Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn- lớp 9

Đề 1

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1( 1 đ):Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào đầu chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.

 “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa

 Sóng đã cài then đêm sập cửa

 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

 Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

 (Ngữ văn 9 – Tập 1)

1.1( 0,25 đ)Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

 A. Tự sự. B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận

 1.2 (0,25 đ) Khổ thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nào?

 A. So sánh, nhân hóa B.Nói quá, liệt kê

 C.Ẩn dụ, hoán dụ D.Chơi chữ, điệp ngữ

1.3 ( 0,25 đ)Phép tu từ đó có tác dụng như thế nào?

 A.Nhấn mạnh khung cảnh rộng lớn của biển cả.

 B.Nhấn mạnh sự nhộn nhịp của cảnh đánh cá trên biển

 C.Thể hiện niềm vui say trong lao động của con người

 D.Thể hiện sự hùng vĩ, bao la, tráng lệ của biển cả

 

docx 8 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn- lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT BẢO YÊN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Ngữ văn- Lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Đề 1
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1( 1 đ):Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào đầu chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
	“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
	Sóng đã cài then đêm sập cửa
	Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
	Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
 (Ngữ văn 9 – Tập 1)
1.1( 0,25 đ)Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
 A. Tự sự. B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận
 1.2 (0,25 đ) Khổ thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nào?
	A. So sánh, nhân hóa B.Nói quá, liệt kê
	C.Ẩn dụ, hoán dụ D.Chơi chữ, điệp ngữ
1.3 ( 0,25 đ)Phép tu từ đó có tác dụng như thế nào?
	A.Nhấn mạnh khung cảnh rộng lớn của biển cả.
	B.Nhấn mạnh sự nhộn nhịp của cảnh đánh cá trên biển
	C.Thể hiện niềm vui say trong lao động của con người
	D.Thể hiện sự hùng vĩ, bao la, tráng lệ của biển cả
1.4 ( 0,25 đ)Nội dung của khổ thơ trên là gì?
A.Miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển 
 	B.Miêu tả cảnh trở về 
C.Miêu tả sự phong phú của các loài cá 
D.Miêu tả cảnh lao động kéo lưới trên biển
Câu 2 (0,25 đ):Bài thơ đoàn thuyền đánh cá được sáng tác vào năm 1958 trong một chuyến đi thực tế của tác giả tại vùng biển Quảng Ninh. Đúng hay sai
 A.Đúng B. Sai
Câu 3 ( 0,25 đ): Đánh dấu (X) vào ô trống đầu câu mà em cho là đúng: Nội dung các “câu hát” trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có ý nghĩa như thế nào?
Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên
Biểu hiện niềm vui phấn chấn của người lao động
Thể hiện sức mạnh vô địch của con người
Thể hiện sự bao la hùng vĩ của biển cả
Câu 4 (0,5 ): Điền từ còn thiếu vào chỗ ....trong đoạn thơ sau
	“Áo anh rách vai
	Quần tôi có vài mảnh vá
 	(1) .......cười buốt giá
	Chân không giày
	 	Thương nhau (2).......nắm lấy bàn tay”
Phần II: Tự luận: (8,0 điểm)
Câu 5 (1 đ): Từ nội dung của đoạn trích trong phần I, em cảm nhận được vể đẹp nào của thiên nhiên?Từ đó tình cảm nào trong em được bồi đắp?
Câu 6 ( 2 đ) Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau đây?
	Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
	Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Câu 7 ( 5 đ) Đóng vai nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, kể lại kỉ niệm về người cha thân yêu cùng kỷ vật chiếc lược ngà.
 ===============Hết============
PHÒNG GD&ĐT BẢO YÊN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Ngữ văn- Lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Đề 2
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1( 1 đ): Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào đầu chữ cái ở đầu câu trả lời đúng
	“Hồi nhỏ sống với đồng
	với sông rồi với bể
	hồi chiến tranh ở rừng
	vầng trăng thành tri kỉ”
 (Ngữ văn 9 – Tập 1)
1.1 ( 0,25 đ)Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
 A. Tự sự. B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận
1. 2 (0,25 đ) Các câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nào?
	A.Nhân hóa, điệp ngữ B.So sánh 
	C.Ẩn dụ, hoán dụ D.Chơi chữ 
1.3 ( 0,25 đ) Phép tu từ đó có tác dụng như thế nào?
A Nhấn mạnh sự thờ ơ, lạnh nhật của con người với trăng
B.Khẳng định trăng là người bạn thân thiết trong hiện tại
C.Nhấn mạnh sự từng trải của nhà thơ
D.Nhấn mạnh quan hệ gắn bó, thân thiết, hòa hợp, tri kỉ giữa người và trăng 
1.4( 0,25 đ) Nội dung của khổ thơ trên là gì?
A.Nói lên sự gắn bó, gần gũi với thiên nhiên của nhà thơ thời qua khứ
B.Nói lên sự gian lao vất vả của cuộc sống trong chiến tranh.
C.Nói về cuộc sống hiện tại ở thành phố
D.Nói về sự thay đổi trong quan hệ giữa người và trăng
Câu 2( 0,25 đ) Bài thơ Ánh trăng được viết vào thời kì hòa bình thống nhất( sau năm 1975). Đúng hay sai 
 A. Đúng B. Sai
Câu 3 ( 0, 25 đ): Đánh dấu (X) vào ô trống đầu câu mà em cho là đúng: Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng mang ý nghĩa gì
 Biểu tượng sức sống của thiên nhiên
 Là vể đẹp của cuộc đời người lính
 Là biểu tượng của cuộc sống hạnh phúc
Là biểu tượng của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, của quá khứ nghĩa tình và vẻ đẹp vĩnh hằng của đời sống.
Câu 4 (0,5 đ): Điền từ còn thiếu vào chỗ ....trong đoạn thơ sau
“ Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ ( 1) .....tới
Đầu súng (2).......treo”
Phần II: Tự luận: (8,0 điểm)
Câu 5 ( 1 đ)Từ nội dung của đoạn trích trong phần I, em cảm nhận được những điều gì về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên? Từ đó em rút ra bài học gì về cách sống?
Câu 6 (2 đ)Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau đây?
	Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
	Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
Câu 7( 5 đ) Thay lời nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân, hãy kể lại sự việc từ khi ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi nghe được tin làng cải chính.
 =================Hết==============
PHÒNG GD&ĐT BẢO YÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Ngữ văn- Lớp 9
( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Đề 1
Phần
Câu
Đáp án
Điểm
Trắc nghiệm
1
1.1
1.2
1.3
1.4 
C
A
D
A
1 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
2
A.Đúng
0,25 đ
3
Thể hiện sự hung vĩ bao la của biển cả
0,25 đ
4
1-miệng
2-tay
0,25 đ
0,25 đ
Tự luận
5
-Thiên nhiên mang vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ
-Yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên
1 đ
0,5 đ
0,5 đ
6
-Biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa: ánh trăng thành người bạn tri âm, tri kỉ.
-Tác dụng: Thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động, có hồn, gắn bó với con người hơn.
2 đ
1 đ
1 đ
7
*Yêu cầu: HS viết đúng thể loại: văn tự sự ( kể chuyện đã biết theo ngôi mới, có tưởng tượng
- Biết vận dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận trong khi kể
-Kể đúng ngôi thứ nhất trong vai nhân vật bé Thu
-Thứ tự kể: Có thể kể từ hiện tại quay về quá khứ
*Nội dung:Dựa theo nội dung truyện ngắn chiếc lược ngà để kể, đảm bảo các ý sau:
-Tự giới thiệu nhân vật: Tôi là Thu, nhà tôi ở gần vàm kinh nhỏ đổ ra sông Cửu Long nhưng giờ đây tôi đang làm công tác giao liên tại vùng Đồng Tháp Mười
- Kể về cuộc gặp gỡ tình cờ với bác Ba- người đồng đội thân thiết với ba tôi và việc bác trao lại cây lược ngà- kỉ vật của ba tôi nhờ trao lại cho tôi trước khi hy sinh.
-Mỗi lần lấy chiếc lược ra chải tôi lại ngắm nghía hồi lâu, những kỉ niệm về người cha thân yêu lại ùa về
-Kể câu chuyện ba có ba ngày phép về thăm nhà năm tôi lên tám tuổi ( những ngày đầu lảng tránh, sợ hãi vì vết sẹo trên mặt ba, kiên quyết không nhận ba, bà ngoại giải thích về vết sẹo trên mặt ba, chuyện chia tay đầy xúc động khi ba trở lại đơn vị, chuyện tôi khóc đòi ba mua cho cây lược)
- Lâu lắm hai má con không nhận được tin tức của ba cho đến khi gặp lại bác Ba, nghe bác kể về sự hi sinh anh dũng của ba và trao lại cây lược ngà cho tôi, tôi đã bật khóc.
- Chiếc lược ở bên tôi như ba vẫn đang ở cùng tôi. Nó là kỉ vật vô cùng thiêng liêng với tôi. Tôi sẽ làm tiếp nhiệm vụ mà ba còn đang dang dở.
0,5 đ
1 đ
0,5 đ
1 đ
1 đ
1 đ
PHÒNG GD&ĐT BẢO YÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Ngữ văn- Lớp 9
( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Đề 2:
Phần
Câu
Đáp án
Điểm
Trắc nghiệm
1
1.1
1.2
1.3
1.4 
A
A
D
A
1 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
2
A.Đúng
0,25 đ
3
Là biểu tượng của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, của quá khứ nghĩa tình và vẻ đẹp vĩnh hằng của đời sống.
0,25 đ
4
1-giặc
2-trăng
0,25 đ
0,25 đ
Tự luận
5
-Thiên nhiên không thể thiếu trong đời sống con người, dù trong hoàn cảnh nào.
-Yêu quý, trân trọng những vẻ đẹp thuần khiết, trong sáng của thiên nhiên.
1 đ
0,5 đ
0,5 đ
6
-Biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ: mặt trời trong câu thơ thứ 2 chỉ em bé trên lưng mẹ.
-Tác dụng: Thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
2 đ
1 đ
1 đ
7
*Yêu cầu: HS viết đúng thể loại: văn tự sự ( kể chuyện đã biết theo ngôi mới, có tưởng tượng
- Biết vận dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận trong khi kể
-Kể đúng ngôi thứ nhất trong vai nhân vật ông Hai
-Thứ tự kể: Kể theo trình tự tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin làng được cải chính.
*Nội dung:
-Tự giới thiệu nhân vật: Tôi là Hai, người làng chợ Dầu, teo yêu cầu gia đình tôi phải rời làng đi tản cư.
- Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc tâm trạng tôi vô cùng sững sờ, ngạc nhiên, sau đó đau đớn, tủi hổ. Tôi chỉ cười nhạt thếch, bước đi trong sự trốn tránh xấu hổ và nhục nhã. Về nhà tôi nằm vật ra giường, nghĩ đến sự hắt hủi của mọi người. Khi nói chuyện với vợ thì gắt gỏng, bực bội vô cớ. Mấy ngày sau đó tôi không dám ra khỏi nhà, lo lắng thường xuyên.
-Khi nghe tin làng cải chính tôi rất mừng, phấn khởi và tự hào về làng. Tôi đi đến tối mới về không quên mua quà về cho các con, sang kể cho bác Thứ và mọi người nghe về tinh thần kháng chiến ở làng tôi. 
- Tôi tự hào và yêu làng quê vô cùng.
1 đ
2 đ
1,5 đ
0,5 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe kiem tra hoc ki_12249387.docx