Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 10

Tiết 1: Chào cờ

Tiết 2:Tập đọc

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Kiểm tra lấy điểm đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu (HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

 Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: Học sinh đọc trôi trảy các bài tập đọc đã học trong 9 tuần đầu của sách Tiếng Việt 5, tập 1 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).

 - Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm Việt Nam tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.

Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu hoà bình, yêu đất nước và con người Việt Nam.

II. Đồ dùng dạy học:

Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu.

Bút dạ, một số tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng nội dung ở BT1.

 

doc 41 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 992Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc trong 9 tuần đầu của sách Tiếng Việt 5, tập 1 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
	* Nghe-viết đúng đoạn văn Nỗi niềm giữ nước, giữ làng.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu hoà bình, yêu đất nước và con người Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
+ Giới thiệu mục đích yêu cầu.
2.Kieåm tra Taäp ñoïc vaø Hoïc thuoäc loøng 
- Gv yêu cầu từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.( 8 em)
- GV cho điểm
3. Nghe – viết chính tả
+ GV đọc bài viết.
+ Hiểu nghĩa các từ: cầm trịch, canh cánh, cơ man. 
? Nêu nội dung bài viết ?
*) Viết đúng
+ Tập viết các tên riêng (Đà, Hồng), các từ ngữ dễ viết sai chính tả: nỗi niềm, ngược, cầm trịch, đỏ lừ.... 
*) Viết bài 
- GV đọc lần 2
- Gv đọc cho HS viết bài
- Gv đọc cho HS soát bài 
4. Chấm, chữa bài
- Gv thu vở chấm một số bài 
- GV nhận xét chung
C. Củng cố, dặn dò
+ GV nhận xét tiết học.
+ Nhắc HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL và những HS kiểm tra chưa đạt yêu cầu.
Lắng nghe.
- HS lên bốc thăm bài tập đọc .Đọc một đoạn hoặc cả bài và TLCH.
- HS đọc bài viết 
- HS giải nghĩa từ.
- Thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và gìn giữ nguồn nước.
- HS viết các từ khó.
- HS viết bài
Tiết 3: Lịch sử 
BÁC HỒ ĐỌC BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu:
ọc xong bài này, HS biết:
+ Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình ( Hà Nội ), chủ tich Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
+ Đây là sự kiên lịch sử trọng đại, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.
+ Ngày 2-9 trở thành ngày Quốc khánh của nước ta.
+ Rèn kĩ năng phân tích một sự kiện lịch sử.
+ HS có ý thức dân tộc, luôn nhớ về ngày 2-9 một ngày kỉ niệm thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.
II. Đồ dùng dạy học:
 + Hình trong SGK.
+ ảnh tư liệu tư liệu khác.
+ Phiếu học tập của HS.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
+ Cánh mạng tháng tám thành công ngày tháng năm nào ? 
+ GV nhận xét, cho điểm.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
- GV : Ngày 19-8 là ngày kỉ niệm cuộc cách mạng tháng tám. Diễn biến của cuộc cách mạng ra sao, có ý nghĩa gì. Chúng ta cùng tìm hiếu qua bài.
2. HĐ 1: Làm việc cả lớp 
- GV giao nhiệm vụ:
+) Nêu được diễn biến tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa ngày 19-8-1945 ở Hà Nội. Biết ngày nổ ra khởi nghĩa ở Huế, Sài Gòn.
+) Nêu ý nghĩa của cách mạng tháng tám năm 1945. 
+) Liên hệ với các cuộc nổi dạy khởi nghĩa ở địa phương.
3. HĐ 2: Làm việc theo nhóm.
? Việc vùng lên dành chính quyền ở Hà Nội diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao ?
+ Gợi ý trả lời:
+) Không khí khởi nghĩa ở Hà Nội được miêu tả trong SGK.
+) Khí thế của đoàn quân khởi nghĩa và thái độ của lực lượng phản cách mạng.
+) Kết quả cuộc khởi nghĩa dành chính quyền ở Hà Nội: Ta đã dành được chính quyền, cách mang thắng lợi tại Hà Nội.
? Trình bày ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa dành chính quyền ở Hà Nội ?
- GV gợi ý trả lời:
+) Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội có vị trí như thế nào ? (Nếu không dành được chính quyền ở hà Nội thì các địa phương khác sễ ra sao ? )
+) Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác động như thế nào tới tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước ?
+ GV giới thiệu nét cơ bản về cuộc khởi nghĩa ở Huế ( 23-8 ) và Sài Gòn ( 25-8 ).
+ Liên hệ thực tế ở địa phương: 
? Em biết gì về khởi nghĩa dành chính quyền năm 1945 ở quê hương em ? 
4. HĐ 3: Làm việc cả lớp.
+ GV tổ chức cho HS tìm hiểu ý nghĩa của cách mạng tháng Tám băng cách nêu các vấn đề cho HS suy nghĩ, thảo luận.
+ Khí thế của cách mạng tháng Tám thể hiện điều gì ? 
+ Cuộc vùng lên của nhân dân đã đạt kết quả gì ? Kết quả đó sẽ đem lại tương lai gì cho đất nước ?
C.Củng cố- Dặn dò:
+ GV củng cố cho HS nội dung chính của bài.
+ Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu, lớp nhận xét.
HS chú ý nghe.
- HS chú ý nắm bắt nhiệm vụ được giao.
HS trả lời, nhận xét, bổ sung ý kiến.
HS thảo luận và báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS trả lời theo hiểu biết của mình
- Lòng yêu nước tinh thần cách mạng.
- Giành độc lập, tự do cho nước nhà đưa nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô nệ 
*) HS nêu mục Ghi nhớ SGK.
HS chú ý nghe.
Tiết 4: Kể chuyện 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( Tiết 3)
I. Mục tiêu:
Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu (HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
	Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: Học sinh đọc trôi trảy các bài tập đọc đã học trong 9 tuần đầu của sách Tiếng Việt 5, tập 1 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
	Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong ba chủ điểm: Việt Nam – Tổ quốc em. Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên nhằm trau dồi kĩ năng cảm thụ văn học.
Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu hoà bình, yêu đất nước và con người Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
+ Giới thiệu mục đích yêu cầu.
2. Kieåm tra Taäp ñoïc vaø Hoïc thuoäc loøng 
- Gv yêu cầu từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.( 8 em)
- GV cho điểm
3. Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả
+ GVghi lên bảng tên 4 bài văn: Quang cảnh ngày mùa, Một chuyên gia máy xúc, Kì diệu rừng xanh, Đất Cà Mau.
+ Y/c HS chọn 1 bài văn ghi lại những chi tiết mình thích nhất trong bài, suy nghĩ để giải thích lý do vì sao mình thích nhất chi tiết đó.
+ Y/c HS nêu nối tiếp chi tiết mình thích trong mỗi bài văn.
+ GV cùng cả lớp nhận xét, khen ngợi những chi tiết hay, giải thích được lý do mình thích.
C. Củng cố, dặn dò
+ GV nhận xét tiết học.
+ Nhắc HS chuẩn bị trang phục để diễn lại đoạn 2 vở kịch Lòng dân.
Lắng nghe.
- HS lên bốc thăm bài tập đọc .Đọc một đoạn hoặc cả bài và TLCH.
Cho HS đọc lại.
HS chọn bài mình thích sau tự ghi chi tiết và lý do.
Nối tiếp nhau nêu.
Tiết 5: TT Lượng - Luyện viết 
ĐẤT CÀ MAU
I. Mục tiêu:
 - Viết đúng và trình bày bài sạch sẽ.
II. Đồ dùng: 
	Vở Luyện viết
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn viết 
- GV cho HS luyện viết đoạn 1+2 của bài
- GV đọc đoạn cần viết.(L1)
- Nêu nội dung bài viết? 
*) Viết từ khó
- Hướng dẫn HS viết từ khó và cách trình bày.
*) Luyện viết
- GV đọc đoạn cần viết.(L2)
- GV cho HS viết
- GV đọc HS xoát lỗi
*) Chấm , chữa bài
- Gv thu chấm một số bài
- GV nhận xét
B. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc.
- HS trả lời.
- HS viết từ khó vào nháp.
- HS viết vào vở.
- HS soát lỗi
- Hs nộp bài
Chiều:
Tiết 1: Luyện Toán:
ÔN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 - Củng cố kiến thức và làm các bài tập về số thập phân.
II . Đồ dùng dạy học:
	- Vở luyện tập toán
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A. Luyện tập:
Bài 13 (30) 
- Gọi hs đọc yêu cầu.
- GV chốt lời giải đúng.
Bài 14 (30) . 
 -Gọi hs đọc yêu cầu.
- GV chốt lời giải đúng: d. 1005
Bài 15 (30) 
- Gọi hs đọc yêu cầu.
- GV chốt lời giải đúng: A. 1,5678
Bài 16 (30) . 
B. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét lớp học 
- Chuẩn bị bài sau:
- HS đọc yêu cầu
- HS giải bài toán,chữa bài
- HS đọc yêu cầu
- HS chữa bài bảng lớp.
- HS đọc yêu cẩu
- HS tự làm và chữa bài.
- HS đọc yêu cầu
- HS giải bài toán,chữa bài
- HS ghi nhiệm vụ
Tiết 2+3: Luyện Tiếng
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
( Đề luyện tập thứ nhất)
I. Mục tiêu:
- Đọc và thực hiện các yêu cầu của bài tập
II. Đồ dùng dạy học:
Vở LTTV
II. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Luyện tập
 Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu của bài tập (BT1 ... BT9)
- GV chốt đáp án đúng :
1. A. Tả cảnh
2. C. Con người với thiên nhiên
3. ( HS nêu theo ý của mình)
4. vội vã, cuống cuồng, nháo nhác, 
5. ( HS nêu theo ý của mình)
6. B. Nghĩa chuyển
7. A. tai họa
8. B. Hỗn loạn, đầy vẻ sợ hãi, hốt hoảng
9. Các nguyên âm đôi trong đoạn 2 : người, cuống cuồng, thuộc, nhiên, chuyền, kiến, đường.
C. Củng cố - Dặn dò:: 
- GV n/x tiết học: 
- Chuẩn bị bài sau: 
- HS ñoïc yeâu caàu cuûa baøi taäp
- HS làm bài TL trước lớp
- N/x
Thứ tư ngày 9 tháng 11 năm 2016
Tiết 1: Toán 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh	
Củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng hai số thập phân.
	Nhận biết tính chất giáo hoán của phép cộng các số thập phân.
	Giải bài toán có nội dung hình học, bài toán có liên quan đến số trung bình cộng
 Rèn kĩ năng cộng hai số thập phân.
Có ý thức cẩn thận, chính xác và yêu thích môn học.
II. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
+ Kiểm tra cách cộng hai số thập phân.
B. BÀI MỚI .
1.Giới thiệu bài
 GV nêu mục đích, Y/C của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
+ Y/c HS đọc đề bài và nêu y/c của bài.
+ Y/c HS làm bài.
+ Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
? Em có nhận xét gì về giá trị, vị trí các số hạng của hai tổng a+b và b+a khi a=5,7 và b= 6,24.
+ GV hỏi tương tự với hai trường hợp còn lại. Sau đó hỏi tổng quát: Hãy so sánh giá rtị của hai biểu thức a+b và b+a.
+ GV kết luận.
Bài 2
Gọi HS nêu y/c bài toán.
GV hỏi: Em hiểu y/c của bài “dùng tính chất giao hoán để thử lại như thế nào ?
+ Y/c HS làm bài. 
+ Nhận xét, cho điểm HS.
Bài 3
Gọi HS đọc đề bài toán.
+ Y/c HS khá tự làm bài. GV hướng dẫn HS yếu. 
+ Nhận xét cho điểm.
Bài 4
Gọi HS đọc đề toán.
Bài toán cho em biết gì ?
Bài toán yêu cầu em tính gì ?
+ Y/c HS khá tự làm bài. GV hướng dẫn HS yếu. 
+ GV chữa bài của HS trên bảng và nhận xét cho điểm.
C.Củng cố dặn dò
+ GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị cho bài sau
2HS lên bảng thực hiện tính. 2HS trả lời ghi nhớ.
HS chú ý nghe.
1HS đọc và nêu y/c.
2HS lên bảng, lớp làm vở. 
Nhận xét, nêu cách làm.
- Tổng hai giá trị bằng nhau.
Khi đổi chỗ thì tổng không thay đổi.
HS lắng nghe, trả lời.
Lắng nghe.
Đọc đề bài.
HS trả lời.
3HS lên bảng, lớp tự làm bài.
Nhận xét, chữa bài.
1HS đọc, lớp đọc thầm.
HS tự làm bài. 1HS lên bảng.
1HS đọc, lớp đọc thầm.
HS trả lời.
HS tự làm bài. 1HS lên bảng.
Tiết 2: Tập đọc 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( Tiết 4)
I. Mục tiêu:
 Hệ thống hoá vốn từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, túc ngữ) gắn với các chủ điểm đã học xong trong 9 tuần đầu lớp 5.
	Củng cố kiến thức về từ động nghĩa, từ trái nghĩa gắn với các chủ điểm.
Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu hoà bình, yêu đất nước và con người Việt Nam.
II. Đồ dùng day học:
Bút dạ và một số tờ giấy khổ to kẻ bảng từ ngữ ở bài tập 1, 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- Kiểm tra kiến thức đã học T 3
B. BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài
+ Giới thiệu mục đích yêu cầu .
2. Hướng dẫn giải bài tập
Bài tập 1
+ GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
+ Đánh giá cho điểm.
Bài tập 2.
+ GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
+ Đánh giá cho điểm.
Lắng nghe.
HS nêu y/c bài tập.
Thảo luận, trả lời trước lớp.
HS nêu y/c bài tập.
Thảo luận, trả lời trước lớp.
Bảo vệ
bình yên
đoàn kết
Bạn bè
Mênh mông
Từ đồng nghĩa
Giữ gìn
Gìn giữ
Bình an, 
bình yên, thanh bình, yên ổn...
Kết đoàn.
 liên kết.....
Bạn hữu, bầu bạn, bạn bè.
Bao la 
bát ngát, mênh mang..
Từ trái nghĩa
Phá hoại, tàn phá, tàn phai, phá phách, phá huỷ, huỷ hoại, huỷ diệt
Bất ổn, náo động, náo loạn.....
Chia rẽ, phân tán, mâu thuẫn, xung đột.
kẻ thù, kẻ địch
Chật chội,
Chật hẹp, hạn hẹp....
C. Củng cố, dặn dò
+ GV nhận xét tiết học. Y/c HS tiếp tục ôn các bài tập đọc, HTL để giờ sau kiểm tra.
Tiết 3: Đạo đức 
TÌNH BẠN ( tiết 2)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết.
Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.	
Thực hiện tốt đối xử với ban bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
Thân ái đoàn kết với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học::
 + Bài hát lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời: Mộng Lân.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
+ Y/c HS nêu nội dung Bài học của bài.
+ GV nhận xét cho điểm.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: 
- GVnêu nội dung Y/C của bài .
2.HĐ1: Đóng vai (bài tập 1, SGK )
+ GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống của bài tập.
+ Cho cả lớp thảo luận:
? Vì sao em lại ứng sử như vậy khi thấy bạn làm điều sai ? Em có sợ bạn giận khi em khuyên bạn không ?
? Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái ? em có giận, có trách bạn không ?
? Em có nhận xét gì về cách ứng xử nào là phù hợp ( hoặc chưa phù hợp) Vì sao ?
GV kết luận: Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ.
Như thế mới là người bạn tốt.
3. HĐ2: Tự liên hệ
+ GV yêu cầu HS tự liên hệ.
+ GV yêu cầu một số HS trình bày.
GV kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn.
4. HĐ3: HS hát kể chuyện, đọc thơ, đọc ca giao, tục ngữ về chủ đề Tình bạn ( bài tập 3, SGK )
+ Cho HS tự sung phong thực hiện theo yêu cầu của GV.
C.Củng cố dặn dò
+ Cho HS đọc Ghi nhớ trong SGK.
+.Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc, lớp nhận xét.
- HS chú ý nghe.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS làm việc cá nhân. HS trao đổi nhóm đôi.
- Vài HS trình bày.
- HS lên hát, kể chuyện,... về chủ đề.
- HS nêu.
Tiết 4: Tập làm văn:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( Tiết 5)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức
 Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu (HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
	Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: Học sinh đọc trôi trảy các bài tập đọc đã học trong 9 tuần đầu của sách Tiếng Việt 5, tập 1 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
	 Nắm được tính cách của các nhân vật trong vở kịch Lòng dân; phân vai diễn lại sinh động 1 trong 2 đoạn kịch, thể hiện đúng tính cách của nhân vật.
Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu hoà bình, yêu đất nước và con người Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:.
Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
+ Giới thiệu mục đích yêu cầu.
2. Kieåm tra Taäp ñoïc vaø Hoïc thuoäc loøng 
- Gv yêu cầu từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.( 8 em)
- GV cho điểm
3. Diễn lại vở kịch Lòng dân.
+ Gọi HS nêu y/c của Bài tập 2:
+ Y/c HS:
- Nêu tính cách một số nhân vật.
- Phân vai diễn 1 trong 2 đoạn.
Lắng nghe.
- HS lên bốc thăm bài tập đọc .Đọc một đoạn hoặc cả bài và TLCH.
HS đọc.
- HS đọc thầm nêu tính cách của các nhân vật
Yêu cầu 1: HS đọc thầm vở kịch Lòng dân, phát biểu ý kiến về tính cách của từng nhân vật trong vở kịch.
Nhân vật 
Tính cách
- Dì Năm
- An
- Chú cán bộ 
- Lính 
 - Cai
 - Bình tĩnh nhanh trí, khôn khéo, dúng cảm bảo vệ cán bộ.
 - Thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ đich không nghi ngờ.
- Bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân.
- Hống hách.
- Xảo quyệt, vòi vĩnh. 
Yêu cầu 2: Diễn 1 trong 2 đoạn của vở kịch Lòng dân. 
+ Mỗi nhóm chọn diến một đoạn kịch.
+ Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm diễn kịch giỏi nhất, diễn viên giỏi nhất.
Các nhóm thảo luận và tập diễn.
Các nhóm thể hiện. HS theo dõi, nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò
+ Nhận xét tiết học, nhắc chuẩn bị cho tiết sau.
Lắng nghe.
Tiết 5: Kĩ thuật 
BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu:
	HS cần phải:
Biết cách bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau khi ăn.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ăn ở các gia đình thành phố và nông thôn.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- GV kiểm tra kiến thức đã học tiết trước.
B. BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
2.HĐ 1: Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- GV tóm tắt các ý trả lời của HS và giải thích, minh hoạ mục đích, tác dụng của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Yêu cầu HS nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
? Nêu y/c của việc bày dọn trước bữa ăn ?
3. HĐ 2: Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm về cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình các em, so sánh với cách thu dọn bữa ăn được nêu trong SGK
- GV nhận xét, bổ sung: có thể cất thức ăn vào tủ lạnh, thức ăn phải được đậy kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy.
4. HĐ 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV sử dụng các câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của học sinh..
C.Nhận xét- dặn dò
- GV nhận xét ý thức học tập của HS.
- HS quan sát H1, đọc nội dung mục1a để nêu.
- HS quan sát H1b để nêu.
- HS nêu: dụng cụ ăn uống và dụng cụ bày món ăn phải khô ráo, vệ sinh. Các món ăn được sắp xếp hợp lí, thuận tiện cho mọi người ăn uống.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Chiều:
Tiết 1: Tiếng anh (GVBM)
Tiết 2: Mĩ thuật (GVBM)
Tiết 3: Âm nhạc (GVBM)
Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2016
Tiết 1: Toán 
TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: 
	Giúp học sinh:	
Biết thực hiện tính tổng nhiều số thập phân tương tự như tính tổng hai số thập phân.
Nhận biết tính chất kết hợp của các số thập phân.
 	Biết sử dụng các tính chất của phép cộng các số thập phân để tính theo cách thuận tiện.
 Bước đầu biết cộng nhiều số thập phân.
Có ý thức cẩn thận, chính xác và yêu thích môn học.
II. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A . KTBC
+ Kiểm tra cách cộng hai số thập phân.
B. BÀI MỚI 
1.Giới thiệu bài 
 GV nêu mục đích, Y/C của tiết học.
2. Hướng dẫn thực hiện phép cộng hai số thập phân
a) Ví dụ:
+ GV nêu ví dụ:
? Làm thế nào để tính số lít dầu trong cả 3 thùng ?
 GV: Dựa vào cách tính tổng hai số thập phân, em hãy suy nghĩ và tìm cách tính tổng ba số 27,5 + 36,75 + 14,5.
+ Y/c 1HS lên bảng, lớp làm vở.
+ Nhận xét, kết luận.
b) Bài toán
+ GV nêu bài toán, rồi hỏi: 
? Em hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác.
+ Y/c HS giải bài toán.
+ Gv chữa bài sau đó hỏi: 
? Em hãy nêu cách tính tổng 8,7 + 6,25 + 10
+ GV nhận xét.
3. Thực hành
Bài 1 
- Y/c HS đặt tính và tính tổng các số thập phân.
+ Gọi HS chữa bài trên bảng. 
GV hỏi: 
? Khi viết dấu phẩy ở kết quả ta phải chú ý điều gì ?
Bài 2
- Y/c HS đọc đề bài và hỏi: 
? Bài tập y/c chúng ta làm gì?
 + Y/c 2 HS lên bảng, lớp làm vở.
+ Cho HS so sánh nhận xét để tìm ra tính chất kết hợp của phép cộng.
+ Chữa bài và cho điểm.
Bài 3
 Gọi HS đọc đề bài.
+ Y/c HS khá tự làm bài. GV hướng dẫn HS yếu. 
+ Nhận xét cho điểm.
C.Củng cố dặn dò
+ GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị cho bài sau
2HS lên bảng thực hiện tính. 2HS trả lời ghi nhớ.
HS chú ý nghe.
Lắng nghe.
- Ta tính tổng 27,5 + 36,75 + 14,5.
HS trao đổi với nhau và cùng tính.
1HS lên bảng.
HS nêu.
HS thực hiện tính.
Trả lời.
4HS lên bảng, lớp làm bài vào vở, mỗi nhóm 1 phép tính.
- HSTL
2-3 HS đọc.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vở Nhận xét, nêu cách làm.
Đọc đề bài.
4HS lên bảng, lớp làm vở.
Nhận xét, chữa bài.
Tiết 2: Luyện từ và câu 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ ( Tiết 6)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn luyện về nghĩa của từ: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
	- Biết vận dụng tính chất đã học về nghĩa của từ để giải các bài tập nhằm trau dồi kĩ năng dùng từ, đặt câu và mở rộng vốn từ.
Giáo dục ý thức dùng từ đúng lúc, đúng chỗ.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng kẻ nội dung BT1. 1 vài tờ phiếu viết nội dung BT2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- Kiểm tra kiến thức đã học T 3
B. BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài.
+ Giới thiệu mục đích yêu cầu .
2. Hướng dẫn giải bài tập. 
Bài tập 1:
? Vì sao cần thay những từ in đậm đó bằng từ đồng nghĩa khác ? 
+ Y/c HS làm việc độc lập. Phát phiếu cho 3-4 HS.
- Gv nhận xét :
Bài tập 2: 
+ GV dán phiếu, mời 2-3 HS lên thi làm bài. Thi đọc thuộc các câu tục ngữ sau khi đã điền đúng các từ trái nghĩa.
+ Cho HS làm bài vào vở. 2HS lên bảng làm bài.
+ GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
Lời giải: no, chết, bại, đậu, đẹp.
Bài tập 3:
+ Y/c HS tự làm bài.
+ GV nhắc HS: 
- Mỗi em có thể đặt 2 câu, mỗi câu chứa một từ đồng âm hoặc đặt một câu chứa đồng thời 2 từ đồng âm.
- Cần chú ý dùng từ đúng với nghĩa đã cho là: giá (giá tiền) / giá (giá để đồ vật). Không cần đặt câu với từ giá mang nghĩa khác.
+ GV và HS nhận xét, đánh giá.
Bài tập 4:
+ Y/c HS làm vào vở
+ HS nối tiếp nhau đọc câu văn.
+ GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
C. Củng cố, dặn dò
+ Nhận xét tiết học, nhắc chuẩn bị cho tiết kiểm tra giữa kì.
Lắng nghe.
- Vì các từ đó được dùng chưa chính xác.
HS làm bài tập.
- HS dán phiếu lên bảng 
- HS đọc lại nội dung bài tập đã đượ chữa đúng.
- HS đọc yêu cầu, nội dung bài tâp
- HS thi làm trên phiếu.
- 2HS lên bảng làm bài.
- Hs đọc yêu cầu bài tập
HS làm bài.
- HS nối tiếp nhau đọc các câu văn.
- Hs đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài
- HS dưới lớp nối tiếp đọc câu
Tiết 3: Chính tả:
Kiểm tra giữa học kì I ( Bài đọc)
Tiết 4: Tiếng anh (GVBM)
Tiết 5: TT Lượng: Ôn Toán
ÔN: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
Củng cố về cách viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân
- Giải toán có liên quan đến đổi đơn vị đo 
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS t

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 10.doc.doc