Giáo án Âm nhạc 6 - Bài 4, Tiết 13: Học hát - Bài Đi cấy

* Tìm hiểu bài, xuất xứ bài hát:

GV: ? 1/ Em biết gì về tỉnh Thanh Hoá?

HS: Nghe, trả lời.

GV: Tổng hợp ý.

Hiệu ứng bản đồ.

Giới thiệu đôi nét về Thanh Hoá.

HS: Nghe, ghi chép

GV: Tổng hợp ý.

 ? Bạn nào nêu xuất xứ của bài Đi cấy?

GV: Tổng hợp ý, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV?: Bài hát được chia mấy câu ?( 6 câu).

HS: Trả lời.

 Gv: Tổng hợp ý, ghi bảng.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 5998Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc 6 - Bài 4, Tiết 13: Học hát - Bài Đi cấy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 4 - Tiết: 13 Học hát: Bài Đi cấy
 Tuần : 13 Dân ca Thanh Hoá
1. Mục tiêu:
 1.1 Kiến thức:
- HS biết bài hát Đi cấy là một bài dân ca Thanh Hoá, trích trong Tổ khúc múa đèn.
- HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát.
 1.2 Kĩ năng: 
- Hát đơn ca, song ca, tốp ca.
 1.3 Thái độ:
 - Qua nội dung bài học giúp các em thêm yêu quý những làn điệu dân ca, tự hào với nền văn hóa của dân tộc, đồng thời hướng các em có ý thức tìm hiểu và hát những bài hát dân ca. Đồng thời qua nội dung bài hát giáo dục cho các em biết quí trọng những người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo và biết trân trọng công sức lao động
2. Trọng tâm:
- Học hát bài Đi cấy.
3. Chuẩn bị:
 3.1 Giáo viên:
- Đàn Organ, máy nghe, Đĩa bài hát Đi cấy.
- Đàn và hát thuần thục bài hát Đi cấy.
 3.2 Học sinh:
- Thanh phách. Sưu tầm một số bài dân ca Thanh Hoá.
- Đọc trước bài Đi cấy. Tìm hiểu về xuất xứ bài hát.
4. Tiến trình:
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
- GV: Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số .
- HS: Ổn định chỗ ngồi, báo cáo sĩ số.
 6a1: 6a2: 6a3:
 4.2 Kiểm tra bài cũ: TĐN Số 4 + GV đặt câu hỏi, HS trả lời:
- GV: Gọi 1-2 HS lên đọc nhạc và ghép lời ca TĐN Số 4 và trả lời 1 trong các câu hỏi sau:
 1. Dân ca là gì?( 1đ).
2. Kể tên một số bài hát( làn điệu) dân ca của Việt Nam?( 1đ)
 3. Hãy cho biết xuất xứ bài hát Đi cấy?
- Đọc nhạc và ghép lời ca đúng, thuần thục, to, rõ, diễn cảm, nêu đúng tên bài, tác giả( 9đ).
 * GV đánh giá xếp loại căn cứ vào số điểm HS đạt được : G ( 9-10đ); K( 7-8đ); Tb ( 5-6đ); Y( 3-4đ); Kém( 1-2đ).
 4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ1: Vào bài:
GV: Hiệu ứng ảnh cảnh đi cấy.
 ? Bức ảnh này cho chúng ta thấy điều gì?
HS: Trả lời.( cảnh nông dân đang cấy lúa). 
GV: Tổng hợp ý, để làm ra hạt thóc, hạt gạo chúng ta ăn hàng ngày. Người nông dân phải rất vất vả mới có đượcvà nỗi vất vả đó như thế nào chúng ta cùng học bài hát Đi cấy để thấy rõ được điều này.
GV: Ghi bảng.
HS: Ghi bài.
GV: Trước khi vào học hát chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về bài hát cũng như xuất xứ của bài này nhé.
HĐ2: Học hát : bài Đi Cấy
* Tìm hiểu bài, xuất xứ bài hát:
GV: ? 1/ Em biết gì về tỉnh Thanh Hoá?
HS: Nghe, trả lời.
GV: Tổng hợp ý.
Hiệu ứng bản đồ.
Giới thiệu đôi nét về Thanh Hoá.
HS: Nghe, ghi chép
GV: Tổng hợp ý.
 ? Bạn nào nêu xuất xứ của bài Đi cấy?
GV: Tổng hợp ý, ghi bảng.
HS: Ghi bài.
GV?: Bài hát được chia mấy câu ?( 6 câu).
HS: Trả lời.
 Gv: Tổng hợp ý, ghi bảng.
*Nghe hát mẫu:
GV : Hiệu ứng giai điệu hoàn chỉnh bài hát. (1-2 lần)
HS: Nghe, phát biểu cảm nhận về nội dung và giai điệu bài hát.
* Luyện thanh (khởi động giọng).
GV: Hiệu ứng. Đệm đàn( Dịch giọng –5).
HS: Luyện theo mẫu( mima) 1-2 phút.
* Học hát:
Tập câu 1: 
GV: Hát mẫu 1-2 lần.
Đàn giai điệu 2-3 lần.
HS: Nghe, nhẩm theo.
GV: Đàn, bắt nhịp.
HS: Hát hoà giọng 1-2 lần.
GV: Nhận xét, sửa sai.( Hát và đàn giai điệu nhiều lần những chỗ sai cho HS sửa).
 Lưu ý HS: Hát luyến 2, 3 nốt cho chính xác.
 Yêu cầu từng dãy hát kết hợp với gõ phách.
HS: Nghe, nhận xét
GV: Nhận xét, sửa sai, tuyên dương.
GV: Gọi 1 HS trình bày lại.
GV: Nhận xét, sửa sai.
Tập các câu còn lại: GV hướng dẫn HS tập tương tự câu 1 sau đó ghép câu( tập theo lối móc xích).
* Hát cả bài:
GV: Đàn giai điệu hoàn chỉnh cả bài hát. (1 lần)
 Đàn giai điệu, bắt nhịp.
HS: Hát hoà giọng 1-2 lần kết hợp gõ phách.
GV: Nhận xét, sửa sai.
 Gọi 1-2 tổ thực hiện.
HS: Chia nhóm luyện tập.
GV: Gọi 2-3 HS trình bày.
 Yêu cầu 1-2 nhóm trình bày.
 HS: Nghe, nhận xét
GV: Nhận xét, sửa sai, tuyên dương.( Ghi nhận, xếp loại khuyến khích nhóm, cá nhân hát tốt).
GV: Các em vừa được học bài dân ca rất hay của Thanh Hoá.
? Em nào có thể phát biểu cảm nhận về bài hát này?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
? Nội dung bài hát nói về vấn đề gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Tổng hợp ý.
 Đưa ra nội dung giáo dục của bài.
1. Học hát: Bài Đi Cấy.
 Dân ca Thanh Hoá
- Thanh Hoá là một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ.
- Có 3 vùng: Đồng bằng, trung du, miền núi.
- Là quê hương của các anh hùng: Lê Lợi, Lê Lai, Bà Triệu,
- Có bãi biển Sầm Sơn, chiếu cói Nga Sơn, có điệu hò Sông Mã rất nổi tiếng.
* Xuất xứ Bài hát Đi cấy: 
- Được trích trong “tổ khúc múa đèn”: gồm 10 bài hát kết hợp múa thể hiện các công việc lao động, gieo mạ, đi cấy, dệt vải
- Bài chia 6 câu:
+ Câu 1: “ Lên chùacành sen”
+ Câu 2: “ Lên chùasáng trăng”
+ Câu 3: “ Ba bốncùng trăng”
+ Câu 4: “ Thắp đènngoài thềm”
+ Câu 5: “ Chơi trăngcầu cho”
+ Câu 6: “ Cầu chongoài êm” 
 4.4 Câu hỏi, bài tập và củng cố:
- GV: Hiệu ứng trò chơi - Tìm từ khoá là ” Đi cấy”.( Dựa vào những câu hỏi gợi mở của GV qua các ô chữ- các dữ kiện có liên quan đến công việc đi cấy).
- HS: Suy nghĩ, trả lời.
- GV: Tổng hợp ý, tuyên dương.
Đệm đàn.
- HS: Hát hoà giọng theo nhạc( 1 lần).
- GV: Nhận xét, sửa sai.
 ? Bài Lí cây đa các em vừa học do ai sáng tác?( Dân ca Thanh Hoá).
- HS: Trả lời.
- GV: Tổng hợp ý.
 4.5 Hướng dẫn HS tự học:
 - GV: Hiệu ứng.
+ Học thuộc lời bài hát Đi cấy. 
 + Đọc tên nốt bài TĐN số 5, nhận xét bài TĐN. 
5. Rút kinh nghiệm:
Nội dung: 	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐD, thiết bị dạy học :	

Tài liệu đính kèm:

  • docHọc hát - Bài Đi cấy.doc