Bài thi 2: Vượt chướng ngại vật
Câu 1:
Số ghế 1 người 5 ngày đón được:
60 : 4 = 15 (bộ)
Số ghế 1 người 1 ngày đón được:
15 : 5 = 3 (bộ)
Thời gian 1 người đóng 180 bộ ghế:
180 : 3 = 60 (ngày)
Thời gian 10 người đóng 180 bộ ghế.
60 : 10 = 6 (ngày)
Đáp số: 6 ngày
ĐỀ VIOLYMPIC TOÁN 5 _ VÒNG 19 (Cấp Quốc gia 2013-2014) (Bài giải tham khảo) Bài thi 1: Sắp xếp tăng dần Bài thi 2: Vượt chướng ngại vật Câu 1: Số ghế 1 người 5 ngày đón được: 60 : 4 = 15 (bộ) Số ghế 1 người 1 ngày đón được: 15 : 5 = 3 (bộ) Thời gian 1 người đóng 180 bộ ghế: 180 : 3 = 60 (ngày) Thời gian 10 người đóng 180 bộ ghế. 60 : 10 = 6 (ngày) Đáp số: 6 ngày Câu 2: Dãy số có quy luật: 1x2 ; 3x4; 5x6; 7x8; 9x10; . Các thừa số đầu của mỗi phép tính là dãy số lẽ bắt đầu từ 1 nên thừa số thứ 20 là: 1 + (20-1)x2 = 39 Số hạng thứ 20 của dãy là: 39 x 40 = 1560 Đáp số: 1560 Câu 3: Các số chia cho 3 dư 1 gồm: 4;7;10;13;16;19;22;25;28;31;34;37; Trong các số này chia cho 5 dư 2 có: 7;22;37; Các số 7 ; 22 ; 37; . chia cho 15 dư 7 Đáp sô: 7 Câu 4: Giả sử quãng dường AB dài 24km (chọn 24km vì 24 chia hết cho 12 và cho 8 để dễ tính). Thời gian bác An đi từ A đến B là: 24 : 12 = 2 (giờ) Thời gian bác An đi từ B đến A là: 24 : 8 = 3 (giờ) Tổng thời gian bác An đã đi là: 2 + 3 = 5 (giờ) Tổng quãng đường bác An đã đi là: 24 x 2 = 48 (km) Vận tốc trung bình bác An đã đi suốt trên quãng đường AB là: 48 : 5 = 9,6 (km/giờ) Đáp số: 9,6 km/giờ Câu 5: Ta thấy: (100+99-98-97)+(96+95-94-93)+..+(4+3-2-1) có 100 số hạng chia được 100 : 4 = 25 (nhóm). Mỗi nhóm giá trị bằng: 100+99-98-97 = 4 (hay 4+3-2-1=4). A = 4 x 25 = 100 Câu 6: Ta thấy 0,04 = 4/100 nên y : 4/100 = y x 100/4 ; 6,5 = 65/10 Ta có thể viết lại y x (100/4) + y x (3/2) - y x (65/10) = 2014 y x (100/4 + 3/2 - 65/10) = 2014 y x 20 = 2014 y = 100,7 Câu 7: Khi dời dấu phẩy sang phải 1 hàng thì số đó gấp lên 10 lần. 10 lần số bé mà bớt đi số lớn thì còn 26,28. Như vậy khi công thêm tổng của 2 số (32,46) tức là cộng thêm 1 số lớn và 1 số bé. 11 lần số bé là: 26,28 + 32,46 = 58,76 Số bé là: 58,76 : 11 = 5,34 Số lớn là : 32,46 – 5,34 = 27,12 Đáp số : 5,34 và 27,12 Câu 8: 87,5% = 0,875 90% = 0,9 Một số nhân với 0,9 là 1 số tự nhiên thì số đó là số tròn chục. Các số tròn chục không quá 60 gồm: 10; 20; 30; 40; 50; 60 Trong các số này chỉ có số 40 nhân với 0,875 là 1 số tự nhiên. Số học sinh của lớp 5A là: 40 học sinh Câu 9: Tuổi anh: |-----|------|------| Tuổi em: |-----|------| Tổng: 28 tuổi Khi tuổi anh bằng tuổi em: Tuổi anh: |-----|-----1|-----1| Tuổi em: |-----|-----1| Qua sơ đồ cho ta thấy nếu hiện nay tuổi anh bớt đi 1+1 =2 (tuổi) và tuổi em bớt đi 1 tuổi thì sẽ có 3+2=5 (phần) bằng nhau và tổng lúc này sẽ là: 28 – (2+1) = 25 (tuổi) Giá trị mỗi phần bằng nahu: 25 : 5 = 5 (tuổi) Tuổi của em hiện nay: 5 x 2 + 1 = 11 (tuổi) Đáp số: 11 tuổi. Câu 10: Xem số A là 100%. Tỉ số % của số B so với A là: 100% - 20% = 80% (của A) Từ 80% của A để còn 20% của A thì giảm đi. 80% - 20% = 60% (của A) Tỉ số phần trăm của B phải giảm là: 60% : 80% = 75% Đáp số: 75% Câu 11: Nối MD SABCD = DC x AD = 200 cm2 SMDC = DC x AD : 2 = 200 : 2 = 100 (cm2) (đường cao tam giác MDC bằng AD). Ta có: NM=NC=MC/2 Nên : SNCD = SNMD = SMDC/2 = 100 : 2 = 50 (cm2) (3 tam giác MDC, NCD, NMD có chung đường cao kẻ từ D) SNCD = 50 cm2. Câu 12: Ta thấy 96 : 48 = 2 nên thương của phép chia cho 48 gấp 2 lần thương của phép chia cho 96. Do thương của phép chia cho 48 là 129 là 1 số lẻ nên thương của phép cho cho 96 là: (129 – 1) : 2 = 64 Số A là: 64 x 96 + 68 = 6212 Đáp số: 6212 Câu 13: Chia cho 0,5 tức là nhân với 2, chia cho 1/4 tức là nhân với 4. Ta thấy 2x3x4 = 12. Số phần bằng nhau của: Số thứ nhất: 12 : 2 = 6 (phần). Số thứ hai: 12 : 3 = 4 (phần) Số thứ ba: 12 : 4 = 3 (phần) Tổng số phần bằng nhau: 6 + 4 + 3 = 13 (phần) Số thứ hai là: 40,82 : 13 x 4 = 12,56 Đáp số : 12,56 Câu 14: Ta thấy từ 000 đến 999 có 1000 số. Có 3 x 1000 = 3000 (chữ số) được chia đều cho 10 chữ số (0,1,2,3,4,5,6,7,8,9). Mỗi chữ số xuất hiện: 3000 : 10 = 300 (lần) Tổng các chữ số của dãy số trên là: (0+1+2+3+4+5+6+7+8+9) x 300 + 1 = 13 501 Đáp số: 13 501 Câu 15: Tỉ số % số vải bán giá 75000 dồng: 100% - 62,5% = 37,5% Nếu số vải còn lại cũng bán với giá 80000 đồng thì lãi được: 360000 : 62,5% x 37,5% = 216 000 (đồng) Tiền lãi nhiều hơn khi bán 37,5% với giá 75 000 đồng. 216 000 – 126 000 = 90 000 (đồng) 80000 đồng nhiều hơn 75000 đồng là: 80000 – 75000 = 5000 (đồng) Số mét vải ứng với 37,5% là: 90 000 : 5 000 = 18 (m) Tấm vải đó dài: 18 : 37,5% = 48 (m) Đáp số: 48m Bài thi 3: Số chia hết cho 2 và chia cho 5 dư 3 thì tận cùng là chữ số 8 hay b=8 Để chia hết cho 9 thì a phải bằng 5 để 2+5+3+8=18 (chia hết cho 9) Số đó là: 2538 Khi giảm đi 20% thời gian thì thời gian còn: 100% - 20% = 80% (thời gian) Để đi hết quãng đường AB thì vận tốc sẽ là: 1 : 80% = 125% (vận tốc) Vận tốc tăng: 125% - 100% = 25% Đáp số: 25% Trong dãy số cách đều có số số hạng là lẻ thì trung bình cộng là số ở giữa. Số ở giữa là: 9995 : 5 = 1999 Số cuối là : 1999 + 2 + 2 = 2003 Đáp số : 2003 Khi cùng thêm vào tử số và mẫu số thì hiệu chúng không đổi. Sau khi thêm thì hiệu là: 277 – 139 = 138 Hiệu số phần bằng nhau: 5 – 3 = 2 (phần) Tử số mới là: 138 : 2 x 3 = 207 Số cần thêm vào là : 207 – 139 = 68 Đáp số : 68 Số có 4 chữ số có dạng abab Ta có a+b+a+b=26 hay a+b = 26 : 2 = 13. Tích các chữ số là số tròn chục khi a hoặc b là chữ số 5, số còn lại là số chẵn. Do số có 4 chữ số là số lẻ nên b=5. Suy ra a = 13 – 5 = 8 Số đó là : 8585 Các trang từ 1 đến 9, mỗi trang có 1 chữ số. Có 1 x 9 = 9 (chữ số) Các trang từ 10 đến 99 có 99 – 10 + 1 = 90 (trang), mỗi trang có 2 chữ số. Có 2 x 90 = 180 (chữ số) Số chữ số còn lại của các trang có 3 chữ số là : 612 – (9 + 180) = 423 (chữ số) Số trang có 3 chữ số là : 423 : 3 = 141 (trang) Số trang của quyển sách là : 9 + 90 + 141 = 240 (trang hoặc : 100 + 141 – 1 = 240 (trang) Đáp số : 240 trang Xem hiệu là 1 phần thì tổng có 5 phần. Số phần của số bé: (5 – 1) : 2 = 2 (phần) Số phần của số lớn: 5 – 2 = 3 (phần) Hiệu số phần bằng nhau: 3 – 2 = 1 (phần) Số bé có 2 phần, hiệu có 1 phần bằng nhau. Như vậy 19,5 ứng với 2-1=1 (phần) Số lớn là: 19,5 x 3 = 58,5 Đáp số : 58,5 Hình lập phương lớn có cạnh là 10cm (vì 10x10x10=1000) Trường hợp 1: Sơn 4 mặt bên. Hình hình lập phương nhỏ không sơn mặt nào tạo thành khối hình hộp chữ nhật có 3 kích thước: 8 x 8 x10 = 640 (hình) Trường hợp 2: Sơn 3 mặt bên và 1 mặt đáy. Hình hình lập phương nhỏ không sơn mặt nào tạo thành khối hình hộp chữ nhật có 3 kích thước: 8 x 9 x 9 = 648 (hình) Đáp số: 648 hình 12 phút thì người đi từ B qua khỏi C một đoạn đường dài: 50 x 12/60 = 10 (km) Nếu quãng đường dài thêm 10 km thì được: 120,5 + 10 = 130,5 (km) Tổng vận tốc của 2 ngời là: 40 + 50 = 90 (km/giờ) Thời gian 2 người đi hết quãng đường 130,5km là: 130,5 : 90 = 1,45 (giờ) Độ dài quãng đường AC là: 40 x 1,45 = 58 (km) Đáp số: 58 km Mỗi giờ vòi I chảy được 1/6 bể và vòi II chảy được 1/9 bể. 6 giờ 30 phút = 6,5 giờ Gọi T là thời gian chảy của vòi I. Ta được : (1/6 x T) + (6,5-T) x 1/9 = 1 T/6 + 65/90 – T/9 = 1 T : 18 = 1 – 65/90 = 25/90 T = 25/90 x 18 = 5 (giờ) Thời gian vòi II chảy là : 6,5 – 5 = 1,5 (giờ) Thời gian vòi I chảy nhiều hơn vòi 2 là : 5 – 1,5 = 3,5 (giờ) Đáp số : 3,5 giờ.
Tài liệu đính kèm: