Giáo án Đại số 8 - Tiết 15, 16: Chia đơn thức cho đơn thức

I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức

- HS hiểu được khái niệm : đa thức A chia hết cho đa thức B.

- HS nắm vững quy tắc chia đơn thức cho đơn thức và khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B

 2) Kỹ năng

- HS thực hiện thành thạo phép chia đơn thức cho đơn thức

- HS thấy được mối liên hệ giữa chia 2 đơn thức và chia 2 luỹ thừa cùng cơ số

3) Thái độ

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;

- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác;

4) Tư duy

- Rèn luyện khả năng quan sát, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;

- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác;

- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo;

 

doc 13 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 714Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 8 - Tiết 15, 16: Chia đơn thức cho đơn thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
KHỐI LỚP: 8 - Môn: Đại số
Tiết theo PPCT: 15
Trường: Đoàn Thị Điểm
CHIA ĐƠN THỨC CHO ĐƠN THỨC 
Họ tên giáo viên: Trần Thị Hà
Mobil: 0167 576 1898
I/ MỤC TIÊU 
1) Kiến thức
- HS hiểu được khái niệm : đa thức A chia hết cho đa thức B.
- HS nắm vững quy tắc chia đơn thức cho đơn thức và khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B
 2) Kỹ năng
- HS thực hiện thành thạo phép chia đơn thức cho đơn thức
- HS thấy được mối liên hệ giữa chia 2 đơn thức và chia 2 luỹ thừa cùng cơ số
3) Thái độ
- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;
- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;
- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác;
4) Tư duy
- Rèn luyện khả năng quan sát, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác;
- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo;
II/ CÂU HỎI QUAN TRỌNG :
Nêu quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số, khi nào xm chia hết cho xn
Vậy chia đơn thức cho đơn thức ta phải làm như thế nào? Nó có liên quan gì đến phép chia hai luỹ thừa cùng cơ số không?
Khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B
III/ ĐÁNH GIÁ: Bằng chứng đánh giá
- HS nêu được quy tắc chia đơn thức cho đơn thức
- HS phát hiện tìm ra được điều kiện để đơn thức A chia hết cho đơn thức B 
- HS vận dụng làm được ?1, ?2. ?3
 - Chấm điểm làm bài trên phiếu học tập bài 61 của 3- 5 học sinh 
 - Áp dụng làm được bài 60 ( sgk - 27); bài 40( SBT - 11), bài 42 (a) (SBT -11)
IV/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 *. Chuẩn bị của GV:
 - Giáo án, sgk, máy chiếu (bảng phụ) ghi nhận xét, quy tắc, ? 2, phiếu học tập bài 61 ( sgk - 27)
 *. Chuẩn bị của HS:
Học sinh ôn lại định nghĩa phép chia hai luỹ thừa có cùng một cơ số : 
xm : xn = xm - n với m,n thuộc N ,m ³ n ,x ¹ 0 ; xm chia hết cho xn Û m ³ n
 - Bảng nhóm, bút dạ, sách giáo khoa, vở nháp.
V/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 V.1. Ổn định lớp: ( 1 phút) 
 V.2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) 
? H1(Trung bình): làm tính chia
 a. x3 : x2 ; 	b. x5 : x5 ; c. x2 : x6 
? H2(Khá): Làm tính nhân
 a. (5x5).(3x2) ; 	b. (12x).(x4) 	
? HS dưới lớp : Nêu quy tắc chia 2 luỹ thừa cùng cơ số? 
( GV ghi góc bảng dạng tổng quát:
 - Với x ¹ 0 ,m,n Î N ,m ³ n thì xm : xn = xm - n nếu m > n , xm : xn = 1 nếu m = n ) 
 V.3. Giảng bài mới
Hoạt động 1: 5 phút
- Mục đích: HS nắm khái niệm : đa thức A chia hết cho đa thức B.
- Phương pháp: Vấn đáp, tương tự, suy luận.
- Phương tiện, tư liệu: Máy chiếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Cho số a, b Z, b 0. Khi nào ta nói a chia hết cho b?
- Người ta định nghĩa đa thức A chia hết cho đa thức B
 Một cách tương tự ,trên cơ sở định nghĩa trên em hãy phát biểu định nghĩa phép chia hết của đa thức A cho đa thức B (B 0),
 (GV chiếu lên màn hình khái niệm đa thức A chia hết cho đa thức B, yêu cầu về nhà hs học trong sgk) 
ĐVĐ: Ta cũng biết đơn thức là trường hợp đơn giản của đa thức. 
Vậy chia đơn thức cho đơn thức ta phải làm như thế nào? Nó có liên quan gì đến phép chia hai luỹ thừa cùng cơ số không? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay . . .
- Cho số a, b Z, b 0, nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì ta nói a chia hết cho b.
a được gọi là số bị chia ,b được gọi là số chia ,q được gọi là thương .
Kí hiệu: q = a : b hoặc q = 
- Ta nói đa thức A chia hết cho đa thức B nếu tìm được một đa thức Q sao cho A = B.Q.
A được gọi là đa thức bị chia ,
B được gọi là đa thức chia ,
Q được gọi là đa thức thương .
Kí hiệu Q = A : B hoặc Q = 
Hoạt động 2: 12 phút
- Mục đích: HS nắm được quy tắc chia đơn thức cho đơn thức
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, phát hiện và giải quyết vấn đề, thực hành, hoạt động nhóm .
- Phương tiện, tư liệu: Phấn màu, bảng nhóm 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* GV sử dụng phần kết quả kiểm tra bài đầu giờ của H S 1 & HS2, yêu cầu làm ?1 :
a. x3 : x2 
b. 15x7 : 3x2 
c. 20 x5 : 12x 
? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa hệ số, biến của kết quả phép chia với các đơn thức bị chia và đơn thức chia 
? Từ đó em có dự đoán gì về cách chia 2 đơn thức
? Sử dụng kiến thức nào để thực hiện các phép chia đó 
* Với nhận xét trên các em hãy làm ?2 SGK
 ? Các đơn thức ở bài ?2 khác gì các đơn thức trong bài ?1
? Theo em ở bài ?2 ta thực hiện như thế nào
GV Hướng dẫn HS thực hiện phần a:
a) 15 x2y2 : 5xy 
 = (15 : 5)(x2 :x)(y2 : y) = 3xy
Hoàn toàn tương tự hãy lên bảng trình bày phần b
Cùng H cả lớp nhận xét, sửa chữa. Chốt lại kết quả đúng
Qua 2 bài tập trên: Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B ta làm như thế nào 
( GV chiếu quy tắc lên màn hình) 
? Theo quy tắc đó để chia đơn thức A cho đơn thức B ta làm theo mấy bước 
Chú ý HS : nếu làm thành thạo ta có thể bớt bước trung gian
* Đưa bài tập củng cố: yêu cầu HS thực hiện phép tính:
a. 20x3yz : 4xyz 
b. 5x3y : 4x4y2 
c. 6xyz : 7x2yt 
? Hãy tìm hiểu xem tại sao các phép chia đơn thức phần b, c không chia được
Vậy đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi nào
GV Nêu rõ: Đó là nội dung nhận xét
? Áp dụng : Tìm số tự nhiên n để phép chia sau là phép chia hết: x4: xn
? Em hãy so sánh phép tính cộng ( trừ ) đơn thức với phép nhân (chia) đơn thức
1. Quy tắc:
*Bài ?1: 
- HS lên bảng thực hiện 
a, x3 : x2 = x1
b. 15x7 : 3x2 = 5x5 
c. 20 x5 : 12x = x4
- HS nêu nhận xét: - Hệ số của thương bằng thương của 2 hệ số, biến của thương bằng thương của 2 biến
- Chia hệ số cho hệ số
- Chia phân biến cho phần biến 
- Quy tắc chia 2 luỹ thừa cùng cơ số
*Bài ?2: 
- Là những đơn thức nhiều biến
- Vẫn chia hệ số cho hệ số, phần biến: biến x chia cho biến x; biến y chia cho biến y
- 1 H S lên bảng trình bày phần b, HS cả lớp độc lập làm bài vào vở
b) 12 x3y : 9x2
 = (12 : 9)(x3 : x2) y = xy
- HS phát biểu thành quy tắc:
- Chia hệ số của đơn thức A cho đơn thức B
- Chia luỹ thừa của từng biến trong A cho luỹ thừa của cùng biến đó trong B
- Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau
- 3 bước: 
B1: Chia hệ số cho hệ số
B2: Chia luỹ thừa từng biến cho trong A cho luỹ thừa cùng biến đó trong B
B3: Nhân các kết quả tìm được
*Bài tập: Thực hiện phép tính
H tại chỗ làm nháp & nêu kết quả
a. 20x3yz : 4xyz = 5x2
b. 5x3y : 4x4y2 = (k0 chia được)
c. 6xyz : 7x2yt = (k0 chia được)
- Phần b số mũ của mỗi biến trong A không lớn hơn số mũ của biến đó trong B
Phần c biến có trong B nhưng không có trong A
- Biến có trong B đều có trong A với số mũ không lớn hơn số mũ của nó trong A
*Nhận xét: SGK-26
- HS trả lời miệng:
n N, 
Hoạt động 3: 17 phút
- Mục đích: HS biết áp dụng quy tắc thực hiện phép chia đơn thức cho đơn thức 
- Phương pháp: vấn đáp, thực hành, hoạt động nhóm, kiểm tra, đánh giá 
- Phương tiện, tư liệu: Phấn màu, bảng nhóm, phiếu học tập 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Tổ chức cho H hoạt động nhóm làm bài ?3 trong 3’
Quan sát các nhóm hoạt động
Nhận xét, chốt lại cách làm & kết quả đúng
a. 15x3y5z : 5x2y3 = 3xy2z
b. P = 12x4y2 : (-9xy2) = x3
Tại x = -3 & y = 1,005 giá trị của P bằng 36
GV chấm điểm các nhóm 
* Tổ chức cho HS làm bài 60(SGK-27):
? Có nhận xét gì về các phép tính chia trong bài 60 
Yêu cầu học sinh trả lời miệng 
? Ta sử dụng kiến thức gì để thực hiện được phép tính , nêu lại nội dung kiến thức đó 
* Tổ chức cho HS làm bài 61(SGK-27) trên phiếu học tập 
GV: thu phiếu một số bài để chấm 
GV chữa nhanh bài trên bảng, yêu cầu HS còn lại chưa được chấm tổ chức chấm chéo theo bài chữa của cô giáo 
* GV yêu cầu HS làm bài tập tại lớp:
1) Làm tính chia :
a) 
b) 
c) 
GV cho HS nhận xét 
GV hướng dẫn HS cách làm
a) Chia 2 luỹ thừa cùng cơ số x + y
b) Đổi dấu : 
Trở về chia 2 luỹ thừa cùng cơ số (x - y)
b.) Chia 2 luỹ thừa cùng cơ số x - y + z
(GV chấm điểm học sinh nào làm ngay bài và đúng trước khi GV hướng dẫn ) 
2. áp dụng:
*Bài ?3: 
Trao đổi nhóm thống nhất cách làm bài & trình bày trên bảng nhóm
* Bài 60(SGK-27):
- Là phép chia các đơn thức & cũng là phép chia 2 luỹ thừa cùng cơ số
Hãy đứng tại chỗ thực hiện:
H1: a. x10 : (-x)8 = x10 : x8 = x2
H2: b. (-x)5 : (-x)3 = (-x)2 = x2
H3: c. (-y)5 : (-y)4 = (-y)1 = -y
- Tính chất của luỹ thừa bậc lẻ (bậc chẵn) của số âm 
Cơ số âm, số mũ lẻ => kết quả (-); 
cơ số âm, số mũ chẵn => kết quả (+)
* Bài 61(SGK-27)
- Học sinh làm bài trên phiếu 
- HS chấm chéo bài của nhau theo bài chữa của cô giáo 
Bài tập tại lớp:
HS khá - giỏi nhận xét và thực hiện :
V.4. Củng cố: ( 3 phút) 
? Qua bài học em cần nắm được vấn đề gì
- Khái niệm : đa thức A chia hết cho đa thức B.
- Quy tắc chia đơn thức cho đơn thức, 
- Điều kiện để đơn thức A chia hết cho đơn thức B, lấy ví dụ ? 
? Trong quá trình thực hiện phép chia đơn thức ta cần lưu ý điều gì :
- Xác định phần hệ số, phần biến, đôi khi phải đổi dấu nhờ tính chất lũy thừa của một số, một biểu thức: VD: : 
	V.5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà ( 2 phút) 
- Về học bài thuộc, hiểu quy tắc chia đơn thức cho đơn thức
- BTVN: 59; 62(SGK-26+27); 40; 41; 42(SBT-7)
- Xem trước bài chia đa thức cho đơn thức
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
VII. Tài liệu tham khảo:
- SGK, SGV, SBT, Sách thiết kế bài giảng
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
KHỐI LỚP: 8 - Môn: Đại số
Tiết theo PPCT: 16
Trường: Đoàn Thị Điểm
CHIA ĐA THỨC CHO ĐƠN THỨC 
Họ tên giáo viên: Trần Thị Hà
Mobil: 0167 576 1898
I/ MỤC TIÊU 
1) Kiến thức
- HS nêu được điều kiện để đa thức A chia hết cho đơn thức B. Nêu được quy tắc chia đa thức cho đơn thức
 2) Kỹ năng
- Vận dụng được quy tắc để giải được các bài tập áp dụng., lấy được các ví dụ về đa thức chia hết cho đơn thức cho trước
3)Thái độ
- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;
- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;
- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác;
4)Tư duy
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác;
- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo;
II/ CÂU HỎI QUAN TRỌNG :
1)Nêu quy tắc chia đơn thức cho đơn thức
 2) Muốn chia 1 tổng cho 1 số ta làm thế nào 
 3) Cách chia một tích cho một số 
 3) Làm thế nào để biết đa thức A có chia hết cho đơn thức B hay không? 
 4) Đa thức A chia hết cho đơn thức B khi nào
 5) So sánh cách chia đa thức cho đơn thức với cách chia 1 tổng cho một số 
III/ ĐÁNH GIÁ: Bằng chứng đánh giá
 - HS hình thành được quy tắc chia đa thức cho đơn thức 
 - HS vận dụng làm được bài ? 1, ?2, bài tập 63, 64, 65
 - Chấm điểm 3 học sinh 
IV/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 GV: Phấn màu, PHT ghi nội dung bài ?1; BP1: ghi nội dung bài ?2; sách giáo khoa, sách giáo viên
 HS: Bảng nhóm, bút dạ, sách giáo khoa, vở nháp; ôn lại quy tắc chia đơn thức cho đơn thức;, làm bài tập về nhà 
V/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 V.1. Ổn định lớp: (1 phút) 
 V.2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
?H1(Trung bình): Tính 18x2y2z : 6xyz 	
 (x + y)2 : (x + y) 
 24x3y4z : 6xyz 	
?H2 (Giỏi ): Tính - 12x4y4z : 6xyz ; 	
 xn.yn + 1 : x2y5 
? H(cả lớp): 
- Nêu quy tắc chia đơn thức cho đơn thức? 
 => G ghi góc bảng
- Muốn chia 1 tổng cho 1 số ta làm thế nào 
=> GV ghi góc bảng
GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung. chốt lại cách làm & kết quả đúng. Đánh giá bài làm của 2 H S lên bảng
+ H1(Trung bình): Tính 
18x2y2z : 6xyz = 3xy; 	
(x + y)2 : (x + y) = x + y
 24x3y4z : 6xyz = 4x2y3;	
+ H2 ( Giỏi): Tính 
 - 12x4y4z : 6xyz = - 2x3y3; 	
 xn.yn + 1 : x2y5 = xn - 2y n + 1 - 5 = xn - 2yn - 4
+ H S trả lời miệng : 
- Chia hệ số cho hệ số; chia luỹ thừa của từng biến trong A cho luỹ thừa cùng biến đó trong B, nhân các kết quả tìm được 
- Muốn chia 1 tổng cho 1 số ta chia từng số hạng của tổng cho số đó & cộngcác kết quả lại
GV (ĐVĐ): Ta vừa làm 1 VD về phép chia đa thức cho đơn thức. Vấn đề đặt ra là quy tắc chia đa thức cho đơn thức như thế nào? Giống quy tắc nà đã được học & khi nào thì đa thức A chia hết cho đơn thức B. Đó là nội dung chúng ta cần tìm hiểu trong bài hôm nay
 	V.3. Giảng bài mới
Hoạt động 1: 8 phút
- Mục đích: HS nắm được quy tắc chia đa thức cho đơn thức
- Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, gợi mở, thực hành, hoạt động nhóm 
- Phương tiện, tư liệu: Phấn màu , bảng nhóm 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* GV chiếu lên màn hình ( bảng phụ) ? 1
 Tổ chức hs H hoạt động nhóm giải bài ?1 trong 3’
Yêu cầu các nhóm nhận xét 
G: Nhận xét & chốt lại các bước làm & kết quả đúng
? Qua ?1 trên cho ta phép chia nào 
* Sử dụng kết quả bài ?1 trên bảng nhóm của HS: 
Qua bài ?1 cho biết: Để chia đa thức A cho đơn thức B bạn đã làm như thế nào
=> Nêu rõ: Đó chính là nội dung quy tắc chia đa thức cho đơn thức
? Theo quy tắc khi nào đa thức A chia hết cho đơn thức B
* GV chép đề bài ví dụ ( sgk- 28) 
Với cách làm như trên hãy làm ví dụ 
Cùng H cả lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung. Chốt lại cách làm & kết quả đúng
Lưu ý H: Trong thực hành ta có thể bỏ bớt 1 số bước trung gian 
Hướng dẫn H cụ thể cách tính nhẩm
1. Quy tắc:
+ H hoạt động nhóm giải bài ?1 trong 3’
H: Trao đổi nhóm, thống nhất cách làm, trình bày bài trên bảng nhóm; các nhóm treo bảng nhóm
 - Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Chia đa thức cho đơn thức
- Chia mỗi hạng tử của đa thức A cho đơn thức B rồi cộng các kết quả với nhau
2 H đọc quy tắc SGK-27
Khi các hạng tử của đa thức A đều chia hết cho đơn thức B
- 1 H lên bảng trình bày. H cả lớp độc lập làm bài vào vở
- Lắng nghe để nắm được cách nhẩm & ghi lại kết quả đã bỏ bước trung gian
VD: Thực hiện phép tính
(30x4y3 - 25x2y3 - 3x4y4) : 5x2y3
= 6x2 - 5 - x2y
Hoạt động 2: 15 phút
- Mục đích: Hs biết vận dụng quy tắc để thực hiện phép chia đa thức cho đơn thức .
- Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, 
- Phương tiện, tư liệu: máy chiếu ( hoặc bảng phụ), phiếu học tập nội dung bài 64 (a,b - sgk/ 28) 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Máy chiếu ( Treo BP1) ghi nội dung bài ? 2 
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung ? 2 
? Nhận xét bạn Hoa giải đúng hay sai? Vì sao 
? Bạn Hoa thực hiện phép tính dựa trên cơ sở kiến thức nào 
* Tiếp tục làm bài ?2/b
- GV gọi học sinh trung bình lên bảng làm - Cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung. Chốt lại cách làm & kết quả đúng
* Tổ chức cho H làm bài 63(SGK-28): 
? Đọc đầu bài? Xác định yêu cầu của bài ? 
? Làm thế nào để biết đa thức A có chia hết cho đơn thức B hay không? 
? Đa thức A chia hết cho đơn thức B khi nào
 * Tổ chức cho HS làm bài trên phiếu học tập bài 64(SGK-28)/a, b: 
GV chấm điểm 5 HS 
GV chữa bài, yêu cầu HS chấm chéo theo bài cô giáo chữa 
* Hướng dẫn H làm bài 65(SGK-29): Làm tính chia
? Nhận xét đa thức chia (Đa thức chia có bao nhiêu hạng tử? Gồm những hạng tử nào? ) 
? Nhận xét gì về các hạng tử của đa thức bị chia & đa thức chia?
? Làm thế nào để có thể thực hiện được phép chia từng hạng tử của đa thức bị chia cho đơn thức chia
? Áp dụng kiến thức nào để đổi dấu
GV yêu cầu đứng tại chỗ trình bày bài giải
GV rút ra nhận xét : Qua bài tập: Trong 1 số trường hợp để thực hiện được phép chia đa thức cho đơn thức ta cần đổi dấu đa thức chia hoặc đa thức bị chia để đưa về cùng cơ số rồi mới thực hiện phép chia
2. áp dụng:
Bài ?2:
HS theo dõi BP1 tìm hiểu nội dung ? 2 - 2 HS đọc ?2
Đứng tại chỗ trả lời giải thích rõ từng bước giải
- Tính chất chia một tích cho một số 
* 1 HS trung bình lên bảng làm. HS cả lớp độc lập làm bài vào vở
* Bài 63 ( SGK-28):
- Xét từng hạng tử của đa thức A xem có chia hết cho đơn thức B không
- Khi từng hạng tử của A chia hết cho B
H: Đa thức A chia hết cho đơn thức B vì từng hạng tử của đa thức A chia hết cho đơn thức B
*HS đọc lập làm bài 
HS chấm chéo bài nhau 
* Bài 65(SGK-29):
- Hs nhận xét : Đa thức chia có 1 hạng tử (y - x)2
- Các hạng tử của đa thức bị chia là các biểu thức có cơ số đối với cơ số của đa thức chia
- Thay đổi dấu của đa thức chia để trở về cùng cơ số với các hạng tử của đa thức bị chia
- Hằng đẳng thức (A - B)2 = (B - A)2
HS: [3(x - y)4 + 2(x - y)3 - 5(x - y)2] : (y - x)2 
= [3(x - y)4 + 2(x - y)3 - 5(x - y)2] : (x - y)2 
 = 3(x - y)2 + 2(x - y) - 5
V.4. Củng cố: ( 3 phút) 
? Nêu quy tắc chia đa thức cho đơn thức (2 h s đứng tại chỗ nêu)
? So sánh phép chia này với phép chia 1 tổng cho 1 số (2 phép chia này tương tự nhau)
? Điều kiện để đa thức A chia hết cho đơn thức 
	V.5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà ( 3 phút)
- Về học bài thuộc & hiểu quy tắc chia đa thức cho đơn thức. Điều kiện để đa thức A chia hết cho đơn thức B
- BTVN: 66 ( sgk - 29); 45; 46; 47(SBT-12)
+ Hướng dẫn bài 47(SGK-8): 
	a. Đưa về cơ số (a - b) để chia
	b. Đưa về cùng cơ số (x - 2y) để chia
	c. Viết đa thức chia thành tích rồi chia
- Xem trước bài 12: Chia đa thức một biến đã sắp xếp 
- Ôn phép trừ đa thức ở lớp 7 
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
VII. Tài liệu tham khảo:
- SGK, SGV, SBT, Sách thiết kế bài giảng

Tài liệu đính kèm:

  • docdai 8 tiet 15-16.doc