Giáo án dạy học theo dánh giá năng lực học sinh

I. Xác định mạch kiến thức của chủ đề

1. Các bài liên quan của chủ đề

Sinh học 10:

- Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.

- Bài 19: Giảm phân.

Sinh học 11:

- Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật

- Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật

- Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép

2. Cấu trúc logic nội dung của chủ đề

- Sinh sản vô tính ở thực vật:

+ Sinh sản bào tử

+ Sinh sản sinh dưỡng

 

doc 13 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5189Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học theo dánh giá năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn: 28 / 3/ 2015 Dạy: 3 / 4/ 2015
Tiết 43,44,45,46: CHỦ ĐỀ SINH SẢN Ở THỰC VẬT
I. Xác định mạch kiến thức của chủ đề
1. Các bài liên quan của chủ đề
Sinh học 10: 
- Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.
- Bài 19: Giảm phân.
Sinh học 11:
- Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
- Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
- Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
2. Cấu trúc logic nội dung của chủ đề
- Sinh sản vô tính ở thực vật:
+ Sinh sản bào tử
+ Sinh sản sinh dưỡng
- Sinh sản hữu tính ở thực vật:
+ Quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi
+ Quá trình thụ phấn, thụ tinh
+ Quá trình hình thành hạt, quả
+ Quá trình chín của quả
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu chuyên đề
	Sau khi học xong chuyên đề này, học sinh có khả năng:
1.1. Kiến thức
	- Nêu được khái niệm sinh sản vô tính, khái niệm sinh sản hữu tính.
	- Nêu được khái niệm sinh sản, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính
	- Phân biệt được sinh sản vô tính với sinh sản hữu tính ở thực vật 
	- Phân biệt được các kiểu sinh sản vô tính ở thực vật
- Mô tả được quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi 
	- Trình bày được quá trình thụ phấn và thụ tinh
	- Giải thích được sự thụ tinh ở thực vật có hoa là thụ tinh kép
- Trình bày được cơ sở khoa học của nhân giống vô tính.
- Nhận xét được chiều hướng tiến hóa trong sinh sản của thực vật.
- Lấy được các ví dụ về nhân giống thực vật ở địa phương.	
1.2. Kỹ năng
Rèn luyện các kĩ năng sau:
- Kĩ năng học tập: tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; giao tiếp
- Kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề
- Kĩ năng khoa học: quan sát; định nghĩa; phân loại
- Kỹ năng thực hành trải nghiệm thực tế.
1.3. Thái độ: 
- Biết ứng dụng các cách nhân giống thực vật vào thực tế cuộc sống.
- Giải thích được cơ sở khoa hoạc của các phương pháp nhân giống ở thực vật. 
1.4. Định hướng các năng lực được hình thành
1.4.1. Năng lực chung
a) Các năng lực chung
1. Năng lực tự học 
	- Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
	- Các giai đoạn trong sinh sản hữu tính của thực vật
	- Lập được kế hoạch học tập chủ đề: 
TT
Nội dung & nhiệm vụ
Thời gian
Người thực hiện
Sản phẩm
1
Tìm hiểu và các hình thức sinh sản của thực vật 
2
Kỹ thuật chiết, ghép một số cây trồng thông thường
3
Thu thập về ứng dụng sinh sản của thực vật trong đời sống
2. Năng lực giải quyết vấn đề
	- Thu thập thông tin về ứng dụng của sinh sản ở thực vật trong đời sống sản xuất: như từ thực tế, sách, SGK, báo, mạng internet,
3. Năng lực tư duy sáng tạo
	- Học sinh đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập: như câu hỏi tiến hành các biện pháp nhân giống vô tính như thế nào? Tại sao thụ tinh ở thực vật hạt kín là thụ tinh kép? Tạo quả không hạt ra sao ? Kích thích sự chín của quả như thế nào ? 
	- Các kĩ năng tư duy: So sánh được sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính; các biện pháp nhân giống ở thực vật; sự hình thành hạt phấn và túi phôi....
4. Năng lực tự quản lý
	- Quản lí bản thân:
	+ Đánh giá được thời gian, tiền và phương tiện để thực hiện các nhiệm vụ học tập: như sưu tầm tranh ảnh và ví dụ về sinh sản vô tính ở thực vật, ứng dụng trong đời sống sản xuất
	+ Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề: Phương pháp nhân giống vô tính, biến đổi sinh lí khi quả chín... để có ứng dụng trong sản xuất và đời sống.
	- Quản lí nhóm: Lắng nghe ý kiến của bạn và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi trong học tập của nhóm
5. Năng lực giao tiếp
	- Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói: HS lấy ví dụ về các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật, phương pháp nhân giống vô tính..., viết: viết các nội dung theo dạng bảng hoặc bản đồ tư duy về quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi...
6. Năng lực hợp tác 
	- Làm việc nhóm cùng nhau khai thác nội dung kiến thức trong bài
7. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông : Để sưu tầm các ví dụ, tìm hiểu ứng dụng sinh sản thực vật trong sản xuất trên mạng internet,
8. Năng lực sử dụng ngôn ngữ: 
	- Có thể nghe ý kiến của bạn bè, giáo viên về các nội dung trong chủ đề.
	- Năng lực sử dụng Tiếng Việt: Để nghe, trình bày, đọc, viết các kiến thức trong chủ đề
9. Năng lực tính toán: 
	- Có thể vận dụng tính số hạt phấn, số trứng hình thành trong sinh sản hữu tính ở thực vật.
b) Các năng lực chuyên biệt (đặc thù của bộ môn Sinh học):
1) Các kĩ năng khoa học
1. Quan sát: sơ đồ hình thành hạt phấn và túi phôi, sơ đồ quá trình thụ tinh, hình thái của 1 bông hoa,...
2. Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật, các giai đoạn sinh sản hữu tính...
3.Tìm mối liên hệ: giữa các bước trong sinh sản hữu tính ở thực vật
4.Tính toán: vận dụng kiến thức về hình thành hạt phấn, túi phôi, nguyên phân, giảm phân, tính toán số hạt phấn, trứng trong sinh sản hữu tính của thực vật 
5. Xử lí và trình bày các số liệu ( vẽ sơ đồ quá trình hình thành hạt phấn và túi phối,..): Vẽ bản đồ tư duy về toàn chủ đề.
6. Xác định được các biến và đối chứng: So sánh các hình thức sinh sản của thực vật: Vô tính và hữu tính.
7. Thực hành thí nghiệm: Tiến hành các thí nghiệm nhân giống vô tính
2) Các kĩ năng Sinh học cơ bản
Mô tả chính xác các hình vẽ Sinh học bằng cách sử dụng bảng các thuật ngữ Sinh học.
3) Các phương pháp Sinh học 
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
	- Tranh, hình vẽ 
	- Bảng so sánh
	- Phiếu học tập
	- Thiết kế dự án
2.2. Chuẩn bị của học sinh
	- SGK
	- Các phương tiện để thực hiện dự án: Máy ảnh, máy tính, các loại giống cây đã thực hành giâm, chiết, ghép, bông hoa. 
3. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập
Khởi động vào chuyên đề
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sinh sản vô tính ở thực vật:
Khởi động: Sinh sản (SS) là một trong các đặc trưng cơ bản của cơ thể sống. SS là gì? Có những hình thức SS nào và sinh sản có ý nghĩa gì đối với cơ thể sinh vật, ta sẽ nghiên cứu qua chuyên đề: “Sinh sản ở thực vật”
- Đưa ra 1 vài VD và hỏi HS đâu là hình thức SS ?
- Sinh sản là gì ?
- GV nhận xét, chỉnh lí và phân biệt cho HS tái sinh với sinh sản
- Người ta chia sinh sản thành những hình thức nào ?
- Yêu cầu HS hoàn thành BT1 để phân biệt các hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật
- GV: Mời 2 đại diện hoàn thành BT1, các nhóm khác nhận xét bổ sung
 - GV: Nhận xét, chỉnh lí
- Sinh sản là quá trình tạo ra các cá thể mới đảm bảo cho sự phát triển liên tục của loài.
 Sinh sản vô tính: Là kiểu sinh sản không có sự hợp nhất các giao tử đực và 
- Sinh sản cái (không có sự tái tổ hợp di truyền), con cái giống nhau và giống mẹ. 
 Sinh sản hữu tính: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự hợp nhất của 
 giao tử đực (n) và giao tử cái (n) thành hợp tử (2n) phát triển thành cơ thể mới
- Hãy phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính theo bảng sau:
Đặc điểm phân biệt
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính
Khái niệm
Cơ sở tế bào học
Đặc điểm di truyền
Ý nghĩa
- Hoàn thành bảng sau để phân biệt các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật:
Phương pháp
Cơ sở khoa học
Cách tiến hành
Đối tượng
Giâm
Chiết
Ghép
Nuôi cấy mô
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
1. Sinh sản bào tử
- VD: Rêu, dương xỉ, tảo....
- Là hình thức SS mà cá thể con được tạo thành từ tế bào đã được biệt hóa của cơ thể mẹ là bào tử
2. Sinh sản sinh dưỡng
- Là hình thức SS mà cơ thể mới được sinh ra từ 1 phần cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ
- Các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên:
+ Sinh sản từ rễ: Khoai lang...
+ Sinh sản từ thân: Thân bò ( rau má...), thân rễ (cỏ gấu, gừng...), thân củ (khoai tây...)
	+ Sinh sản từ lá: Cây lá bỏng, hoa đá.....
Hoạt động 3:Tìm hiểu về ứng dụng nhân giống vô tính tại địa phương và trong thực tế cuộc sống
Dạy học theo dự án
Bước 1. Lập kế hoạch (Thực hiện trên lớp)
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nêu tên dự án
- Nêu tình huống có vấn đề về ứng dụng nhân giống vô tính tại địa phương
- Nhận biết chủ đề dự án.
Xây dựng các tiểu chủ đề/ý tưởng
- Tổ chức cho học sinh phát triển ý tưởng, hình thành các tiểu chủ đề.
- Thống nhất ý tưởng và lựa chọn các tiểu chủ đề.
- Hoạt động nhóm, chia sẻ các ý tưởng.
- Cùng GV thống nhất các tiểu chủ đề nhỏ.
- Thực hành nhân giống bằng giâm, chiết, ghép.
- Tìm hiểu về nhân giống vô tính trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Lập kế hoạch thực hiện dự án.
- Yêu cầu học sinh nêu các nhiệm vụ cần thực hiện của dự án.
- GV gợi ý bằng các câu hỏi về nội dung cần thực hiện.
+ Đối tượng
+ Cách nhân giống
+ Kết quả
- Từ đó gợi ý cho HS các nhiệm vụ cần thực hiện.
- Căn cứ vào chủ đề học tập và gợi ý của GV, HS nêu ra các nhiệm vụ phải thực hiện.
- Thảo luận và lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ (Nhiệm vụ; Người thực hiện; Thời lượng; Phương pháp, phương tiện; Sản phẩm).
+ Tìm hiểu về các cách nhân giống vô tính.
+ Viết báo cáo
Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (1 tuần)
(Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp)
- Thu thập thông tin
- Điều tra, khảo sát hiện trạng
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm (xây dựng câu hỏi phỏng vấn, câu hỏi trong phiếu điều tra, cách thu thập thông tin, kĩ năng giao tiếp...)
- Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.
- Thảo luận nhóm để xử lý thông tin và lập dàn ý báo cáo
- Hoàn thành báo cáo của nhóm
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm (xử lí thông tin, cách trình bày sản phẩm của các nhóm)
- Từng nhóm thực hành, phân tích kết quả thu thập được và trao đổi về cách trình bày sản phẩm.
- Xây dựng báo cáo sản phẩm của nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả và nêu ý tưởng về chiến lược tuyên truyền cách nhân gióng vô tính hiệu quả tại địa phương.
- Báo cáo kết quả 
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và phản hồi 
- Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ sung cho các nhóm khác.
- Tổng hợp nội dung từ thông tin của các nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả (trình chiếu Powerpoint, Trình chiếu dưới dạng các file video)
- Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn. 
- Học sinh dựa vào các kết quả thu thập ghi kiến thức cần đạt vào vở.
- Nhìn lại quá trình thực hiện dự án
- Tổ chức các nhóm đánh giá, tuyên dương nhóm, cá nhân.
- Các nhóm tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.
- Nêu ý tưởng về nhân giống vô tính với cây trồng tại nhà trường
- Yêu cầu HS nêu ý tưởng các nhóm.
- GV cho cac nhóm thảo luận và chọn ý tưởng tốt nhất, phù hợp nhất với điều kiện
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả tổng hợp ý tưởng về chiến dịch tuyên truyền ở địa phương, tự thực hành tại gia đình, vườn trường...
Hoạt động 4: Tìm hiểu về nhân giống hữu tính ở thực vật
1. Cấu tạo của hoa
- GV thông báo: Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính của TV có hoa
- Hãy mô tả cấu tạo 1 hoa mà em biết ?
- GV nhận xét 
- GV yêu cầu HS phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính 
- GV: Nhận xét, chỉnh lí
2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
a. Hình thành hạt phấn
- Từ mỗi 1 TB mẹ trong bao phấn (2n) Giảm phân 4tiểu bào tử đơn bội (n)
Mỗi tiểu bào tử đơn bội (n) Nguyên phân TB sinh sản (n) 2 Tinh tử
 TB ống phấn (n) Ông phấn
b. Sự hình thành túi phôi 
 	- Từ mỗi một tế bào mẹ của noãn giảm phân → 4 TB con (n), 3 TB dưới tiêu biến, 1 TB sống sót → nguyên phân 3 lần liên tiếp → Túi phôi 8 nhân: 3TB đối cực (n), TB nhân cực(n), trứng (n), 2 TB kèm (n)
3. Tìm hiểu quá trình thụ phấn, thụ tinh
 - Thụ phấn là gì ? Phân biệt thụ phấn chéo với tự thụ phấn.
- Thụ phấn có thể nhờ những tác nhân nào ?
- Khi ở trên núm nhụy, hạt phấn nảy mầm do hút nước và dinh dưỡng trên núm nhụy.
 GV chiếu H42.2, yêu cầu HS quan sát và cho biết hạt phấn có những biến đổi như thế nào khi nảy mầm ?
- GV: Nhận xét, chỉnh lí
- Yêu cầu HS: Quan sát H42.2 và hỏi:
+ Thụ tinh là gì ?
+ Mô tả quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa
+ Vì sao nói sự thụ tinh ở thực vật hạt kín là thụ tinh kép ? Ý nghĩa của thụ tinh kép ?
GV nhận xét, chỉnh lí và mở rộng thêm cho HS hiện tượng bất thụ trong lai xa ở thực vật: Hạt phấn không thể nảy mầm, ống phấn ngắn....
a. Thụ phấn 
- Thụ phấn là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến đầu nhuỵ của hoa cùng loài.
- Hình thức: Tự thụ phấn và thụ phấn chéo
- Tác nhân: Gió hoặc côn trùng.
- Sự nảy mầm của hạt phấn: Hạt phấn rơi vào đầu nhụy gặp điều kiện thuận lợi thì nảy mầm:
+ TB ống phấn phát triển thành ống phấn, theo vòi nhụy đến bầu nhụy
+ Tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 tinh tử (giao tử đực) theo ống phấn vào túi phôi
b. Thụ tinh 
- Thụ tinh là sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo hợp tử. 
- Khi ống phấn qua lỗ noãn vào túi phôi:
+ Giao tử đực thứ nhất (n) + noãn (n) → hợp tử (2n) → phôi.
+ Giao tử đực thứ hai (n) + nhân phụ (2n) → phôi nhũ (3n)	
ĐÁNH GIÁ: SỬ DỤNG MỘT CÂU HỎI CÔNG CỤ ĐỂ ĐÁNH GIÁ
III. Bảng mô tả mức độ yêu cầu cần đạt: câu hỏi, bài tập, thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề
Nội dung
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
(Sử dụng các động từ trong bảng phần phụ lục)
Các NL hướng tới trong chủ đê
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
1. Sinh sản vô tính ở thực vật
- Trình bày khái niệm sinh sản, phân loại hình thức sinh sản ( 1 a )
- Trình bày được các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật ( 1 b )
- Lấy được ví dụ giống cây có thể nhân giống vô tính được ( 1 c )
- Phân biệt được hình thức sinh sản vô tính, hữu tính ( 2 )
- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật ( 3 )
- Kể tên được vài giống cây có áp dụng nhân giống vô tính ở địa phương. ( 3 )
- Phân tích được ưu, nhược điểm các hình thức sinh sản ở thực vật ( 10)
- Biết tiến hành kĩ thuật giâm, chiết, ghép
( 4 )
- Phân tích được một số ví dụ có ứng dụng nhân giông vô tính, cơ sở khoa học của nhân giống vô tính. ( 6 )
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế:
- Khi ghép cành tại sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép và phải buộc chặt cành ghép (hoặc mắt ghép) vào gốc ghép? (10 )
- Phân tích được ứng dụng của sinh sản vô tính của thưc vật trong đời sống sản xuât
 ( 14 )
- Thực hành được 1 số cách ghép tại gia đình ( 15 )
- NL làm việc nhóm
- NL giải quyết vấn đề
- Sử dụng ngôn ngữ
- NL tự học
- NL tính toán
2. Sinh sản hữu tính ở thực vật
- Nêu các giai đoạn sinh sản hữu tính ở thực vật ( 7a )
- Nêu được khái niệm thụ phấn, thụ tinh( 7 b)
- Nêu được sự hình thành quả, hạt ( 7 c )
- Nêu được biến đổi sinh lí của quả khi chín ( 7 d )
- Mô tả cấu tạo của 1 hoa bất kì ( 8 )
- Mô tả được quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi và phân biệt chúng ( 9)
- Mô tả được quá trình thụ tinh kép ( 9 )
- Phân biệt được các hình thức thụ phấn ở thực vật ( 9 )
- Chỉ ra được ý nghĩa của thụ tinh kép
- Tính toán được số lượng hạt phấn, số trứng tạo thành
- Chứng minh thụ tinh ở thực vật hạt kín là thụ tinh kép
- Nêu được chiều hướng tiến hóa trong sinh sản của thực vật ( 17 )
- Ứng dụng trong thực tế làm quả chín nhanh, chín chậm ( 11 )
- Cơ sở khoa học của việc tạo quả không hạt ( 16 )
- Hiểu được cơ sở khoa học của 1 số trường hợp cách li trước hợp tử của thực vật
- Nhận xét được chiều hướng tiến hóa trong sinh sản của thực vật, lấy được ví dụ minh họa. ( 17 )
IV. Hệ thống câu hỏi và bài tập, thực hành thí nghiệm theo các mức độ đã mô tả
Câu 1: a- Trình bày khái niệm sinh sản, phân loại hình thức sinh sản ?
 b- Trình bày được các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật?
 c - Lấy được ví dụ giống cây có thể nhân giống vô tính được ?
Câu 2 : Hãy phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính theo bảng sau:
Đặc điểm phân biệt
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính
Khái niệm
Cơ sở tế bào học
Đặc điểm di truyền
Ý nghĩa
Câu 3: Hoàn thành bảng sau để phân biệt các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật:
Phương pháp
Cơ sở khoa học
Cách tiến hành
Đối tượng
Giâm
Chiết
Ghép
Nuôi cấy mô
Câu 4: a. Phân tích được ưu, nhược điểm các hình thức sinh sản ở thực vật?
	 	 b. Biết tiến hành kĩ thuật giâm, chiết, ghép?
Câu 5: Khi ghép cành tại sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép và phải buộc chặt cành ghép (hoặc mắt ghép) vào gốc ghép? 
Câu 6: Phân tích được một số ví dụ có ứng dụng nhân giông vô tính, cơ sở khoa học của nhân giống vô tính?
Câu 7: a- Nêu các giai đoạn sinh sản hữu tính ở thực vật?
 b- Nêu được khái niệm thụ phấn, thụ tinh?
 c- Nêu được sự hình thành quả, hạt?
 d- Nêu được biến đổi sinh lí của quả khi chín?
Câu 8 : Hãy mô tả cấu tạo của 1 bông hoa mà em biết hoặc yêu thích?
Câu 9: Hãy hoàn thành sơ đồ về quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi:
 Hoa
 1() 6(.)
 â â
 Bao phấn Noãn
 â â 
 Tế bào mẹ hạt phấn (2n) Tế bào mẹ túi phôi
 2 () 7 (..)
 4 bào tử đực đơn bội (n) 4 đại bào tử đơn bội (3 TB tiêu biến)
 3 (...............) 8 (.)
 Hạt phấn Túi phôi 
4(.............) 5 (.................) 9 (.........) 10(.....) 11 (.......) 12 (........)
Câu 10: Khi ghép cành tại sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép và phải buộc chặt cành ghép ( hoặc mắt ghép) vào gốc ghép? Nêu những ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng mọc từ hạt?
Câu 11:  Nêu những biến đổi của quả khi quả chín? Trong thực tế đã có ứng dụng nào làm cho quả chín nhanh hay chín chậm chưa? Lấy ví dụ?
Câu 12: Ở Ngô có 5 tế bào mẹ hạt phấn, giảm phân bình thường tạo thành bao nhiêu hạt phấn chín ? Môi trường phải cung cấp bao nhiêu NST để tạo thành các hạt phấn chín? Biết bộ NST ở Ngô 2n=20
Câu 13: Chứng minh quá trình thụ tinh ở thực vật hạt kín là thụ tinh kép ? Ý nghĩa của thụ tinh kép với thực vật
Câu 14: Nhà Lan có 1 cây bưởi giống quý, mẹ Lan muốn nhân nhanh giống bưởi đó nhưng không dùng phương pháp nhân giống nào là hiệu quả nhất nhân được nhiều cây trong một khoảng thời gian ngắn đồng thời vẫn giữ được các đặc điểm quý của cây bưởi. Bằng sự hiểu biết của mình các em hãy cùng Lan nhân nhanh giống bưới đó được không?
Câu 15: Hiện nay ở địa phương nhiều gia đình vẫn trồng được một số giống hoa hồng như hoa hồng leo, hoa hồng quế chúng phát triển rất tốt nhưng hoa lại nhanh tàn ít thơm và màu sắc không đẹp. Một số bà con muốn tiến hành lai tạo giống hoa hồng đó ở địa phương theo em có thể làm đuộc không? Làm bằng phương pháp nào? Kỹ thuật của phương pháp đó?
Câu 16: Phân tích cơ sở khoa học tạo quả không hạt?
Câu 17 : Nhận xét được chiều hướng tiến hóa trong sinh sản của thực vật, lấy được ví dụ minh họa? 

Tài liệu đính kèm:

  • docCHU_DE_SINH_SAN_O_THUC_VAT.doc