Giáo án Công nghệ 7 - Võ Trọng Hoài

 Học kì I

 Phần I TRỒNG TRỌT

 Chương I Đại cương về trồng trọt

Tiết 1: Bài 1,2 Vai trò ,nhiệm vụ của trồng trọt . Khái niệm về Đất trồng và thành phần của đất trồng .

Tiết 2: Bài 3 : Một số tính chất chính của đất trồng .

Tiết 3 : Bài 6 : Biện pháp sở dụng , cải tạo và bảo vệ đất .

Tiết 4: Bài 7 : Tác dụng của phân bón trong trồng trọt .

Tiết 5 : Bài 8 :Thực hành : Nhận biết một số loại phân hóa học thông thường .

Tiết 6: Bài 9 :Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường .

Tiết 7: Bài 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng .

Tiết 8: Bài 11: Sản xuất và bảo quản giống cây trồng .

Tiết 9: Bài 12: Sâu , bệnh hại cây trồng .

Tiết 10: Bài 13: Phòng trừ su ,bệnh hại .

Tiết 11: Kiểm tra 1 tiết

Chương II: Quytrình sảnxuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt .

Tiết 12: Bài 15,16: Làm đất và bón phân lót . Gieo giống cây nông nghiệp .

Tiết 13: Bài 17,18 : Thực hành :Xử lí hạt giống bằng nước ấm . Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống .

Tiết 14: Bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng .

Tiết 15 : Bài 20 : Thu hoạch , bảo quản và chế biến nông sản .

Tiết 16: Bài 21: Luân canh ,xen canh , tăng vụ.

 Phần II : LÂM NGHIỆP

Chương I : Kĩ thuật gieo trồng và chăm sóc cây rừng:

Tiết 17: Bài 22: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng.

Tiết 18: Bài 23: Làm đất gieo ươm cây rừng .

Tiết 19: Bài 24: Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng .

Tiết 20: Bài 25: Thực hành : Gieo hạt và cấy cây vào bầu đất .

Tiết 21: Bài 26,27: Trồng cây rừng . Chăm sóc rừng sau khi trồng.

Chương II: Khai thác và bảo vệ rừng :

Tiết 22: Bài 28: Khai thác rừng .

Tiết 23 Bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng .

 Phần III : CHĂN NUÔI

Chương I : Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi :

Tiết 24: Bài 30,31 : Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi .Giống vật nuôi .

Tiết 25: Bài 32 : Sự sinh trưởng và phát triển vật nuôi .

Tiết 26: Ơn tập.

Tiết 27: Kiểm tra học kỳ I .

Tiết 28: Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi .

Tiết 29: Bài 34: Nhân giống vật nuôi .

Tiết 30: Bài 35: Thực hành : Nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều .

Tiết 31: Bài 36: Thực hành : Nhận biết và chọn một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều .

Tiết 32: Bài 37: Thức ăn vật nuôi .

Tiết 33 : Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi .

Tiết 34: Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi .

Tiết 35: Bài40 : Sản xuất thức ăn cho vật nuôi

Tiết 36: Bài 41,42 : Thực hành : Chế biến thức ăn họ đậu bằng nhiệt . Chế biến thức ăn giàu Glu xit bằng men .

Tiết 37: Bài 43: Thực hành: Đánh giá chất lượng thức ăn vật nuôi chế biến bằng phương pháp vi sinh vật.

Tiết 38: On tập.

Tiết 39: Kiểm tra 1 tiết.

 Chương II : Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi :

Tiết 40: Bài 44: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi .

Tiết 41: Bài 45: Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi .

Tiết 42: Bài 46,47 : Phòng ntrị bệnh thông thường cho vật nuôi . Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi .

Tiết 43: Bài 48 : Thực hành : Nhận biết một số loại vắc xin phòng bệnh cho gia cầm và phương pháp sử dụng vắc xin Niu cat xơn phòng bệnh cho gà .

 Phần IV : THỦY SẢN

 Chương I : Đại cương về kĩ thuật nuôi thủy sản :

Tiết 44: Bài 49: Vai trò ,nhiệm vụ của nuôi thủy sản .

Tiết 45: Bài 50: Môi trường nuôi thủy sản .

Tiết 46: Bài 51: Thực hành : xác định nhiệt độ ,độ trong và độ PH của nước nuôi thủy sản .

Tiết 47: Bài 52: Thức ăn của động vật thủy sản.

 Chương II : Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản:

 Tiết 48: Bài 54: Chăm sóc ,quản lí và phòng trị bệnh cho động vật nuôi thủy sản (tôm ,cá) .

Tiết 49: Bài 55: Thu hoạch , bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản .

Tiết 50: Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản .

Tiết 51: On tập .

Tiết 52: Kiểm tra học kì II

 

doc 132 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2534Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Võ Trọng Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùc: 
- Năm 1 và năm 2 mỗi năm chăm sóc 2-3 lần. Năm 3 và năm 4 mỗi năm chăm sóc 1-2 lần.
V/ Những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng:
-Làm rào bảo vệ.
-Phát quang.
-Làm cỏ.
-Xới đất, vun gốc.
-Bón phân, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh.
-Tỉa và dặm cây
5’
Hoạt động 6: Củng cố. 
- Cho đọc ghi nhớ và em có biết.
 -Ở địa phương em, người ta trồng rừng vào thời vụ nào? Hãy liên hệ thực tế? 
em hãy cho biếtkích thước hố và kĩ thuật đào hố? 
-Trồng rừng bằng cây con ở cây có bầu và cây không bầu tuân theo quy trình nào? 
-Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc rạch bầu?
Hs: - Thời vụ trồng rừng thay đổi theo vùng khí hậu khác nhau .
- Các tỉnh miền bắc mùa trồng rừng là mùa xuân còn các tỉnh miền trung và nam là đầu mùa mưa.
* Kích thước hố:
-Chiều dài từ 30-40cm.
-Chiều dài từ 30x40 cm.
-Chiều sâu từ 30x40cm.
* Kĩ thuật đào hố: 
-Vạc cỏ và đào hố, lớp đất màu để riêng bên miệng hố.
-Lớp đất màu để riêng, khi lấp đất cho lớp đất màu đã trộn phân xuống trước.
- Cuốc thêm đất ,đập nhỏ, nhặt sạch cỏ rồi lấp đầy hố .
* Trồng cây con có bầu:
- Gồm có 6 bước :
+Tạo lỗ trong hố có độ sâu hơn chiều dài của rễ. 
+ Rạch vỏ bầu .
+ Đặt bầu vào trong hố.
+ Lấp và nén đất lần một , lấp vànén đất lần hai .
+ Vun gốc.
*Trồng cây con có rễ trần : 
- Gồm có 5 bước: 
+ Tạo lỗ trong hố đất .
+ Đặt cây vào trong lỗ hố.
+ lấp đất kín gốc cây .
+ nén đất .
+ Vun gốc .
* Trồng cây rừng bằng hạt :
- Dùng hạt trồng trực tiếp xuống hố.
4/ Dặn dò: (1’) - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK, xem trước và chuẩn bị bài mới.
IV/	Rút kinh nghiệm, bổ sung:
..
 ******************* 
Ngày soạn: 01/ 12/ 2009	
Tiết: 22 	 Tuần : 14
Chương 2:	KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG
Bài 28:	KHAI THÁC RỪNG 	
I/ Mục tiêu bài dạy:
1/Kiến thức:Học sinh nắm được: Các loại khai thác rừng, điều kiện khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam , phục hồi rừng sau khai thác.
2/ Kĩ năng: Quan sát tranh, phân tích, so sánh, khái quát hoá và thảo luận nhóm, liên hệ thực tế. Phát triển tư duy kinh tế và tư duy kĩ thuật.
3/ Thái độ: Có ý thức học tập tốt, giáo dục sức khoẻ , môi trường, dân số. 
II/Chuẩn bị của thầy và trò:
1/ Thầy: H, giáo án và các phương tiện dạy học.
2/ Trò : Đọc trước bài ở nhà và các phương tiện dạy học.
III/Hoạt động dạy học :
1/ Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số .
 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) -Hãy trình bày thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng?Chăm sóc rừng sau khi trồng gồm những công việc nào?
 - Tác dụng của công việc đó đối với cây trồng?
Đáp án: -Sau khi trồng rừng từ 1-3 tháng phải tiến hành chăm sóc và chăm sóc liên tục trong 4 năm. Năm 1-2 mỗi năm chăm sóc 2-3 lần , năm 3-4 mỗi năm chăm sóc 1-2 lần . 
 - Những công việc chăm sóc rừng gồm : Làm rào bảo vệ , phát quang, làm cỏ , xới đất ,vun gốc , bón phân ,phun thuốc phòng trừ sâu bệnh , tỉa và dặm cây.
 - Tác dụng đối với cây trồng là tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển .
3/ Giảngbài mới: (1’’) -Muốn rừng luôn duy trì để bảo vệ môi trường , bảo vệ sản xuất cung cấp sản phẩm lâm sản cho con người ta phải khai thác như thế nào để không bị cạn kiệt tài nguyên rừng thì bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem . 
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
12’
10’
10’
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS:
-Đọc * SGK, quan sát H SGK.
Thảo luận các câu hỏi:
1. Người ta bảo khai thác rừng là vào rừng chặt gỗ lấy lâm sản cần thiết về dùng đúng hay sai ?
2. Như thế nào là khai thác rừng ? có những cách khai thác rừng nào?
3. Em hãy trình bày đặc điềm của khai thác trắng, khai thác dần, khai thác chọn ?
4. Ưu điểm và nhược điểm của từng cách khai thác ?
5. Khai thác rừng nhưng không trồng rừng ngay có tác hại gì?
GV nhận xét à HS kết luận.
GV giảng giải:
GV giáo dục:
- Môi trường, dân số..
 Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS:
-Đọc * SGK.
-Quan sát H SGK.
Thảo luận các câu hỏi:
1.Khai thác rừng ở Việt Nam hiện nay phải tuân theo những nguyên tắc nào?
2. Các điều kiện khai thácnhằm mục đích gì ?
GV nhận xét à HS kết luận.
Hoạt đông3:
1. Để phục hồi lại rừng, theo các em ta phải làm gì ? 
2. Biện pháp để phục hồi rừng được áp dụng như thế nào ?
3. Ở địa phương em có tiến hành trồng rừng và bảo vệ rừng không ?
GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận à nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét à HS kết luận.
GV giảng giải:
GV giáo dục:
-Sức khoẻ
Hoạt động 1:
*HS- đọc * SGK
 -Liên hệ thực tế.
*Thảo luận các câu hỏiđại diện nhóm trả lời à nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+Đúng nhưng chưa đủ vì còn phải duy trì rừng để rừng phục hồi lại 
+ Khai thác rừng là thu hoạch lâm sản nhưng đồng thời đảm bảo đều kiện phục hồi rừng .
+ Khai thác trắng , khai thác chọn , khai thác dần.
+Học sinh trả lời :
+ làm cho diện tích rừng bị thu hẹp , gây sói mòn
HS kết luậnà ghi vở 
HS: Nghe và gh inhớ.
 Hoạt động 2:
*HS- đọc * SGK
 -Liên hệ thực tế.
*Thảo luận các câu hỏi trả lời:
+ Chỉ được phép khai thác chọn không được phép khai thác trắng vì diện tích rừng ngày càng thu hẹp .
HS kết luậnà ghi vở.
HS - Nghe.
 -Ghi nhớ.
Hoạt động 3:
+ Chúng ta phải trồng lại rừng , thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên để rừng tự phục hồi .
+Biện pháp :chăm sóc, phát dọn cây cỏ hoang dại , dặm câyhay gieo hạt vào chỗ cây bị chết ..
+ Có trồng rừng 
HS kết luậnà ghi vở.
HS – Nghe.
 -Ghi nhớ.
I/Các loại khai thác rừng:
- Khai thác rừng : là thu hoạch lâm sản nhưng đồng thời đảm bảo điều kiện phục hồi rừng . 
-Khai thác trắng: là chặt toàn bộ cây trong 1 lần khai thác sau đó trồng lại rừng .
-Khai thác dần: Chặt toàn bộ cây trong 3- 4 lần khai thác trong 5-10 năm để tận dụng tái sinh tự nhiên .
-Khai thác chọn:Chọn chặt cây già, có phẩm chất và sức sống kém, giữ lại cây còn non , cây gỗ tốt và có sức sống mạnh.
II/ Điều kiện khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam:
-Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng.
-Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế chỉ được phép chặt cây cao to.
-Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ của khu rừng khai thác .
III/ Phục hồi rừng sau khai thác:
1/Rừng đã khai thác trắng : 
-Trồng rừng để phục hồi lại rừng,trồng xen cây công nghiệp với cây rừng.
2/Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn: 
-Thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi. 
+Chăm sóc cây gieo giống.
+Phát dọn cây cỏ hoang dại.
+Dặm cây hay gieo hạt vào nơi cây bị chết.
5’
Hoạt động 4: Củng cố: 
- Cho đọc ghi nhớ và em có biết.
-Rừng khai thác theo những kiểu nào?Nội dung các công việc khai thác?
- Khai thác rừng ở Việt Nam hiện nay phải tuân theo những nguyên tắc nào? 
 -Để phục hồi lại rừng, theo các em ta nên dùng các phương pháp nào?
Hs: - Khai thác rừng : là thu hoạch lâm sản nhưng đồng thời đảm bảo điều kiện phục hồi rừng . 
-Khai thác trắng: là chặt toàn bộ cây trong 1 lần khai thác sau đó trồng lại rừng .
-Khai thác dần: Chặt toàn bộ cây trong 3- 4 lần khai thác trong 5-10 năm để tận dụng tái sinh tự nhiên .
-Khai thác chọn:Chọn chặt cây già, có phẩm chất và sức sống kém, giữ lại cây còn non , cây gỗ tốt và có sức sống mạnh.
* Điều kiện khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam:
-Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng.
-Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế chỉ được phép chặt cây cao to.
-Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ của khu rừng khai thác .
*Phục hồi rừng sau khai thác:
+ Rừng đã khai thác trắng : 
-Trồng rừng để phục hồi lại rừng,trồng xen cây công nghiệp với cây rừng.
+ Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn: 
-Thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi. 
+Chăm sóc cây gieo giống.
+Phát dọn cây cỏ hoang dại.
+Dặm cây hay gieo hạt vào nơi cây bị chết.
4/ Dặn dò: (1’) Học bài, trả lời các câu hỏi SGK, xem trước và chuẩn bị bài mới.
IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung:
 ****************
Ngày soạn: 07/12/2009	
Tiết : 23	 Tuần : 15
Bài 29:	 BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG	
I/ Mục tiêu bài dạy:
 1/ Kiến thức: Học sinh nắm được:
Ý nghĩa của rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi và phục hồi rừng.
Giải thích mục đích ,biện pháp bảo vệ rừng ,mục đích, đối tượng và biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng, nêu được mối quan hệ giữa bảo vệ và nuôi dưỡng rừng
2/ Kĩ năng: - Quan sát tranh, phân tích, so sánh, khái quát hoá và thảo luận nhóm, liên hệ thực tế. Phát triển tư duy kinh tế và tư duy kĩ thuật.
3/ Thái độ: -Có ý thức học tập tốt, giáo dục sức khoẻ , môi trường, dân số. 
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
1/ Thầy: H, giáo án và các phương tiện dạy học.
2/ Trò : Đọc trước bài ở nhà và các phương tiện dạy học.
III/ Hoạt động dạy học :
1/ Ổn định lớp (1’) Kiểm tra sĩ số .
 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5’) Em hãy cho biết các loại khai thác rừng ?
 - Điều kiện để khai thác rừng ở nước ta hiện nay là gì ?
 Đáp án : - Khai thác rừng là thu hoạch lâm sản nhưng đồng thời đảm bảo điều kiện phục hồi rừng .
Các loại khai thác rừng là : khai thác trắng ,khai thác dần , khai thác chọn 
Điều kiện khai thác rừng ở nước ta là chỉ được phép khai thác chọn không được phép khai thác trắng .
3/ Giảng bài mới: (1’) Giới thiệu bài: – Các hoạt động của con người là nguyên nhân làm cho diện tích rừng bị giảm nhanh về số lượng và chất lượng khi rừng bị tàn phá đã ảnh hưởng đến môi trường sống gây ra thiên tai hạn hán ,lũ lục để khắc phục được những hậu quả đó thì chúng ta phải bảo vệ và trồng rừng . Vậy bảo vệ như thế nào bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem.
- Tiến trình bài dạy:
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
7’
10’
15’
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS:
-Đọc * SGK.
-Quan sát H SGK.
Thảo luận các câu hỏi:
1. Em hãy cho biết tình hình rừng nước ta hiện nay như thế nào ?
2. Khi rừng bị tàn phá thì có ảnh hưởng gì tới môi trường và đời sống con người ?
3.Rừng có ý nghĩa gì đối với môi trường và con người?
4.Em hãy phân tích những lợi ích đó?
GV nhận xét à HS kết luận.
GV giáo dục:
- Môi trường, dân số..
Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS:
-Đọc * SGK.
-Quan sát H SGK.
Thảo luận các câu hỏi:
1. Hãy trình bày mục đích và biện pháp bảo vệ rừng?
2.Để bảo vệ tài nguyên rừng thì cần có những điều kiện gì?
3. Hãy trình bày mục đích và biện pháp bảo vệ rừng?
GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận à nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét à HS kết luận.
GV giáo dục:
-Sức khoẻ.
-Giáo dục môi trường.
Hoạt động 3:
GV yêu cầu HS:
-Đọc * SGK.
-Quan sát H SGK.
Thảo luận các câu hỏi:
1- Mục đích của việc khoanh nuôi phục hồi rừng là gì ?
2- Theo em thì đối tượng nào được chọn để khoanh nuôi phục hồi rừng ?
3-Ở địa phương em có tiến hành khoanh nuôi rừng không?
4- Để phục hồi rừng cần có những biện pháp gì ?
GV nhận xét à HS kết luận.
GV giáo dục:
-Sức khoẻ.
-Giáo dục môi trường.
Hoạt động 1:
*HS- đọc * SGK
 -Liên hệ thực tế.
*Thảo luận các câu hỏi:
+ Bị tàn phá nghiêm trọng diện tích rừng bị thu hẹp .
+ Gây ra hạn hán , lũ lục, gây ra sói mòn ..
+ Động vật không có nơi ở và trú ngụ .
+ Có ý nghĩa sinh tồn đối với cuộc sống và sản xuất của nhân dân.
HS kết luậnà ghi vở 
HS - Nghe.
 -Ghi nhớ.
Hoạt động 2:
*HS- đọc * SGK
 -Liên hệ thực tế.
*Thảo luận các câu hỏi:
*Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận à nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Giữ gìn tài nguyên rừng , thực vật và động vật ,đất
+ tạo điều kiện cho rừng phát triển .
- Tiến hành bảo vệ và tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia phòng chống cháy rừng cấm chặt phá ..
HS kết luậnà ghi vở 
HS - Nghe.
 -Ghi nhớ.
Hoạt động 3:
*HS- đọc * SGK
 -Liên hệ thực tế.
*Thảo luận các câu hỏi:
+ Tạo điều kiện thuận lợi để cho những nơi mất rừng ,đã khai thác phục hồi lại .
+Đất lâm nghiệp đã bị mất rừng nhưng còn có khả năng phục hồi lại như nương rẫy bỏ hoang , đồng cỏ , cây bụi xen cây gỗ .
+ Tiến hành bảo vệ chăm sóc , trồng lại rừng đã bị chặt phá.
HS kết luậnà ghi vở 
HS - Nghe.
 -Ghi nhớ.
I/ Ý nghĩa của rừng:
-Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước.
-Là 1 bộ phận của môi trường sinh thái.
-Có giá trị to lớn đối với đời sống con người và xã hội do đó cần phải có biện pháp bảo vệ rừng hiện có và phục hồi lại rừng đã mất .
II/Bảo vệ rừng:
1.Mục đích:
-Giữ gìn tài nguyên: thực vật, động vật và đất rừng hiện có.
-Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển tốt cho sản phẩm cao và tốt nhất.
2.Biện pháp:
-Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, mua bán động, thực vật rừng.
- Chính quyền địa phương phải có kế hoạch: định canh, định cư, phòng chống cháy rừng và chăn nuôi gia súc
-Cá nhân hay tập thể khi khai thác phải có giấy phép.
- Tuyên truyền cho mọi người cùng nhau bảo vệ rừng .
III/Khoanh nuôi và phục hồi rừng:
1.Mục đích: 
- Tạo điều kiện thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng cao.
2.Đối tượng khoanh nuôi:
-Đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng còn khả năng phục hồi thành rừng như 
nương rẫy bỏ hoang còn tính chất rừng , đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ .
3.Biện pháp:
-Bảo vệ: cấm chăn thả gia súc, chống chặt phá, phòng chống cháy rừng
-Chăm sóc: Tỉa, dặm cây, phát quan dây leo, bụi rậm
-Trồng bổ sung cây rừng.
5’
Hoạt động 4: Củng cố.
 - Cho đọc ghi nhớ và em có biết.
 -Rừng có ý nghĩa gì đối với môi trường và con người?
- Em hãy phân tích những lợi ích đó?Hãy trình bày mục đích và biện pháp bảo vệ rừng? 
- Hãy trình bày mục đích và biện pháp khoanh nuôi rừng?
Hs: -Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước.
-Là 1 bộ phận của môi trường sinh thái.
-Có giá trị to lớn đối với đời sống con người và xã hội do đó cần phải có biện pháp bảo vệ rừng hiện có và phục hồi lại rừng đã mất .
*Bảo vệ rừng:
1.Mục đích:
-Giữ gìn tài nguyên: thực vật, động vật và đất rừng hiện có.
-Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển tốt cho sản phẩm cao và tốt nhất.
2.Biện pháp:
-Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, mua bán động, thực vật rừng.
- Chính quyền địa phương phải có kế hoạch: định canh, định cư, phòng chống cháy rừng và chăn nuôi gia súc
-Cá nhân hay tập thể khi khai thác phải có giấy phép.
- Tuyên truyền cho mọi người cùng nhau bảo vệ rừng .
*Mục đích: 
- Tạo điều kiện thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng cac .
4/ Dặn dò: (1’) Học bài, trả lời các câu hỏi SGK, xem trước và chuẩn bị bài mới.
IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 *****************
Ngày soạn:14/12/2009	
Tiết : 24	 Tuần : 16
Phần III : CHĂN NUÔI
Chương I : ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI 
Bài : 30 và 31 VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI	 GIỐNG VẬT NUÔI 
I/ Mục tiêu bài dạy:
 1/ Kiến thức:Học sinh nắm được:
 - Vai trò của chăn nuôi và nhiệm vụ của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân và kinh tế địa phương .
 - Trình bày được một số nhiệm vụ phát triển chăn nuôi của nước ta trong thời gian tới .
 - giống vật nuôi là gì? phân loại, điều kiện công nhận và vai trò của giống vật nuôi.
2/ Kĩ năng: - Quan sát tranh, phân tích, so sánh, khái quát hoá và thảo luận nhóm, liên hệ thực tế. Phát triển tư duy kinh tế và tư duy kĩ thuật.
3/ Thái độ: - Có ý thức học tập tốt, giáo dục sức khoẻ , môi trường, dân số. 
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
1/ Thầy: H, giáo án và các phương tiện dạy học, nghiên cứu tài liệu có liên quan .
2/ Trò : Đọc trước bài ở nhà và các phương tiện dạy học.
III/ Hoạt động dạy học :
1/ Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sỉ số .
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) Em hãy nêu mục đích của bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta? Biện pháp bảo vệ rừng ?
Đáp án : - Mục đích bảo vệ rừng là giữ gìn tài nguyên thực vật,động vật,đất rừng hiện có.
Tạo điều kiện thuận lợi cho rừng phát triển và cho sản phẩm có chất lượng cao .
- Mục đích khoanh nuôi rừng là tạo điều kiện thuận lợi để những nơi rừng đã mất phục hồi lại và phát triển thành rừng có sản lượng cao .
- Biện pháp bảo vệ rừng nghiêm cấm chặc phá rừng , khai thác rừng bừa bãi, kinh doanh rừng ,đất rừng , tuyên truyền cho mọi người cùng nhau bảo vệ rừng .
3/ Giảng bài mới: (1’) 
*Giới thiệu bài: - Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính của nông nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt luôn hổ trợ cho nhau phát triển . Phát triển chăn nuôi toàn diện trên cơ sở đẩy mạnh chăn nuôi trồng trọt và gia đình để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu .Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu .
*Tiến trình dạy học :
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
7’
10’
8’
7’
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS:
-Đọc * SGK.
-Quan sát H SGK.
Thảo luận các câu hỏi:
1. Chăn nuôi có vai trò gì?
2. Hãy liên hệ thực tế địa phương lấy ví dụ về vai trò của chăn nuôi.
3. Chăn nuôi cung cấp những gì cho đời sống?
4. Làm thế nào để môi trường không bị ô nhiểm vì phân của vật nuôi ?
5. Em hãy kể tên những đồ dùng được làm từ sản phẩm của chăn nuôi ?
GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận à nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét à HS kết luận.
GV giáo dục:
- Môi trường, dân số..
Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS:
-Đọc * SGK.
-Quan sát H SGK.
Thảo luận các câu hỏi:
1. Ở nước ta có những loại vật nuôi nào ? hãy kể tên một số loại vật nuôi có ở địa phương em ?
2. Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta là gì ? 
- Em hiểu thế nào là sản phẩm chăn nuôi sạch ?
3. Biết nhiệm vụ của chăn nuôi, em có suy nghĩ gì?
4. Ở địa phương em có cán bộ thú y , kỹ sư giúp đỡ về kĩ thuật chăn nuôi cho gia đình không ?
GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận à nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét à HS kết luận.
GV giáo dục:
-Sức khoẻ
Hoạt động 3:
GV yêu cầu HS:
-Đọc * SGK.
-Quan sát H SGK.
Thảo luận các câu hỏi:
1.Muốn chăn nuôi tốt trước hết ta cần làm gì ? 
- Giống vật nuôi là gì?
- Để nhận biết vật nuôi của một giống thì chúng ta cần chú ý tới đặc điểm nào ?
2. Giống vật nuôi được chia làm những loại nào?
- Ở địa phương em có những loại giống vật nuôi nào ?
3. Điều kiện nào để công nhận giống vật nuôi?
GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận à nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét à HS kết luận.
GV giảng giải:
Hoạt động :4
 - Cho học sinh đọc thông tin sách giáo khoa ,thảo luận trả lời . 
-Giống vật nuôi có ảnh hưởng như thế nào đến năng suất chăn nuôi ?
-Giống vật nuôi có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi ? 
GV nhận xét à HS kết luận.
GV giáo dục:
-Sức khoẻ
Hoạt động 1:
*HS- đọc * SGK
 -Liên hệ thực tế.
*Thảo luận các câu hỏitrả lời :
+ Có vai trò lớn trong nền kinh tế 
+ Cung cấp các loại thực phẩm như thịt, trứng , sức kéo, phân bón ,nguyên liệu cho ngành công nghiệp ..
+ Cần sử lí đúng kĩ thuật các chất thải như xây dựng hầm biôga để tránh ô nhiểm môi trường ..
+Như giày, dép, cặp sách..
HS kết luậnà ghi vở 
HS - Nghe.
 -Ghi nhớ.
Hoạt động 2:
*HS- đọc * SGK
 -Liên hệ thực tế.
*Thảo luận các câu hỏitrả lời:
+ Nước ta có những loại vật nuôi như trâu ,bò, dê , cừu , ngựa ..và các loại gia cầm như gà vịt .
+ Nhiệm vụ là phát triển toàn diện ngành chăn nuôi , đẩy mạnh chuyển giao tiế

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Công nghệ 7 - Võ Trọng Hoài - Trường TH THCS Vĩnh Hòa.doc