Đề thi chọn học sinh giỏi môn Giáo dục công dân - Chủ đề 1: Hiến pháp – pháp luật – đạo đức – kỷ luật

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC SINH GIỎI TỈNH MÔN GDCD CẤP THCS

NĂM HỌC : 2017-2018

 CHỦ ĐỀ 1 : Hiến pháp – Pháp luật – Đạo đức – Kỷ luật

Câu 1.1: (4 điểm)

Câu hỏi 1.1: Hiến pháp là gì? Từ khi thành lập nước (1945) đến nay, nhà nước ta đã ban hành bao nhiêu bản Hiến pháp? Tên và thời gian ban hành những bản Hiến pháp đó? Tại sao nói Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước?

 

doc 11 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 3241Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Giáo dục công dân - Chủ đề 1: Hiến pháp – pháp luật – đạo đức – kỷ luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC SINH GIỎI TỈNH MÔN GDCD CẤP THCS 
NĂM HỌC : 2017-2018
 CHỦ ĐỀ 1 : Hiến pháp – Pháp luật – Đạo đức – Kỷ luật
Câu 1.1: (4 điểm)
Câu hỏi 1.1: Hiến pháp là gì? Từ khi thành lập nước (1945) đến nay, nhà nước ta đã ban hành bao nhiêu bản Hiến pháp? Tên và thời gian ban hành những bản Hiến pháp đó? Tại sao nói Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước?
Đáp án câu 1.1:
Nội dung cần đạt
Điểm
Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản luật khác đều được xây dựng và ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
0.5
Từ khi thành lập nước (1945) đến nay, nhà nước ta đã ban hành 4 bản HP:
- HP năm 1946 được quốc hội thông qua ngày 9/11/1946, là HP của cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân.
- HP năm 1959 được quốc hội thông qua ngày 31/12/1959, là HP của thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.
- HP năm 1980 được quốc hội thông qua ngày 18/12/1980, là HP của thời kì quá độ lên CNXH trên phạm vi cả nước.
- HP năm 1992 được quốc hội thông qua ngày 15/04/1992, là HP của thời kì đổi mới đất nước. 
- HP 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 được quốc hội thông qua ngày 25/12/2001.
- HP 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2013 được quốc hội thông qua ngày 28/11/2013.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, vì những lý do chủ yếu sau đây:
 Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định về chủ quyền nhân dân, tổ chức quyền lực nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; là hình thức pháp lý thể hiện tập trung nhất hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc; ở từng giai đoạn phát triển, Hiến pháp còn là văn bản, là phương tiện pháp lý thực hiện tư tưởng, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới hình thức những quy phạm pháp luật.
0.5
Về nội dung, đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là những quan hệ xã hội cơ bản liên quan đến các lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi công dân trong xã hội, như: chế độ chính trị; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường; quyền con người; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
0.5
Về mặt pháp lý, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, phản ánh sâu sắc nhất quyền của Nhân dân và mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân; Hiến pháp là nguồn, là căn cứ để ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết và các văn bản khác thuộc hệ thống pháp luật: Tất cả các văn bản khác không được trái với Hiến pháp mà phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp. Các điều ước quốc tế mà Nhà nước tham gia không được mâu thuẫn, đối lập với quy định của Hiến pháp; khi có mâu thuẫn, đối lập với Hiến pháp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được tham gia ký kết, không phê chuẩn hoặc bản lưu đối với từng điều. Ngoài ra, tất cả các cơ quan nhà nước phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo Hiến pháp, sử dụng đầy đủ các quyền hạn, làm tròn các nghĩa vụ mà Hiến pháp quy định. “Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định”. Tất cả các công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp; “Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đặc biêt, việc xây dựng, thông qua, ban hành, sửa đổi Hiến pháp phải tuân theo trình tự đặc biệt được quy định trong Hiến pháp.
1
Câu 1.2: (4 điểm)
Câu hỏi: Pháp luật là gì? Em có hiểu biết như thế nào về pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Vì sao chúng ta phải “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”? Em cần làm gì để thể hiện sự tôn trọng đối với pháp luật nhà nước?
Đáp án câu 1.2: ( 4 điểm)
Nội dung cần đạt
Điểm
Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
0.5
Hiểu biết của em về pháp luật nước CHXHCN Việt Nam:
Bản chất, của pháp luật: 
- Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;
 - Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Vai trò của pháp luật:
- Pháp luật là công cụ để quản lí nhà nước, kinh tế, văn hoá xã hội. Là công cụ để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
0.25
0.25
0.25
0.25
Chúng ta phải “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật” vì: Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau được pháp luật quy định. Như vậy, mỗi công dân cần phải tuân theo pháp luật và bắt buộc sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
1
Những việc em cần làm:
- Trong học tập: luôn thực hiện những nhiệm vụ được thầy, cô giáo giao cho, thực hiện đúng nội quy nhà trường, hoàn thành nghĩa vụ phổ cập giáo dục
- Trong gia đình: phải kính trọng, lễ phép, vâng lời, biết ơn, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
- Ngoài xã hội: Thực hiện tốt luật giao thông đường bộ, phòng chống tệ nạn xã hội, nếp sống văn hóa, văn minh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội như không gây gổ đánh nhau, nói tục, chửi thề; bảo vệ môi trường
0.5
0.5
0.5
Câu 1.3: (4 điểm)
Câu hỏi: 
a/ Đạo đức là gì? Pháp luật là gì?
b/ Thảo và trang tranh luận với nhau. Trang nói: “Tớ thấy, những quy định của pháp luật mà tớ biết đều là quy định về việc tuân theo các chuẩn mực đạo đức mà chúng ta đã học, vậy chúng ta đâu cần có pháp luật làm gì, mọi người cứ sống có đạo đức là ổn rồi”. Thảo không đồng ý: “Đạo đức là cần thiết, nhưng xã hội cũng cần phải có pháp luật và mọi người cần nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật thì xã hội mới ổn định chứ”.
Em đồng ý với quan điểm của bạn nào? Vì sao? Cho VD chứng minh.
Đáp án câu 1.3:
Nội dung cần đạt
Điểm
a
Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực xã hội, thể hiện trong ứng xử với bản thân, với mọi người trong công việc, với thiên nhiên, với đất nước, với môi trường sống. Những chuẩn mực đó phù hợp với yêu cầu của xã hội, được mọi người tự giác thực hiện.
0.5
Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
0.5
b
Học sinh có thể trả lời theo hiểu biết nhưng phải đảm bảo các ý sau:
Xã hội cần phải có pháp luật vì:
- Để xã hội tồn tại và phát triển bình thường thì cần phải có các quy định của pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực của đời sống.
- Nhà nước dùng pháp luật để đảm bảo sao cho mọi hành động của công dân trong xã hội diễn ra trong vòng trật tự, để bất cứ ai vi phạm đều bị xử lí nghiêm minh.
- Pháp luật là phương tiện để quản lí nhà nước, quản lí xã hội, là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích của công dân; nếu không có pháp luật, xã hội sẽ bị rối loạn, tính mạng của người dân sẽ bị đe dọa, xã hội ấy sẽ không tồn tại được.
0.5
0.5
0.5
Mọi người cần nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vì:
 Khi chúng ta nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, không chỉ đảm bảo quyền lợi cho mình, cho mọi người, đồng thời góp phần làm cho xã hội ngày càng ổn định, phát triển.
0.5
Học sinh lấy VD và phân tích VD hợp lí
1
Câu 1.4: (4 điểm)
Câu hỏi 1.4:
a. Pháp luật là gì ? Vai trò của Pháp luật Việt Nam ?
b. Thế nào là tính bắt buộc (tính cưỡng chế) của Pháp luật ? Hãy nêu 02 ví dụ về tính bắt buộc của Pháp luật ?
c. Có câu ca dao: “Người trên ở chẳng kỉ cương
	 Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa”
Câu ca dao trên là biểu hiện trái với chủ đề đạo đức nào mà em đã được học ? Nêu ý nghĩa của chủ đề đạo đức đó ?
Đáp án câu 1.4 (4 điểm )
Nội dung cần đạt
Điểm
a
Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
0.5
Vai trò của pháp luật:
- Pháp luật là công cụ để quản lí nhà nước, kinh tế, văn hoá xã hội. Là công cụ để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
0.25
0.25
b
Tính bắt buộc(cưỡng chế) của pháp luật là: Khi pháp luật đã ban hành mang tính quyền lực nhà nước thì mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
0.5
Ví dụ: (mỗi VD 0,5 điểm)
- Luật Hôn nhân và gia đình quy định nghiêm cấm con ngược đãi cha mẹ, nên ai vi phạm cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Luật bảo vệ môi trường ở nước ta quy định công dân có nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nếu ai vi phạm, tùy mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.
(hs có thể nêu ví dụ khác nhưng phải nêu rõ hành vi vi phạm và hình thức xử lý)
1
c
Câu ca dao trên là biểu hiện trái với chủ đề đạo đức: “Dân chủ và kỉ luật”
0.5
Ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật: 
- Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong một tập thể; 
- Tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp; nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, lao động, hoạt động xã hội. 
0.5
0.5
Câu 1. 5: (4 điểm)
Câu hỏi: Hãy trình bày những hiểu biết của em về pháp luật, kỷ luật? Theo em bản nội quy nhà trường có phải là pháp luật không? Vì sao? Tính kỹ luật của học sinh được biểu hiện như thế nào trong học tập, sinh hoạt ở nhà trường và ngoài cộng đồng? Theo em, tại sao chúng ta phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
Đáp án câu 1.5: ( 4 điểm)
Nội dung cần đạt
Điểm
Hiểu biết của em về pháp luật và kỷ luật: Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau
- Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
- Pháp luật bao gồm các quy định về: những việc được làm; những việc phải làm; những việc không được làm.
- Kỷ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng (tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.
- Pháp luật có tính bắt buộc chung ở phạm vi rộng, thống nhất trong cả nước, không phân biệt dân tộc, tôn giáo ...
- Kỷ luật là những quy định, quy ước ở phạm vi hẹp trong một tập thể , một cơ quan ...Nhưng không được trái quy định của pháp luật.
- Những quy định của pháp luật và kỷ luật giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động
0.5
0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
- Bản nội quy trường không phải là pháp luật mà là kỷ luật vì bản nội quy đó không do nhà nước ban hành.
0.5
Tính kỉ luật của HS thể hiện:
- Trong học tập: Tự giác, đi học đúng giờ, đêù đặn, làm bài tập đầy đủ, không quay cóp, không sử dụng tài liệu khi kiểm tra, khi thi,chú ý nghe giảng bài; giữ trật tự lớp học
- Trong sinh hoạt hàng ngày, ở nhà trường và ở nơi công cộng: Hoàn thành trách nhiệm được giao, giúp đỡ ba mẹ, có trách nhiệm với công việc chung, có lối sống lành mạnh
0.5
0.5
Chúng ta phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật vì:
- Là điều kiện để con người phát triển, tiến bộ, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội, được mọi người yêu quý, kính trọng.
- Là điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc, thúc đẩy xã hội phát triển.
0.25
0.25

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ HSG TỈNH MÔN GDCD CHU DE 1- CẤP THCS NĂM HỌC.doc