I/ MỤC TIÊU
1) Kiến thức:
Sau bài học, học sinh
- Hiểu thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử
-Biết các bước tìm nhân tử chung, đặt nhân tử chung
-Biết quan sát, phân tích, đánh giá để vận dụng phương pháp đặt nhân tử chung một cách thích hợp.
2) Kĩ năng:
Sau bài học, học sinh :
- Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung thành thạo.
- Vận dụng phương pháp phân tích đa thức thành nhân bằng phương pháp đặt nhân tử chung vào một số dạng bài tập: Tính, tìm x, chứng minh chia hết.
3) Thái độ:
Sau bài học
- Rèn luyện thái độ hợp tác, cẩn thận, tỉ mỉ
- Rèn đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, chính xác và sáng tạo
- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác
- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG KHỐI LỚP: 8 - Môn: Đại số Tiết theo PPCT: 9 Trường: Đoàn Thị Điểm PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT NHÂN TỬ CHUNG Họ tên giáo viên: Trần Thị Hà Mobil: 0167 576 1898 I/ MỤC TIÊU 1) Kiến thức: Sau bài học, học sinh - Hiểu thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử -Biết các bước tìm nhân tử chung, đặt nhân tử chung -Biết quan sát, phân tích, đánh giá để vận dụng phương pháp đặt nhân tử chung một cách thích hợp. 2) Kĩ năng: Sau bài học, học sinh : - Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung thành thạo. - Vận dụng phương pháp phân tích đa thức thành nhân bằng phương pháp đặt nhân tử chung vào một số dạng bài tập: Tính, tìm x, chứng minh chia hết. 3) Thái độ: Sau bài học - Rèn luyện thái độ hợp tác, cẩn thận, tỉ mỉ - Rèn đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, chính xác và sáng tạo - Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác - Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán 4) Tư duy: - Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí và suy luận lôgic - Rèn khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác - Rèn phẩm chất tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo -Rèn các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa. II/ CÂU HỎI QUAN TRỌNG 1. Theo em bài 6 gồm những kiến thức nào? 2. Cần ôn lại kiến thức nào để học tốt bài 6? 3. Bài học có những khái niệm mới nào? 4.Hãy viết công thức tổng quát t/c phân phối của phép nhân đối với phép cộng? 5.Phân tích đa thức thành nhân tử là gì? 6.Vận dụng kiến thức nào để phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung? 7.Theo em phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử có thể áp dụng vào những dạng bài tập nào? III/ ĐÁNH GIÁ + Phần kiểm tra bài cũ + Làm các bài tập trên lớp + Trả lời các câu hỏi của GV trên lớp Hình thức đánh giá: Điểm miệng; kết quả bài làm. IV/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phương tiện: SGK; SBT - Đồ dùng: Thước, phấn màu V/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC V.1. Ổn định lớp: 1 phút V.2. Kiểm tra bài cũ : Xen kẽ trong giờ học. V.3. Giảng bài mới Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Mục đích: HS nhắc lại kiến thức cũ - Phương pháp: vấn đáp, trình bày - Phương tiện, tư liệu: SGK Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV: Nêu yêu cầu để bài Gọi 2 học sinh lên bảng làm Dưới lớp làm cùng bạn Sau khi HS làm xong GV kiểm tra kiến thức đã vận dụng vào bài làm ĐVĐ: Xét các phép tính a) 5x2y +15xy = 5xy (x+3) b) x2 - 4 = ( x -2)( x +2) ? Hãy nhận xét các biểu thức ở 2 vế ? GV: Việc biến đổi một đa thức từ tổng thành tích gọi là phân tích đa thức thành nhân tử-> Bài mới Hs1: Tính (x+y)(2x-1) = 2x3 – x + 2xy –y Hs2: Tính a) 5xy (x+3) = 5x2y +15xy b) ( x -2)( x +2)= x2 - 4 -HS: Vận dụng quy tăc nhân 2 đa thức, nhân đơn thức với đa thức, hằng đẳng thức -Vế trái là tổng, hiệu -Vế phải là 1 tích Hoạt động 2: Hình thành phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử (13 phút) - Mục đích: HS hiểu thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử - Phương pháp: vấn đáp, trình bày, luyện tập - Phương tiện, tư liệu: SGK Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Yêu cầu HS đọc đề bài - Nghiên cứu SGK tự tìm phương pháp giải? ?Để viết đa thức thành tích em làm như thế nào? Nếu không trả lời được thì gợi ý theo hệ thống câu hỏi: ? Quan sát Đa thức có mấy hạng tử? ? Các hệ số cùng chia hết cho bao nhiêu? GV: 2 là nhân tử chung thứ nhất ? Phần biến ở 2 hạng tử có gì giống nhau? GV: x là nhân tử chung thứ hai Lập tích của 2 nhân tử chung: 2x là nhân tử chung của 2 hạng tử GV: hướng dẫn HS cách phân tích, trình bày. ? Qua ví dụ vừa làm cho biết thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử? GV: Phương pháp vừa làm gọi là đặt nhân tử chung ? Vậy theo em để PTĐT thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung phải thực hiện qua những bước nào? Tương tự GV cho hs suy nghĩ từ nêu cách làm rồi yêu cầu HS lên bảng trình bày GV: Qua 2 ví dụ trên hãy nêu cách tìm NTC? + Hệ số: là BCNN của các hệ số là số nguyên dương +Phần lũy thừa: có mặt trong tất cả các hạng tử với số mũ nhỏ nhất 1. Ví dụ: Ví dụ 1: Hãy viết 2x2 - 4x thành một tích của những đa thức? -Cá nhân trả lời + có 2 hạng tử: 2x2 và - 4x + Chia hết cho 2 + giống : x -> NTC là: 2x HS trình bày: 2x2 - 4x = 2x.x - 2x .2 = 2x ( x - 2) -HS trả lời Ghi vở SGK/T18 -HS các nhân trả lời: + Tìm nhân tử chung + Phân tích Ví dụ 2: Phân tích đa thức 15x3 - 5x2 + 10x thành nhân tử + NTC: 5x 15x3 - 5x2 + 10x = 5x .3x2 - 5x .x + 5x.2 = 5x( 3x2 - x + 2) Hoạt động 3: Áp dụng (15 phút) - Mục đích: Rèn cho HS kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung. - Phương pháp: vấn đáp, trình bày, luyện tập - Phương tiện, tư liệu: SGK Hoạt động của thầy Hoạt động của trò -Yêu cầu HS đọc đề bài ? NTC là bao nhiêu? GV: Lưu ý cho HS lỗi hay mắc phải là tìm nhân tử còn lại trong ngoặc là 1 HS hay bỏ đi. ?Em có nhận xét gì về đa thức ở phần b? Có gì khác so với đa thức ở phần a? ?Nhân tử chung là gì? - GV: Hầu hết HS đều bỏ qua nhân tử 5x Nhấn mạnh cho HS cách tìm NTC: +Hệ số:BCNN(5;15) + Phần biến: Tất cả các luỹ thừa có mặt trong các hạng tử với số mũ nhỏ nhất. GV: Gọi 2 HS lên bảng trình bày. ? Xác định NTC của đa thức? ? Gợi ý: có nhận xét gì về 2 đa thức: x- y và y – x? GV: x –y =-( y –x) Hay y –x = - ( x – y) GV: Hướng dẫn Hs cách trình bày Qua phần c lưu ý cho HS có khi phải đổi dấu để làm xuất hiện NTC GV: Yêu cầu HS đọc SGK ?Nêu phương pháp giải? GV: Hướng dẫn HS cách trình bàyưch GV: Chốt lại: Đối với bài toán tìm x Mà 1 vế bằng không Vế kia là đa thức bậc 2,3 ta phân tích đa thức thành nhân tử Vận dụng t/c của 1 tích bằng 0 2.Áp dụng ?1 Phân tích các đa thức sau thành nhân tử: -HS cá nhân suy nghĩ, 1 em lên làm phần a . NTC là : x a) x2 - x = x.x - x.1 = x( x -1) - HS: Đa thức có 2 hạng tử, các hạng tử là các đa thức, còn phần a các hạng tử là đơn thức -Hs: x – 2y b) 5x2( x - 2y) - 15x ( x - 2y) c) 3( x - y) -5x(y – x) =3(x – y) + 5x (x – y) =(x – y)(3 + 5x) -HS: Là 2 đa thức đối nhau Chú ý: A = -( -A) ?2Tìm x sao cho: 3x2-6x=0 -HS: + Phân tích đa thức 3x2-6x thành nhân tử +Vận dụng t/c: 1 tích bằng không khi một trong các nhân tử bằng không 3x2 – 6x = 0 3x( x – 2) = 0 Tích trên bằng 0 khi 3x = 0 hợăc x – 2 = 0 1)3x = 0 x = 0 2) x – 2 =0 x = 2 Vậy x =0 ; x = 2 V.4. Củng cố: (10 phút) Hoạt động 4: Củng cố - Vận dụng (10 phút) - Mục đích: củng cố và rèn kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung. - Phương pháp: vấn đáp - Phương tiện, tư liệu: SGK, bảng phụ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ?Bài học hôm nay em cần nắm được những kiến thức nào? ?Nêu phương pháp giải? C1: Thay trực tiếp C2: +Phân tích đa thức thành nhân tử +Thay rồi tính -HS: +PHân tích đa thức thành nhân tử bằng PP đặt NTC + Vận dụng Bài 40( SGK/T19) Tính giá trị của bt: x(x-1)-y(1-x) tại x = 2001và y =1999 x(x-1)-y(1-x) = x(x-1) + y(x-1) =(x-1)(x+y) Thay x=2001 và y = 1999 vào bt ta được: (2001-1)(2001+1999) =2000.4000=8000000 Vậy giá trị của bt tại x=2001 và y=1999 là 8000000 V.5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: (2 phút) - Về nhà học bài theo SGK - Làm các bài tập 39, 40, 41,42/SGK-T19 - GV: Hướng dẫn bài 42 - Soạn Bài 7: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức VI. RÚT KINH NGHIỆM: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... VII. Tài liệu tham khảo: - SGK, SGV, SBT, Sách thiết kế bài giảng
Tài liệu đính kèm: