qua khổ thơ: 
+ Khổ thơ để lại một triết lý, ý nghĩa sâu xa về thái độ với quá khứ, tình người.
+ Đó là đạo lý thủy chung. Cần biết thủy chung với quá khứ, với những người đã khuất và với cả chính mình. 
1,0
1,0
1,0
1,0
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
Câu 2: 4 điểm
Câu 2.5. Điểm giống và khác nhau trong bút pháp miêu tả hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều ở đoạn trích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du? 
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
Hướng dẫn chấm (câu 2: 4 điểm)
Câu 2.5. 
CÂU 2.5
(4 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
 Thí sinh phải viết thành một bài văn ngắn, diễn đạt lưu loát, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục.
II. Yêu cầu về kiến thức
 Điểm giống và khác nhau trong bút pháp miêu tả hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều:
 - Giống nhau:
+ So sánh họ với hình tượng thiên nhiên: mai, tuyết, trăng, Hoa, mây, thu thủy, xuân sơn. 
+ Những so sánh này khiến vẻ đẹp của nhân vật hiện lên thiên về gợi chứ không phải là tả thực. Không chỉ miêu tả vẻ đẹp hình thể mà còn khắc họa vẻ đẹp trong phẩm cách tâm hồn ủa nhân vật. 
- Khác nhau: 
+ Thúy Vân được tập trung tả ngoại hình: gương mặt, nét ngài, tiếng cười, giọng nói, làn da, mái tóc. Vẻ đẹp của Thúy vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, chinh phục được cả tao vật: mây thua, tuyết nhường. Vẻ đẹp đó báo hiệu một cuộc đời suôn sẻ, may mắn, yên ả. 
+ Thúy Kiều được tập trung tả đôi mắt. Đây là nghệ thuật điểm nhãn nhằm làm bật lên vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, thanh thoát, trong sáng, giàu cảm xúc và rực rỡ khác thường. Vẻ đẹp ấy khiến tạo hóa phải hờn giận, đố kị, ghen tị: hoa ghen, liễu hờn báo hiêu một cuộc đời éo le, trắc trở. 
0,75
0,75
1,25
1,25

Tài liệu đính kèm:

  • docCAU 2.doc