Giáo án các môn Tuần 25 - Buổi chiều - Lớp 5

TOÁN: KIỂM TRA

Họ và tên :.

PHẦN 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :

Câu 1 : Một lớp học có 18 nữ và 12 nam . Tìm tỉ số phầm trăm số học sinh nữ và học sinh cả lớp.

A. 18 % B. 30 % C. 40 % D. 60%

Câu2 : Biết 25 % của một số là 10. Hỏi số đó bằng bao nhiêu ?

A. 10 B. 20 C.30 D. 40

Câu 3 : Hình lập phương A có cạnh gấp 4 lần cạnh hình lập B. Diện tích xung quanh của hình A gấp diện tích xung quanh của hình B là :

 A ) 4 lần B ) 8 lần C) 16 lần D) 64 lần

Câu 4 : 18,5 m3 = dm3

Câu 5 : Chu vi hình tròn bán kính 5 cm là :

A . 15,7 cm B. 31,4 cm C. 78,5 cm3 D. 78,5 cm

 

doc 10 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1017Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn Tuần 25 - Buổi chiều - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán: kiểm tra
Họ và tên :..............................................
Phần 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
Câu 1 : Một lớp học có 18 nữ và 12 nam . Tìm tỉ số phầm trăm số học sinh nữ và học sinh cả lớp.
A. 18 %	 B. 30 % 	 C. 40 % 	D. 60%
Câu2 : Biết 25 % của một số là 10. Hỏi số đó bằng bao nhiêu ?
A. 10	B. 20 	 	 C.30 	 D. 40
Câu 3 : Hình lập phương A có cạnh gấp 4 lần cạnh hình lập B. Diện tích xung quanh của hình A gấp diện tích xung quanh của hình B là : 
	A ) 4 lần B ) 8 lần C) 16 lần D) 64 lần 
Câu 4 : 18,5 m3 =  dm3 
Câu 5 : Chu vi hình tròn bán kính 5 cm là : 
A . 15,7 cm	 B. 31,4 cm 	C. 78,5 cm3 	D. 78,5 cm 
Phần 2 
Câu 1 : Đặt tính rồi tính 
 24,75 x 0,25 10,6 : 4,24
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
Bài 2 : Một căn phòng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 9 m, chiều rộng 5m, chiều cao 3,8 m. Người ta sơn trần nhà và bốn mặt phía trong phòng học, mỗi mét vuông hết 15 000 đồng tiền sơn. Biết diện tích các cửa là 18m2 , hỏi sơn căn phòng đó hết tất cả bao nhiêu tiền ?
Bài giải
..
..
..
..
..
.
Thực hành tiếng việt : 
 ôn tập về tả đồ vật
I/ Mục tiêu : Giúp hs :
 1/ Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật .
 2/Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
II/ Đồ dùng dạy học.
GV: - Tranh ảnh một số vật dụng. Bảng phụ ghi đề bài.
 - Giấy khổ to bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học.
HĐ1(1’): Giới thiệu bài.GV nêu mục tiêu bài học
 HĐ2(35): Thực hành.
 Bài 1 : - GV treo bảng phụ ghi đề bài.
 - 1,2 HS đọc yêu cầu bài tập.
 - HS nêu đề bài lựa chọn miêu tả.
 - 1 HS đọc gợi ý 1. 
 - HS làm bài cá nhân.
 - 5 HS (K-G) làm vào giấy khổ to ( 5 HS có lựa chọn theo 5 đề khác nhau). 
 - GV quan tâm , giúp đỡ HS yếu.
 - HS làm vào giấy khổ to dán lên bảng trình bày.
 - HS,GV nhận xét bổ sung để có dàn ý chi tiết đầy đủ . HS rút kinh nghiệm sửa dàn ý của mình.
 Bài 2 : SGK.
 - 1HS đọc yêu cầu bài 2, lớp theo dõi đọc thầm.
 - 1HS đọc gợi ý 2.
 - HS lần lượt trình bày dàn ý về bài văn của mình trong nhóm.
 - Gọi HS lần lượt trình bày dàn ý của mình trước lớp.
HĐ3(4’)
 - GV nhận xét tiết học. 
 Thực hành Toán 
 bảng đơn vị đo thời gian
I/ Mục tiêu : Củng cố các kiến thức : 
-Tên gọi kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian thông dụng.
- Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào .
- Đổ đơn vị đo thời gian ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.
II/ Đồ dùng dạy học:
HS Vở BT Toán lớp 5 tập 2 .
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1(1’) GTB: GV nêu mục tiêu của tiết học
HĐ2 (37’): Thực hành.
 BT1 : VBT
- Yêu cầu 1HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi
- HS làm bài cá nhân, trình bày miệng trước lớp
- HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng
 KL: Ôn tập về thế kỉ, nhắc lại các sự kiện lịch sử.
Bài 2: VBT
- Yêu cầu 1HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi.
- HS làm bài cá nhân, 2 HS làm vào bảng phụ. (GV quan tâm HS lúng túng ).
- HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
 KL:Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị thời gian.
Bài 3: VBT
- Yêu cầu 1HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi.
- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm và giải thích cách làm. (GV quan tâm HS lúng túng).
- HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
 KL:Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị thời gian.
HĐ3(2')
 - GV cùng HS hệ thống kiến thức toàn bài.
.
Lịch sử :
Ôn tập
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Ôn tập kiến thức đã học trong ba bài : ĐườngTrường Sơn,Sấm sét đêm giao thừa và Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.
II. đồ dùng dạy học :
III. Các hoạt động dạy học :
HĐ1 (1’) GTB: GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2 (37’) Ôn tập 
- GV chia nhóm mỗi nhóm 2 câu, HS thảo luận theo nhóm 4 
Câu 1 : Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì ?
Câu 2 : Đường Trường Sơn được xây dựng vào thời gian nào ? 
Câu 3 : Đường Trương Sơn còn có tên gọi nào khác ?
Câu 4 : đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam ?
Câu 5 : Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 diễn ra ở đâu ?
Câu 6 : Đâu là trọng điểm của cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968? 
Câu 7 : Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968có tác động nhơ thế nào tới cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta ở miền Nam ?
Câu 8 : Nêu ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.
Câu 9 : Em hãy cho biết tại sao Mĩ tiến hành ném bom đánh phá nhằm huỷ diệt Hà Nội và các vùng lân cận ở miền Bắc vào cuối năm 1972 ?
Câu 10 : 12 ngày đêm cuối năm 1972, Mĩ ném bom đánh phá Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào ? 
Câu 11: Vì sao ngày 30 -12-1972, tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc ?
Câu 12: Tại sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắclà “điện Biên Phủ trên không”?
Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Tổ chức lớp nhận xét, bổ sung.
GV ghi điểm cho các nhóm 
HĐ3(2’)
GV nhận xét giờ học.
Thực hành TV (TLV)
kể chuyện (kiểm tra viết)
I/ Mụctiêu :
 HS viết được một bài văn kể chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện đủ3 phần : mở bài, thân bài, kết bài rõ ý, dùng từ đặt câu đúng, lời văn tự nhiên 
II/ Đồ dùng dạy học
III/ Các hoạt động dạy học
HĐ1 (1’)Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
HĐ2(5p): Hướng dẫn HS làm bài 
Đề bài :Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời của một nhân vật trong câu chuyện đó.
HĐ3(30p): HS làm bài
GV theo dõi
HĐ4(4p)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.
thực hành Toán 
 cộng số đo thời gian
I/ Mục tiêu : Giúp HS :
- Củng cố cách thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học:
- HS : Vở bài tập toán lớp 5 tập 2
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1(3’) Bài cũ : Gọi 2 HS nhắc lại cách đổi đơn vị đo thời gian.
HĐ2(1’)/ Bài mới: Giới thiệu bài.
 HĐ3(32’)Thực hành.
Bài 1: VBT
- 1HS đọc yêu cầu bài 1. cả lớp theo dõi.
- HS làm việc cá nhân, 3 HS lên bảng làm (GV quan tâm HS yếu)
- HS và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
 GV đàm thoại củng cố kĩ năng cộng số đo thời gian.
Bài 2 : Củng cố cách đặt tính và thực hiện số đo thời gian.
- 1HS đọc yêu cầu bài 1. cả lớp theo dõi.
- HS làm việc cá nhân, 2 HS làm bài vào bảng nhóm (GV quan tâm HS yếu)
- Tổ chức trình bày kết quả.
- HS và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
 GV đàm thoại củng cố kĩ năng cộng số đo thời gian.
Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán (VBT)
- 1HS đọc yêu cầu bài 2. cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm việc cá nhân, 1HS làm bài vào bảng nhóm (GV quan tâm HS yếu)
- HS và GV nhận xét.
 GV đàm thoại củng cố kĩ năng giải toán có liên quan đến cộng số đo thời gian.
HĐ4 (4’) - GV cùng HS hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài tiết sau.
Thực hành TV(Ltv c)
liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ
I/ Mục tiêu : Giúp HS Củng cố :
1/HS hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
2/ Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó
II/ Đồ dùng dạy học
HS: Vở BT Tiếng Việt Lớp 5 tập 2
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1(1’) Giới thiệu bài:(dùng lời)
HĐ2(10’): Phần nhận xét
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập . 
- HS làm bài tập cá nhân vào vở BT
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung chốt lời giải đúng: 
- HS yếu và TB nhắc lại
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập . 
- HS làm bài tập cá nhân , nêu miệng trước lớp.(GV quan tâm HS yếu)
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận: Việc thay thế những từ ngữ ta dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở 2 đoạn văn trên được gọi là phép thay thế từ ngữ. ( HS yếu và TB nhắc lại.)
HĐ3(26’): Luyện tập
Bài tập 1:SGK
- Yêu cầu HS đọc nội dung của bài tập, Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài độc lập , nêu miệng trớc lớp (GV quan tâm HS yếu).
- Cả lớp và GV nhận nhận xét kết luận lời giải đúng: Từ anh thay cho Hai Long; Cụm từ Ngời liên lạc thay cho ngời đặt hộp thư ; ....
- HS yếu nhắc lại lời giải đúng. 
 GVKL: Rèn kĩ năng nhận biết các từ ngữ thay thế.
Bài tập 2: VBT
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập, cả lớp theo dõi.
- HS làm bài cá nhân , 2 HS lên bảng làm (GV quan tâm HS yếu).
- HS và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng: Nàng thay cho Vợ An Tiêm.
- Gọi HS yếu và TB đọc lại đoạn văn đã thay thế.
 GVKL: Rèn kĩ năng sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu
HĐ4(3’)- GV cùng HS hệ thống kiến thức toàn bài.
- GV nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 25-2012 dung.doc