Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu
1. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Nêu được ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga. Công lao của Lê Nin đối với Cách mạng tháng Mười Nga.
ĐỀ KIỂM TRA LỚP 8 III. THIẾT LẬP MA TRẬN Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Nêu được ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga. Công lao của Lê Nin đối với Cách mạng tháng Mười Nga. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2/3 2đ 20% 1/3 1đ 10% 1 3 30% 2. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai(1918-1939) Nêu được nguyên nhân dẫn đến chiến tranh bùng nổ. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 2đ 20% 1 2 đ 20% 3. Mĩ-Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất. So sánh kinh tế Mĩ và Nhật sau chiến tranh Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 3đ 30% 1 3đ 30% 4. Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất . Nêu nhận xét về phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 2đ 20% 1 2đ 20% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 2/3+1 4 40% 1/3+1 4 40% 1 2đ 20% 4 10 đ 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: (3 điểm). Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? Công lao của Lê Nin đối với Cách mạng tháng Mười Nga. Câu 2: (2 điểm). Vì sao chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ? Câu 3: (3 điểm). Trong thập niên 20 của thế kỷ XX, nền kinh tế Mĩ và Nhật Bản có điểm gì giống và khác nhau ? Câu 4: (2 điểm) Nêu nhận xét của em về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất. V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM: Câu 1 (3 điểm) Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. (3 điểm). - Đối với nước Nga: Làm thay đổi vận mệnh đất nước, số phận con người đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, thiết lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. - Đối với thế giới: Dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới và để lại nhiều bài học quí cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc ở nhiểu nước. - Công lao của Lê Nin đối với Cách mạng tháng Mười Nga. Người sáng lập Đảng Bônsêvích, vạch ra đường lối đúng đắn, chỉ đạo trực tiếp cho cách mạng, có những quyết định sáng tạo và sáng suốt. 1 đ 1đ 1 đ Câu 2: (2 điểm) Câu 3: (3 điểm) Nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ hai. - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất mâu thuẫn tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc về thị trường, thuộc địa. - Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm gay gắt thêm các mâu thuẫn đó, dẫn đến hình thành 2 khối quân sự kình địch nhau. - Các nước Đức, Ý, Nhật chủ trương phát động chiến tranh chia lại thế giới. - Anh, Pháp, Mĩ thi hành chính sách thỏa hiệp nhượng bộ đã tạo điều kiện cho bọn phát xít phát động chiến tranh. Trong thập niên 20 của thế kỷ XX kinh tế Mĩ và Nhật bản có điểm giống và khác nhau là: - Giống nhau: + Cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi nhuận, không mất mát gì nhiều trong chiến tranh. - Khác nhau: + Kinh tế Mỹ phát triển cực kỳ nhanh chóng trong thời gian dài, toàn diện cả công nghiệp, nông nghiệp. + Ở Nhật phát triển không ổn định trong vòng mấy năm đầu rồi lại lâm vào khủng hoảng kinh tế mất cân đối, công nghiệp không có sự cải thiện đáng kể, nông nghiệp lạc hậu. 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5đ 1 đ 1 đ 1 đ Câu 4: (2 điểm) Nhận xét về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất: - Phong trào diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức phong phú, phong trào lên cao lan rộng khắp các quốc gia. - Giai cấp vô sản dần trưởng thành, tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng. - Các Đảng Cộng Sản thành lập. - Phong trào dân chủ tư sản tiếp tục phát triển cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước, xuất hiện các Đảng phái có ảnh hưởng sâu rộng. 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ
Tài liệu đính kèm: