Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí 9

 III- Các dạng câu hỏi so sánh Địa lý vùng kinh tế và gợi ý trả lời

Câu hỏi 1: Vì sao ở Bắc Trung Bộ lựa chọn cơ cấu nông -lâm- ngư nghiệp kết hợp? Nông nghiệp ở đây khác nông nghiệp Trung du, miền núi Bắc Bộ ở những điểm nào? Ngư nghiệp ở đây có gì giống và khác so với Trung du, miền núi Bắc Bộ?

Gợi ý trả lời

- Vì lãnh thổ hẹp ngang, trên bề ngang đó có 4 kiểu địa hình, đòi hỏi phải kết hợp mới mang lại hiệu quả kinh tế và đảm bảo phát triển bền vững.

- So sánh:

* Nông nghiệp :

+ Quy mô sản xuất lương thực của Bắc Trung Bộ nhỏ hơn, điều kiện tự nhiên khó khăn hơn .

+ Cơ cấu nông nghiệp ở 2 vùng đều đa dạng, ngoài cây lương thực còn có cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn. Tuy nhiên cây công nghiệp ở Bắc Trung Bộ chủ yếu là các cây nhiệt đới.

* Ngư nghiệp :

+ Sản lượng thuỷ sản của Bắc Trung Bộ lớn hơn.

+ Tất cả các tỉnh của Bắc Trung Bộ đều có khả năng phát triển ngành này

+ Cả 2 vùng đều gặp khó khăn về khí hậu, thời tiết trong việc phát triển thủy sản.

 

doc 11 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1127Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g rộng lớn.
+ Cả hai vùng đều có chính sách chú trọng, khuyến khích phát triển thủy sản.
- Khó khăn:
+ Chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán...gây khó khăn cho việc nuôi trồng và hạn chế
số ngày ra khơi đánh bắt, phải di chuyển ngư trường.
+ Chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp. Nguồn lao động có trình độ hạn chế, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật và tay nghề cao.
+ Cơ sở vật chất và hạ tầng còn thiếu thốn và yếu kém về chất lượng, bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, đe dọa bởi thiên tai.
b. Hiện trạng phát triển
- Đều phát triển mạnh ở tất cả các tỉnh.
- Sản lượng thủy sản không ngừng tăng lên, nhất là thủy sản nuôi trồng.
- Trong cơ cấu ngành thủy sản, đánh bắt vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhưng đang có xu hướng giảm tỉ trọng, nuôi trồng đang có xu hướng tăng tỉ trọng.
2. Khác nhau: a. Điều kiện phát triển
- Thuận lợi: + Tài nguyên cho khai thác thủy sản:
Bắc Trung Bộ: biển nông, có điều kiện phát triển nghề cá lộng. Trữ lượng thủy sản ít hơn, không có các ngư trường lớn, chỉ nằm gần ngư trường vịnh Bắc Bộ.
Duyên hải Nam Trung Bộ: biển sâu hơn, thềm lục địa hẹp ngang nên có điều kiện phát triển cả nghề lộng và nghề khơi. Vùng biển rất giàu có về tiềm năng thủy sản, có các ngư trường lớn.
+ Tài nguyên cho nuôi trồng thủy sản: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều nhiều vũng vịnh kín nên có nhiều khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn hơn Bắc Trung Bộ.
+ Người dân vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc phát triển đánh bắt thủy sản xa bờ.
- Khó khăn: Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc về mùa đông và hiện tượng phơn về mùa hạ.
Duyên hải Nam Trung Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn, tình trạng khô hạn khá sâu sắc, nhất là vào mùa khô.
b. Hiện trạng phát triển
- Về quy mô sản lượng: + Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng trọng điểm thủy sản lớn thứ hai của nước ta (sau Đồng bằng sông Cửu Long), sản lượng thủy sản chiếm gần 27,4% của cả nước và lớn gấp 2,5 lần Bắc Trung Bộ.
+ Sản lượng thủy sản khai thác của Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ (gấp 3 lần - năm 2005), nhưng sản lượng thủy sản nuôi trồng lại nhỏ hơn (1,3 lần).
+ Tốc độ tăng sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ nhanh hơn: giai đoạn 1995 - 2005 sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ tăng 2,3 lần, trong khi Duyên hải Nam Trung Bộ chỉ tăng 1,8 lần.
- Trong cơ cấu ngành thủy sản: Ở Bắc Trung Bộ, thủy sản nuôi trồng chiếm tỉ trọng khá lớn: 26,4% tổng sản lượng thủy sản của vùng (năm 2005) và đang tăng nhanh.
Ở Duyên hải Nam Trung Bộ, thủy sản nuôi trồng chỉ chiếm 7,8% tổng sản lượng thủy sản của vùng và tăng chậm.
Câu hỏi 5: So sánh việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Gợi ý trả lời: 1. Giống nhau
a. Quy mô và vai trò
- Đây là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta.
- Mức độ tập trung hóa tương đối cao. Các khu vực trồng cây công nghiệp ở hai vùng khá tập trung trên quy mô rộng lớn, thuận lợi hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn phục vụ nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
b. Hướng chuyên môn hóa
- Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm được hình thành từ lâu. Dưới thời Pháp thuộc đã có các đồn điền cà phê, chè, cao su...
- Đều chuyên môn hóa cây công nghiệp lâu năm.
- Cả hai vùng đều đạt hiệu quả cao với hướng chuyên môn hóa này. Hai vùng đều đứng đầu cả nước về 1 loại cây công nghiệp lâu năm và đóng góp quan trọng cho xuất khẩu.
c. Điều kiện phát triển
- Có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó phải kể đến thế mạnh về đất và khí hậu. Tuy nhiên khó khăn lớn của cả hai vùng là tình trạng thiếu nước về mùa khô.
- Dân cư có truyền thống, kinh nghiệm trồng và chế biến các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm.
- Dân cư thưa thớt, lao động chất lượng còn thấp, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
- Tuy đang được nâng cấp và đầu tư, nhưng cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng đều thiếu thốn, chất lượng thấp.
- Nhận được sự quan tâm của Nhà nước thông qua chủ trương chính sách về phát triển cây công nghiệp, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, các cơ sở công nghiệp chế biến...
- Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn. Các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê...) đã xâm nhập vào nhiều thị trường rộng lớn và cả thị trường khó tính trên thế giới
2. Khác nhau: a. Quy mô
- Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai ở nước ta, sau Đông Nam Bộ; có các vùng chuyên canh lớn với mức độ tập trung hóa cao.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba cả nước sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, với mức độ tập trung hóa thấp hơn.
b. Hướng chuyên môn hóa
- Tây Nguyên chuyên môn hóa sản phẩm cây công nghiệp lâu năm đa dạng: cà phê, cao su, chè...
- Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là chuyên môn hóa cây chè.
c. Điều kiện phát triển: - Địa hình:
+ Tây Nguyên gồm các cao nguyên xếp tầng, mặt bằng rộng và tương đối phẳng, thích hợp xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm có quy mô lớn.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ: trung du và miền núi, bị chia cắt tương đối mạnh, ảnh hưởng tới mức độ tập trung hóa và quy mô các vùng chuyên canh.
- Đất trồng: + Tây Nguyên: đất đỏ ba dan, diện tích khá lớn, đất có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, thích hợp để phát triển cây công nghiệp lâu năm, nhất là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều...
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: đất feralit trên đá phiến và đá vôi, thích hợp với các cây chè, trẩu,sở...
- Khí hậu: + Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, phân thành hai mùa: mưa và khô rõ rệt, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, nên bên cạnh việc trồng các loại cây nhiệt đới còn có thể phát triển cả cây công nghiệp cận nhiệt (chè...). Khó khăn lớn nhất là thiếu nước vào mùa khô.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh lại có sự phân hóa theo độ cao địa hình, nên có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (tiêu biểu là cây chè). Khó khăn của vùng là sương muối, rét hại vào mùa đông.
- Dân cư và nguồn lao động: + Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất và là vùng nhập cư lớn nhất cả nước, trình độ lao động cũng thấp hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Người dân Trung du và miền núi Bắc Bộ có kinh nghiệm trồng và chế biến chè, còn người dân Tây Nguyên có kinh nghiệm trồng và chế biến cà phê, cao su, hồ tiêu...
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật và kết cấu hạ tầng:
Nhìn chung, Tây Nguyên còn gặp khó khăn hơn so với Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu hỏi 6: So sánh hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Gợi ý trả lời: 1. Giống nhau
a. Quy mô và vai trò: - Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước cả về diện tích và sản lượng, cung cấp những sản phẩm cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực cho cả nước.
- Có mức độ tập trung đất đai tương đối cao. Các khu vực trồng cây công nghiệp tập trung trên quy mô lớn, thuận lợi cho việc sản xuất hàng hóa.
b. Hướng chuyên môn hóa: - Đều có hướng chuyên môn hóa là cây công nghiệp lâu năm.
- Đều đạt hiệu quả cao với hướng chuyên môn hóa này.
c. Điều kiện phát triển: - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Đất đỏ ba dan màu mỡ. Địa hình tương đối bằng phẳng với những mặt bằng khá rộng, thuận lợi để xây dựng các vùng chuyên canh có quy mô lớn.
+ Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, có sự phân hóa thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa khô thuận lợi cho phơi sấy và bảo quản sản phẩm. Tuy nhiên, khó khăn lớn về khí hậu của cả 2 vùng là mùa khô kéo dài và sâu sắc gây tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.
+ Nguồn nước khá phong phú với các hệ thống sông khá lớn (có giá trị về thủy lợi) và nguồn nước ngầm. Tuy nhiên, thủy chế phân hóa theo mùa, sự hạ thấp mực nước ngầm vào mùa khô gây khó khăn cho công tác thủy lợi.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: + Ngay từ thời Pháp thuộc đã hình thành các đồn điền cao su và cà phê, nên có sự tích tụ cơ sở vật chất
kĩ thuật và tích lũy kinh nghiệm sản xuất.
+ Dân cư có nhiều kinh nghiệm trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp.
+ Đã hình thành hệ thống giao thông, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc trồng, chế biến và tiêu thụ
sản phẩm cây công nghiệp.
+ Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước.
+ Thu hút được các dự án đầu tư nước ngoài vào việc phát triển cây công nghiệp.
2. Khác nhau: a. Quy mô
- Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước.
- Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai cả nước.
b. Hướng chuyên môn hóa: - Đông Nam Bộ: cây công nghiệp lâu năm và hàng năm, trong đó cao su là cây công nghiệp quan trọng nhất, cà phê đứng thứ hai (sau Tây Nguyên), là vùng chuyên canh điều lớn nhất. Ngoài ra còn có các cây công nghiệp hàng năm: lạc, mía, đậu tương, bông, thuốc lá...
- Tây Nguyên: ưu thế là cây công nghiệp lâu năm, trong đó cà phê là cây công nghiệp quan trọng nhất. Ngoài ra còn có cao su, chè...
c. Điều kiện phát triển
- Địa hình: + Đông Nam Bộ: là vùng đồi lượn sóng, khá bằng phẳng, chưa bị chia cắt mạnh bởi dòng chảy sông ngòi, độ cao phổ biến dưới 200m.
+ Tây Nguyên: gồm các cao nguyên xếp tầng, độ cao trung bình 500 - 600m, bề mặt khá phẳng với diện tích lớn, thuận lợi để xây dựng các vùng chuyên canh có diện tích lớn hơn ở Đông Nam Bộ.
- Đất đai: + Đông Nam Bộ: đất đỏ ba dan, đất xám phù sa cổ, thích hợp phát triển cả cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm (cao su, điều, lạc, mía...).
+ Tây Nguyên: đất đỏ ba dan màu mỡ với diện tích lớn nhất nước, thích hợp phát triển cây công nghiệp lâu năm.
- Khí hậu: + Đông Nam Bộ: khí hậu không phân hóa theo độ cao nên chỉ trồng các cây công nghiệp nhiệt đới. Mùa khô không sâu sắc như ở Tây Nguyên.
+ Tây Nguyên: khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, nên có thể trồng cả cây công nghiệp cận nhiệt (chè...) bên cạnh cây công nghiệp nhiệt đới. Mùa khô rất sâu sắc.
- Nguồn nước: + Đông Nam Bộ: có điều kiện thủy lợi tốt hơn Tây Nguyên.
+ Tây Nguyên: vào mùa khô mực nước ngầm hạ xuống rất thấp nên việc giải quyết nước tưới khó khăn và tốn kém.
- Dân cư - lao động: + Đông Nam Bộ: Là vùng nhập cư lớn thứ hai cả nước. Dân số đông với mật độ dân số cao 500 người/km2 . Nguồn lao động dồi dào và có đội ngũ lao động lành nghề trong trồng và chế biến sản phẩm câycông nghiệp, người lao động nhanh nhạy với cơ chế thị trường.
+ Tây Nguyên:⇫ Là vùng nhập cư lớn nhất cả nước. Dân cư thưa thớt (mật độ dân số 89 người/km2). Trình độ dân cư và lao động còn thấp, thiếu lao động có kĩ thuật về trồng và chế biến cây công nghiệp.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật và kết cấu hạ tầng:
+ Đông Nam Bộ có cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ sản xuất cây công nghiệp tốt nhất nước ta và được tích lũy qua nhiều thập niên: Có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến. Mạng lưới giao thông thuận tiện, có các cảng biển phục vụ xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp. Hệ thống thủy lợi được xây dựng nhằm phục vụ cho việc tiêu nước vào mùa mưa và giải quyết nước tưới vào mùa khô....
+ Tây Nguyên: cơ sở hạ tầng - kĩ thuật nghèo nàn và yếu kém nhất cả nước, xa các cảng và trung tâm công nghiệp lớn.
- Vốn đầu tư:+ Đông Nam Bộ: là vùng thu hút vốn đầu tư mạnh nhất cả nước, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài.
+ Tây Nguyên: việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế.
Câu hỏi 7: So sánh thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp giữa Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ. Kể tên các nhà máy thủy điện lớn đang hoạt động trong mỗi vùng.
Gợi ý trả lời: 1. So sánh thế mạnh về tự nhiên
a. Giống nhau- Đều có những loại khoáng sản với trữ lượng lớn, hoặc có giá trị kinh tế cao.
- Đều có tiềm năng lớn về thủy điện (do sông ngòi miền núi dốc, lắm thác ghềnh) đã và đang được khai thác mạnh.
b. Khác nhau: - Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Giàu có về khoáng sản để phát triển công nghiệp:
Khoáng sản năng lượng: nổi bật nhất là than. Vùng than Quảng Ninh (trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn) là vùng than lớn nhất nước ta (chiếm 90% trữ lượng than cả nước). Ngoài ra còn có một số mỏ than khác quy mô nhỏ hơn ở Na Dương (Lạng Sơn), Làng Cẩm (Thái Nguyên)...
Khoáng sản kim loại đen và kim loại màu: sắt (Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang), thiếc (Cao Bằng, Tuyên Quang), chì - kẽm(Bắc Kạn), đồng - vàng (Lào Cai), đồng - niken (Sơn La)
Khoáng sản phi kim loại: apatit (Lào Cai), các nguồn nước khoáng ở Kim Bôi(Hòa Bình), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Quang Hanh (Quảng Ninh)..., khoáng sản vật liệu xây dựng (sét xi măng, đá vôi...) phân bố rộng khắp.
+ Vùng có tiềm năng rất lớn về thủy điện:
Tiềm năng thủy điện lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước. Hệ thống sông Hồng có tổng trữ năng thủy điện khoảng 11 nghìn MW (chiếm 37% tổng trữ năng thủy điện cả nước). Riêng sông Đà là gần 6 nghìn MW.
Tiềm năng thủy điện đang được khai thác mạnh: các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Thác Bà và tương lai là các nhà máy Na Dương, Sơn La.
+ Nguồn lợi lớn về hải sản: Vùng biển Quảng Ninh giàu có về hải sản; đang phát triển mạnh mẽ đánh bắt hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản. Do vậy vùng có khả năng phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ biển.
- Tây Nguyên:
+ Nghèo tài nguyên khoáng sản, chỉ có bô xít với trữ lượng lớn (hàng tỉ tấn) nhưng đang ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác.
+ Tiềm năng lớn về thủy điện (chỉ sau vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ), đã và đang được khai thác (nhà máy thủy điện Yaly và một số nhà máy thủy điện khác).
+ Diện tích rừng lớn nhất cả nước, được mệnh danh là “kho vàng xanh” của nước ta. Tây Nguyên chiếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước, cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.
2. Các nhà máy thủy điện lớn: - Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Nhà máy thủy điện Hòa Bình, trên sông Đà, công suất 1920 MW.
+ Nhà máy thủy điện Thác Bà, trên sông Chảy, công suất 110 MW.
+ Nhà máy thủy điện Tuyên Quang, trên sông Gâm, công suất 342 MW.
- Tây Nguyên:
+ Nhà máy thủy điện Yaly, trên sông Xê Xan, công suất 700 MW.
+ Nhà máy thủy điện Đa Nhim, trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai), công suất 160 MW.
Câu hỏi 8: So sánh hai vùng chuyên canh cây công nghiệp: Đông Nam Bộ với Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Gợi ý trả lời: 1. Giống nhau
a. Quy mô
- Đều là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta.
- Mức độ tập trung hóa tương đối cao. Các khu vực trồng cây công nghiệp ở hai vùng khá tập trung trên quy mô rộng lớn, hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn phục vụ nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
- Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp được hình thành từ lâu (dưới thời Pháp thuộc đã có các đồn điền cà phê, chè, cao su...).
b. Hướng chuyên môn hóa
Đều chuyên môn hóa cây công nghiệp, trước hết là cây công nghiệp lâu năm. Bên cạnh đó, cây công nghiệp hàng năm cũng khá phổ biến.
c. Điều kiện phát triển
- Có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi (đất, khí hậu, nguồn nước...) để phát triển cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm.
- Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm trồng và chế biến các sản phẩm cây công nghiệp.
- Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn.
- Đã hình thành hệ thống giao thông, thủy lợi và cơ sở công nghiệp chế biến phục vụ cho việc trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp.
- Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước thông qua các chủ trương chính sách về phát triển cây công nghiệp, về đầu tư, xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến.
- Thu hút được các dự án đầu tư nước ngoài vào việc phát triển cây công nghiệp.
2. Khác nhau :a. Quy mô
- Đông Nam Bộ tuy là vùng có diện tích tự nhiên nhỏ nhưng là vùng chuyên canh cây công nghiệp trọng điểm số 1 của cả nước.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích tự nhiên lớn nhất nước ta, nhưng là vùng trọng điểm cây công nghiệp đứng thứ 3 (sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên).
- Đông Nam Bộ có mức độ tập trung hóa rất cao. Trung du và miền núi Bắc Bộ có mức độ tập trung hóa thấp, sản xuất phân tán hơn.
b. Hướng chuyên môn hóa
- Đông Nam Bộ chủ yếu là các cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, các cây ưa nhiệt khá điển hình (cao su, cà phê, điều, mía...).
- Trung du và miền núi Bắc Bộ lại chủ yếu là các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt như: chè, trẩu, sở, các cây đặc sản như hồi...
c. Điều kiện phát triển
- Địa hình:
+ Đông Nam Bộ: đồi lượn sóng với bề mặt tương đối rộng và phẳng, do vậy có điều kiện xây dựng các vùng chuyên canh có quy mô lớn.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: đồi, núi thấp và trung bình, bị chia cắt mạnh, gây khó khăn cho việc tập trung hóa sản xuất, quy mô các vùng chuyên canh không lớn.
- Đất trồng:
+ Đông Nam Bộ chủ yếu là đất đỏ badan màu mỡ; đất xám phù sa cổ tuy bạc màu nhưng có khả năng thoát nước tốt.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá vôi và đá phiến.
- Khí hậu:
+ Đông Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, không có sự phân hóa theo độ cao nên phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới như cao su, cà phê, ca cao, mía, lạc...
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao, đó là thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở...)
+ Khó khăn của Đông Nam Bộ là thiếu nước về mùa khô; của Trung du và miền núi Bắc Bộ là sương muối và sương giá về mùa đông.
- Nguồn nước: Nguồn nước mặt và nước ngầm của Trung du và miền núi Bắc Bộ phong phú hơn của Đông Nam Bộ.
- Dân cư và nguồn lao động:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có mật độ dân số thấp (119 người/ km2- 2006), người dân có kinh nghiệm trồng và chế biến chè, trình độ dân trí còn thấp, nguồn lao động chất lượng thấp.
+ Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao hơn nhiều (500 người/ km2), người dân có nhiều kinh nghiệm trồng và chế biến cao su, điều, cà phê...; nguồn lao động lành nghề, năng động với cơ chế thị trường.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật và kết cấu hạ tầng:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có cơ sở hạ tầng yếu kém, cơ sở công nghiệp chế biến nhỏ bé.
+ Đông Nam Bộ có cơ sở hạ tầng phát triển (hệ thống quốc lộ, cảng biển phục vụ xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp phát triển mạnh), tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến.
- Vốn đầu tư:
+ Đông Nam Bộ là vùng thu hút vốn đầu tư mạnh nhất cả nước, nhất là vốn đầu tư nước ngoài (chiếm hơn 50% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam).
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế so với Đông Nam Bộ.
Câu hỏi 9: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc là ba vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày lớn nhất nước ta. Hãy so sánh ba vùng chuyên canh này.
Gợi ý trả lời: Sự giống nhau.
a. Về quy mô.
- Cả ba vùng đều là các vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc loại lớn nhất nước ta.
- Mức độ tập trung hoá đất đai tương đối cao. Các khu vực trồng cao su (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên), cà phê (Tây Nguyên), chè (Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên) khá tập trung trên một quy mô rộng lớn. Điều đó rất thuận lợi cho việc tạo ra một vùng sản xuất hàng hoá lớn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Ngoài ra, cả ba vùng chuyên canh đều được hình thành từ lâu. Dưới thời Pháp thuộc ở đây đã có các đồn điền trồng cao su, cà phê, chè.
b. Về hướng chuyên môn hoá.
- Hướng chuyên môn hoá của cả 3 vùng đều là cây công nghiệp dài ngày.
- Đạt hiệu quả kinh tế cao với hướng chuyên môn hoá này.
c. Về điều kiện để phát triển.
- Cả ba vùng đều có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển cây công nghiệp dài ngày, trong đó phải kể đến các thế mạnh về đất đai, khí hậu.
- Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm trồng và chế chế biến sản phẩm của cây công nghiệp dài ngày.
- Được sự quan tâm của Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách về phát triển cây công nghiệp, về đầu tư, xây dựng các cơ sở chế biến..
Sự khác nhau.
Vùng
Về vị trí và vai trò của từng vùng.
Về hướng chuyên môn hoá.
Về điều kiện để phát triển
Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp số một của nước ta, với mức độ tập trung hoá rất cao, có hiệu quả kinh tế lớn
Chủ yếu là cao su
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
-Địa hình chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, tương đối bằng phẳng.
Khí hậu: Có 2 mùa (khô, mưa) trong năm.
mật độ dân số ở mức trung bình so với cả nước
Về trình độ phát triển, Đông Nam Bộ thuộc loại đứng đầu cả nước.
Về các điều kiện khác (Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ việc trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày), Đông Nam Bộ có nhiều ưu thế hơn so với hai vùng còn lại. 
Tây Nguyên
Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 sau Đông Nam Bộ, mức độ tập trung hoá cao với một số sản phẩm nổi tiếng ở trong nước và quốc tế.
Cà phê, chè, cao su.
-Địa hình cao nguyên xếp tầng với những mặt bằng tương đối rộng lớn.
-Đất badan thích hợp với cây công nghiệp
Khí hậu: sự phân hoá 2 mùa ở Tây Nguyên sâu sắc hơn. Khó khăn lớn nhất của Tây Nguyên là thiếu nước trầm trọng trong mùa khô.
Nguồn lao động ở Tây Nguyên thiếu và vì vậy, đây là một trong những vùng nhập cư lớn của cả nước.
trình độ phát triển thuộc loại kém nhất trong 3 vùng. 
Trung du và miền núi phía Bắc
Trung du và miền núi phía Bắc là vùng chuyên canh cây công nghiệp đứng hàng thứ 3 sau 2 vùng trên với mức độ tập trung hoá thấp hơn.
Chủ yếu là chè
-Địa hình trung du và miền núi bị chia cắt.
Sự khác nhau về địa hình, trong chừng mực nhất định, ảnh hưởng đến mức độ tập trung hoá và hướng chuyên môn hoá (độ cao địa hình).
-Đất feralit.
-Khí hậu có một mùa đông lạnh, cộng với độ cao của địa hình nên có điều kiện để phát triển cây cận nhiệt (chè).
trung du miền núi phía Bắc mật độ dân số thấp hơn ĐNB
Trình độ phát triển còn kém 
Câu hỏi 10. Trung du - miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn. Em hãy cho biết:
1. Tại sao hai vùng này lại có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn và thế mạnh đó được thể hiện như thế nào.
2. Sự khác nhau trong cơ cấu đàn gia súc lớn của hai vùng và giải thích tại sao lại có sự khác nhau đó.
Gợi ý trả lời
1. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc
- Có các đồng cỏ tự nhiên : Mộc Châu, Đơn Dương, Đức Trọng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an bdhsg Dia li 9_12221981.doc