Giáo án Đại số 6 - Trường THCS DTNT Sơn Tây - Tiết 61, 62

§11. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DÂU

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Hiểu qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, đặc biệt dấu của tích hai số nguyên âm.

2. Kĩ năng:

 Biết vận dụng qui tắc dấu để tính tích các số nguyên, biết cách đổi dấu của tích.

 3. Thái độ:

 Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong tính toán, học tập nghiêm túc, tích cực.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- GV: Giáo án, bảng phụ, phấn màu, thước, máy tính bỏ túi.

- HS: Chuẩn bị bảng nhóm và bút viết, máy tính bỏ túi.

III. Tiến trình dạy học:

 

doc 7 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 893Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 6 - Trường THCS DTNT Sơn Tây - Tiết 61, 62", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 	 	 Ngày soạn : 02/01/2015
Tiết 61 	 Ngày giảng: 06/01/2015
§11. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DÂU
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
Hiểu qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, đặc biệt dấu của tích hai số nguyên âm. 
2. Kĩ năng: 
	Biết vận dụng qui tắc dấu để tính tích các số nguyên, biết cách đổi dấu của tích.
 3. Thái độ: 
	Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong tính toán, học tập nghiêm túc, tích cực.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Giáo án, bảng phụ, phấn màu, thước, máy tính bỏ túi. 
- HS: Chuẩn bị bảng nhóm và bút viết, máy tính bỏ túi.
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 (8 phút): Kiểm tra bài cũ
GV: Câu hỏi:
 Nêu qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu ?
 Áp dụng: Chữa bài 76/89 sgk (bảng phụ) 
GV: Nhận xét, cho điểm
HS: Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai GTTĐ rồi đặt dấu “-“ trước kết quả	 
x
5
- 18
18
40
y
- 7
10
- 10
- 25
x. y
- 35
- 180
- 18
- 1000
Hoạt động 3 (6 phút): Nhân hai số nguyên dương
GV. Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số nào?
GV. Cho hs làm ?1
GV. Vậy khi nhân 2 số nguyên dương thì tích là một số thế nào?
HS. Nhân 2 số tự nhiên ¹ 0
HS. a/ 12. 3 = 36
 b/ 5. 120 = 600
HS. Tích 2 số nguyên dương là 1 số nguyên dương. 
HS. Đọc ?2
1) Nhân hai số nguyên dương
Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số tự nhiên ¹ 0
Hoạt động 4 (16 phút) : Nhân hai số nguyên âm
GV. Cho học sinh làm ?2
GV. Viết lên bảng cho hs nêu
3. (- 4) = ?
2. (- 4) = ?
1. (- 4) = ?
0. (- 4) = ?
Dự đoán :(- 1) . (- 4) = ? (- 2) . (- 4) = ?
GV. Trong 4 tích này, ta giữ nguyên thừa số (- 4) còn thừa số thứ nhất giảm dần 1 đơn vị, em thấy các tích như thế nào ?
GV: Theo qui luật đó,em hãy dự đoán kết quả hai tích cuối. 
GV. Vậy muốn nhân hai số nguyên âm ta làm thế nào ?
GV. Nêu ví dụ: 
(- 4) . (- 25) = 4. 25 ;
(- 12) . (- 10) = ?
GV. Có nhận gì về tích hai số nguyên âm ?
GV. Cho hs làm ?3: 
Tính: 5. 17; (- 15) . (- 6) 
GV. Chốt: Tích 2 số nguyên cùng dấu mang dấu gì?
HS. Điền kết quả 4 dòng đầu : 3. (- 4) = - 12
2. (- 4) = - 8
1. (- 4) = - 4
0. (- 4) = 0
HS. Các tích tăng dần 4 đơn vị hoặc giảm (- 4) đơn vị. 
HS. (- 1) . (- 4) = 4
 (- 2) . (- 4) = 8 
HS. Muốn nhân hai số nguyên âm ta nhân hai GTTĐ của chúng. 
HS. (- 12) . (- 10) = +120
HS. Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương. 
HS. 5. 17 = 85
 (- 15) . (- 6) = 90
HS. Tích 2 số nguyên cùng dấu là một số dương. 
2) Nhân hai số nguyên âm
Qui tắc :
Muốn nhân hai số nguyên âm ta nhân hai GTTĐ của chúng. 
Ví dụ:
(- 4) . (- 25) = 100
(- 12) . (- 10) = +120
Nhận xét:
Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương. 
Hoạt động 5 (8 phút) : Kết luận
GV. Cho hs trả lời bài 7/91 sgk
a/(+3) . (+9) ; b/(- 3) . 7
c/13. (- 5); 
d/(- 150) . (- 4) 
e/(+7) . (- 5) 
GV. Cho hs nhận xét sửa sai
GV. Hãy rút ra kết luận :
+Nhân một số nguyên với số 0 ?
+Nhân hai số nguyên cùng dấu?
+Nhân hai số nguyên khác dấu?
GV. Cho hs họat động nhóm làm bài tập 79 /91 sgk
GV. Đại diện nhóm nhận xét, sửa sai
GV. Từ đó hãy rút ra nhận xét?
HS. Nêu kết quả :
HS. Nhận xét 
HS. Nhân một số nguyên với 0 kết quả bằng 0
a. b = |a|. |b|
a. b = - |a| . |b|
HS. Hoạt động nhóm, kết quả :27. (- 5) = - 135
Þ ((+27) . (+5) = +135
(- 27) . (+5) = - 135
(+5) . (- 27) = - 135
HS. Rút ra phần chú ý sgk
3) Kết luận:
a . 0 = 0. a = 0
Nếu a,b cùng dấu thì a. b = |a|. |b|
Nếu a. b khác dấu thì a. b = - |a| . |b|
Chú ý:
 *Cùng dấu à +
 Khác dấu à - 
* a. b = 0àhoặc a = 0
 hoặc b = 0
* Đổi dấu 1 thừa số của tíchà tích đổi dấu. 
* Đổi dấu 2 thừa số của tích à tích không đổi. 
Hoạt động 6 (5 phút) : Củng cố
GV. Nêu qui tắc nhân hai số nguyên ?
GV. Cho hs trả lời ?4
GV. Nếu 2x = 0 thì x = ?
GV. Cho hs nêu kết quả bài82sgk
HS. Nêu 2 trường hợp : cùng dấu, khác dấu
HS. a/ b: số nguyên dương
 b/ b: số nguyên âm . 
HS. x = 0 vì 2 0
HS. Trả lời
Bài 82 sgk
a) (- 7) . (- 5) = 35 > 0
b) (- 15) . 5 = - 75 < (- 5) . (- 2) 
c) (+19) . (+6) = 114 < (- 17) . (- 10) = 170
Hoạt động 7 (1 phút) : Hướng dẫn về nhà
Về nhà làm các bài tập 81;83;84 sgk; bài 120- 125 sbt.
Xem trước bài tính chất của phép nhân
Tuần 21 	 	 Ngày soạn : 02/01/2015
Tiết 62 	 Ngày giảng: 06/01/2015
§12. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
HS hiểu được các tính chất cơ bản của phép nhân: Giao hoán, kết hợp, nhân với 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên. 
2. Kĩ năng: 
Bước đầu có ý thức vận dụng các tính chất của phép nhân để tính nhanh giá trị của biểu thức.
Tính đúng tích của hai số nguyên. Làm được các bài tập đơn giản. 
3. Thái độ: 
Cẩn thận, chính xác khi thực hiện phép tính.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Giáo án, bảng phụ, phấn màu, thước.
- HS: Chuẩn bị bảng nhóm và bút viết.
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 (5 phút): Kiểm tra bài cũ
GV: Nêu qui tắc nhân hai số nguyên
Áp dụng:
Tính : (- 16) . 12 ; 12. (-16) 
 (-7) . (-8) ; (-8) . (-7) 
Phép nhân các số tự nhiên có những tính chất gì ? Nêu dạng tổng quát
GV: Nhận xét, cho điểm
HS: Nêu quy tắc	
 (-16) . 12 = - 192 ; 12. (-16) = - 192	
 (-7) . (-8) = 56 ; (- 8) . (-7) = 56	
a. b = b . a ; 
(a.b) . c = a . (b.c) ; 
a . 1 = 1 . a = a	 
a. (b + c) = ab + ac
Hoạt động 3 (5 phút) : Tính chất giáo hoán
GV. Từ kết quả bài tập trên so sánh (-16) . 12 và 12. (-16) 
(-7) . (-8) và (-8) . (- 7) 
GV. Rút ra nhận xét ?
HS. (-16) . 12 = 12. (-16) 
(-7) . (-8) = (-8) . (-7) 
HS. Nếu đổi chổ các thừa số thì tích không thay đổi. 
1) Tính chất giao hoán:
a.b = b.a
Hoạt động 4 (15 phút): Tính chất kết hợp
GV. Tính và so sánh:
[9. (- 5) ]. 2
9. [(- 5) . 2]
GV. Tương tự trong N:
 (a. b) . c =?
GV. Cho hs làm bài tập 90 sgk
Thực hiện phép tính(gợi ý: Dựa vào tính chất nào để tính) 
15. (- 2) . (-5) . (- 6) 
4. 7. (- 11) . (- 2) 
GV. Ghi đề bài tập 93a) sgk
Gợi ý:Để tính nhanh ta sử dụng tính chất nào ?
GV. Cho 1 hs lên bảng trình bày, cả lớp làm vào vở nháp
GV. Vậy để tính nhanh tích của nhiều số ta có thể làm thế nào?
GV. Nếu có tích nhiều thừa số bằng nhau ví dụ 2. 2. 2 ta có thể viết gọn như thế nào ?
GV:Tương tự hãy viết dưới dạng luỹ thừa:
(-2) . (-2) . (- 2) 
GV:Nêu chú ý sgk. Trong bài tập 93a có mấy thừa số âm ? Kết quả tích mang dấu gì ?
GV: Còn (-2) . (-2) . (- 2) trong tích này có mấy thừa số âm ? Kết quả tích mang dấu gì ?
GV:Cho hs trả lời ?1 ; ?2 
- Luỹ thừa bậc chẵn của một số nguyên âm là số như thế 
nào ? Ví dụ:(-3) 4 = ?
- Luỹ thừa bậc lẻ của một số nguyên âm là một số như thế nào ? 
Ví dụ:(- 4) 3 = 
HS . Làm vào vở nháp
[9. (-5) ]. 2 = (-45) . 2 
= - 90
9. [(-5) . 2]= 9. (-10)
 = - 90
Þ [9.(-5)]. 2 = 9. [(-5). 2]
HS. (a. b) . c = a. (b. c) 
HS. Hai hs lên bảng làm bài :
a) 15. (- 2) . (-5) . (-6) 
= (-30) . (+30) = - 900
b) 4. 7. (- 11) . (- 2) 
= 28 . 22 = 616
HS. Tính chất giao hoán và kết hợp
HS: Thực hiện
[(-4) . (-25) ]. [125. (-8) ]. (-6) 
= 100. (-1000) . 48 
= -4800000
HS. Ta có thể dựa vào tính chất giao hoán và kết hợp để thay đổi vị trí các thừa số, đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách hợp lý. 
HS. Ta có thể viết gọn dưới dạng luỹ thừa:
2. 2. 2 = 23
HS. (-2) . (-2) . (-2) 
= (-2) 3
HS. Tích có 4 thừa số nguyên âm. Kết quả tích mang dấu dương. 
HS. Trong tích có 3 thừa số âm. Kết quả tích mang dấu âm. 
HS. Luỹ thừa bậc chẵn của một số nguyên âm là một số nguyên dương 
(- 3) 4 = 81
- Luỹ thừa bậc lẻ của một số nguyên âm là một số nguyên âm 
(-4) 3 = - 64
2) Tính chất kết hợp:
(a. b) . c = a. (b. c) 
Ví dụ:
[9. (-5) ]. 2 = 9. [(- 5) . 2]
= - 90
Chú ý: (SGK) 
Nhận xét:
a/Tích chứa một số chẵn thừa số âmàdấu “+”. 
b/Tích chứa một số lẻ thừa số âmàdấu “- “
Hoạt động 5 (4 phút) : Nhân với 1
GV. Tính (-5) . 1 = ? 
 1. (-5) = ?
 Vậy nhân một số nguyên với 1 kết quả như thế nào?a. 1 = ?
GV. Nhân một số nguyên a với (-1) kết quả ?
GV. Cho hs trả lời ?4
 HS. (- 5) . 1 = - 5;
 1. (-5) = - 5
Nhân một số nguyên a với 1 kết quả bằng a: 
a. 1 =1 . a = a
HS. Nhân một số nguyên a với (-1) kết quả bằng
 (- a) 
HS. Bình đúng vì 
(-2) 2=22= 4
3) Nhân với 1
a. 1 = 1 . a = a
Hoạt động 6 (8 phút ): Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
GV. Muốn nhân một số với một tổng ta làm thế nào ?
Gv : Nhắc lại tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tập N ?
GV : Trong Z có tính chất phân phối giống như trong N . Hãy phát biểu tính chất đó ? 
GV. Công thức tổng quát?
GV. Nếu a. (b- c) thì sao ?
GV. Cho hs làm bài tập ?5
Dưới hình thức nhóm
 a/(- 8) . (5+3) 
 b/(- 3+3) . (- 5) 
HS. Muốn nhân một số với một tổng ta nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại. 
HS : Nhắc lại. 
HS :Phát biểu. 
a. (b+c) = ab + ac
 a. (b – c) = a. [b + (- c) ]
= ab + a . (- c) = ab – ac
HS. Từng nhóm nêu kết quả 
a/ C1: (- 8) . (5+3) = - 8 . 8 
= - 64
C2: (- 8) . (5+3)
 =- 8 .5 +(- 8) . 3
 =-40 +(-24) = - 64
b/ C1 : (-3+3).(-5) = 0. (-5) 
= 0
C2: (-3+3).(-5) =
 (-3).(- 5) +3. (- 5) 
 = 15+(- 15) = 0
Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
Cho a ; b ; c 
Hoạt động 7 (5 phút) : Củng cố
GV. Phép nhân trong Z có những tính chất gì ?
GV. Treo bảng phụ củng cố : Tích nhiều số mang dấu dương khi nào ? Mang dấu âm khi nào? Và = 0 khi nào ?
GV. Tính nhanh:Bài 93b) 
(- 98) . (1- 246) - 246. 98
= (- 98) . 1+98. 246- 246. 98 =?
GV. Khi thực hiện ta đã áp dụng tính chất nào ?
HS. Phép nhân trong Z có 3 tính chất giao hoán, kết hợp, nhân với 1. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
HS. Tích nhiều số mang dấu dương nếu thừa số âm là chẵn,mang dấu âm nếu thừa số âm là lẻ,bằng 0 khi trong tích có thừa số bằng 0. 
HS. (-98) . (1-246) - 246. 98
= (- 98) . 1+98. 246- 246. 98 =- 98
HS. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
Hoạt động 8 (2 phút) : Hướng dẫn về nhà
Làm các bài tập 91 ; 92 ;94 sgk 95 134 ; 137 ; 139 ; 141 ; /71 ; 72 SBT
Chuẩn bị tiết sau luyện tập , cần nắm chắc các tính chất đã học

Tài liệu đính kèm:

  • docSH 61.62.doc