An toàn giao thông
ĐI BỘ AN TOÀN ( TIẾT 1 )
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết đư¬¬ợc những nơi đi bộ an toàn.
- Giúp HS có thể tự đi bộ một mình an toàn khi tham gia giao thông.
- Giáo dục HS có ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài học.
- Một vài bức ảnh chụp đường có vỉa hè và đường không có vỉa hè.
III. Các hoạt động dạy và học
1.Ôn định ; Lớp hát 1 bài
2. Kiểm tra
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài
An toàn giao thông ĐI BỘ AN TOÀN ( TIẾT 1 ) I. Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết được những nơi đi bộ an toàn. - Giúp HS có thể tự đi bộ một mình an toàn khi tham gia giao thông. - Giáo dục HS có ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài học. - Một vài bức ảnh chụp đường có vỉa hè và đường không có vỉa hè. III. Các hoạt động dạy và học 1.Ôn định ; Lớp hát 1 bài 2. Kiểm tra 3. Bài mới: - Giới thiệu bài + Bước 1: hỏi học sinh - Các em thường đi bộ ở đâu ? - Gv viết lên bảng những nơi HS thường đi bộ Bước 2: Kết luận - Đi bộ ở những nơi nhiều xe đi lại là rất nguy hiểm. Người đi bộ phải tự biết bảo vệ mình tránh va chạm với các xe chạy trên đường. - Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu đi bộ ở nơi nào là an toàn, tránh những tai nạn giao thông đáng tiếc. Hoạt động 1: Xem tranh và tìm ra những bạn đi bộ an toàn và những bạn đi bộ không an toàn. + Bước 1: Xem tranh - GV cho HS xem tranh tình huống + Bước 2: Thảo luận nhóm - GV chia lớp thành nhóm nhỏ - Trong bức tranh Bi và Bống đang đi bộ ở đâu? - Nơi đó có an toàn không? - Bạn nào trong tranh đang đi bộ ở nơi không an toàn? Vì sao? + Bước 3: GV bổ xung và nhấn mạnh. - Bi và Bống đang đi bộ ở trên hè phố.( còn gọi là vỉa hè )Nơi đó rất an toàn. - Có hai bạn đi bộ dưới lòng đường là không an toàn vì dễ bị va chạm với những chiếc xe đang chạy trên đường. Hoạt động 2: Tìm hiểu về những nơi đi bộ an toàn. + Bước 1 : Hỏi HS - GV đặt câu hỏi HS trả lời. + Theo các em đi bộ ở những nơi nào thì mới đảm bảo an toàn + Bước 2: GV bổ xung và nhấn mạnh - Hãy đi bộ trên hè phố ( hay còn gọi là vỉa hè ) hoặc đi sát lề đường bên phải theo chiều đi của mình( ở những nơi không có hè phố ) vì đây là nơi an toàn nhất dành cho người đi bộ . Dưới lòng đường có nhiều ô tô, xe máy đi lại , không phải là nơi dành cho người đi bộ - Khi đi bộ ở những nơi an toàn như trên hè phố, vẫn phải chú ý quan sát an toàn vì đôi khi các phương tiện giao thông như xe đạp, xe máy hay ô tô có thể lấn chiếm hè phố, gây nguy hiểm cho các em * Mở rộng : - Nơi chúng ta ở có nhiều đường quốc lộ không ? Gv nhấn mạnh : Nơi chúng ta ở có nhiều đường quốc lộ . các em phải đi sát lề đường bên phải, chú ý quan sát tránh những chiếc xe đang đi trên đường - Để đảm bảo an toàn giao thông chúng ta nên đi bộ qua đường như thế nào ? Gv nhấn mạnh:Không nên đi dàn hàng ngang, túm năm tụm ba dưới lòng đường để tránh va chạm với các phương tiện giao thông và gây cản trở cho những người tham gia giao thông - Hãy luôn chú ý quan sát khi đi ngang qua các khu vực đỗ xe vì những chiếc xe đó có thể chuyển động bất ngờ, hoặc che khuất tầm nhìn làm các em không quan sát tránh các xe khác được. 4. Củng cố - Gọi 1 HS khá nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét giờ học 5. Dặn dò : - Luôn ghi nhớ và nhắc nhở những người trong gia đình và bạn bè cùng thực hiện đi bộ an toàn. - HS trả lời - HS lắng nghe - HS xem tranh và trả lời câu hỏi - Đại diện nhóm trả lời - Bi và Bống đang đi bộ ở trên hè phố. ( còn gọi là vỉa hè ) - Nơi đó rất an toàn. - Có hai bạn đi bộ dưới lòng đường là không an toàn vì dễ bị va chạm với những chiếc xe đang chạy trên đường. - Đi bộ trên hè phố hoặc sát lề đường bên phải theo chiều đi của mình - Nơi chúng ta ở có nhiều đường quốc lộ . - Không nên đi dàn hàng ngang, túm năm tụm ba dưới lòng đường. - 1 HS khá nhắc lại nội dung bài An toàn giao thông QUA ĐƯỜNG AN TOÀN TẠI NƠI ĐƯỜNG GIAO NHAU (TIẾT 1) I. Mục tiêu - Giúp các em HS có thể qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau. - Nhận biết những hành vi không an toàn khi qua đường tại nơi đường giao nhau. - Giáo dục HS có ý thức khi tham gia giao thông. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài học III. Các hoạt động dạy học 2, Bài mới: - Giới thiệu bài Bước 1: Hỏi HS : Khi đi bộ qua đường các em có phải quan sát không? Bước 2: GV bổ xung và nhấn mạnh Tai nạn giao thông có thể xảy ra do người đi bộ qua đường không chú ý quan sát . vì vậy, việc chú ý quan sát khi qua đường là rất cần thiết, đặc biệt là ở những nơi giao nhau không có đèn tín hiệu giao thông. Hoạt động 1: Xem tranh và thảo luận cách qua đường an toàn nơi đường giao nhau - GV cho HS xem tranh và thảo luận theo nhóm theo câu hỏi sau: + Các em có biết khi đi bộ qua đường thì nên đi ở đâu không? + Hai nơi đường giao nhau trong tranh có điểm gì khác nhau? Hoạt động 2: Tìm hiểu các bước qua đường an toàn. + Bước 1; - Đèn tín hiệu dành cho người đi bộ có mấy màu và ý nghĩa của các màu đèn? - Qua đường giao nhau có đèn tín hiệu như thế nào để đảm bảo an toàn? - Qua đường giao nhau không có đèn tín hiệu như thế nào để đảm bảo an toàn? * Bước 2: GV giải thích 1. ý nghĩa tín hiệu đèn: Đèn dành cho người đi bộ có hình người với hai màu xanh, đỏ. - Tín hiệu màu đỏ có hình người đang đứng cấm người đi bộ sang đường. - Tín hiệu đèn màu xanh với hình người đang bước đi cho phép người đi bộ sang đường 2. Qua đường tại nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ. Chấp hành hiệu lệnh của sín hiệu đèn dành cho người đi bộ và thực hiện qua đường theo các bước sau. - Dừng lại trên hè phố hoặc lề đường nếu không có hè phố. - chờ cho đèn tín hiệu dành cho người đi bộ chuyển sang màu xanh - Quan sát cho đến khi chắc chắn không có chiếc xe nào đến gần. - Đi sang đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, luôn tập trung quan sát an toàn. 3. Qua đường tại nơi đường giao nhau không có tín hiệu dành cho người đi bộ. - Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường - Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có xe nào đang đến gần. - Đặc biệt cẩn thận ở những nơi đường giao nhau bị tầm nhìn che khuất. - Để đảm bảo an toàn, tốt nhất các em nên qua đường cùng với người lớn. 4. Củng cố - Gọi 2 HS nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét giờ học 5. Dặn dò - Các em về nhà vận động mọi người trong gia đình cùng thực hiện đúng luật giao thông. - HS xem tranh và thảo luận theo nhóm - An toàn nhất là qua đường bằng hầm hoặc cầu vượt. Nếu không có hầm hoặc cầu vượt thì nên qua đường trên vạch kẻ dành cho người đi bộ. - Khác nhau: đường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông và đường giao nhau không có đèn tín hiệu giao thông. - HS trả lời Đèn dành cho người đi bộ có hình người với hai màu xanh, đỏ. - Tín hiệu màu đỏ có hình người đang đứng cấm người đi bộ sang đường. - Tín hiệu đèn màu xanh với hình người đang bước đi cho phép người đi bộ sang đường - HS trả lời - HS lắng nghe - 2 HS nhắc lại nội dung bài - Khi qua đường tại nơi đường giao nhau, chúng ta cần thực hiện các bước như sau: dừng lại quan sát bên trái, bên phải chắc chắn không có xe nào đang đến gần thì mới qua đường. - Cần chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn dành cho người đi bộ. Thứ tư ngày 5 tháng 11 năm 2014 An toàn giao thông QUA ĐƯỜNG AN TOÀN TẠI NƠI ĐƯỜNG GIAO NHAU (TIẾT 2) I. Mục tiêu - Giúp các em HS có thể qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau. - Nhận biết những hành vi không an toàn khi qua đường tại nơi đường giao nhau. - Giáo dục HS có ý thức khi tham gia giao thông. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài học III. Các hoạt động dạy học 2, Bài mới: - Giới thiệu bài Bước 1: Hỏi HS : Khi đi bộ qua đường các em có phải quan sát không? Bước 2: GV bổ xung và nhấn mạnh Tai nạn giao thông có thể xảy ra do người đi bộ qua đường không chú ý quan sát , vì vậy, việc chú ý quan sát khi qua đường là rất cần thiết, đặc biệt là ở những nơi giao nhau không có đèn tín hiệu giao thông. Hoạt động 3 : Bước 1:Xem tranh để tìm hiểu - Yêu cầu HS quan sát bốn bức tranh miêu tả 1 bạn HS thực hiện các bước qua đường an toàn -Sắp xếp các bước qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ lại cho đúng theo thứ tự. - Bước 2: HS xem tranh để tìm hiểu Bước 3: Kiểm tra - Gọi 2 nhóm HS trả lời xem đáp án có giống nhau không + GV kết luận chung Bước 1: đèn giành cho người đi bộ màu đỏ – Dừng lại chờ đèn xanh. Bước 2: Đèn xanh cho người đi bộ bật sáng Bước 3: Quan sát trái, phảivà trái một lần nữađể kiểm tra an toàn. Bước 4: Qua đường và giơ cao tay để các xe khác biết Hoạt động 4: Củng cố - Gọi 2 HS nhắc lại nội dung bài học - Khi qua đường tại nơi đường giao nhau, các em cần thực hiện các bước như sau: dừng lại quan sát bên trái, bên phải chắc chắn không có xe nào đang đến gần thì mới qua đường. - Cần chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn dành cho người đi bộ. - Nhận xét giờ học 5. Dặn dò - Các em về nhà vận động mọi người trong gia đình cùng thực hiện đúng luật giao thông. - Hs quan sát 4 bức tranh - HS Sắp xếp đánh teo số thứ tự :1, 2, 3, 4. + HS trả lời trước lớp. + HS nhóm khác nhận xét - 2 HS nhắc lại bài học An toàn giao thông EM THÍCH ĐI XE ĐẠP AN TOÀN I.Mục tiêu: - HS nhận biết được những điều nên và không nên làm khi tự đi xe đạp để đảm bảo an toàn. - HS có ý thức tham gia giao thông. - Giáo dục HS chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài học - GV chuẩn bị xe đạp của chính HS. III. Các hoạt động dạy học: 1, Kiểm tra:- GV kiểm tra sân bãi 2, Bài mới: - Giới thiệu bài * Hoạt động 1: Xem tranh và tìm xem bạn nào đi xe đạp đúng cách và an toàn. - Bước 1: Xem tranh - Cho HS quan sát tranh. - Bước 2: Thảo luận nhóm. - GV chia lớp thành các nhóm - Trong số các bức tranh, bạn nhỏ nào đi xe đạp đúng cách và an toàn? - Bạn nào đi xe đạp không an toàn? Vì sao? - Bước 3: GV bổ sung nhấn mạnh. + Bạn Bi trong bức tranh số 4 đi xe đạp đúng cách + Tranh 1: Bạn nhỏ dang 2 tay khi đi xe đạp có thể bị ngã. +Tranh 2: Các bạn nhỏ đi dàn hàng ngang gây cản trở cho những xe khác. + Tranh 3: Các bạn nhỏ đi lạng lách có thể đâm vào xe máy đi từ bên trái tới. * Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm và không nên làm để đảm bảo an toàn. - Bước 1: + HS thảo luận - Các em có biết đi xe đạp như thế nào là an toàn? - Bước 2: GV nhấn mạnh a, Những việc nên làm trước khi đi xe đạp + Chọn xe đạp có kích cỡ vừa tầm với vóc các em + Kiểm tra thật kĩ để đảm bảo mọi bộ phận đều an toàn, hoạt động tốt đặc biệt là phanh, chuông, lốp xe b, Những việc nên làm khi đi xe đạp - Điều khiển xe đạp bằng 2 tay. - Đi với tốc độ vừa phải. c, Những việc không nên làm khi đi xe đạp. - Buông cả 2 tay (tranh1) - Đi xe dàn hàng ngang (tranh 2) - Lạng lách, đánh võng hay đuổi nhau (tr3) - Sử dụng ô - Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác. - Đứng trên yên * Hoạt đông 3: Làm phần góc học tập vui. - Bước 1: Xem tranh. - Bước 2: HS xem tranh để tìm hiểu bài. 3, Củng cố – dặn dò: - HS nhắc lại bài học - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài học sau. - HS quan sát tranh. - HS thảo luận theo nhóm. - HS trả lời . - HS thảo luận theo nhóm đôi. - HS lắng nghe theo dõi. - HS quan sát tranh. - HS trả lời. - Xe đạp cho trẻ em là chiếc xe nhỏ hơn - Bộ phận và chức năng tương ứng + Mũ bảo hiểm bảo vệ đầu. + Tay lái điều khiển xe đạp rẽ trái , rẽ phải. + Má phanh kiểm soát tốc độ. + chuông xe đạp đưa ra tín hiệu xin đường. + Đèn xe đạp chiếu sáng khi đi buổi tối. An toàn giao thông BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ I. Mục tiêu - HS nhận biết được tầm quan trọng của việc tuân thủ biển báo đường bộ và ý nghiã một số biển báo đường bộ thường gặp - Giáo dục HS có ý thức tham gia giao thông tốt II. Đồ dùng - GV chuẩn bị 3 bộ bìa, mỗi bộ gồm 7 tấm bìa cứng khổ A4, trên bìa ghi sẵn tên biển báo III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra 2. Bài mới - GV giới thiệu bài Hoạt động 1 : Xem tranh và tìm hiểu ý nghĩa các biển báo thường gặp * Bước 1 : Xem tranh - Cho HS xem tranh ở trang trước bài học * Bước 2: Thảo luận nhóm - Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận về ý nghĩa của từng biển báo * Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh 1. Biển báo" Nơi dành cho người đi bộ sang ngang" 2. Biển báo "' Đường dành cho xe thô sơ" 3. Biển báo" Cấm đi ngược chiều " 4.Biển báo " Cấm rẽ trái" * Thực hành trò chơi - Chia lớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm1 bộ gồm 7 biển báo cỡ nhỏ Hoạt động 2: Làm phần góc vui học * Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu - Mô tả tranh : Bức tranh đen trắng vẽ 6 biển báo thường gặp * Bước 2: HS tô màu tranh * Bước 3: Kiểm tra và nhận xét 3. Củng cố, dặn dò - 2 HS nhắc laị nội dung ghi nhớ - Nhận xét giờ học - Các em về nhà vận động mọi người cùng tham gia giao thông. - HS quan sát tranh - HS thảo luận nhóm. - Nêu nội dung từng biển báo 5. Biển báo " Cấm rẽ phải " 6. Biển báo " Nơi đỗ xe" 7. Biển báo: đường bộ giao nhau với đường sắt không có rào chắn - 1 nhóm giơ 1 biển bất ngờ lên và 2 nhóm kia đã ra câu trả lời về ý nghĩa của biển báo - Nhóm nào ra câu trả lời đúng và nhanh hơn sẽ chiến thắng - HS quan sát tranh - HS tô màu tranh - 2 HS nhắc lại bài học An toàn giao thông BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ I. Mục tiêu - HS nhận biết được tầm quan trọng của việc tuân thủ biển báo đường bộ và ý nghiã một số biển báo đường bộ thường gặp - Giáo dục HS có ý thức tham gia giao thông tốt II. Đồ dùng - GV chuẩn bị 3 bộ bìa, mỗi bộ gồm 7 tấm bìa cứng khổ A4, trên bìa ghi sẵn tên biển báo III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra 2. Bài mới - GV giới thiệu bài Hoạt động 1 : Xem tranh và tìm hiểu ý nghĩa các biển báo thường gặp * Bước 1 : Xem tranh - Cho HS xem tranh ở trang trước bài học * Bước 2: Thảo luận nhóm - Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận về ý nghĩa của từng biển báo * Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh 1. Biển báo" Nơi dành cho người đi bộ sang ngang" 2. Biển báo "' Đường dành cho xe thô sơ" 3. Biển báo" Cấm đi ngược chiều " 4.Biển báo " Cấm rẽ trái" * Thực hành trò chơi - Chia lớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm1 bộ gồm 7 biển báo cỡ nhỏ Hoạt động 2: Làm phần góc vui học * Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu - Mô tả tranh : Bức tranh đen trắng vẽ 6 biển báo thường gặp * Bước 2: HS tô màu tranh * Bước 3: Kiểm tra và nhận xét 3. Củng cố, dặn dò - 2 HS nhắc laị nội dung ghi nhớ - HS quan sát tranh - HS thảo luận nhóm. - Nêu nội dung từng biển báo 5. Biển báo " Cấm rẽ phải " 6. Biển báo " Nơi đỗ xe" 7. Biển báo: Đường bộ giao nhau với đường sắt không có rào chắn - 1 nhóm giơ 1 biển bất ngờ lên và 2 nhóm kia đã ra câu trả lời về ý nghĩa của biển báo - Nhóm nào ra câu trả lời đúng và nhanh hơn sẽ chiến thắng - HS quan sát tranh - HS tô màu tranh - 2 HS nhắc lại bài học
Tài liệu đính kèm: