Giáo án dạy Tuần 25 - Lớp 4

ĐẠO ĐỨC

Tiết 25: ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HKII

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS nhớ lại một số kiến thức đã học.

- Biết vận dụng các hành vi vào cuộc sống thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Hệ thống câu hỏi ôn tập

- Một số tình huống để HS thực hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

+ Tiết đạo đức hôm trước em học bài gì?

+ Vì sao ta phải giữ gìn các công trình công cộng?

- Nhận xét tuyên dương.

3. Bài mới:

a) Giới thiệu bài: Để giúp các em nhớ lại những kiến thức đã học. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu và thực hành kĩ năng giữa học kì II.

b) Hướng dẫn các hoạt động

* Hoạt động 1: Ôn tập các bài đã học

+ Em hãy nêu các bài đạo đức học từ cuối kì I đến giờ?

- Những người sau đây, ai là người lao động? Vì sao?

 

doc 41 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 25 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học tập bạn ý thức bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền đất nước.
* Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS kể.
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện.
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, kể hấp dẫn nhất.
- Khen HS kể tốt.
4. Củng cố: 
- Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GD HS về lòng yêu nước.
5. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. 
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng.
+ Quan sát tranh, đọc thầm yêu cầu.
- Lắng nghe.
- 3 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Quan sát tranh và đọc phần chữ ghi ở dưới mỗi bức truyện 
- Thực hiện yêu cầu.
- HS1: + Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì ở các chú bé ?
- HS2: + Câu chuyện ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ tổ quốc.
+ Tại sao câu chuyện lại có tên là “Những chú bé không chết”? 
- Vì 3 chú bé du kích trong truyện là 3 anh em ruột, ăn mặc giống nhau khiến tên sĩ quan phát xít nhầm tưởng những chú bé đã bị hắn giết chết luôn sống lại. Điều này làm hắn kinh hoảng, khiếp sợ.
+ Vì tên phát xít giết chết chú bé này lại có chú bé khác xuất hiện.
+Bạn thử đặt tên kkhác cho câu chuyện này?
- Những thiếu niên bất tử.
+ Lắng nghe.
+ HS tiếp nối lên thi kể câu chuyện.
- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
Rút kinh nghiệm tiết dạy 
*************************************
TẬP ĐỌC
Tiết 50: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
I. MỤC TIÊU: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, lạc quan.
- Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. (Học thuộc 1, 2 khổ thơ)
- GDANQP.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng phân vai (người dẫn chuyện, bác sĩ Ly và tên cướp biển) đọc bài "Khuất phục tên cướp biển" và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- Mô tả bức ảnh trong tranh? 
+ Ảnh chụp ô tô của bộ đội ta đang trên đường Trường Sơn vào miền Nam đánh Mỹ. Qua bài thơ về tiểu đội xe không kính các em sẽ hiểu rõ hơn những khó khăn nguy hiểm trên đường ra trận và tinh thần dũng cảm lạc quan của các chú bộ đội lái xe.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài tập đọc
- GV giúp HS chia đoạn bài
HS luyện đọc vòng 1: Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài, GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS
- HS luyện đọc vòng 2 kết hợp giải nghĩa từ, Gv kết hợp hướng dẫn HS đọc câu dài, câu khó. 
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm 2
- 1 HS đọc lại toàn bài.
GV đọc diễn cảm cả bài.
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc 3 khổ đầu, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Những hình ảnh nào trong bài nói lên tinh thần dũng cảm và hăng hái của các chiến sĩ lái xe ?
* Những khó khăn, gian khổ trong cuộc kháng chiến không thể làm mất đi niềm lạc quan của những chú bộ đội lái xe. Ừ như nưa tuôn, mưa xối, mặc cho lửa đạn, bom rơi, sự sống hay cái chết chỉ trong gang tấc, những người chiến sĩ lái xe vẫn dũng cảm đi tới vì miền Nam ruột thịt đang chìm trong máu lửa. 
+ Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì? 
* Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em thấy các chú bộ đội thật dũng cảm, lạc quan, yêu đời, coi thường khó khăn, gian khổ, bất chấp bom đạn của kẻ thù, họ sẳn sàng đương đầu với cái chết. Đó cũng là khí thế quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. 
+ Khổ thơ 1, 2, 3 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 4 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào ?
* Những câu thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật cho ta trở về với âm hưởng của Trường Sơn năm xưa, của tình đ/c, đồng đội thắm thiết giữa những người chiến sĩ lái xe trên con đường Trường Sơn huyền thoại đầy khói lửa bom đạn. 
+ Khổ thơ này có nội dung chính là gì?
* GDANQP:Con đường Trường Sơn, con đường huyết mạch nối liền hai miền Nam Bắc đã đi vào lịch sử của dân tộc ta với những chiến công oanh liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ai đi qua nơi đây cũng thấy xúc động, tự hào về những con người anh hùng đất Việt đã dũng cảm hy sinh cho Tổ quốc. Qua hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính, tg đã ca ngợi tinh thần lạc quan, dũng cảm, yêu đời của các chiến sĩ lái xe. Mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương của cha anh để bảo vệ TQ.
* Đọc diễn cảm:
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài, lớp theo dõi để tìm ra cách đọc
- Giới thiệu các câu dài cần luyện đọc.
- Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ.
- Tổ chức cho HS đọc TL cả bài thơ.
- Nhận xét.
4. Củng cố: 
- Ý nghĩa của bài thơ này nói lên điều gì?
- Hỏi: Bài thơ cho chúng ta biết điều gì?
5. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Ảnh chụp ô tô của bộ đội ta đang trên đường Trường Sơn vào miền Nam chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 
- Hs lắng nghe 
1 HS đọc toàn bài tập đọc
- HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự:
+ Khổ 1: Không có kínhđến nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng 
+ Khổ 2: Nhìn thấy gióđến vào buống lái. 
+Khổ 3: Không cần kính... mau khô thôi.
+ Khổ 4: Những chiếc xe...đến cửa kính vỡ rồi 
- HS đọc theo cặp
- Nghe
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm , trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi. 
+ Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi; Ung dung buồng lái ta ngồi, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng; không có kính, ừ thì ướt áo, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời, Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa. 
- Lắng nghe 
- Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em thấy các chú bộ đội thật dũng cảm, lạc quan, yêu đời, coi thường khó khăn, gian khổ, bất chấp bom đạn của kẻ thù. 
+ 3 khổ thơ đầu cho biết tinh thần gan dạ dũng cảm và lòng hăng hái của các anh chiến sĩ lái xe. 
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
+ Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới 
 Bắt tay qua của kính vỡ rồi 
+ Nói lên tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ lái xe rất sâu đậm. 
- Lắng nghe 
- HS tiếp nối nhau đọc. Cả lớp theo dõi tìm cách đọc (như đã hướng dẫn)
- Tiếp nối thi đọc từng khổ thơ.
- 2 đến 3 HS đọc thuộc lòng và đọc diễn cảm cả bài.
- Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- 2 HS nhắc lại.
Rút kinh nghiệm tiết dạy 
******************************************
TOÁN
Tiết 123: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU: 
- Biết giải bài toán liên quan đến phép cộng và phép nhân phân số. ( Bài tập 2; 3 )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu làm: Một miếng tôn hình chữ nhật có chiều rộng , chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính diện tích miếng tôn đó.
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Trong bài học hôm nay các em sẽ cùng tìm hiểu một số tính chất của phép nhân phân số và áp dụng các tính chất đó làm các bài tập. 
b) Hướng dẫn luyện tập:
* Tính chất giao hoán: 
+ GV ghi phép tính: x và x lên bảng
+ Các thừa số của hai tích như thế nào ? 
+ Yêu cầu HS tính và so sánh hai kết quả.
+ Em có nhận xét gì về hai kết quả trên ?
+ Theo em đây là tính chất gì của phép nhân ?
* Hãy nêu tính chất giao hoán.
- Tính chất kết hợp: 
+ GV ghi: ( x ) x và x ( x ) 
+ Các thừa số của hai tích như thế nào ? 
+ Yêu cầu HS tính và so sánh hai kết quả.
+ Em có nhận xét gì về hai kết quả trên ?
+ Theo em đây là tính chất gì của phép nhân ?
* Hãy nêu tính chất kết hợp.
- Tính chất nhân một tổng hai phân số với một phân số thứ ba: 
+ GV ghi phép tính: ( + ) x 
+ Phép tính này có dạng gì ? 
+ Yêu cầu HS dựa vào cách tính như số tự nhiên để tính theo hai cách.
+ Em có nhận xét gì về hai kết quả trên ?
+ Theo em đây là tính chất gì của phép nhân ? 
- Hãy nêu tính chất này ?
* Luyện tập:
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu lớp tự suy nghĩ làm vào vở. 
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài.
Bài 3 :
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu làm việc nhóm.
4. Củng cố: 
- Nêu tính chất giao hoán phép nhân hai phân số?
- Nêu tính chất kết hợp của phép nhân hai phân số ?
5. Nhận xét - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
- Cả lớp làm bài.
Bài giải
Chiều dài miếng tôn hình chữ nhật là: 
(m) 
Diện tích miếng tôn hình chữ nhật là:
(m2)
Đáp số: m2
- Lắng nghe 
+ Quan sát tìm cách tính.
+ Các thừa số của hai tích giống nhau nhưng khác nhau về vị trí.
 x và x 
 x = và x = 
+ Vậy hai kết quả này bằng nhau.
+ Đây là tính chất giao hoán của phép nhân.
- Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích vẫn không thay đổi.
+ Quan sát tìm cách tính.
+ Các thừa số của hai tích giống nhau nhưng ở phép tính thứ nhất có dạng một tổng hai phân số nhân với một phân số thứ ba. Còn ở phép tính thứ hai có dạng một thừa số nhân với một tích.
+ Thực hiện tính ra kết quả và so sánh.
( x ) x và x ( x ) 
( x ) x = x = và 
 x ( x ) = x = 
+ Vậy hai kết quả này bằng nhau.
+ Đây là tính chất kết hợp của phép nhân.
+ Muốn nhân một tổng hai phân số với một phân số thứ ba, ta có thể lấy phân số thứ nhất nhân với tích của phân số thứ hai và phân số thứ ba.
+ Quan sát tìm cách tính.
+ Phép tính có dạng nhân một tổng hai phân số với một phân số thứ ba.
+ Thực hiện tính ra kết quả theo yêu cầu.
( + ) x 
+ C 1: ( + ) x = x = 
+ C 2: ( + ) x = x + x 
 = 
+ Vậy hai kết quả này bằng nhau.
+ Đây là tính chất nhân một tổng hai phân số với một phân số thứ ba. 
* Muốn nhân một tổng hai phân số với một phân số thứ ba. Ta có thể lấy lần lượt từng số hạng của tổng nhân với phân số thứ ba rồi cộng hai kết quả lại.
+ 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
 Giải : 
 Chu vi hình chữ nhật là: 
 ( + ) x 2 = ( m)
 Đáp số : m 
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
 Tóm tắt
 1 túi: 
 3 túi:  ? m
 Giải: 
 Số mét vải cần để may 3 chiếc túi là: 
 x 3 = 2 (m )
 Đáp số: 2 m vải 
- 2 HS nhắc lại. 
- Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
Rút kinh nghiệm tiết dạy 
******************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 49: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?
I. MỤC TIÊU: 
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai là gì?
- Nhận biết được câu kể Ai là gì? Trong đoạn văn và xác định được CN của câu tìm được (BT1, mục III); biết ghép các bộ phận cho trước thành câu kể theo mẫu đã học (BT2); đặt được câu kể Ai là gì? Với từ ngữ cho trước làm CN (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng tìm những từ ngữ miêu tả trong đó có vị ngữ trong câu kể Ai là gì ?
+ Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: 
- Trong câu kể Ai là gì ? vị ngữ do từ loại nào tạo thành ? Nó có ý nghĩa gì ? 
- Nhận xét 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Các em đã được học về VN trong câu kể Ai là gì? Trong câu kể Ai là gì? Có hai bộ phận CN và VN. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thật kĩ về CN trong câu kể Ai là gì? 
b) Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1:
- Yêu cầu HS mở SGK đọc nội dung và trả lời câu hỏi bài tập 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS Nhận xét, chữa bài cho bạn 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS phát biểu. Nhận xét, chữa bài cho bạn. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3:
+ Chủ ngữ trong các câu trên cho ta biết điều gì ?
+ Chủ ngữ nào là do 1 từ, chủ ngữ nào là do 1 ngữ ?
c. Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Gọi HS đặt câu kể Ai là gì ? 
- Nhận xét câu HS đặt, khen những em hiểu bài, đặt câu đúng hay.
d. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Chia nhóm 4 HS, phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận về lời giải đúng và dán tờ giấy đã viết sẵn 4 câu văn đã làm sẵn . HS đối chiếu kết quả .
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.
+ Trong các dòng này đã cho biết bộ phận gì ?
+ Chúng ta cần tìm các từ ngữ để làm bộ phận nào ?
+ Muốn tìm bộ phận vị ngữ em cần đặt câu hỏi như thế nào ? 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài. 
- GV khuyến khích HS trong một chủ ngữ có thể đặt với nhiều vị ngữ khác nhau. 
- Gọi HS đọc bài làm. 
- GV sửa lỗi dùng từ diễn đạt cho HS.
4. Củng cố: 
- Trong câu kể Ai là gì? chủ ngữ do từ loại nào tạo thành? Nó có ý nghĩa gì ? 
5. Nhận xét - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và viết một đoạn văn 
- 3 HS thực hiện viết các câu văn hoặc câu thơ trong đó có kiểu câu kể Ai là gì ? 
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc thành tiếng, trao đổi, thảo luận cặp đôi.
+ 1 HS lên bảng gạch chân các câu kể bằng phấn màu, HS dưới lớp gạch bằng chì vào SGK.
- Nhận xét, bổ sung bài bạn làm trên bảng 
a/ .Ruộng rẫy là chiến trường.
- Cuốc cày là vũ khí.
- Nhà nông là chiến sĩ.
- Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ. 
b/ Anh Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của đội ta. 
- 1 HS làm bảng lớp, cả lớp gạch bằng chì vào SGK.
- Nhận xét, chữa bài bạn làm trên bảng 
a/ Ruộng rẫy / là chiến trường.
 CN
 - Cuốc cày / là vũ khí.
 CN
 - Nhà nông / là chiến sĩ.
 CN
b/ Anh Kim Đồng và các bạn anh / là 
 CN
những đội viên đầu tiên của đội ta.
+ CN trong câu chỉ tên của người, tên địa danh và tên của sự vật (cho ta biết sự vật sẽ được thông báo về đặc điểm tính chất ở vị ngữ trong câu.)
+ CN ở câu 1 do danh từ tạo thành như ruộng rẫy - cuốc cày - nhà nông. 
+ Chủ ngữ câu còn lại do cụm danh từ tạo thành (Kim Đồng và các bạn anh).
- 2 HS đọc thành tiếng.
* Nam là một học sinh giỏi toán.
* Con mèo nhà em là giống mèo tam thể.
* Cây xoài của ông ngoại em là giống xoài cát. 
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm theo nhóm 4 thảo luận và thực hiện vào phiếu. 
- Nhận xét, bổ sung hoàn thành phiếu.
- Chữa bài (nếu sai)
- Trẻ em / là tương lai của đất nước.
 CN
- Cô giáo/ là người mẹ thứ hai của em.
 CN
- Bạn Lan / là người Hà Nội.
 CN
- Người / là vốn quí nhất 
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ Trong các dòng đã cho biết bộ phận chủ ngữ .
+ Chúng ta cần tìm các từ ngữ để làm bộ phận vị ngữ.
+ Chúng ta cần đặt câu hỏi: Là gì ? để tìm vị ngữ.
- 3 - 5 HS trình bày.
+ Bạn An là học sinh giỏi của lớp em.
+ Hà Nội là thủ đô của nước ta.
+ Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.
- Hs nêu 
Rút kinh nghiệm tiết dạy 
LỊCH SỬ
Tiết 49: 	 TRỊNH- NGUYỄN PHÂN TRANH
I. MỤC TIÊU:
- Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút;
+ Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái, đất nước từ đây chia cắt thành Nam triều và Bắc Triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
+ Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến.
+ Cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến khiến cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực: đời sống đói khát, phải đi lính và chết trận, sản xuất không phát triển.
- Dùng luợc đồ Việt Nam chỉ ra ganh giới chia cắt Đàng Ngoài – Đàng Trong.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bản đồ Việt Nam 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi: Buổi đầu độc lập thời Lý, Trần, Lê đóng đô ở đâu ?
- Tên gọi nước ta các thời đó là gì ?
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Sau gần 100 năm cai trị đất nước, triều Hậu Lê đã có nhiều công lao trong việc củng cố và phát triển nền tự chủ của đất nước. Tuy nhiên, bước sang thế kỉ thứ XVI, triều đình Hậu Lê đi vào giai đoạn suy tàn, các thế lực họ Mạc, họ Trịnh, họ Nguyễn nổi dậy tranh nhau giành quyền lợi gây ra chiến tranh liên miên, đất nước bị chia cắt, nhân dân cực khổ. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về giai đoạn lịch sử này. 
b) Hướng dẫn các hoạt động:
* Hoạt động 1: Sự suy sụp của triều Hậu Lê. 
- GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu thế kỉ XVI? 
- GV mô tả sự suy sụp của triều đình nhà Lê từ đầu thế kỉ XVI: Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy yếu.Vua chỉ bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm và xây dựng cung điện. Nhân dân mỉa mai gọi vua Lê Uy Mục là “vua quỷ”, vua Lê Tương Dực là “vua lợn”. Quan lại trong triều thì chia thành phe phái, đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lợi. Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc.
- GV giải thích từ “vua quỷ” và “vua lợn”.
- GV: Trước sự suy sụp của nhà Hậu Lê, nhà Mạc đã cướp ngôi nhà Lê. Chúng ta cùng tìm hiểu về sự ra đời của nhà Mạc.
* Hoạt động2: Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam – Bắc triều. 
- GV cho HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
- Mạc Đăng Dung là ai ?
- Nhà Mạc ra đời như thế nào? Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì ?
- Nam triều là triều đình của dòng họ PK nào ? Ra đời như thế nào ?
- Vì sao có chiến tranh Nam-Bắc triều ?
- Chiến tranh Nam-Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm và có kết quả như thế nào ?
GV: Đây chính là giai đoạn rối ren, kéo dài trong LS dân tộc. Bắc triều và Nam triều là những thế lực PK thù địch nhau, tìm cách tiêu diệt nhau, làm cho cuộc sống của nhân dân lầm than, đói khổ. 
* Sau khi Nam triều chiếm được Thăng Long, chiến tranh Nam-Bắc triều chấm dứt, liệu đất nước ta có thu về một mối? Nhân dân ta có bớt cực khổ? Nội dung tiếp theo của bài sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó. 
* Hoạt động 3: Chiến tranh Trịnh–Nguyễn. 
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh Trịnh-Nguyễn ?
+ Trình bày diễn biến chính của chiến tranh Trịnh-Nguyễn ?
+ Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh –Nguyễn ra sao ?
- Chỉ trên lược đồ ranh giới Đàng Trong, Đàng Ngoài. 
- GV nhận xét và kết luận: Vậy hơn 200 năm, các thế lực PK đánh nahu. Đất nước bị chia làm 2 miền Nam-Bắc, trước tình cảnh đó, đời sống nhân dân ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.
* Hoạt động 4: Đời sống của nhân dân ở thế kỉ XVI 
- GV cho cả lớp thảo luận các câu hỏi:
- Chiến tranh Nam triều và Bắc triều, cũng như chiến tranh Trịnh–Nguyễn diễn ra vì mục đích gì?
- Cuộc chiến tranh này đã gây ra hậu quả gì ?
 GV: Vậy là hơn 200 năm các thế lực PK đánh nhau, chia cắt đất nước ra làm 2 miền.Trước tình cảnh đó, đời sống của nhân dân ta cực khổ trăm bề.
4. Củng cố: 
 - GV cho HS đọc bài học trong khung.
 - Do đâu mà vào đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt ?
- Cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn chính nghĩa hay phi nghĩa ?
5. Nhận xét - dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài: “Cuộc khẩn hoang ở Đàng trong”.
- Nhận xét tiết học
- 2 HS
- HS lắng nghe.
- Hs trình bày: Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy yếu.Vua chỉ bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm và xây dựng cung điện. Nhân dân mỉa mai gọi vua Lê Uy Mục là “vua quỷ”, vua Lê Tương Dực là “vua lợn”. Quan lại trong triều thì chia thành phe phái, đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lợi. Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc.
- Hs thảo luận nhóm 
- Là một quan võ dưới triều nhà Hậu lê.
- 1527 lợi dụng tình hình suy thoái của nhà Hậu lê, Mạc Đăng Dung . lập ra triều Mạc. (Sử cũ gọi là Bắc triều).
- Họ Lê... Vua Lê được họ Nguyễn giúp sức, lập một triều đình riêng ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An (lịch sử gọi là Nam triều). 
- Nam triều và Bắc triều đánh nhau
- Cuộc nội chiến kéo dài hơn 50 năm.
- Hs thảo luận và trình bày 
+ Khi Nguyễn Kim chết, con rễ là Trịnh Kiểm lên thay nắm toàn bộ triều chính đã đẩy con trai của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hoá, Quảng Nam. Hai thế lực PK Trịnh-Nguyễn tranh giành quyền lực đã gây nên cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn. 
+ Trong khoảng 50 năm, hai họ Trịnh-Nguyễn đánh nhau 7 lần, vùng đất miền Trung trở thành chiến trường ác liệt. 
+ Hai họ lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước. Đàng ngoài từ sông Gianh trở ra, đàng trong từ sông Gianh trở vào làm cho đất nước bị chia cắt hơn 200 năm. 
- Hs chỉ 
- HS các nhóm thảo luận và trả lời:
+ Vì quyền lợi, các dòng họ cầm quyền đã đánh giết lẫn nhau.
+ Nhân dân lao động cực khổ, đất nước bị chia cắt.
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi.
Rút kinh nghiệm tiết dạy 
******************************************
KĨ THUẬT
 Tiết 25: CHĂM SÓC CÂY RAU, HOA 
I. MỤC TIÊU:
- Biết mục đích, TD, cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa.
- Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa.
- Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Vật liệu và dụng cụ:
 + Vườn đã trồng rau hoa ở bài học trước 
 + Dầm xới, hoặc cuốc. 
 + Bình tưới nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 Tiết 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
3. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) HS thực hành:
* Hoạt động 2: HS thực hành chăm sóc rau, hoa.
- GV tổ chức cho HS làm 1, 2 công việc chăm sóc cây ở hoạt động 1.
- GV phân công, giao nhịêm vụ thực hành.
- GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn thêm cho HS và nhắc nhở đảm bảo an toàn lao động.
* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV gợi ý cho HS đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau:
+ Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ.
+ Thực hiện đúng thao tác kỹ thuật. 
+ Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc được giao, đảm bảo thời gian qui định. 
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 
4. Củng cố:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
- GD HS.
5. Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Bón phân cho rau, hoa ”. 
- HS nhắc lại tên các công việc chăm sóc cây.
 - HS thực hành chăm sóc cây rau, hoa.
- HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn trên.
Rút kinh nghiệm tiết dạy 
******************************************
Thứ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 25 Lop 4_12274211.doc