Giải thích một số ca dao, tục ngữ và hiện tượng hóa học

1. Giải thích câu ca dao:

"Anh đừng bắc bậc làm cao

Phèn chua em đánh nước nào cũng trong".

Giải thích:

 Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali. Ở dạng tinh thể ngậm 24 phân tử H2O nên có công thức hoá học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

 Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm, người ta biết phèn nhôm còn trước cả kim loại nhôm. Phèn nhôm được điều chế từ các nguyên liệu là đất sét (có thành phần chính là Al2O3), axit sunfuric và K2SO4.

 

doc 7 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 11921Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giải thích một số ca dao, tục ngữ và hiện tượng hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI THÍCH MỘT SỐ CA DAO, TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC
1. Giải thích câu ca dao:
"Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong".
Giải thích:
 Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali. Ở dạng tinh thể ngậm 24 phân tử H2O nên có công thức hoá học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
 Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm, người ta biết phèn nhôm còn trước cả kim loại nhôm. Phèn nhôm được điều chế từ các nguyên liệu là đất sét (có thành phần chính là Al2O3), axit sunfuric và K2SO4.
 Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng. Khi tan trong nước, phèn chua sẽ bị thủy phân và tạo thành Al(OH)3 ở dạng kết tủa keo lơ lững trong nước.
Al2(SO4)3 2 Al3+ + 3 SO42-
 Al3+ + H2O ⇄ AlOH2+ + H+
 AlOH2+ + H2O ⇄ Al(OH)2+ + H+
 Al(OH)2+ + H2O ⇄ Al(OH)3 ↓ + H+
 Al2(SO4)3 + 3H2O ⇄ 2Al(OH)3 ↓ + 3H2SO4
 Chính những hạt Al(OH)3 kết tủa dạng keo lơ lững ở trong nước này đã kết dính các hạt bụi bẩn, các hạt đất nhỏ để trở thành hạt đất to hơn, nặng hơn và lắng xuống. Vì vậy mà nước trở nên trong hơn.
Áp dụng:
 - Đây là một ứng dụng quan trọng của phèn chua trong đời sống.
Phèn chua rất cần cho việc xử lí nước đục và nước ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho ăn, uống, tắm, giặt.
 - Giáo viên có thể nêu vấn đề này trong bài dạy về muối sunfat ở lớp 10, lớp 11 khi dạy về phản ứng thủy phân hoặc về các hợp chất quan trọng của nhôm ở lớp 12 
Ngoài ra: Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh phàn (minh là trong sáng, phàn là phèn). 
 Theo y học cổ truyền thì: 
Phèn chua, chua chát, lạnh lùng
Giải độc, táo thấp, sát trùng ngoài da
Dạ dày, viêm ruột, thấp tà
Dùng liều thật ít, thuốc đà rất hay
 Phèn chua làm hết ngứa, sát trùng vì vậy sau khi cạo mặt xong, thợ cắt tóc thường lấy một miếng phèn chua to xoa vào da mặt cho khách. 
Phèn chua dùng để bào chế ra các thuốc chữa đau răng, đau mắt, cầm máu, ho ra máu (các loại xuất huyết).
2. Người xưa có câu: 
" Cha truyền, con nối
Thợ nguội dạy con
 Muốn lửa đỏ hơn
Ta nên rảy nước".
Câu này mang hàm ý khoa học hóa học như thế nào?
Giải thích: 
 Các ông thợ rèn, theo kinh nghiệm, thường để một cái chổi bằng giẻ tẩm ướt hoặc bên cạnh có chậu nước khi rèn dao, rựa, cuốc, xẻng,. Đó cũng là nguyên nhân người ta gọi ông là thợ nguội đấy bạn ạ!
 Thợ nguội đưa thanh sắt vào bếp than hồng để nung nóng đỏ cho mềm mới rèn được. Thỉnh thoảng trong lúc tôi dao, rựa thợ rèn nhấp chổi ướt lên bếp than hồng. Nếu bạn ngồi cạnh sẽ thấy gì? Bạn sẽ thấy lửa đỏ hơn đấy! Bác thợ rèn không hiểu được hiện tượng hóa học xảy ra, nhưng biết tác dụng thực tế của nó. 
Còn tác dụng hóa học là việc của chúng ta:
- Rảy nước làm lửa đỏ hơn là do trên bếp than đang nhiệt độ khá cao, than hồng sẽ khử nước tạo hỗn hợp khí than ướt theo phương trình:
C + H2O CO + H2
	Hỗn hợp khí này cháy nhanh, tạo ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt làm cho nhiệt độ bếp cao hơn, rèn nhanh hơn.
- Mặt khác, CO sinh ra còn khử các oxit bám trên bề mặt thanh sắt, làm thanh sắt mềm hơn và tăng lượng sắt nguyên chất vốn có!
3. Thuốc chuột là chất gì? Nếu sau khi ăn thuốc mà không có nước thì chuột chết mau hơn hay lâu hơn ? 
Giải thích: 
 Thuốc chuột có thành phần chính là Zn3P2. Sau khi ăn, ZnP3 bị thủy phân rất mạnh, tạo thành khí PH3 ( Photphin) rất độc:
Zn3P2 + 6 H2O 3 Zn(OH)2 + 2 PH3 
Làm cho hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước. Chính PH3 đã giết chết chuột.
 Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột thì PH3 thoát ra càng nhiều, chuột càng nhanh chết. Nếu không có nước chuột sẽ lâu chết hơn.
4. Tục ngữ Việt Nam có câu: “ Nước chảy đá mòn” 
Câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào? 
Giải thích: 
 Trong đá thông thường chủ yếu là CaCO3 nên trong nước sẽ tồn tại quá trình điện ly yếu theo phương trình: 
CaCO3 ⇄ Ca2+ + CO32- (*)
Khi nước chảy sẽ cuốn theo các ion Ca2+, CO32-, theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng hoá học thì cân bằng (*) chuyển dịch theo phía chống lại sự giảm nồng độ Ca2+, CO32- (chiều thuận) nên theo thời gian nước chảy qua đá sẽ mòn dần. 
 Có thể giải thích bổ sung thêm nguyên nhân khác: Vì trong nước có hòa tan một lượng nhỏ khí CO2 nên sẽ xảy ra phản ứng tạo thành muối tan: 
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Khi nước chảy sẽ cuốn Ca(HCO3)2 trôi theo, qua thời gian đá sẽ bị mòn dần.
Áp dụng: 
 Hiện tượng này thường thấy ở các phiến đá ở những dòng sông, suối nước chảy đi qua, hiện tượng tạo hang động ở núi đá vôi. Nếu không chú ý, trong xậy dựng sẽ có ảnh hưởng không ít. Giúp học sinh hiểu được dụng ý của khoa học của câu tục ngữ, làm cho hóa học trở nên gần gũi với con người.
 Giáo viên có thể xen vấn đề này trong khi dạy phần muối (ở lớp 9, lớp 11 hay lớp 12).
5. Tục ngữ Việt Nam có câu: 
 “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, 
 Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” 
Câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào? 
Giải thích:
 Do trong không khí có xấp xỉ 80% khí N2 và xấp xỉ 20% khí O2, khi có chớp (tia lửa điện, kèm theo tiếng sấm) sẽ tạo điều kiện cho N2 và O2 của không khí tác dụng với nhau tạo ra NO, sau đó là NO2:
 N2 + O2 2 NO
 Sau đó: 2NO + O2 → 2 NO2
 Khí NO2 phản ứng với nước mưa tạo ra axit HNO3:
4 NO2 + O2 + H2O → 4 HNO3
Axit nitric rơi xuống mặt đất phản ứng với các chất có trong đất như: Đá vôi (CaCO3), magiezit (MgCO3), đôlômit (MgCO3.CaCO3),tạo ra muối nitrat là những phân đạm cung cấp ion NO3- làm cho cây xanh tốt: 
 2 HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O 
 4 HNO3 + MgCO3.CaCO3 → Ca(NO3)2 + Mg(NO3)2 + 2 CO2 + 2 H2O
 Ngoài ra axit HNO3 tạo ra cũng liên kết với các phân tử khí NH3 (sinh ra do sự phân hủy của nước tiểu, phân chuồng,dưới tác dụng của vi khuẩn) tạo muối amoni. Các ion NH4+ cũng là nguồn phân đạm mà cây có thể đồng hóa được. 
 Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6 − 7 kg N cho mỗi mẫu đất. Ngày nay, người ta đã điều chế Ure [(NH2)2CO] từ không khí để chủ động bón cho cây trồng. Trong nền nông nghiệp hiện đại cần phải dùng nhiều phân bón và nhiệm vụ của nghành công nghiệp hoá chất “hướng về không khí đòi lương thực” là càng lớn.
Áp dụng: 
 Đây là một câu ca dao mang một ý nghĩa thực tiễn, thấy rõ trong đời sống. Vấn đề này có thể xen vào trong bài dạy phân đạm hay trong bài Nitơ ( lớp 11; lớp 8). Tạo cho học sinh khu vực làm nông nghiệp có thể kiểm nghiệm trong đời sống, tự quan sát.
6. Tại sao có câu tục ngữ: 
	"Nước mưa - cưa trời"
Giải thích:
 Hiểu câu này theo nghĩa: Nước mưa là cái cưa của Trời, rất mầu nhiệm có thể cưa tất cả mọi vật. 
 Cũng có thể hiểu: Nước mưa có thể cưa Cả trời, tức là cưa đứt tất cả mọi đồ vật trong thế giới này. 
 Ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, thấy rằng: các đồ vật kim loại bị rét, gỉ khi tiếp xúc với nước mưa, nhà cửa, cầu cống bị hư hỏng nhanh khi có mưa, đặc biệt là mưa giông.
 Hiện tượng này có thể lý giải theo phương diện hóa học là do HNO3 tạo thành. Nó vừa là một axit mạnh, vừa là chất oxi hóa mạnh nên tác dụng với hầu hết các kim loại, phá hủy cầu cống nhà cửa được bảo vệ bởi lớp rắn chắc CaCO3.
2 NO + O2 → 2 NO2
4 NO2 + 2 H2O + O2 → 4 HNO3
2 HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
Fe + 4 HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2 H2O
Al + 4 HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2 H2O 
 Ngoài ra, trong nước mưa còn có một số axit khác sinh ra do sự hòa tan các khí thải của các quá trình tự nhiên, của đời sống và sản xuất như HCl, H2S, SO2, Cl2, các khí này tác dụng với oxi và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo axit khác:
2 SO2 + O2 + 2 H2O → 2 H2SO4
 Áp dụng:
 Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển. Vấn đề này được cả thế giới quan tâm. Do vậy, giáo viên phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Cụ thể giáo viên có thể đặt câu hỏi này cho học sinh trả lời sau khi học về clo, khi dạy xong phần " Sản xuất axit sunfuric" trong bài " Axit sunfuric, Muối sunfat" (ở lớp 10) hay áp dụng trong bài " Axit nitric" ( ở lớp 11). Ở lớp 9 ở bài " Tính chất hóa học của axit, bài Một số axit quan trọng".
7. Dân gian có câu: 
 “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ” 
 Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” 
 Ngày Tết, dân tộc ta không gia đình nào là không có những thứ thực phẩm đặc trưng đó. Bánh chưng khi gói có nhiều thịt (mỡ) mới ngậy hơn. Vì sao thịt mỡ, dưa hành thường được ăn cùng với nhau? Vì sao dưa hành ăn với bánh chưng, thịt mỡ? Vì sao thịt mỡ ninh nhừ với dưa chua mới ngon? 
Giải thích: 
 Mỡ là este của glixerol với các axit béo (RCOO)3C3H5. Dưa hành, dưa chua cung cấp H+ làm xúc tác cho việc thủy phân este do đó có lợi cho sự tiêu hóa mỡ. 
 Vì sao dưa chua nấu với thịt mỡ, ninh nhừ mới ngon? 
 Dưa chua cung cấp môi trường H+ xúc tác cho phản ứng thủy phân chất béo tạo ra glixerol là chất có vị ngọt.
(RCOO)3C3H5 + 3H2O C3H5(OH)3 + 3RCOOH
 Cũng trong điều kiện đó các chất gluxit, protit có trong dưa cũng bị thủy phân tạo ra các chất đường và các aminoaxit đều có vị ngọt. Như vậy, ta có được canh dưa không chua gắt mà chua ngọt, lượng mỡ bị giảm đi làm cho canh không quá béo. Mặt khác, ngày Tết mọi người đều được ăn nhiều loại thực phẩm điều kiện trong thời tiết không có gì ấm áp gây khó tiêu hóa.
Áp dụng: 
 Giáo viên áp dụng vào bài este - lipit ở lớp 12.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_thich_ca_dao_tuc_ngu_ap_dung_vao_giang_day_mon_hoa.doc