Giáo án dạy thực nghiệm Chuyên đề: “Vận dụng phương pháp phân tích đi lên khi dạy Hình học 8” - Tiết 49: Luyện tập

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS củng cố các tr¬ường hợp đồng dạng của tam giác vuông, vận dụng các

 trư¬ờng hợp đồng dạng của tam giác vào các dạng toán tính độ dài đoạn thẳng, tính góc, chứng minh tam giác đồng dạng, chứng minh hệ thức

- Củng cố tính chất tỉ số các đư¬ờng cao t¬ương ứng, tỉ số diện tích của hai tam giác đồng dạng.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng vận dụng khái niệm, định lý tam giác đồng dạng, các trường hợp đồng dạng của tam giác vào giải bài toán.

- Rèn luyện kỹ năng vận dụng phương pháp phân tích đi lên, kĩ năng xây dựng sơ đồ phân tích và trình bày lời giải.

 

doc 6 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1006Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thực nghiệm Chuyên đề: “Vận dụng phương pháp phân tích đi lên khi dạy Hình học 8” - Tiết 49: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY THỰC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ:
“VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐI LÊN
KHI DẠY HÌNH HỌC 8”
Ngày soạn: 15.3.2014
Ngày giảng: 22.3.2014
TIẾT 49. LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- HS củng cố các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông, vận dụng các
 trường hợp đồng dạng của tam giác vào các dạng toán tính độ dài đoạn thẳng, tính góc, chứng minh tam giác đồng dạng, chứng minh hệ thức
- Củng cố tính chất tỉ số các đường cao tương ứng, tỉ số diện tích của hai tam giác đồng dạng.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng khái niệm, định lý tam giác đồng dạng, các trường hợp đồng dạng của tam giác vào giải bài toán. 
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng phương pháp phân tích đi lên, kĩ năng xây dựng sơ đồ phân tích và trình bày lời giải.
3. Thái độ: 
 HS có thái độ yêu thích môn hình học, biết lập luận chặt chẽ, hợp logic.
B. CHUẨN BỊ
+ Giáo viên: Phấn mầu, thước thẳng,máy chiếu, bảng phụ, soạn bài trình chiếu Powerpoint.
+ Học sinh: Giải các bài tập về nhà, ôn tập các cách chứng minh tam giác đồng dạng, tam giác vuông đồng dạng. 
C . CÁC BƯỚC LÊN LỚP
I.Ổn định lớp (1 phút)
Kiểm tra sĩ số
II.Kiểm tra bài cũ (7 phút)
	HS1. Phát biểu các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông.
	HS2. Phát biểu cách tính tỉ số hai đường cao, tỉ số hai diện tích của hai tam giác đồng dạng.
 HS 3. Giải bài tập 48 (trang 84-sgk)
III. Bài mới (30 phút)
*ĐVĐ: Để củng cố các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông, vận dụng các 
trường hợp đồng dạng của tam giác vào tính độ dài đoạn thẳng, chứng minh hệ thức... các em cùng tiến hành tiết luyện tập sau.	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Chữa BTVN
Bài 48- sgk tr84.
HS giải bài tập trên bảng
HS khác nhận xét
GV chữa lại, chốt phương pháp giải dạng tính độ dài 
Tính độ dài
Lập tỉ lệ thức
Tỉ số đồng dạng
Hai tam giác đồng dạng
Một trong các trường hợp
đồng dạng của tam giác
Hoạt động 2: Luyện giải BT trên lớp
Bài 49- sgk tr84.
Ở hình 51, tam giác ABC vuông ở A và có đường cao AH
a, Trong hình vẽ có bao nhiêu cặp tam giác đồng dạng với nhau?
Hãy chỉ rõ từng cặp tam giác đồng dạng và viết theo các đỉnh tương ứng
b, Cho biết AB =12,45 cm; AC =20,50 cm. Tính độ dài các đoạn thẳng BC, AH, BH và CH 
-GV: chiếu đề bài 49 lên màn hình, -HS: đọc đề bài và phân tích đề bài, xác định các kiến thức liên quan, các cụm từ quan trọng, định hướng dạng bài tập.
-HS: vẽ hình minh họa, ghi GT, KL.
-GV: quan sát HS vẽ hình minh họa, chữa lại HS nếu ghi GT- KL còn thiếu hoặc vẽ hình sai.
-GV hướng dẫn HS cách giải các nội dung a, b theo từng ?. 
-HS đứng tại chỗ nêu cách giải và trình bày bài làm trên bảng
? Tìm cặp tam giác đồng dạng
? Nhận xét bài làm của bạn qua bài làm trên bảng. (sửa sai nếu có)
 -GV: Tính BC dựa vào định lí nào?
-HS: Dựa vào định lí Pi Ta Go
-HS làm bài trên bảng
? Tính AH dựa vào cặp tam giác nào
-HS: Dựa vào DABC DBHA 
-HS làm bài trên bảng
? Tương tự tính HC, HB
-GV: Quan sát học sinh làm bài, 
hướng dẫn học sinh yếu.
? Nhận xét bài làm của bạn qua bài làm trên bảng. (sửa sai nếu có)
-GV: Rút ra kết luận cách tìm hình chiếu của cạnh góc vuông lên cạnh huyền.
1- Tính cạnh huyền BC
2 - Tính theo tam giác đồng dạng 
 HB = BC. AB2
 HC = BC. AC2
Bài 51 - Sgk- Tr84
 Chân đường cao AH của tam giác vuông ABC chia cạnh huyền BC thành hai đoạn thẳng có độ dài 25cm và 36cm. Tính chu vi và diện tích tam giác vuông đó
GV: chiếu đề bài 51 lên màn hình.
HS: đọc, phân tích đề bài, ghi gt-kl.
- HS hoạt động nhóm tìm cách giải bài toán bằng sơ đồ phân tích đi lên.
-GV hướng dẫn các nhóm hoàn thành vào bảng phụ
-HS báo cáo kết quả
-GV chiếu đáp án
-Đại diện các nhóm HS nhận xét chéo bài làm của nhau
- HS căn cứ sơ đồ để hoàn thiện lời giải
-HS: Làm bài trên bảng
-GV: Quan sát học sinh làm bài, hướng dẫn học sinh yếu.
-Học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng (sửa sai nếu có)
- GV chốt kết quả
Bài 3 -VBT -Tr89
Hình bình hành ABCD có hai góc A và C là góc nhọn. Gọi E là 
chân đường vuông góc hạ từ đỉnh C xuống cạnh AD kéo dài. Gọi F là 
chân đường vuông góc hạ từ đỉnh C xuống cạnh AD kéo dài.
 Chứng minh rằng
AC2 =AB.AE +AD.AF
GV: yêu cầu HS phân tích đề bài, xác định được đây là dạng toán chứng minh hệ thức
- HS vẽ hình và ghi gt-kl
GV hướng dẫn cách vẽ thêm đường phụ BG vuông góc AC nhằm mục đích tạo ra các tam giác vuông
 GV cùng HS xây dựng sơ đồ phân tích đi lên
- Để thiết lập các cặp tích có ở vế phải cần căn cứ vào cặp tam giác nào?
- Những cặp tam giác đó có đồng dạng không? Vì sao?
AC2 = AB.AE+ BC.AF
AB.AE=? BC.AF= ?
- HS căn cứ sơ đồ để hoàn thiện lời giải, làm bài trên bảng
GV: Quan sát học sinh ở dưới lớp làm bài, hướng dẫn học sinh yếu.
Học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng (sửa sai nếu có)
 - GV chốt kết quả bằng bài giải trên màn hình
TIẾT 49. LUYỆN TẬP
Bài 48- sgk tr84
 Giả sử cột điện có chiều cao là AH và có bóng là BH=4,5m ; thanh sắt có chiều cao là A’H’ và bóng của nó là B’H’=0,6cm
Vì tại cùng một thời điểm nên các tia nắng cùng chiếu xuống mặt đất một góc như nhau ta có 
Theo gt, cột điện và cọc sắt cùng vuông góc với mặt đất, do đó ABH và A’B’H’ là các tam giác vuông tại H và H’. Suy ra 
 (g.g)
Bài 49-sgk tr84 
GT
DABC
KL
a) Viết các tam giác đồng dạng.
b) Tính: BC, BH, AH, CH
Giải:
DABC ~ DHBA (Vì là hai tam giác vuông có góc B chung)
DABC ~ DHAC (Vì là hai tam giác vuông có góc C chung)
Suy ra DHBA ~ DHAC (t/c bắc cầu)
 b)Tính: BC, BH, AH, CH 
Vì DABC vuông tại A theo định lí Pi- Ta- Go ta có:
+ DABC ~DHBA (Theo câu a)
+ DBAC ~ DAHC (Theo câu a)
HB=BC-HC =24 -17,5 =6,5 cm
Bài 51- sgk Tr84
GT
DABC,
KL
 Giải
DAHB ~ DCHA
 chu vi của tam giác ABC là 
AB+AC+BC= 39,05+ 46,86+ (25+36) =146,91 cm 
Diện tích của tam giác ABC là
SABC= 1/2AH.BC=1/2.30.61= 915 cm2
Bài 3-VBT -Tr89
GT
Hình bình hành ABCD
Góc A và C nhọn
KL
AC2 = AB.AE+ BC.AF 
 Chứng minh
Từ B vẽ thêm đoạn thẳng BG vuông góc với đường chéo AC
Xét hai tam giác vuông ABG và ACE có:
 BAC là góc chung
Do đó (g.g) 
Suy ra (1)
Xét tam giác vuông CBG và ACF có 
BC//AD 
 (hai góc so le trong)
 (Vì cùng bằng 900 )
Do đó (g.g)
Suy ra (2)
Cộng từng vế của (1) và (2) ta được
AC.AG +AC.CG = AB.AE+ BC.AF
AC.(AG+CG) = AB.AE+ BC.AF
AC2 = AB.AE+ BC.AF (đpcm)
V. Củng cố- luyện tập (5 phút)
1. Rút ra kết luận cách tìm hình chiếu của cạnh góc vuông lên cạnh huyền.
2. Cách tính cạnh góc vuông qua hình chiếu của hai cạnh góc vuông lên cạnh huyền.
V. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
1.Đọc lại cách chứng minh các bài toán, tìm cách giải mới.
2. Làm bài 50 (SGK - Tr84) tương tự bài 48 (SGK - Tr84); 
 Làm bài 52 (SGK - Tr84) tương tự bài 51 (SGK - Tr84)
 Giải bài 3- VBT trang 92
3. Đọc trước bài 9. Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng
 ***********************************
XÉT DUYỆT CỦA BGH Đại Hùng, ngày 16 tháng 4 năm 2014
 GV dạy:
 Đào Thị Thu Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 49- luyện tập.doc