Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 3

I.MỤC TIÊU:

 - Học sinh hiểu thế nào là chí công vô tư biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư. Vì sao phải chí công vô tư.

 - Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư.

 - Biết quí trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư.

II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

 Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, Kn trình bày suy nghĩ, KN tư duy phê phán, KN ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề

III. CHUẨN BỊ:

 - SGK, SGV, STK.

 - SGK, xem trước bài ở nhà.

 

doc 7 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1032Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 18/8 Bài 1
 Tuần 1 CHÍ CÔNG VÔ TƯ
 Tiết 1
I.MỤC TIÊU:
 - Học sinh hiểu thế nào là chí công vô tư biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư. Vì sao phải chí công vô tư.
 	 - Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư.
 	 - Biết quí trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
	Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, Kn trình bày suy nghĩ, KN tư duy phê phán, KN ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề
III. CHUẨN BỊ:
 - SGK, SGV, STK.
 	 - SGK, xem trước bài ở nhà.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
Ổn định lớp: 1P
 2. Bài cũ: 5P
 - Kiểm tra đồ dùng của HS.
 3. Bài mới: 34P
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 2P
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 Hoạt động 2: Phân tích truyện đọc 10P
 - Gọi HS đọc mục đặt vấn đề.
 - Truyện 1
 - HS thảo luận cả lớp theo nội dung câu hỏi SGK
 - Nhận xét kết luận.
 - Truyện 2.
 - Chia lớp thành nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
 * Nhóm 1,2 câu b SGK
 * Nhóm 3,4 : Hãy tìm những biểu hiện về chí công vô tư và không chí công vô tư trong cuộc sống?
 * Nhóm 5,6 câu c SGK
I.Đặt vấn đề:
 - HS đọc mục đặt vấn đề.
 - Truyện 1
 - Cả lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi.
 - Cá nhân .
 - Trong việc dùng người THT căn cứ vào khả năng của người đó không vì tình thân mà tiến cử người không phù hợp. Điều đó chứng tỏ ông là người thực sự công bằng không thiên vị trong giải quyết công việc hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung của đất nước không vì lợi ích riêng của bản thân. Ông là một tấm gương sáng về phẩm chất chí công vô tư.
 - Thảo luận nhóm.
 - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch HCM là tấm gương sáng của một người đã dành trọn đời mình cho đất nước cho nhân dân.
 - Với phẩm chất cao đẹp đó nhân dân ta vô cùng kính yêu và tự hào về Bác
 * Những biểu hiện chí công vô tư:
 - Tôn trọng sự thật.
 - Dũng cảm bảo vệ lẽ phải.
 - Xử sự công bằng.
 - Tích cực đóng góp cho công việc chung.
 * Không chí công vô tư:
 - Ích kỷ, tham lam, chỉ lo cho cá nhân mình, đối xử thiên vị xuất phát từ sự tham lam hoặc vì tình cảm riêng tư, ức hiếp trù dập người khác khi họ nói lên khuyết điểm của mình.
 - Bản chất của chí công vô tư là luôn luôn suy nghĩ và hành động vì lợi ích chung., không vì lợi ích riêng của cá nhân mình mà hi sinh lợi ích chung của xã hội, tập thể, người khác.
 - Nếu ai cũng chỉ nghĩ và hành động vì lợi ích của bản thân thì lợi ích tập thể không có lợi ích của mỗi người không được bảo đảm sẽ xãy ra những va chạm đổ vở đáng tiếc xã hội rối loạn.
 Hoạt động 3: Cách rèn luyện phẩm chất chí công vô tư.
 * Có ý kiến cho rằng chỉ những người lớn có chức quyền mới thể hiện phẩm chất chí công vô tư. HS còn nhỏ thì không thể. Em tán thành hay không? Vì sao?
 * Liên hệ bản thân về những việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư
 - Tự do phát biểu.
 - Không tán thành vì nó thể hiện trong cuộc sống hằng ngày ai cũng thực hiện được.
 - HS rèn luyện trong những việc làm hằng ngày không bao che cho việc làm sai trái bảo vệ lẽ phải.
 - Tự liên hệ bản thân.
Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung bài học.
 * Thế nào là ch1 công vô tư?
 * Ý nghĩa của nó?
 * Cách rèn luyện phẩm chất chí công vô tư?
 - HS đọc lại bài học .
 - Về nhà ghi bài
II. Bài học: (SGK t 4)
 - Trả lời.
 - Đọc bài.
 - Ghi bài.
Hoạt động 5: Luyện tập củng cố.
 - HS làm bài tập SGK.
 - Bài 1
 - Bài 2
 - Làm bài tập.
 - d, e
 - d, đ
 * Nhận xét dặn dò:
 - Về nhà ghi bài, học bài, làm các bài tập còn lại .
 - Xem tiếp bài 2 tự chủ
 - Đọc trước mục đặt vấn đề.
Ngày soạn : 25/8
Tuần 2 Bài 2
Tiết 2 TỰ CHỦ
I. MỤC TIÊU:
 - HS hiểu thế nào là tự chủ. Ý nghĩa của tự chủ trong cuộc sống hằng ngày.
 - Nhận biết được những biểu hiện của tính tự chủ.
 - Tôn trọng những người biết sống tự chủ.
II. CHUẨN BỊ:
 - SGK, SGV, STK.
 - HS: SGK, xem trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là chí công vô tư?
 - Nêu hai ví dụ về chí công vô tư?
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục đặt vấn đề.
 - Gọi HS đọc mục đặt vấn đề..
 - Cả lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi.
 * Câu a SGK 
 * Câu b SGK 
 * Câu c SGK
 * Câu d SGK
 * Câu đ SGK
 * Nếu không biết tự chủ có hại như thế nào?
I. Đặt vấn đề
- Đọc mục đặt vấn đề.
- Trả lời câu hỏi .
* Choáng váng
- Đau khổ.
- Nén chặt nỗi đau
- Giúp đỡ người xung quanh
* Làm chủ được tình cảm hành vi của mình vượt qua được đau khổ sống có ích cho con và người khác.
* N bị bạn bè xấu rủ rê .
- Hút thuốc lá.
- Uống rượu bia.
- Đua xe máy.
- Chơi các trò chơi nguy hiểm, trốn học .
- Để có tiền hút chích N tham gia vào nhóm trộm cấp và bị bắt.
* Trước mọi sự việc .
- Bình tỉnh không nóng nảy vội vàng khi gặp khó khăn không sợ hải chán nản, trong cư xử với mọi người ôn tồn mềm mỏng lịch sự.
* Vì nó giúp ta sống có ích cho mình và cho người khác.
- Giúp con người bình tỉnh tự tin và hành động đúng.
* Dễ bị xa ngã hư hỏng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
 * Thế nào là tự chủ?
 * Rèn luyện tự chủ bằng cách nào?
 * Ý nghĩa của tự chủ?
 - Gọi học sinh đọc lại bài học
 - Về nhà ghi bài
II. Bài học: (SGK t 7,8)
- Trả lời
- Đọc bài.
- Ghi bài.
Hoạt động 4: Nêu biểu hiện của tự chủ và thiếu tự chủ.
 * Nêu biểu hiện của tự chủ?
 * Nêu biểu hiện thiếu tự chủ?
 * Liên hệ bản thân đã rèn luyện tính tự chủ như thế nào? Cho ví dụ?
* Bình tỉnh, tự tin, ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự, không nóng nảy vội vàng, không hành động thô lỗ biết tự kiểm tra đánh giá bản thân mình.
* Suy nghĩ hành động thiếu cân nhắc chín chắn nóng nảy, to tiếng cải vã, gây gỗ, hoang mang, sợ hải, chán nản, dễ bị lôi kéo, thô lỗ với mọi người.
* Tự do phát biểu.
VD: Thiếu tự tin trong học tập.
Hoạt động 5: Luyện tập củng cố.
 - HS làm bài tập SGK.
 - Bài 1
 - Bài 2
 - Giải thích câu ca dao.
- Làm bài tập.
- a,b,d,e.
- - Vững vàng không thay đổi.
* Nhận xét dặn dò:
 - Về nhà ghi bài học bài.
 - Làm các bài tập còn lại.
 - Xem tiếp bài 3 dân chủ và kỉ luật.
 - Đọc trước mục đặt vấn đề.
Ngày soạn : 1/9
Tuần 3 Bài 3
Tiết 3 DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
I. MỤC TIÊU:
 - HS hiểu thế nào là dân chủ, kỉ luật. Những biểu hiện của dân chủ kỉ luật trong nhà trường và trong đời sống xã hội.
 - Biết tự đánh giá bản thân xây dựng kế hoạch rèn luyện tính kỉ luật.
 - Có ý thức tự giác rèn luyện kỉ luật phát huy dân chủ trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
 - SGK,SGV,STK.
 - SGK, xem trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp:
 2. Bài cũ:
 - Tự chủ là gì ? Thế nào là tự chủ?
 - Ý nghĩa của tự chủ trong cuộc sống?
 3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục đặt vấn đề
 - Gọi HS đọc mục đặt vấn đề.
 - Chia nhóm thảo luận.
 * Nhóm 1,2 : Hãy phân tích sự kết hợp biện pháp phát huy dân chủ và kỉ luật của lớp 9A.
 * Nhóm 3,4: Việc làm của ông giám đốc có tác hại như thế nào? Vì sao?
 * Nhóm 5,6: Nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong hai câu truyện trên?
 I. Đặt vấn đề.
- Đọc mục đặt vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
* Tại cuộc hợp của lớp để thực hiện hành động “không ai đứng ngoài cuộc” các bạn sôi nổi thảo luận đề xuất các chỉ tiêu cụ thể, biện pháp thực hiện và tình nguyện tham gia vào các đội văn nghệ CLB TDTT, đôi bạn cùng tiến thành lập đội cờ đỏ.
- Nhờ phát huy được ý thức tự giác của tập thể lớp mà mọi khó khăn được khắc phục.
* Do yêu cầu lao động quá căng thẳng.
- Thiếu phương tiện bảo hộ lao động, thuốc men, lương thấp, ốm đau không được chăm sóc kịp thời,sức khỏe công nhân bị giảm súc .
- Đời sống người dân không được cải thiện, sản xuất giảm súc công ty bị thua lỗ.
* Trong hai câu truyện trên cho ta thấy việc làm thiếu dân chủ và kỉ luật đem lại tác hại to lớn làm ảnh hưởng đến cá nhân và tập thể. Việc làm có dân chủ đem lại kết quả cao.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học
 * Thế nào là dân chủ kỉ luật?
 * Tại sao phải thực hiện dân chủ kỉ luật?
 * Dân chủ kỉ luật đem lại lợi ích gì?
 * Tại sao mọi người phải tự giác chấp hành kỉ luật?
 - Gọi HS đọc lại bài học.
 - Về nhà ghi bài.
II. Bài học: ( SGK t 10,11)
- Trả lời.
- Đọc bài.
- Ghi bài.
Hoạt động 4: Tác dụng của việc thực hiện DC, KL trong cuộc sống.
 * Nêu lợi ích của việc thực hiện dân chủ kỉ luật trong cuộc sống?
* Nếu phát huy dân chủ và kỉ luật sẽ đem lại lợi ich1cho sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân góp phần phát triển xã hội là điều kiện cho mọi người hoạt động phát triển trí tuệ năng lực tạo ra tính thống nhất trong các hoạt động chung để nâng cao chất lượng hiệu quả công việc.
Hoạt động 5: Luyện tập củng cố.
 - HS làm bài tập SGK .
 - Bài 1
 - Bài 3
- Làm bài tập
- a,c,d thể hiện DC
- b thiếu DC
- đ thiếu KL
* Nhận xét dặn dò:
 - Về nhà ghi bài học bài.
 - Làm các bài tập còn lại.
 - Xem tiếp bài 4 bảo vệ hòa bình.
 - Đọc trước mục đặt vấn đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Chi_cong_vo_tu.doc