Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt – Phần Đọc 5 (Trường Tiểu học Quân Khê)

I. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt:

1. Đọc thành tiếng: (2 điểm)

Trò chơi đom đóm

 Thuở bé, chúng tôi thích nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; “chiến tích” sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế !

 Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu ! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem “thả” vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.

 Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát “Đom đóm”, lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ

2. Trả lời câu hỏi:

Câu 1: (1 điểm) Điều gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết?

A. Anh nghe đài hát bài “Đom đóm” rất hay.

B. Anh đang canh giữ Trường Sa và anh được nghe bài “Đom đóm”.

C. Anh cùng đồng đội ở Trường Sa tập hát bài “Đom đóm”.

 

doc 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1271Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt – Phần Đọc 5 (Trường Tiểu học Quân Khê)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Quân Khê
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Họ và tên: .......
MÔN: TIẾNG VIỆT – PHẦN ĐỌC
Lớp: 5..
 THỜI GIAN: 40 PHÚT
 Năm học: 2017 -2018
Điểm
Lời phê của thầy (cô) giáo
.
.
.
I. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt:
1. Đọc thành tiếng: (2 điểm) 
Trò chơi đom đóm
 Thuở bé, chúng tôi thích nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; “chiến tích” sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế !
 Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu ! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem “thả” vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.
 Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát “Đom đóm”, lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ
2. Trả lời câu hỏi:
Câu 1: (1 điểm) Điều gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết? 
A. Anh nghe đài hát bài “Đom đóm” rất hay.
B. Anh đang canh giữ Trường Sa và anh được nghe bài “Đom đóm”.
C. Anh cùng đồng đội ở Trường Sa tập hát bài “Đom đóm”.
Câu 2: (1 điểm) Những từ nào trong câu “Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có thú gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế !” là đại từ?
A. Như thế. 
B. Trẻ nít. 
C. Đâu, gì, thế.
Câu 3: (1 điểm) Chủ ngữ trong câu “Những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi.” là:
A. Những trò nghịch ngợm hồn nhiên.
B. Những trò nghịch ngợm.
C. Tuổi thơ qua đi.
Câu 4: (1 điểm) Từ “nghịch ngợm” thuộc từ loại: 
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ
Câu 5: (1 điểm) “Lấy trứng khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra”. Từ đồng nghĩa với từ “khoét” là:
A. đục B. tạo C. cào
Câu 6: (1 điểm) Mỗi buổi tối, hàng chục con đom đóm lớn nhỏ đều phát sáng. Các cặp từ trái nghĩa là:
A. tối – sáng; lớn – nhỏ.
B. tối – lớn.
C. lớn – nhỏ.
Câu 7:(1 điểm) Khoanh vào chữ cái có ý thích hợp nhất để giải nghĩa từ hạnh phúc:
A. Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon, ngủ yên.
B. Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
C. Hồ hởi, háo hức sẵn sàng làm mọi việc.
Câu 8: (1 điểm) Tìm từ có nghĩa thuộc về Thiên nhiên?
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
-----Hết-----
II. Phần viết: 
Câu 1: (4đ) Chính tả (Nghe - viết) bài: Mùa thảo quả
 “Từ Sự sống cứ tiếp tục – đến dưới đáy rừng”. 
Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 - Tập 1 – Trang 113 - 114
Câu 2: (6đ) Tập làm văn:
Đề bài: Em hãy tả một người trong gia đình mà em yêu quý nhất.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
I. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt:
1. Đọc thành tiếng: (2 điểm) Tùy theo bài đọc của HS để GV ghi điểm.
2. Trả lời câu hỏi:
Câu 1: (1 điểm) 
B. Anh đang canh giữ Trường Sa và anh được nghe bài “Đom đóm”.
Câu 2: (1 điểm) 
C. Đâu, gì, thế.
Câu 3: (1 điểm) 
A. Những trò nghịch ngợm hồn nhiên.
Câu 4: (1 điểm) 
B. Động từ 
Câu 5: (1 điểm) 
A. đục 
Câu 6: (1 điểm) 
A. tối – sáng; lớn – nhỏ.
Câu 7:(1 điểm) 
B. Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
Câu 8: (1 điểm) Tìm từ có nghĩa thuộc về Thiên nhiên?
- Gió, bão, mưa, nắng, nước, đất, đá, ..... 
II. Phần viết: (4 điểm).
Câu 1. Chính tả ( Nghe – viết): (2 điểm).
+ Học sinh viết đúng toàn bộ nội dung bài CT, không sai sót, khoảng cách giữa các con chữ đều nhau đúng theo quy định mẫu chữ trong trường tiểu học.	
Chấm 4 điểm
+ Học sinh viết vài chỗ còn chưa đúng về nguyên âm, phụ âm, các dấu thanh, khoảng cách giữa các con chữ chưa đều nhau.	 Chấm 2 điểm
+ Học sinh không viết được.	 0 điểm
Chú ý: Học sinh viết đến đâu chấm điểm đến đấy sao cho phù hợp đúng thực chất.
Câu 2. Tập làm văn: (6 điểm).
+ Học sinh viết đúng thể loại, bố cục bài viết đủ 3 phần (mở bài, thân bài và kết bài) theo yêu cầu đã học. Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. Câu văn đúng cấu trúc ngữ pháp, dùng đúng từ.	 Chấm 6 điểm
+ Học sinh viết đúng thể loại, bố cục chưa rõ ràng, còn sai lỗi chính tả, viết chữ chưa đẹp.	 Chấm 2 đến 4 điểm
+ Học sinh không viết được.	 0 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe kiem tra Tieng Viet cuoi ki I lop 5 theo TT 22_12233223.doc