ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: TIẾNG VIỆT (ĐỌC HIỂU) LỚP 5
( Thời gian 35 phút ( không kể thời gian phát đề)
I – Đọc thầm bài tập đọc (7 điểm)
* Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Sân nhà
Má buồn thiệt là buồn khi nhắc lại hồi con gái má chừng mười, mười hai tuổi, “ nhà mình nghèo quá, má không lo cho bây được đủ đầy ”. Tôi cười giòn, thiệt thòi gì đâu, má quên rồi sao ? Những củ khoai lang còn ấm, má mang về khi tan chợ, những bộ quần áo mới má thắt thẻo chắt mót từng lọn rau, bó cải để sắm cho con, chiếc xe đạp nhỏ - món quà từ tháng lương của ba để con tới trường Và con có cả một vạt sân vàng nắng
Cái sân nhà ba má tôi chỉ bằng hai tàn cây trứng cá mà thôi. Bìa sân, ba đặt cái bàn thờ thiên nho nhỏ, buổi chạng vạng, gió phiêu phiêu mang hương nhang lãng đãng trước nhà. Sát hiên có một luống hẹ kiểng, trổ bông tím dập dờn hai mùa mưa, nắng. Vào dịp Tết, có thêm bông vạn thọ, mồng gà – những cây hoa bình dị, tay tôi gieo trồng giáp biên sân. Bữa hai chín Tết, má phơi lá chuẩn bị gói bánh, tôi ngẩn ngơ nhìn “bức tranh” sân của mình. Trời đất, sao mà đẹp dữ vậy không biết, viền quanh những tàu lá chuối xanh rờn là hàng trăm đóa hoa vàng rực rỡ. Tôi đứng ở đó, tự hào nhìn sự sống nở hoa từ bàn tay nhỏ nhoi, xương xẩu của mình : bàn tay xưa rày chỉ biết cầm đũa ăn cơm và chơi chuyền.
Giờ nhớ lại, thấy lạ, lạ quá chừng : mảnh sân bé tí nhưng tôi vẫn nhớ tiếc đến nao lòng. Nhớ những đứa bạn dễ thương, những trò chơi tuổi nhỏ, cái xích đu tự tạo mắc lên cành cây bằng mấy cọng dây chuối, con dế gáy te te hoài dưới tấm đá bên gốc nhà, nhớ cả tiếng má rầy khi tôi trốn ngủ trưa lén ra sân nhảy dây.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỊ XÃ DĨ AN Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm Họ và tên HS: Ngày kiểm tra: ./5/2017 Lớp:... Chữ kí Giám thị ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2016 - 2017 SỐ MẬT MÃ SỐ THỨ TỰ ĐIỂM Chữ kí Giám khảo SỐ MẬT MÃ SỐ THỨ TỰ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: TIẾNG VIỆT (ĐỌC HIỂU) LỚP 5 ( Thời gian 35 phút ( không kể thời gian phát đề) I – Đọc thầm bài tập đọc (7 điểm) * Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Sân nhà Má buồn thiệt là buồn khi nhắc lại hồi con gái má chừng mười, mười hai tuổi, “ nhà mình nghèo quá, má không lo cho bây được đủ đầy”. Tôi cười giòn, thiệt thòi gì đâu, má quên rồi sao ? Những củ khoai lang còn ấm, má mang về khi tan chợ, những bộ quần áo mới má thắt thẻo chắt mót từng lọn rau, bó cải để sắm cho con, chiếc xe đạp nhỏ - món quà từ tháng lương của ba để con tới trường Và con có cả một vạt sân vàng nắng Cái sân nhà ba má tôi chỉ bằng hai tàn cây trứng cá mà thôi. Bìa sân, ba đặt cái bàn thờ thiên nho nhỏ, buổi chạng vạng, gió phiêu phiêu mang hương nhang lãng đãng trước nhà. Sát hiên có một luống hẹ kiểng, trổ bông tím dập dờn hai mùa mưa, nắng. Vào dịp Tết, có thêm bông vạn thọ, mồng gà – những cây hoa bình dị, tay tôi gieo trồng giáp biên sân. Bữa hai chín Tết, má phơi lá chuẩn bị gói bánh, tôi ngẩn ngơ nhìn “bức tranh” sân của mình. Trời đất, sao mà đẹp dữ vậy không biết, viền quanh những tàu lá chuối xanh rờn là hàng trăm đóa hoa vàng rực rỡ. Tôi đứng ở đó, tự hào nhìn sự sống nở hoa từ bàn tay nhỏ nhoi, xương xẩu của mình : bàn tay xưa rày chỉ biết cầm đũa ăn cơm và chơi chuyền. Giờ nhớ lại, thấy lạ, lạ quá chừng : mảnh sân bé tí nhưng tôi vẫn nhớ tiếc đến nao lòng. Nhớ những đứa bạn dễ thương, những trò chơi tuổi nhỏ, cái xích đu tự tạo mắc lên cành cây bằng mấy cọng dây chuối, con dế gáy te te hoài dưới tấm đá bên gốc nhà, nhớ cả tiếng má rầy khi tôi trốn ngủ trưa lén ra sân nhảy dây. Các em không viết vào khung này Vậy nên cái hồi con mười, mười hai tuổi, nhà mình nghèo, ba má thiệt thòi nhiều nhất. Còn con lúc ấy giàu có, đầy đủ lắm, má à. Má không tin con sao? ( Theo NGUYỄN NGỌC TÚ) Câu 1- Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Bìa sân, ba đặt . .. ..lãng đãng trước sân nhà. Câu 2: Tại sao tác giả cho rằng cuộc sống của mình hồi bé rất đủ đầy? Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. a. Ba má đã mua sắm đủ đầy mọi thứ. b. Ba má mua sắm cho tác giả áo quần, xe đạp, đồ chơi. c. Ba má thương yêu, dành dụm, chắt bóp cho tác giả. d. Ba má không mua gì cho tác giả. Câu 3: Nội dung của bài văn trên là gì ? Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Tả cái sân nhà và những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó với sân nhà. Tả cái sân nhà và gửi gắm tình cảm yêu thương gia đình. Tả những trò chơi cùng bạn bè trên sân nhà. Tả những hoa quả trồng ở sân. Các em không viết vào khung này Câu 4- Tại sao cô bé - nhân vật “tôi” – tự hào nhìn bàn tay xương xẩu của mình ? Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. a. Bàn tay đó đã biết cầm đũa ăn cơm, chơi chuyền. b. Bàn tay đó đã biết cầm đũa ăn cơm, chơi chuyền, giúp ba má. c. Bàn tay đó biết giúp ba, má gieo trồng những cây vạn thọ. d. Bàn tay đó đã biết góp sức làm cho mảnh sân nhà thêm rực rỡ. Câu 5: Mảnh sân nhỏ nhà tác giả ngày bé có những gì? . . . Câu 6: Qua bài văn, em hình dung như thế nào về tình cảm của nhân vật “ tôi”? . . . Câu 7: Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển ? a. Quanh những tàu lá chuối xanh rờn là hàng trăm đóa hoa vàng rực rỡ. b. Gió phiêu phiêu mang hương nhang lãng đãng trước nhà. c. Luống hẹ kiểng trổ bông tím dập dờn hai mùa mưa, nắng. d. Còn con lúc ấy giàu có, đầy đủ lắm, má à.. Các em không viết vào khung này Câu 8: Trong câu “ Những củ khoai lang để con tới trường” có mấy quan hệ từ ? Đó là những từ nào? a. Hai từ : để, của. b. Ba từ : để, từ, của. c. Bốn từ : những, để, từ, của. d. Năm từ : những, để, từ, của, còn. Câu 9: Các vế của câu “Bìa sân, ba đặt cái bàn thờ thiên nho nhỏ, buổi chạng vạng, gió phiêu phiêu mang hương nhang lãng đãng trước nhà.” Được nối với nhau bằng cách nào? . . Câu 10: Câu “Bữa hai chín Tết, má phơi lá chuẩn bị gói bánh, tôi ngẩn ngơ nhìn “bức tranh” sân của mình” là câu đơn hay câu ghép ? Từ nào làm chủ ngữ ? Em hãy viết ra. .. . HẾT Chúc các em tự tin làm bài tốtPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ DĨ AN TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BỈNH KHIÊM HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn Tiếng Việt lớp 5 (Phần Đọc hiểu, Luyện từ và câu) Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) Căn cứ vào câu trả lời đúng của học sinh ở mỗi câu hỏi, giáo viên có thể chấm điểm như sau: Câu 1: Bìa sân, ba đặt cái bàn thờ thiên nho nhỏ, buổi chạng vạng, gió phiêu phiêu mang hương nhang lãng đãng trước nhà. ( 0,5 điểm) Câu 2: c ( 0,5 điểm) Câu 3: b ( 0,5 điểm) Câu 4: d ( 0,5 điểm) Câu 5: bàn thờ thiên ,luống hẹ kiểng, bông vạn thọ, mồng gà ( 1 điểm) Câu 6: Qua bài văn, em hình dung tình cảm của nhân vật “ tôi” rất tình cảm, yêu ba má, yêu tuổi thơ. ( 1 điểm) Câu 7: b ( 0,5 điểm) Câu 8: b ( 0,5 điểm) Câu 9: Nối trực tiếp ( 1 điểm) Câu 10: Câu ghép. Từ ngữ làm chủ ngữ: má, tôi ( 1 điểm) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ DĨ AN TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT (VIẾT ) - LỚP NĂM NĂM HỌC 2016 – 2017 Thời gian 55 phút ( không kể thời gian chép đề ) I – Chính tả: ( 15 phút ) Giám thị đọc cho học sinh viết bài chính tả sau: Cây gạo ngoài bến sông Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòa tán lá xuống mặt sông. Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì. Theo Mai Phương II :Tập làm văn( 40 phút ) Đề bài: Bậc học Tiểu học em đã được học với năm giáo viên chủ nhiệm ( Từ lớp 1 đến lớp 5 ). Em hãy tả một cô giáo chủ nhiệm mà em thích và ấn tượng nhất. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ DĨ AN TRƯỜNG T H NGUYỄN BỈNH KHIÊM HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT (VIẾT ) - LỚP 5 NĂM HỌC 2016 – 2017 - Chính tả: ( 2 điểm ) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp. ( 1điểm) - Viết đúng chính tả không mắc quá 5 lỗi ( 1điểm) II- Tập làm văn: ( 8 điểm ) * Mở bài: ( 1 điểm ): Giới thiệu chủ nhiệm mà em thích. ( Hoặc nói về những chuyện có liên quan để dẫn đến giới thiệu cô chủ nhiệm em cần tả.) * Thân bài ( 4 điểm ): + Đặc điểm, hình dáng, , của cô chủ nhiệm ( 1,5 điểm ) + Tính tình, cô dạy bảo, dìu dắt như thế nào,. ( 1,5 điểm ) + Những kỉ niệm ấn tượng của cô đối với em hoặc với lớp. ( 1 điểm) * Kết bài: ( 1 điểm ) Nêu tình cảm của em với cô chủ nhiệm * Chữ viết, chính tả,( 0.5 điểm) * Dùng từ, đặt câu( 0,5 điểm) * Sáng tạo (1 điểm)
Tài liệu đính kèm: