Đề tài Tìm hiểu phương pháp dạy học môn Toán của giáo viên trường THCS Thị trấn Chờ

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

Toán học là môn học giữ vai trò quan trọng trong suốt bậc học phổ thông. Là một môn học khó, đòi hỏi ở mỗi học sinh phải có một sự nỗ lực rất lớn để chiếm lĩnh những tri thức cho mình. Chính vì vậy, việc tìm hiểu cấu trúc của chương trình, nội dung của sách giáo khoa, nắm vững phương pháp dạy học, để từ đó tìm ra những biện pháp dạy học có hiệu quả là một công việc mà bản thân mỗi giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn toán thường xuyên phải làm.

Một trong những nhiệm vụ hàng đầu được đặt ra trong thời kì đổi mới đối với môn Toán là rèn luyện tư duy logic, phát triển năng lực suy luận, tìm tòi sáng tạo, đồng thời gắn việc dạy – học toán với vấn đề giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp.

Toán học là một bộ môn khoa học có ý nghĩa quan trọng và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Vì thế mà toán học đã được đưa vào chương trình giáo dục học. Việc dạy và học tập môn Toán không dễ nhưng cũng không quá khó mà đòi hỏi mỗi giáo viên và học sinh phải có phương pháp dạy và học nhưu thế nào đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Và để đáp ứng yêu cầu ấy, không chỉ riêng vì học sinh , mà bản thân mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ tìm ra phương pháp dạy học sao cho có thể phát huy từng em học sinh, cho nên tôi đã chọn nghiên cứu bài tập: “ Tìm hiểu phương pháp dạy học môn Toán của giáo viên trường THCS Thị trấn Chờ ”.

 

doc 30 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tìm hiểu phương pháp dạy học môn Toán của giáo viên trường THCS Thị trấn Chờ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Quan niệm
Theo nhà tâm lý học J.Piaget, nhận thức của con người là kết quả của quá trình thích ứng với môi trường qua hai hoạt động đồng hóa và điều ứng. Tri thức không hoàn toàn được truyền thụ từ người biết mà nó được chính cá thể xây dựng từ những vấn đề mà người học cảm thấy cần thiết và có khả năng giải quyết vấn đề đó, thông qua tình huống cụ thể, họ sẽ kiến tạo nên tri thức cho riêng mình.
b. Đặc điểm của phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn:
Ÿ Phát huy nội lực của học sinh, tư duy tích cực – độc lập – sáng tạo trong quá trình học tập.
Ÿ Giải quyết thành công các vấn đề là động cơ trí tuệ kích thích trực tiếp lòng ham mê học tập của học sinh. Đó chính là động lực của quá trình dạy học.
Ÿ Hợp tác với các bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn tri thức của bản thân là cơ sở hình thành phương pháp tự học. Đó là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong cuộc sống.
c. Quy trình thực hiện
Bước 1: Xác định rõ vấn đề, giáo viên giúp từng học sinh xác định rõ vấn đề cần khám phá cũng như mục đích của việc khám phá đó.
Bước 2: Nêu các giả thiết (ý kiến) sau khi nắm rõ mục đích, vấn dề cần khám phá, từng học sinh làm việc cá nhân haowcj làm việc nhóm đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề.
Bước 3: Thu nhập các dữ liệu, học sinh tìm kiếm dữ liệu, thông tin để chứng tỏ đề xuất mình đưa ra có tính khả thi. Từ đó, học sinh sẽ bác bỏ những đề xuất bất khả thi và lựa chọn đề xuất hợp lí.
Bước 4: Đánh giá các ý kiến của học sinh trao đổi, tranh luận về các đề xuất được đưa ra.
Bước 5: Khái quá hóa. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên mỗi nhóm sẽ trình bày về vấn đề được phát hiện. Từ đó, giáo viên lựa chọn những phán đoán, kết luận dùng để hình thành kiến thức mới.
d. Ưu điểm
Ÿ Phát huy được nội lực của học sinh, tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo trong quá trình học tập.
Ÿ Giải quyết thành công các vấn đề là động cơ trí tuệ kích thích trực tiếp lòng ham mê học tập của học sinh. Đó chính là động lực của quá trình dạy học.
Ÿ Hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn tri thức của bản thân là cơ sở hình thành phương pháp tự học. Đó chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong cuộc sống.
Ÿ Giải quyết cấc vấn đề nhỏ vừa sức của học sinh được tổ chức thường xuyên trong quá trình học tập, là phương thúc để học sinh tiếp cận với kiểu dạy học hình thành và giải quyết các vấn đề có nội dung khái quát rộng hơn.
Ÿ Đối thoại trò trò, trò thầy đã tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi, tích cực và góp phần hình thành mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng xã hội.
e. Khó khăn
Ÿ Để áp dụng được phương pháp này học sinh phải có kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ mang tính khám phá, tìm ra tri thức mới. Đối tượng học sinh trung bình, yếu sẽ gặp khó khăn khi học theo phương pháp này.
Ÿ Việc triển khai dạy học khám phá đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức, nghiệp vụ vững vàng, có sự chuẩn bị bài giảng công phu.
Ÿ Trong quá trình khám phá của học sinh thường này sinh những tình huống, những khám phá ngoài dự kiến của giáo viên, đòi hỏi sự linh hoạt trong xử lí các tình huống của người giáo viên – người hướng dẫn.
Ÿ Thời gian của quá trình khám phá ra kiến thức mới chiếm khá nhiều trong toàn bộ tiến trình của bài học, nên tùy thuộc vào từng nội dung, mục tiêu dạy học và sự phân phối thời gian dạy học mới có thể áp dụng được.
Ÿ Trong hoạt động khám phá đối với phép biến hình đòi hỏi giáo viên phải có các mô hình, hình ảnh đòi hỏi cơ sở vật chất của việc dạy học phải đáp ứng được thì kết quả mới đem lại như ý muốn.
5. Phương pháp luyện tập thực hành
a. Bản chất
Luyện tập và thực hành giải toán nhằm củng cố, bổ sung, lắm vững chắc thêm các kiến thức lí thuyết. Trong luyện tập, người ta nhấn mạnh tới việc lặp lại với mục đích học thuộc kí hiệu, quy tắc, định lí, công thức,... đã học và làm cho việc sử dụng kĩ năng được thực hiện một cách tự động, thành thực. Trong thực hành, người ta không chỉ nhấn mạnh vào việc học thuộc mà còn nhằm áp dụng hay sử dụng một cách thông minh các tri thức để giải được các bài toán khác nhau. Vì thế, trong dạy học Toán, bên cạnh việc cho học sinh luyện tập một số chi tiết cụ thể, giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh thực hành phát triển các kĩ năng.
b. Quy trình thực hiện
Bước 1: Xác định tài liệu cho luyện tập và thực hành.
Bước này bao gồm việc tập trung chú ý của học sinh về một kĩ năng cụ thể hoặc những sự kiện cần luyện tập hoặc thực hành.
Bước 2: Giới thiệu mô hình luyện tập hoặc thực hành.
Khuôn mẫu để học sinh bắt chước hoặc làm theo được giáo viên giới thiệu, có thể thông qua các ví dụ cụ thể.
Bước 3: Thực hành hoặc luyện tập sơ đồ.
Học sinh tìm hiểu về tài liệu để luyện tập hoặc thực hành, học sinh có thể tự thử kĩ năng của mình và có thể đặt câu hỏi về những kĩ năng đó. Việc nhắc lại sơ bộ có thể tiến hành trong hoạt động của cả lớp với sự hướng dẫn của giáo viên. Nếu luyện tập hay thực hành một kĩ năng tự động thì mỗi bước cần có lời chỉ dẫn cụ thể. Bài tập loại này cần được tiếp tục cho tới khi nào học sinh biết chính xác họ phải làm gì và nhận rõ mức độ hoàn thành mà các em cần đạt được.
Bước 4: Thực hành đa dạng
Giáo viên đưa ra các bài tập đòi hỏi học sinh phải sử dụng nhều định lí công thức Các bài tập càng đa dạng thì học sinh càng có cơ hoiij rèn luyện kĩ năng, vận dụng các kiến thức khác nhau để giải toán.
Bước 5: Bài tập cá nhân
Học sinh có thể luyện tập, thực hành những bài tập có trong ách giáo khoa, hoặc sách bài tập hoặc các bài tập tham khảo khác nhằm phát triển kĩ năng giải toán và rèn luyện tư duy.
c. Ưu điểm
Ÿ Đây là phương pháp có hiệu quả để mở rộng sự liên thông và phát triển các kĩ năng.
Ÿ Luyện tập và thực hành có hiệu quả trong việc củng cố trí nhớ, tính lọc và trau chuốt các kĩ năng đã học tạo cơ sở cho việc xây dựng kĩ năng nhận thức ở mức cao hơn.
Ÿ Đây là phương pháp đễ thực hiện và được thực hiện trong hầy hết các giờ học toán.
d. Hạn chế
Ÿ Luyện tập và thực hành có xu hướng làm cho học sinh nhàm chán nếu giáo viên không nêu mục đích một cách rõ ràng và có sựu khuyến khích cao.
Ÿ Do bản chất của việc nhắc đi nhắc lại nên học sinh khó có thể đạt được sự lanh lợi và tập trung, dễ tạo nên sự học vẹt, đặc biệt là chưa xây dựng được sự hiểu biết ban đầu đầy đủ.
e. Một số lưu ý
Cần bài tập luyện tập được nhắc đi nhắc lại với tốc độ ngày càng nhanh hơn và áp lực lên học sinh cũng mạnh hơn. Tuy nhiên không nên tạo áp lực quá cao mà chỉ vừa đủ để khuyến khích học sinh làm bài chịu khó hơn. Thời gian cho luyện tập, thực hành cũng không nên kéo dài quá dễ gây nên sự nhạt nhẽo và nhàm chán. Cần thiết kế các bài tập có sự phân hóa để khuyến khích mọi đối tượng học sinh để tham gia thực hành luyện tập phù hợp với năng lực của mình. Cũng có thể tổ chức các hoạt động luyện tập, thực hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau, kể cả việc tổ chức thành các trò chơi học tập nhằm làm cho học sinh hào hứng hơn, đồng thời qua các hoạt động đó các kĩ năng của học sinh cũng được rèn luyện.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CHỜ.
1. Thực trạng về cơ sở tiến hành thực tập.
a. Nhà trường:
Trường THCS Thị trấn Chờ nằm ở trung tâm huyện Yên Phong, có truyền thống trong các phong trào thi đua của ngành, trường hoàn thành công tác tự đánh giá năm 2013 và được công nhận lại chuẩn quốc gia năm 2014. Ở thời điểm hiện tại, trường có quy mô số lớp, số học sinh, số cán bộ giáo viên lớn nhất tỉnh Bắc Ninh ở cấp THCS. Đội ngũ giáo viên của trường nhiệt tính, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, đủ và cân đối về bộ môn. Học sinh của trường cơ bản ngoan, có ý thức, khả năng thực hiện tốt các hoát động tập thể ngoại khóa. Đảng bộ, chính quyền nhân dân quan tâm, đồng thuận với các hoạt động giáo dục nhà trường. Cơ sở vật chất của nhà trường cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ dạy và học.
Khó khăn của trường: trường nằm ở trung tâm huyện, nên chịu tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng đến đạo đức lối sống, ý thức học tập của học sinh. Đội ngũ giáo viên phần đông có tuổi, việc đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn hạn chế. Công tác quản lí chỉ đạo của Ban giám hiệu, các đoàn thể trong trường chuyển biến chậm so với chủ trương, yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo. Sĩ số học sinh tăng, cơ sở vật chất không đáp ứng kịp với điều kiện thực tại.
b. Giáo viên: trong trường có 62 giáo viên trong đó có s12 giáo viên dạy toán, các thầy cô đều đạt trình độ chuẩn có kinh nghiệm về giảng dạy, các thao tác trên lớp rất thành thạo. Thu hút được nhiều học sinh.
c. Học sinh: đa số các em có thành tích học tập tốt, mức độ tiếp thu bài tốt, các em rất hay tích cực phát biểu trong giờ học. Các em cũng thường xuyên tìm tòi và độc tài liệu tham khảo. Việc chuẩn bị bài ở nhà được các em thực hiện khá nghiêm túc.
2. Kết quả nghiên cứu được trong thực tế.
Để nghiên cứu tôi đã sử dụng ba phương pháp. Sau đây là kết quả trong nghiên cứu của được.
a. Phương pháp quan sát:
Quan sát giáo viên dạy giờ: tôi đã được tham dự tiết dạy giờ của cô Nguyễn Thị Thiển ở lớp 6A6.
Hôm tiết dự giờ cô sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, nhưng vẫn tạo hứng thú cho học sinh học bài, các em rất sôi nổi hào hứng nhiệt tình phát biểu, chủ động trong các hoạt động học. Học sinh rất tập trung suy nghĩ bài tập do giáo viên đưa ra, và còn thảo luận nhóm với nhau để làm bài tập.
Qua một tiết được dự giờ quan sát tôi thấy cả cô và học sinhd dều hoạt động rất tích cực trong tiết học, tiết học trở lên hấp dẫn khoong còn cảm giác nhàm chán, không còn cảm giác mong cho mau hết tiết học nữa. Đây là dấu hiệu đáng mừng của việc áp dụng phương pháp dạy học đổi mới. Bài giảng rõ ràng, gây được sự chú ý của học sinh, phát triển được tính tư duy của học sinh. Trong tiết học của cô đã sử dụng cả phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp họp nhóm nhỏ để các em thảo luận trao đổi với nhau. Làm tiết học rất sôi nổi. Qua đó ta thấy học sinh ngày càng bộc lộ được những khả năng, năng khiếu của mình, và học sinh trở nên chủ động hơn trong việc học.
b. Phương pháp trò chuyện:
Để tìm hiểu việc dạy và học như thế nào, tôi đã trò chuyện với 2 học sinh của lớp 6A5 và lớp 6A6, cùng với giáo viên dạy toán Nguyễn Thị Thiển.
- Với giáo viên cô Thiển:
Câu hỏi 1: Ngày nay trong dạy học đòi hỏi đổi mới phương pháp dạy học cho học sinh, vậy cô đã làm gì để làm tăng tính hứng thú học tập cho học sinh?
Trả lời: Luôn tạo cho học sinh không khí vui vẻ trong học tập qua các bài học, luôn tạo điều kiện cho các em phát biểu hỏi những câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời, khi còn thời gian thường hỏi những câu hỏi gắn liền với thực tiễn để kích thích sự học hỏi của các em, để từ đó kích thích sự say mê hứng thú đối với học sinh. Giao bài tập về nhà cho các em làm, để có thể giúp các em rèn luyện được kĩ năng cho mình.
- Với học sinh: em Nguyễn Thị Bích Ánh lớp 6A5
	Câu hỏi 2: Học môn Toán em có cảm thấy khó không? Và em đã học nó như thế nào?
Trả lời: Em thấy nó không khó. Em thường xuyên chuẩn bị bài trước ở nhà và khi học về cô giao bài tập nào là em làm ngay vì sợ để lâu em sẽ quên.
Câu hỏi 3: Em có thường tìm tài liệu thêm cho mình không?
Trả lời: Lúc rảnh rỗi em thường lên mạng tìm những tài liệu Toán học có liên quan như những câu hỏi vui về toán học Những bài tập mới có liên quan
Với học sinh khác: em Nguyễn Quang Hiếu lớp 6A6
Với câu hỏi 2 em trả lời: Em thấy Toán học không khó mà việc quan trọng là mình có chịu khó học bài, chuẩn bị bài và làm bài tập hay không mà thôi.
Với câu hỏi 3 em trả lời: Em vẫn thường xuyên lên mạng để tìm tài liệu cần thiết cho quá trình học tập của mình.
Qua trò chuyện với giáo viên và học sinh tôi thấy mọi người đang thực hiện tốt theo chương trình đổi mới cách dạy và học. Giáo viên luôn tạo mọi điều kiện để học sinh được hoạt động nhiều hơn trong tiết học, giúp học sinh chủ động hơn trong các hoạt động. Và không riêng vì giáo viên mà ngay cả bản thân học sinh cũng phải chủ động hơn. Và công việc dạy học bây giờ không phải là việc cô vào ghi kiến thức lên bảng cho học sinh ghi vào vở mà ở đây là sự trao đổi giữa thầy và trò, trò và trò. Thầy hỏi học sinh trả lời, học sinh thắc mắc thầy giúp học sinh giải quyết những thắc mắc của mình qua đó học sinh nắm được tri thức mới. Xem ra việc dạy học ngày càng tiến bộ hơn.
c. Phương pháp phỏng vấn:
Vừa qua trong đợt thực tập sư phạm đợt 1 tôi đã tiến hành tìm hiểu tình hình học tập của học sinh ở hai lớp 6A5 và 6A6. Tôi đã tiến hành phát 50 phiếu phỏng vấn cho hai lớp và kết quả thu lại được 46 phiếu.
Sau đây là lần lượt kết quả mà tôi thu được trong chuyến đi thực tập sư phạm đợt 1.
Ÿ Đầu tiên để tìm hiểu về việc chuẩn bị bài của học sinh ta xem kết quả ở bảng 1.
Bảng 1:
Ý kiến học sinh
Ý kiến học sinh
Tỉ lệ (%)
Luôn luôn
25/46
54.4
Thỉnh thoảng
15/46
32.6
Không có
2/46
4.3
Ý kiến khác
4/46
8.7
Nhìn chung qua kết quả ta thấy phần trăm các em đều có chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp chiếm 54,4%. Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh chưa quan trọng hóa việc chuẩn bị bài ở nhà nên chỉ thỉnh thoảng các em mới chuẩn bị bài chiếm 36.9%. Bên cạnh đó vẫn còn một vài học sinh không chuẩn bị bài trước khi đến lớp chiếm 4.3% và một số học sinh có ý kiến khác chiếm 8.7%. Cho thấy các em có quan tâm đến việc học của mình, luôn chuẩn bị bài vở trước khi đến lớp, từ đó giúp học sinh có thể chủ động hơn nhưng vẫn còn một số ý khác cho rằng chỉ khi có giáo viên yêu cầu hoặc khi có dự giờ mới chuẩn bị bài cho thấy các em chưa tích cực trong việc học, ý thức của em còn kém.
Ÿ Để xem các em có hay tổ chức học nhóm với nhau hay không chúng ta sang bảng 2.
Bảng 2:
Ý kiến học sinh
Ý kiến học sinh
Tỉ lệ (%)
Có và thường xuyên
8/46
17.6
Có nhưng ít
27/46
58.5
Không có
11/46
23.9
Ý kiến khác
5/46
10.7
 Qua kết quả về việc học nhóm của học sinh ta thấy kết quả chưa tốt, số tỉ lệ chưa chiếm hơn một nửa, việc các em thường xuyên tổ chức học nhóm rất hạn chế chiếm 17.6%. Mà thỉnh thoảng các em mới tiến hành học nhóm với nhau chiếm 47.8%. Và việc các em không tiến hành học nhóm cũng chiếm tỉ lệ tương đối 23.9%. Điều đó cho thấy các em chưa ý thực được lợi ích của việc học nhóm. Và một số em lại có lí do khác chiếm 10.7% để không học nhóm, đa số các em đều bảo rằng mình không có thời gian. Từ đó cho thấy các em chưa siêng năng tích cực tham gia học nhóm.
Ÿ Ta tiếp tục sang bảng 3 để biết các em có thích vận dụng toán học vào thực tiễn hay không?
Bảng 3:
Ý kiến học sinh
Ý kiến học sinh
Tỉ lệ (%)
Thích
30/46
65.3
Không thích
3/46
6.5
Có hay không cũng được
10/46
21.7
Ý kiến khác
3/46
6.5
Từ bảng số liệu ta thấy đa số các em đều thích vận dụng toán học vào thực tế với tỉ lệ chiếm 65.3% điều này cho thấy các em thấy được vai trò của việc học toán và khả năng tìm tòi học hỏi của học sinh được phát huy. Bên cạnh ấy vẫn còn một vài em không thích vận dụng kiến thức đã học được vào thực tế chiếm 6.5%. Vả lại vẫn còn một số em không qua tâm gì đến việc học của mình xem nó chẳng quan trọng gì có vận dụng được với kiến này chiếm tỉ lệ 21.7%. Ngoài ra còn có một vài ý kiến khác chiếm 6.5%, nhưng nhìn chung đều tán thành việc liên hệ trong thực tế và yêu cầu giáo viên nên áp dụng nhiều hơn.
Ÿ Để tìm hiểu tính tích cực của học sinh trong học tập ta sang bảng 4 để xem các em có hay phát biểu xây dựng bài hay không?
Bảng 4:
Ý kiến học sinh
Ý kiến học sinh
Tỉ lệ (%)
Có và nhiều
23/46
50
Có nhưng ít
14/46
30.4
Không có
1/46
2.1
Ý kiến khác
8/46
17.4
Từ đó ta thấy việc các em thường xuyên phát biểu xây dựng bài để làm cho tiết học thêm sinh động chiếm 50%. Trong khi ấy việc các em có phát biểu trong tiết học nhưng ít chiếm 30.4%. Cho thấy các em vẫn chưa phát huy hết tính tích cực của mình vẫn còn thụ động. Và việc không phát biểu trong giờ cũng chiếm rất ít chỉ 2.1%. Đây là dấu hiệu tốt. Và ý kiến khác chiếm 17.4% nhưng phần lớn ý kiến các em đều là do chưa chuẩn bị bài kịp nên không phát biểu. Điều này cần sớm khắc phục. Vì nếu không phát biểu các em sẽ trở nên thụ động và làm cho lớp học nhàm chán. Mặt khác qua phát biểu cũng có thể giúp học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp với thầy cô và bạn bè.
Ÿ Sau đây ta sẽ sang bảng 5 để tìm hiểu xem giáo viên của em có hay gọi các em phát biểu trong tiết học hay không?
Bảng 5:
Ý kiến học sinh
Ý kiến học sinh
Tỉ lệ (%)
Có và nhiều
27/46
58.7
Có nhưng ít chỉ 1, 2 bạn
8/46
17.4
Không có
3/46
6.5
Ý kiến khác
8/46
17.4
Qua điều tra này ta thấy việc giáo viên gọi các em phát biểu để các em hoạt động trong tiết học chiếm tỉ lệ cao theo ý kiến của học sinh là 58.7%. Điều đó cho thấy giáo viên luôn quan tâm đến việc phát huy việc học cho học sinh trong học tập. Bên cạnh ấy vẫn còn một vài ý kiến khác như giáo viên có gọi phát biểu nhưng ít chiếm 17.4%, không gọi phát biểu chiếm 6.5% và một số ý kiến khác chiếm 17.4%, với đa số là các em cho rằng giáo viên chỉ gọi bạn giơ tay thôi. Đòi hỏi giáo viên phải chú ý quan tâm hơn.
Ÿ Tiếp tục sang bảng 6 xem học sinh có hay tìm thêm tài liệu hay không?
Bảng 6:
Ý kiến học sinh
Ý kiến học sinh
Tỉ lệ (%)
Có và thường xuyên
18/46
39.1
Có nhưng chỉ khi giáo viên yêu cầu
18/46
39.1
Không có
5/46
10.9
Ý kiến khác
5/46
10.9
Việc học sinh tự tìm tài liệu liên quan cho quá trình học tâp của mình tuy có nhưng chiếm tỉ lệ thấp 39.1% và đồng tỉ lệ với việc tìm tài liệu khi có giáo viên yêu cầu. Và vẫn còn việc các em không tìm tài liệu chiếm 10.9%. Ý kiến khác chiếm 10.9% cho rằng việc tìm tài liệu không cần thiết vì đã có Sách giáo khoa để tham khảo. Từ đó cho thấy các em chưa thấy được lợi ích của việc tìm thêm các kiến thức liên quan tới quá trình học tập của mình, còn lười nhác trong học tập chưa chủ động để tìm hiểu kiến thức và “làm ra” kiến thức. Vẫn còn chờ đợi giáo viên.
Ÿ Để kiểm tra làm bài của học sinh ở nhà, ta sang bảng 7.
Bảng 7:
Ý kiến học sinh
Ý kiến học sinh
Tỉ lệ (%)
Làm ngay
13/46
28.3
Có tiết mới làm
28/46
60.8
Không làm
0
0
Ý kiến khác
5/46
10.9
Qua kết quả điều tra thu được từ việc làm bài tập ở nhà của học sinh thì ta thấy đa số các em đều chưa có ý thức được việc làm bài tập về nhà chỉ chờ đến hôm có tiết mới làm chiếm 60.8%. Trong khi đó việc làm bài tập ngay sau khi đi học về chỉ chiếm 28.3%. Cho thấy ý thức của các em còn rất hạn chế chỉ có một số ít học sinh tích cực làm bài tập về nhà khi về nhà. Còn về ý kiến khác chiếm 10.9% làm nhưng đa số đều bảo là bài khó nên các em lười suy nghĩ và dẫn đến các em không biết làm và không làm đợi tới lớp thì chép của bạn đã làm.
Ÿ Qua bảng 8 để tìm hiểu xem học sinh có tìm hiểu thêm bài tập ngoài sách giáo khoa và bài tập cô giáo đọc về nhà hay không?
Bảng 8:
Ý kiến học sinh
Ý kiến học sinh
Tỉ lệ (%)
Có và thường xuyên
19/46
42.3
Chỉ khi có GV yêu cầu mới tìm
11/46
23.9
Không có
6/46
13.1
Ý kiến khác
10/46
21.7
Từ bảng số liệu ta thấy việc học sinh tìm bài tập giải thêm chiếm tỉ lệ tương đối 42.3% và học sinh chỉ tìm bài tập khi giáo viên yêu cầu chiếm 23.9%. Học sinh không làm chiếm 13.1%, một số ý kiến khác chiếm 21.7% cho rằng không có thời gian để làm bài. Từ đó ta thấy các em còn rất nhiều và vẫn chưa khắc phục được.
Ÿ Tiếp theo ta xem việc tranh luận giữa Giáo viên và học sinh như thế nào ở bảng 9.
Bảng 9:
Ý kiến học sinh
Ý kiến học sinh
Tỉ lệ (%)
Có 
8/46
17.4
Đôi khi
18/46
39.1
Không có
16/46
34.8
Ý kiến khác
446
3.7
Việc tranh luận để qua đó làm rõ vấn đề mà mình thắc mắc từ đó có thể hiểu rõ hơn về kiến thức mà ta đang phân vân là việc rất hay và có tính đổi mới cao. Thế nhưng các em vẫn chưa thực hiện tốt. Số học sinh thường xuyên tranh luận với giáo viên chiếm 17.4%, số học sinh có tranh luận có thắc mắc nhưng ít chiếm 39.1%. Bên cạnh ấy không cần phải tranh luận thắc mắc gì cả chiếm 34.8%, một số học sinh có ý kiến khác chiếm 3.7%. Và đa số ý kiến khác của các em là có hỏi nhưng rất ít và hơn nữa vì các em sợ không dám hỏi. Đây là việc không nên chúng ta cần nên chủ động hơn nữa vì đây là mình học để tích lũy kiến thức cho mình.
Ÿ Để hiểu thêm tranh ảnh sơ đồ có liên quan đến tiết học được giáo viên mang cho học sinh quan sát hay không, ta xem kết quả ở bảng 10.
Bảng 10:
Ý kiến học sinh
Ý kiến học sinh
Tỉ lệ (%)
Có và rất thường xuyên
21/46
45.7
Có nhưng ít
18/46
39.1
Không có
5/46
10.9
Ý kiến khác
2/46
4.3
Từ số liệu ta thấy việc giáo viên mang tranh ảnh sơ đồ có liên quan đến tiết học, ý kiến của học sinh chiếm tỉ lệ cao 45.7%, và ý kiến của các em với việc giáo viên có mang nhưng ít chiếm 39.1%, một số ý kiến không có chiếm 10.9% và ý kiến khác chiếm 4.3%. Nhìn chung giáo viên đều ý thức được bài dạy của mình luôn tạo sự thích thú hấp dẫn của tiết học để kích thích cho học sinh tính say mê hoạt động trong học tập, để các em có được hình ảnh minh họa và giúp cho tư duy của các em được dễ dàng hơn.
Ÿ Tiếp theo là bảng 11 giáo viên có cho học sinh tự học hay không.
Bảng 11:
Ý kiến học sinh
Ý kiến học sinh
Tỉ lệ (%)
Có và rất thường xuyên
7/46
15.2
Có nhưng ít
28/46
60.9
Không có
7/46
15.2
Ý kiến khác
4/46
8.7
Kết quả điều tra cho thấy việc giáo viên giao cho học sinh tự học ở nhà thường xuyên theo ý kiên học sinh chiếm 15.2%, còn rất hạn chế. Nhưng đa số ý kiến của học sinh cho rằng gaiso viên vẫn giao cho các em phần tự học nhưng ít chiếm 60.9%, và ý kiến giáo viên không giao cho học sinh các phần tự học ở nhà chiếm 15.2%, một vài ý kiến khác chiếm 8.7%.
Ÿ Việc mở rộng kiến thức vận dụng vào thực tế có được giáo viên thực hiện tốt hay không ta sang bảng 12.
Bảng 12:
Ý 

Tài liệu đính kèm:

  • docde tai Tim hieu phuong phap day hoc mon toan o truong THCS_12233866.doc