Đề thi chọn học sinh giỏi môn Giáo dục công dân - Chủ đề 2

CHỦ ĐỀ 2

Câu 2.1(3điểm)

Theo em mục đích học tập đúng đắn của học sinh là gì? Để thực hiện được mục đích đó chúng ta cần phải làm gì? Tìm một số câu ca dao, tục ngữ hoặc danh ngôn nói về học tập?

 Tình huống:

 Nam là một học sinh chăm ngoan nhưng nhà rất nghèo, sau Nam còn có hai em. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì đau ốm luôn, Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố nuôi các em.

 Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào?

 

doc 12 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Giáo dục công dân - Chủ đề 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - NĂM HỌC 2017-2018
CHỦ ĐỀ 2
Câu 2.1(3điểm)
Theo em mục đích học tập đúng đắn của học sinh là gì? Để thực hiện được mục đích đó chúng ta cần phải làm gì? Tìm một số câu ca dao, tục ngữ hoặc danh ngôn nói về học tập?
 Tình huống:
 Nam là một học sinh chăm ngoan nhưng nhà rất nghèo, sau Nam còn có hai em. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì đau ốm luôn, Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố nuôi các em.
 Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào? 
 Đáp án – Câu 2.1
Câu 
 Nội dung
Điểm
2.1
Yêu cầu trình bày được các ý: 
3.0
 -Mục đích trước mắt : là cố gắng học tập, phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ
0.5
- Mục đích lâu dài: Phấn đấu trở thành người công dân tốt, trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập ghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước.
0.5
*Để thực hiện được mục đích đó:
- Học sinh phải nghiêm túc, chú ý trong học tập. Cố gắng nắm vững kiến thức các môn học, không được học lệch và xem nhẹ môn nào.
- Học sinh cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà thầy cô giáo yêu cầu như chuẩn bị các phương tiện đồ dùng học tập, làm bài tập, đọc thêm tài liệu tham khảo và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
- Ngoài học văn hóa, học sinh cần tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để mở rộng hiểu biết và rèn luyện những kĩ năng cần thiết.
Mốt số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về học tập: ví dụ:
“ Học, học nữa, học mãi” (LêNin)
“ Bộ lông làm đẹp con công, Học vấn làm đẹp con người” (Ngạn ngữ Nga)
0,25
0,25
0,25
0,25
*Tình huống: học sinh cóthể đưa ra các phương án như sau (hoặc cách khác hợp lí thì vẫn được hưởng trọn điểm.)
- Em sẽ cố gắng đi học một buổi còn một buổi ở nhà phụ giúp gia đình và tranh thủ học bài vào những lúc rãnh rỗi. Hoặc sẽ chọn cách ban ngày ở nhà phụ giúp gia đình, ban đêm sẽ theo học ở các lớp học tình thương hoặc xin học ở lớp phổ cập để tiếp tục duy trì việc học tập của mình.
- HS liên hệ và rút ra bài học đối với bản thân 
0,75
0,25
Câu 2.2 : (3điểm)
a) Tình huống:
Nam vốn là một học sinh chăm ngoan, học giỏi. Thế nhưng từ khi cha mẹ li hôn, Nam đã nhiều lần trốn học đi chơi nên kết quả học tập sa sút rất nhiều. Cả năm học Nam không đóng bất kỳ khoản tiền nào cho nhà trường, dù được nhắc nhở nhiều lần. Có lần Nam bị giáo viên chủ nhiệm nêu tên trước lớp vì chưa hoàn thành học phí. Sau đó Nam đã bỏ học. Em có nhận xét gì về gia đình của Nam và Nam? Nếu là bạn của Nam, em sẽ làm gì?
b) Nhà nước ta đã có những quy định thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân ?
 Đáp án – Câu 2.2
Câu 
 Nội dung
Điểm
2.2
Yêu cầu trình bày được các ý: 
3.0
 * Nhận xét Tình huống: 
- Đối với gia đình Nam:
+ Gia đình Nam chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái: không đóng các khoản tiền theo quy định..
+ Không quan tâm, chăm sóc đến Nam; chưa tạo điều kiện cho Nam đến trường... 
- Đối với Nam:
+ Nam đáng thương: Vì sống trong hoàn cảnh gia đình li tán do cha mẹ li hôn, thiếu sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của cha mẹ 
+ Nam đáng trách: Vì đã không vượt qua được bước ngoặt của hoàn cảnh gia đình, không hoàn thành nghĩa vụ học tập của bản thân, thiếu tính tự lập, tự chủ, dễ dàng gục ngã, bỏ cuộc trước khó khăn
0,25
0,25
0,25
0,25
* Nếu là bạn của Nam, em có thể làm những việc sau đây:
- Quan tâm, an ủi, chia sẻ, động viên Nam tiếp tục đi học. 
- Giải thích cho Nam hiểu nghĩa vụ học tập của trẻ em. 
- Báo cho thầy cô biết về hoàn cảnh gia đình của bạn hiện tại, để nhà trường đến gia đình Nam vận động. 
- Kêu gọi bạn bè quyên góp ủng hộ Nam, giúp đỡ bạn trong học tập 
(Học sinh diễn đạt ý tương đương vẫn đạt điểm.)
0,25
0,25
0,25
0,25
* Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, được thể hiện:
- Quyền: 
+Mọi công dân đề có quyền học tập. Có thể học không hạn chế, từ tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học. 
+ Có thể học bất kì ngành nghề nào thích hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời. 
- Nghĩa vụ: 
+Trẻ em trong có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành cấp học phổ cập theo quy định của nhà nước. 
+Gia đình( Cha mẹ hoặc người đỡ đầu) có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập- đặc biệt là ở bậc giáo dục tiểu học.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2.3 (4đ)
Tình huống: Trong tiết giáo dục công dân lớp 6: An và Khoa tranh luận với nhau về quyền học tập. An nói “ Học tập là quyền của mình, thì mình học cũng được mà không học cũng được chẵng sao, không ai được bắt mình phải hoc ”.
Nếu em là Khoa em sẽ giải thích với An như thế nào?
Về học tập luật pháp nước ta quy định như thế nào?
Là học sinh em xác định mục đích học tập là gì ?
 ĐÁP ÁN – CÂU 2.3
Câu 2.3
Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau
4,0 điểm
a/ Giải thích được nhũng ý cơ bản sau:
- Việc học tập đối với mọi người là vô cùng quan trọng. Có học tập, chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
1,0 đ
- Học tập là quyền nhưng cũng là nghĩa vụ bắt buộc đối với trẻ em đặc biệt là trong độ tuổi cấp học phổ cập theo quy định.
0,5 đ
b/ Về học tập luật pháp nước ta quy định:
- Quyền được học tập: 
+Mọi công dân đều có quyền học tập. Có thể học không hạn chế, từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học, đại học và sau đại học; 
+Có thể học bất kì ngành nghề nào thích hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể , có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời.
0,25 đ
 0,25đ
- Nghĩa vụ học tập:
+Trẻ em trong có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành cấp học phổ cập theo quy định của nhà nước. 
+Gia đình( Cha mẹ hoặc người đỡ đầu) có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập- đặc biệt là ở bậc giáo dục tiểu học.
 0,25đ
 0,25đ
c/ Mục đích học tập của học sinh:
- Mục đích trước mắt: Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt có ích cho gia đình và xã hội.
0,5 đ
- Mục đích lâu dài: Trở thành con người chân chính, có đủ khả năng lao động để tự lập thâ lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
>> HS kết luận và liên hệ rút ra được bài học cho bản thân
0,5 đ
0,5đ
Câu 2.4 ( 3,5 đ)
Hiện nay cả nước ta đang tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh đặc biệt là các phẩm chất đạo đức “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Vậy em hiểu như thế nào về phẩm chất đạo đức “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tư tưởng Hồ Chí Minh? 
 ĐÁP ÁN – CÂU 2.4
Câu 
2.4
Học sinh trả lời dưới dạng bài văn trong đó phải đảm bảo các ý sau:
* Giới thiệu: Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng về đạo đức, trong đó Bác rất chú trọng phẩm chất đạo đức của người cách mạng về “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
*Phân tích các phẩm chất:
- Cần: Là lao động cần cù, siêng năng, làm việc có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao, tự lực cánh sinh, không lười biếng ỷ lại, không dựa dẫm.
- Kiệm: Là tiết kiệm sức lao động, thời giờ, tiết kiệm tiền của nhân dân, của nhà nước, của bản thân mình; tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi; không phô trương hình thức, không liên hoan chè chén lu bù.
- Liêm: Tức là luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; phải trong sạch, không tham lam, không hám danh hám lợi, phải quang minh chính đại; không hủ hóa, không nhỏ nhen ít kỉ
- Chính: Nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn; không tự cao tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của mình.
- Chí công vô tư: Là công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân.
>Nêu được mối quan hệ : Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư và ngược lại.
>> Học sinh khái quát kết luận và rút ra được phần liên hệ đối với bản thân
3,5đ
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu 2.5 (3.0đ)
Phân tích ý nghĩa của việc học tập? Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
Có ý kiến cho rằng: “ Học sinh chỉ cần chăm chú vào việc học tập, ngoài ra không cần làm một việc gì cả”. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?
 ĐÁP ÁN- CÂU 2.5
Câu 
 Nội dung
Điểm
2.5
Yêu cầu trình bày được các ý: 
3.0
 * Phân tích ý nghĩa của việc học tâp (1đ):
+ Đối với bản thân: giúp con người có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. 
+ Đối với gia đình: góp phần quan trọng vào việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.
+ Đối với xã hội: đào tạo nên những con người lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh
0,5
0,25
0,25
* Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, được thể hiện (1đ):
- Quyền: 
+Mọi công dân đề có quyền học tập. Có thể học không hạn chế, từ tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học. 
+ Có thể học bất kì ngành nghề nào thích hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời. 
- Nghĩa vụ: 
+Trẻ em trong có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành cấp học phổ cập theo quy định của nhà nước. 
+Gia đình( Cha mẹ hoặc người đỡ đầu) có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập- đặc biệt là ở bậc giáo dục tiểu học.
0,25
0,25
0,25
0,25
*Nhận xét và giải thích ý kiến ( 1đ). Cụ thể:
- Em không đồng ý với ý kiến trên “”. 
- Vì chỉ học tập tốt thôi là chưa đủ, ngoài việc học thì chúng ta còn phải biết sắp xếp thời gian phụ giúp gia đình những công việc vừa sức, phải biết lao động tự phục vụ cho bản thân.
- Ngoài ra còn phải dành thời gian cho các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, rèn luyện thân thể và tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, các phong trào ở trường, ở lớp để rèn thêm những kĩ năng cần thiết, xây dựng mối quan hệ tập thể tốt đẹp..để phát triển toàn diện.
>> Học sinh liên hệ thực tế và rút ra được bài học cho bản thân.
0,25
0,25
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ THI ĐỀ XUẤT HSG TỈNH chu de 2.doc