Đạo đức
Tiết 4: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS hiểu rằng mỗi người cần phải có trách nhiệm về hành động của mình, trẻ em có quyền được tham gia ý kiến và quyết định những vấn đề của trẻ em.
2. Kĩ năng: HS có kỹ năng ra quyết định, kiên định với ý kiến của mình.
3. Thái độ: Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
* Nội dung tích hợp : HCM (Khai thác nội dung gin tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG :
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : Thực hành chủ đề “ sống có trách nhiệm”
2. KN đặt mục tiêu – KN ra quyết định :
- Ý thức trách nhiệm : Tán thành hành vi đúng và không tán thành những việc làm trốn tránh trách nhiệm , đổ lỗi cho người khác .
- Quyền trẻ em : Trẻ em được tự quyết định về những việc có liên quan đến bản thân phù hợp với lứa tuổi .
III. . CHUẨN BỊ:
· GV : Ghi sẵn các bước ra quyết định trên giấy to.
· HS : SGK , VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Đạo đức Tiết 4: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (tt) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS hiểu rằng mỗi người cần phải có trách nhiệm về hành động của mình, trẻ em có quyền được tham gia ý kiến và quyết định những vấn đề của trẻ em. 2. Kĩ năng: HS có kỹ năng ra quyết định, kiên định với ý kiến của mình. 3. Thái độ: Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. * Nội dung tích hợp : HCM (Khai thác nội dung gián tiếp) II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 1. KN giao tiếp – tự nhận thức : Thực hành chủ đề “ sống có trách nhiệm” 2. KN đặt mục tiêu – KN ra quyết định : - Ý thức trách nhiệm : Tán thành hành vi đúng và không tán thành những việc làm trốn tránh trách nhiệm , đổ lỗi cho người khác . - Quyền trẻ em : Trẻ em được tự quyết định về những việc có liên quan đến bản thân phù hợp với lứa tuổi . III. . CHUẨN BỊ: GV : Ghi sẵn các bước ra quyết định trên giấy to. HS : SGK , VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS PHƯƠNG PHÁP 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ:. Cĩ trách nhiệm về việc làm của mình (tiết 1) Kiểm tra - Yêu cầu HS nêu ghi nhớ - GV nhận xét. - 2 HS nêu ghi nhớ. 3. Giới thiệu bài mới: 4. Phát triển các hoạt động: Hoạt động 1: Xử lý tình huống bài tập 3. Mục tiêu : HS bày tỏ được thái độ của mình đối với các ý kiến liên quan trách nhiệm công việc và hành động của mình. Hoạt động cá nhân HCM KNS - GV nêu yêu cầu - HS làm việc cá nhân ® chia sẻ trao đổi bài làm với bạn bên cạnh ® trình bày trước lớp. Thực hành Thảo luận Trình bày à Kết luận: Em cần giúp bạn nhận ra lỗi của mình và sửa chữa, không đỗ lỗi cho bạn khác. - Lớp trao đổi bổ sung ý kiến - Em nên tham khảo ý kiến của những người tin cậy (bố, mẹ, bạn ) cân nhắc kỹ cái lợi, cái hại của mỗi cách giải quyết rồi mới đưa ra quyết định của mình. Hoạt động 2: Tự liên hệ Mục tiêu : HS có kĩ năng nhận xét 1 số hành vi liên quan đến việc chịu trách nhiệm về việc làm của mình Hoạt động cá nhân - Hãy nhớ lại một việc em đã thành công (hoặc thất bại) - HS trao đổi nhóm. - 4 học sinh trình bày Thào luận Trình bày - Em đã suy nghĩ như thế nào và làm gì trước khi quyết định làm điều đó? -Vì sao em đã thành công (thất bại)? - Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào? ® Tóm lại ý kiến và hướng dẫn các bước ra quyết định ( GV đính các bước trên bảng) Trực quan Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai Mục tiêu : HS có kĩ năng xử lí 1 số tình huống liên quan đến việc chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Hoạt động nhóm HCM - GV yêu cầu Hs chia lớp thành 3 nhóm . +Nhóm 1: Em sẽ làm gì nếu thấy bạn em vứt rác ra sân trường? - HS tự thành 3 nhóm . - Mỗi nhóm thảo luận, đóng vai một tình huống Thảo luận Sắm vai +Nhóm 2: Em sẽ làm gì nếu bạn em rủ em bỏ học đi chơi điện tử? - Các nhóm lên đóng vai. Trình bày +Nhóm 3: Em sẽ làm gì khi bạn rủ em hút thuốc lá trong giờ chơi? - Nhóm thảo luận – trình bày Thảo luận Trình bày - GV nhận xét – chốt ý . - Lớp bổ sung ý kiến . à Kết luận: 5. Củng cố - dặn dò: HCM - Yêu cầu HS nêu lại ghi nhớ. - Ghi lại những quyết định đúng đắn của mình trong cuộc sống hàng ngày ® kết quả của việc thực hiện quyết định đó. - HS trình bày. Củng cố - Chuẩn bị: Có chí thì nên. - Nhận xét tiết học - Hs lắng nghe Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: