BÀI 2. LỰA CHỌN TRANG PHỤC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: HS biết được khái niệm trang phục, các loại trang phục, chức năng của trang phục cách lựa chọn trang phục
2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình
3. Thái độ: Có ý thức trong việc lựa chọn trang phục
II. CHUẨN BỊ
-Gv: xem SGK, SGV, tham khảo tài liệu có liên quan
-Hs: xem bài trước 2 ở nhà
Ngày soạn:10/8/2015 Tuần: Tiết: BÀI 2. LỰA CHỌN TRANG PHỤC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: HS biết được khái niệm trang phục, các loại trang phục, chức năng của trang phục cách lựa chọn trang phục 2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình 3. Thái độ: Có ý thức trong việc lựa chọn trang phục II. CHUẨN BỊ -Gv: xem SGK,ø SGV, tham khảo tài liệu có liên quan -Hs: xem bài trước 2 ở nhà III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ -Nguồn gốc và tính chất của vải sợi thiên nhiên? -Vì sao vải sợi pha được sử dụng phổ biến trong may mặc? -Làm thế nào để phân biệt vải sợi thiên nhiên và hóa học? 3. Hoạt động dạy học Giới thiệu bài mới: Mặc là một trong những thiết yếu của con người. Cần phải biết cách lựa chọn vải may mặc để có được trang phục đẹp, hợp thời trang và tiết kiệm. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động1: Tìm hiểu khái niệm trang phục, một số loại trang phục, chức năng của trang phục GV yêu cầu HS xem SGK, từ đó nêu khái niệm về trang phục -Trang phục nào là quan trọng nhất? GV: thời đại nguyên thủy “áo quần “ chỉ là những mảnh vỏ cây, lá ghép lại hoặc là tấm da thú khoác lên người một cách vụng về, đơn sơ cùng với sự phát triển của xã hội loài người, phát triển khoa học và công nghệ, áo quần ngày càng đa dạng, phong phú để phục vụ cho nhu cầu may mặc của con người -Xem SGK, trả lời. -Quần áo. I. Trang phục và chức năng của trang phục 1. Trang phục Trang phục bao gồm các loại áo quần, giày, mũ, tất, khăn quàng... Hoạt động 2: Các loại trang phục và chức năng - GV hướng dẫn HS quan sát hình 1.4 SGK nêu tên từng loại trang phục trong hình 1.4 a,b,c - GV hướng dẫn HS mô tả trang phục trong hình và gợi ý cho HS kể tên và mô tả trang phục khác - Yêu cầu HS mô tả trang phục ngành nấu ăn GV: tùy đặc điểm hoạt động của từng ngành nghề mà trang phục lao động được may bằng chất liệu vải màu sắc và kiểu may khác nhau. -Em hãy nêu ví dụ về chức năng bảo vệ cơ thể của trang phục? -Người ở vùng xích đạo mặc như thế nào? -Người ở vùng địa cực mặc như thế nào? - Ngày nay áo quần và các vật đi kèm rất đa dạng phong phú mỗi người cần biết cách lựa chọn trang phục phù hợp để làm đẹp cho mình. - GV đặt vấn đề và tổ chức cho hs thảo luận về cái đẹp trong may mặc dựa vào gợi ý trong SGK GV: mặc áo, quần phù hợp với dóc dáng, lứa tuổi, nghề nghiệp của bản thân, phù hợp với công việc và hoàn cảnh sống đồng thời phải biết cách cư xử khéo léo, thông minh a) Trang phục trẻ em b) Trang phục thể thao c) Trang phục lao động - Trang phục trẻ em màu sắc tươi sáng, rực rỡ. - Trang phục lao động màu tím than HS trả lời -HS thảo luận và trả lời -HS khác bổ sung 2. Các loại trang phục Có nhiều cách phân loại trang phục: - Theo thời tiết: trang phục mùa lạnh và mùa nóng - Theo công dụng: trang phục mặc lót, trang phục hàng ngày, lễ hội, bảo hộ lao động - Theo lứa tuổi: trang phục trẻ em. Người đứng tuổi - Theo giới tính 3. Chức năng của trang phục a. Bảo vệ cơ thể tránh những tác hại của môi trường b. Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động mặc áo quần đẹp phải phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi, nghề ngiệp và hoàn cảnh sống đồng thời biết cách ứng xử khéo léo, thông minh Hoạt động 3: Tìm hiểu cách lựa chọn trang phục -GV đặt vấn đề sự đa dạng của vóc dáng cơ thể, cần phải lựa chọn vải và kiểu may cho phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi nhằm che khuất khuyết điểm và tôn vẻ đẹp của mình. -GV gọi HS đọc bảng và SGK ảnh hưởng của vải đến vóc dáng người mặc -Yêu cầu HS quan sát hình 1.6 -Yêu cầu HS xem bảng 3 SGK -Từ những kiến thức đã học, HS điền: 1.7. + Người cân đối thích hợp với nhiều loại trang phục, cần chú ý phù hợp với lứa tuổi. + Người cao, gầy: chọn sao đỡ cao, gầy mà béo ra ví dụ: vải màu sáng, hoa to, vải thô, xốp, kiểu tay bồng. + Người thấp, bé: mặc vải màu sáng, may vừa người tạo dáng cân đối, béo ra. + Người béo, lùn: vải trơn, màu tối hoặc hoa nhỏ, vải kẻ sọc, kiểu may có đường nét dọc -Mỗi lứa tuổi có nhu cầu, điều kiện sinh hoạt, làm việc, vui chơi và đặc điểm tính cách khác nhiều nên việc lựa chọn vải may mặc khác nhiều -Vì sao cần phải chọn vải may mặc và hàng may phù hợp lứa tuổi? -GV gợi ý trả lời: + Loại vải + Màu sắc + Kiểu may + Hoa văn -Theo 3 lứa tuổi: trẻ sơ sinh đến mẫu giáo: thanh thiếu niên người đứng tuổi -GV gợi ý HS quan sát hình 1.8 và nêu nhận xét về sự đồng bộ của trang phục (áo quần, mũ, giầy, tất) -Nhắc lại những vật đi kèm? (tạo nên sư đồng bộ của trang phục ) -HS đọc bảng 2 SGK -Nhận xét ví dụ ở hình 1.5SGK -Nhận xét về ảnh hưởng của kiểu may đến vóc dáng -HS xem bảng 3 từ đó nhận xét hình 1.6 về ảnh hưởng của kiểu may đến vóc dáng người mặc -HS điền –nêu ý kiến về hình 1.7 + Người cân đối. + Người cao gầy . + Người thấp, bé. + Người béo, lùn - HS ghi vào vở bài tập -HS trả lời -HS trả lời theo hiểu biết và gợi ý của GV -HS trả lời. -Nêu tính chất của việc chọn vật dụng II. Lựa chọn trang phục 1. Chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng chơ thể a. Lựa chọn vải màu sắc, hoa văn, chất liệu của vải làm cho người mặc có vẻ gầy đi hoặc béo lên, duyên dáng hoặc kém hấp dẫn b.Lựa chọn kiểu may đường nét chung của thân áo, kiểu tay, kiểu cổ áo cũng làm cho người mặc có vẻ gầy đi béo lên. 2. Chọn vải, kiểu may phù hợp với lứa tuổi -Mỗi lứa tuổi có sự lựa chọn vải may khác nhau. -Trẻ từ sơ sinh đến mẫu giáo: chọn loại vải mềm, dễ thấm mồ hôi, màu sắc tươi sáng, kiểu may đơn giản, rộng để dễ sử dụng -Thanh thiếu niên: thích hợp với nhiều loại vải và kiểu may, cần chú ý thời điểm sử dụng để mặc phù hợp -Người đứng tuổi: màu sắc, hoa văn, kiểu may, trang nhã, lịch sự 3. Sự đồng bộ của trang phục Cùng với việc lựa chọn vải, kiểu may cần chọn một số vật dụng khác: mũ, giày, tất. Phù hợp, hài hòa về màu sắc, hình dáng với áo quần tạo nên sự đồng bộ của trang phục. 4. Củng cố - HS đọc phần ghi nhớ - Nêu câu hỏi để củng cố bài - HS đọc: có thể em chưa biết - Gợi ý trả lời câu hỏi khó ở cuối bài 5. Dặn dò -Học bài -Chuẩn bị bài 3. Thực hành - Lựa chọn trang phục
Tài liệu đính kèm: