A.MỞ ĐẦU:
Trái đất của chúng ta gồm rất nhiều kiểu thành phần khác nhau . trong đó chiếm 30% bề mặt trái đất lại là lục địa . Lục địa từ xưa tới nay luôn có sự thay đổi theo thời gian dưới tác dụng của quá trình kiến tạo, của ngoại lực ,nội lực và xói mòn . quá trình này đã gây ra nhiều biến động cho bề mặt trái đất trong đó tiêu biểu nhất là việc hình thành nên các lục địa khác nhau và sự vỡ ra của các mảng kiến tạo . các mảng kiến tạo hoạt động , dịch chuyển, và chính điều này lại dần dần tạo nên động đất ,núi lửa và các vùng núi trẻ khác như chúng ta nhận thấy ở trái đát hiện nay . Sau đây là phần tìm hiểu và báo cáo của nhóm em về vấn đề này .
au . trong đó chiếm 30% bề mặt trái đất lại là lục địa . Lục địa từ xưa tới nay luôn có sự thay đổi theo thời gian dưới tác dụng của quá trình kiến tạo, của ngoại lực ,nội lực và xói mòn . quá trình này đã gây ra nhiều biến động cho bề mặt trái đất trong đó tiêu biểu nhất là việc hình thành nên các lục địa khác nhau và sự vỡ ra của các mảng kiến tạo . các mảng kiến tạo hoạt động , dịch chuyển, và chính điều này lại dần dần tạo nên động đất ,núi lửa và các vùng núi trẻ khác như chúng ta nhận thấy ở trái đát hiện nay . Sau đây là phần tìm hiểu và báo cáo của nhóm em về vấn đề này . B.NỘI DUNG BẢN BÁO CÁO: I.THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG: 1.Khái niệm: Kiến tạo mảng là sự mô tả các chuyển động ở quy mô lớn của thạch quyển Trái Đất. Nó được xây dựng trên cơ sở tiếp nối “Thuyết trôi lục địa” trước đây của nhà địa - vật lí người Đức Alfred Wegener đề xuất trong các thập niên đầu thế kỷ XX và tách giãn đáy đại dương trong thập niên 1960. Theo “Thuyết trôi lục địa” , Trái Đất có lúc là một đại lục địa duy nhất; về sau bị gãy vỡ ra thành những mảng riêng biệt. Alfred Wegener xây dựa thuyết này dựa theo các quan sát sự ăn khớp về bờ đông của các lụa địa Bắc Mĩ, Nam Mĩ với bờ tây lục địa Á - Âu, lục địa Phi. Nhờ quan sát, hình thái, di tích hóa thạch các châu lục và sự ăn khớp của nó. Các căn cứ trên chưa đủ để giải thích. Sau này các nhà khoa học tìm ra, khám phá và bổ sung giả thuyết của Wegener và xây dưng nên "thuyết kiến tạo mảng" 2.Nguyên nhân : Phần ngoài cùng của Trái Đất được cấu tạo bởi thạch quyển nằm trên và quyển mềm bên dưới. Thạch quyển bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên cùng của quyển manti. Thạch quyển bị vỡ ra thành các mảng kiến tạo và chúng trượt trên quyển mềm. Các mảng này di chuyển tương đối với nhau theo một trong ba kiểu ranh giới mảng: hội tụ hay va chạm; tách giãn, cũng được gọi là trung tâm tách giãn; và chuyển dạng. Các trận động đất, hoạt động núi lửa, sự hình thành các dãy núi, và rãnh đại dương đều xuất hiện dọc theo các ranh giới này. Sự dịch chuyển sang bên của các mảng vào khoảng 50–100 mm/năm. c, Kết quả: tạo ra được các lục địa như ngày nay . II.MẢNG KIẾN TẠO 1. Khái niệm: Mảng kiến tạo, xuất phát từ thuyết kiến tạo mảng, là một phần của lớp vỏ Trái Đất (tức thạch quyển). Bề mặt Trái Đất có thể chia ra thành bảy mảng kiến tạo chính và nhiều mảng kiến tạo nhỏ. 2. Thành phần : Các mảng kiến tạo có độ dày khoảng 100 km (60 dặm) và bao gồm hai loại vật liệu cơ bản: lớp vỏ đại dương (còn gọi là quyển sima) và lớp vỏ lục địa (quyển sial). Nằm dưới chúng là một lớp tương đối dẻo của lớp phủ được gọi là quyển mềm (asthenosphere), nó chuyển động liên tục. Lớp này đến lượt của mình lại có một lớp rắn chắc hơn của lớp phủ nằm dưới nó. *Có Bảy địa mảng chính cấu tạo nên lớp vỏ Trái đất - Mảng Thái Bình Dương - Mảng Á-Âu - Mảng Ấn-Úc - Mảng châu Phi - Mảng Bắc Mỹ - Mảng Nam Mỹ - Mảng Nam Cực *Các mảng nhỏ khác như : - Mảng Ấn Độ (toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ và một phần lòng chảo thuộc Ấn Độ Dương.) -Mảng Caribe (Trung Mỹ và biển Caribe) -Mảng Cocos (phía tây México) -Mảng Juan de Fuca (ngoài khơi California) -Mảng Nazca (phía tây châu Nam Mỹ) -Mảng Philippin -Mảng Scotia (phía đông nam mũi Horn) 3. Xu hướng dịch chuyển: Có ba kiểu ranh giới mảng đặc trưng cho các phương thức chuyển động (dịch chuyển): a) Ranh giới chuyển dạng xuất hiện khi các mảng trượt tương đối theo mặt phẳng nằm ngang dọc theo các đứt gãy chuyển dạng. Chuyển động tương đối giữa hai mảng hoặc là đứt gãy trượt bằng trái (sang bên trái về phía người quan sát) hoặc là đứt gãy trượt bằng phải (sang bên phải về phía người quan sát). Đứt gãy San Andreas ở California là một ví dụ của ranh giới loại này. b) Ranh giới phân kỳ xuất hiện ở nơi mà hai mảng di chuyển xa ra nhau. Các sống núi giữa đại dương (như sống núi Trung Đại Tây Dương) và các đới đang có hoạt động tách giãn (như thung lũng tách giãn Lớn ở châu Phi) là các ví dụ về kiểu ranh giới này. c) Ranh giới hội tụ (hay các rìa chủ động) xuất hiện khi hai mảng trượt về phía nhau tạo thành đới hút chìm (nếu một mảng chui xuống dưới mảng kia) hoặc va chạm lục địa (nếu hai mảng đều là vỏ lục địa). Các rãnh đại dương sâu thường liên quan đến đới hút chìm. Các phiến đang hút chìm mang theo các khoáng vật chứa nước, chúng sẽ giải phóng nước khi bị nung nóng; lượng nước này sau đó làm cho manti chảy lỏng để tạo ra các hoạt động núi lửa.] Các ví dụ về dãy núi Andes ở Nam Mỹ và cung núi lửa ở Nhật Bản . . Hình ảnh thể hiện rõ xu hướng dịch chuyển của các mảng kiến tạo *Các mảng kiến tạo : -Mảng thái bình dương : là một mảng kiến tạo đại dương nằm dưới Thái Bình Dương. -Mảng Ấn Úc , mảng Ấn Độ-Úc hay mảng Ấn Độ-Australia là các tên gọi khác nhau của một mảng kiến tạo lớn, bao gồm châu Úc và vùng đại dương bao quanh. -Mảng Á-Âu bao gồm phần lớn đại lục Á-Âu (vùng đất rộng lớn bao gồm hai châu lục là châu Âu và châu Á), với các biệt lệ lớn đáng chú ý là trừ đi tiểu lục địa Ấn Độ, tiểu lục địa Ả Rập, cũng như khu vực ở phía đông của dãy núi Chersky tại Đông Siberi -Mảng châu Phi là một mảng kiến tạo bao gồm lục địa châu Phi cũng như lớp vỏ đại dương nằm giữa châu lục này và các sống đại dương khác nhau bao quanh. -Mảng Bắc Mỹ là một mảng kiến tạo che phủ phần lớn Bắc Mỹ, Greenland và một số phần của Siberi thuộc Nga. -Mảng Nam Mỹ là một mảng kiến tạo che phủ lục địa Nam Mỹ và trải dài về phía đông tới sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương. - Mảng Nam Cực là một mảng kiến tạo che phủ lục địa Nam Cực và trải dài ra ngoài nằm dưới các đại dương bao quanh. Chuyển động của mảng Nam Cực được ước tính ít nhất khoảng 1 cm/năm về phía Đại Tây Dương. =>Hệ quả : + sự phong phú của các loài động thực vật . +sự xuất hiện của các loài động vật khác nhau trên khắp thế giới. +sự hình thành của các mỏ kim loại , dầu . +có các hiện tượng thiên nhiên phong phú đa dạng như : động đất , sóng thần , núi lửa ,các địa hình đa dạng khác nhau . +môi trường thiên nhiên môi trường sống đa dạng . III. Động đất và núi lửa 1. Động đất : a) Khái niệm: -Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển của mặt đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất. Động đất xảy ra hằng ngày trên Trái Đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng về tài sản và nhân mạng bằng nhiều cách. Động đất gây ra nhiều thiệt hại và gần đây nhất là trận động đất ở mexico vào khoảng trưa 19/9, được xác định mạnh 7,1 độ, gây rung lắc mạnh, kéo dài ở thủ đô, đã kiến hơn 200 người chết . trận động đất mạnh nhất lịch sử được ghi lại vào năm 1960 ở chile với cường độ vào 9,1 độ richter. - Các thang cường độ: +1–2 trên thang Richter: Không nhận biết được +2–4 trên thang Richter: Có thể nhận biết nhưng không gây thiệt hại +4–5 trên thang Richter: Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể +5–6 trên thang Richter: Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng bị nứt +6–7 trên thang Richter +7–8 trên thang Richter: Mạnh, phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc hiện tượng sụt lún trên mặt đất. +8–9 trên thang Richter: Rất mạnh, phá hủy gần hết cả thành phố hay đô thị, có vết nứt lớn, vài tòa nhà bị lún +>9 trên thang Richter: Rất hiếm khi xảy ra +>10 trên thang Richter: Cực hiếm khi xảy ra b) Nguyên nhân: - Nội sinh: Do vận động kiến tạo của các mảng kiến tạo trong vỏ Trái Đất, dẫn đến các hoạt động đứt gãy và/hoặc phun trào núi lửa ở các đới hút chìm. Nguyên nhân nội sinh liên quan đến vận động của các lớp và khối của Trái Đất. Tuy rất chậm, các lớp vỏ và trong lòng Trái Đấtvẫn luôn chuyển động. Khi ứng suất cao hơn sức chịu đựng của thể chất Trái Đất thì sự đứt gãy xảy ra, giải phóng năng lượng và xảy ra động đất. -Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn. -Nhân sinh: Hoạt động của con người gồm cả gây rung động không chủ ý, hay các kích động có chủ ý trong khảo sát hoặc trong khai thác hay xây dựng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất. c) Hiện trạng: -Động đất chủ yếu tập trung phân bổ ở hai dải: dải động đất vòng Thái Bình Dương và dải động đất Hy-ma-lay-a - Địa Trung Hải. -Dải động đất Thái Bình Dương gồm hai phần: ở bờ đông Thái Bình Dương kéo dài từ A-lát-ca đi xuống bờ phía Tây của lục địa Bắc Mĩ rồi kéo dài tới tận Pê-ru và Chi-lê thuộc Nam Mĩ; ở bờ Tây dài động đất này kéo dài từ A-lát-ca hướng về phía nam theo quần đào A-lêu-ti-an, quần đào Nhật Bản đến Đài Loan, lại theo hướng nam qua Phi-líp-pin, ln-đô-nê-xi-a tới New Ziland 2. Núi lửa: a) Khái niệm: Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng. b) Nguyên nhân: -Núi lửa ở dưới lòng đại dương : hai mảng kiến tạo tách giãn xa nhau. Vỏ đại dương mới đang được thành tạo từ đá nóng chảy nguội lạnh từ từ và đang hóa đá. Lớp vỏ mỏng ở các sống núi giữa đại dương do lực kéo của các mảng kiến tạo. Sự giải phóng áp lực do sự mỏng dần của lớp vở gây ra sự giãn nở đoạn nhiệt, và sự tan chảy từng phần của manti gây ra hiện tượng núi lửa và tạo thành vỏ đại dương mới. -Các đới hút chìm là những nơi mà hai mảng, thường là mảng lục địa và mảng đại dương, va nhau. Trong trường hợp này, mảng đại dương bị hút xuống bên dưới mảng lục địa. Trong quá trình tan chảy dòng, nước được giải phóng từ mảng nằm dưới, nhiệt độ tan chảy của nêm nằm trên manti, tạo thành magma. Mácma này có khuynh hướng rất nhớt do thành phần của nó có chứa nhiều silica, vì vậy chúng thường không lên đến bề mặt và nguội lạnh dưới sâu. Khi nó lên đến bề mặt, thì hình thành núi lửa c) Hiện trạng: -Trên thế giới, Indonesia, Nhật Bản và Mỹ được xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất, theo thứ tự giảm dần về mức độ hoạt động. -Những trận động đất thường để lại các dư chấn, có thể gây ra sóng thần.Động đất có thể làm dịch chuyển các mảng địa chất gây nên các vụ phun trào núi lửa. IV. Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới 1.Động đất : Khi có sự dịch chuyển của hai mảng kiến tạo, ranh giới tiếp xúc của hai mảng trượt chạm nhau nên phát sinh ra động đất.Động đất thường quanh quẩn nhiều nhất ở hai vành đai sau đây: -Vành đai Thái Bình Dương kéo dài từ Nam Mỹ đến Bắc Mỹ (như Cali) vòng qua Alaska xuống Nhật Bản, Đài Loan, Phi Luật Tân và xuống Indonesia -Vành đai các xứ quanh bờ Địa Trung Hải đến Trung Đông (Iran, Afghanistan), Tây Tạng Khi hai mảng chạm nhau sẽ phát sinh ra năng lượng động đất. Năng lượng này truyền đi ở dạng sóng gọi là sóng động đất (seismic wawe) làm các vật bị lắc lư, rung chuyển .Các sóng động đất được ghi lại bằng máy địa chấn (seismograph). Cường độ rung động đuợc tính theo thang Richter. Cường độ Richter vì tính theo logarit thập phân nên cường độ 6 mạnh gấp 10 lần cường độ 5 hoặc gấp 100 lần cường độ 4 v.v.; như vậy trên 6 có thể xem là mạnh. * Việt Nam cũng có những trận động đất liên quan đến các đứt gãy địa chất như đứt gãy Sông Hồng, đứt gãy sông Cả , đứt gãy sông Đà. * Các sóng động đất, còn gọi là các sóng địa chấn, thường có 3 loại: -Sóng P (Primary) phát sinh đầu tiên, truyền trực tiếp từ tâm động đất theo chiều thẳng đứng, có khả năng đi qua các vật liệu, làm mặt đất bị xô đẩy nhấp nhô (Push-Pull) và tạo nên âm thanh ì ầm thường được các động vật nhạy cảm khiến voi giựt khỏi giây xích, gà, chó có dấu sợ hãi, hoảng hốt và càng gần thời điểm bùng phát động đất thì độ hoảng hốt càng gia tăng. -Sóng S (Secondary), xuất phát chậm hơn sóng P đôi chút và di chuyển ngang , làm các vật trên bề mặt bị lắc lư ( Side to Side), con người cảm thấy tự nhiên choáng váng, nước trong hồ bơi lác lư như con tàu say sóng. Chính sóng này gây tai hại nhiều nhất: nhà rung, cầu sập, người chết -Sóng L (lateral) là sóng lan truyền trên bề mặt như khi mặt nước hồ đang tĩnh lặng, có một viên sỏi ném xuống mặt hồ thì có nhiều lan truyền. Đây chính là làn sóng gây ra sóng thần khi có động đất mạnh ở biển; làn sóng này tiến lan gặp nhiều xứ ở quanh Ấn độ dương cuối năm 2004, gây tai ương mất tích hàng trăm ngàn người ở các xứ Sri Lanka, Ấn độ, Indonesia, Thái Lan ... Sóng L có diện tích lan truyền lớn nên có tên là Large wave .. 2.Núi lửa *Như trên vừa trình bày, giữa đáy đại dương có nhiều rặng núi lửa do đá bazan nóng chảy từ lòng đất phun ra và sự phun trào ra hai bên chỗ nứt tạo ra các mảng kiến tạo. Ngoài ra cũng có một loại núi lửa khác do sự va chạm của các mảng đại dương và mảng lục địa . Trong trường hợp này, đá phun trào thường là loại andesit *Núi lửa gặp nhiều tại: -Vòng đai Thái Bình Dương, tạo thành một cánh cung chạy dài từ bờ Đông Châu Á (Nhật, Philippine, Indonesia) cho đến rìa phía Tây châu Mỹ (như núi Saint Helen). Ở Việt Nam, cách nay khoảng 1 triệu năm, núi lửa phun trào đã phát triển nhiều ở Pleiku, Darlac, Lâm Đồng, Long Khánh tạo nhiều vùng đất đỏ bazan rất phì nhiêu. -Vòng đai Địa Trung Hải, chỗ tiếp xúc giữa mảng kiến tạo Phi Châu với mảng Âu Á như các núi lửa Vesuve, Etna v.v. Núi lửa Vesuve đã phá hủy chôn vùi thành phố Pompei ở Nam Ý. *Trên thế giới có khoảng 500 núi lửa hoạt động, tập hợp thành các đai núi lửa, thường đi cùng với các đai động đất. Thực vậy, hai hiện tượng này đi liền nhau theo thuyết mảng kiến tạo. Vành đai động đất quanh bờ Thái Bình Dương, ven bờ Địa Trung Hải cũng là vành đai núi lửa. * Có nhiều loại núi lửa: núi lửa phun nổ (explosive) và núi lửa chảy tràn (effusive) Vành đai núi lửa 3. Các vùng núi trẻ: - Các vùng núi trẻ mới được hình thành cách đây không lâu, các dãy núi chưa bị bào mòn, phá hủy, hạ thấp mà còn đang được nâng cao thêm. Sự hình thành của chúng cũng có liên quan tới các vùng tiếp xúc của các mảng - Phân bố : Chạy dọc theo bờ Tây của châu Mĩ, và một phần Tây Nam Á - Các dãy núi trẻ tiêu biểu : + Dãy Anpơ, Capca, Piriene,... phân bố ở châu Âu + Dãy Himalaya ở châu Á + Dãy Coodie, Andes phân bố ở Châu Mĩ V.Hậu quả của động đất, núi lửa 1.Động đất - Động đất ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người và sinh vật trên Trái Đất. Động đất gây thiệt hại nặng nề về con người cũng như cơ sở vật chất và kinh tế. Hằng năm, động đất có thể cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người trên Trái Đất. Những trận động đất phá hủy nhà cửa, ruộng vườn, trang trại, bệnh viện, nơi làm việc của con người, làm đảo lộn cuộc sống của con người. Những người có thể thoát chết sau cơn địa chấn thì lại chết vì đói và rét do không còn nơi ăn chốn ở. - Động đất cũng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường trên Trái Đất. Động đất làm thay đổi địa hình địa mạo, phá hủy nặng nề môi trường sinh thái trên Trái Đất. Động đất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bao gồm cả môi trường đất, nước và không khí, qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến cuộc sống của con người và sinh vật trên Trái Đất. -Động đất cũng là nguyên nhân của rất nhiều tai biến gây nguy hiểm cho con người và sinh vật trên Trái Đất: Hậu quả của trận động đất ngày 12/05/2008 tại Tứ Xuyên , Trung Quốc. +Lở đất: Động đất làm cho đất đá trên các ngọn đồi núi sạt lở, lao xuống dốc với tốc độ lớn gây ra thiệt hại vô cùng nghiêm trọng. Nó cuốn phăng mọi thứ trên đường đi , bao gồm nhà cửa, cây cối, xe cộ, con người và vật nuôi. + Đất nứt: Động đất làm cho bề mặt địa cầu bị nứt nẻ, chỗ thì dâng cao, chỗ thì thụt lún xuống thấp, làm thay đổi diện mạo quang cảnh; đường sá, cầu cống bị chia cắt, nhà cửa đổ sập. Trên bề mặt đất xuất những khe nứt, những hố tử thần gây ra những hiểm nguy khó lường cho con người. +Sóng thần: Động đất khiến cho các mảng địa chất dưới đáy biển va chạm vào nhau tạo ra các cơn sóng thần. Chúng cao hàng chục mét và di chuyển với tốc độ cực lớn, phá hủy mọi thứ trên đường đi và tràn vào bờ phá hủy nhà cửa, cây cối, và dân cư bị cuốn trôi, gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng cho dân cư ven biển +Triều giả: Triều giả là hiện tượng nước trong các hồ chao qua chao lại một cách dữ dội sau cơn động đất ở một khu vực nào đó. Triều giả xảy ra do sóng địa chất sau trận động đất lan truyền trong lòng đất đá làm cho đất đá dưới lòng hồ bị rung chuyển làm nước cũng bị xáo động theo với cường độ mạnh làm cho thuyền bè bị chim đắm, nước ập vào khu vực xung quanh bờ phá hủy nhà cửa, cây cối, phương tiện và gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người. +Đê vỡ: Động đất gây ra các chấn động mạnh, làm cho các tuyến đê điều bị nứt vỡ, gặp triều cường, nước tràn vào các khu dân cư, các thành phố lớn và đất sản xuất gây ngập úng, ngập mặn, nhà cửa chìm trong biển nước, giao thông trì trệ, ô nhiễm môi trường.. +Hỏa hoạn: Động đất không chỉ phá hủy nhà cửa, cầu cống, xe cộ mà còn là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn trên diện rộng. Tàn lửa từ những chiếc đèn dầu hay những chiếc bếp sau động đất đã nhóm lên những ngọn lửa lớn thiêu cháy mọi thứ trong hàng mấy ngày liền mà không thể dập tắt. Đây chính là nguy cơ tồi tệ nhất để lại sau những trận động đất mà con người còn phải hứng chịu. 2.Núi lửa: – Lượng tro bụi được phun ra khi núi lửa phun trào sẽ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người và các loài động vật khác, làm ô nhiễm môi trường và nguồn nước. Tro bụi khi bay lên cao sẽ làm ion hóa không khí làm xuất hiện bão điện. – Lượng hơi nước kết tụ lại khi núi lửa phun có thể dẫn tới các trận mưa lớn gây lũ lụt, còn lượng khí lưu huỳnh được tích tụ cũng là nguyên nhân dẫn tới việc thủng tầng ozone. – Tác động lớn tới việc giao thông, nhất là giao thông hàng không vì tro bụi của núi lửa sẽ làm cản trở tầm nhìn, không an toàn cho việc tham gia giao thông. – Núi lửa phun sẽ làm cháy các khu rừng, gián tiếp gây ra xói mòn đất, lở đất – Đối với các vùng dân cư sinh sống gần núi lửa, khi phun trào sẽ gây thiệt hại về tài sản cũng như tính mạng. – Ngoài ra, nó còn tác động nghiêm trọng đến các thời tiết như tạo ra mưa axit, gây hiện tượng El Nino, động đất và sóng thần. - Núi lửa khi chảy tràn thì tuôn ra mặt đất dòng chảy lửa nóng bỏng nên phá vỡ mọi vật trên đường di chuyẻn; khi nguội lại thì bị đông cứng, đất như béton rắn chắc không trồng trọt được. Tuy nhiên vài ngàn năm sau đó, các tảng đá núi lửa sẽ bị phong hoá tạo ra nhiều vùng đất đỏ màu mỡ như ở Cao nguyên Pleiku, Lâm Đồng, Gia Kiệm,.. Cũng có thể các dung nham khi chảy làm bít kín các thung lũng nên gây lũ lụt vùng thượng nguồn . Một số hậu quả thực tế khủng khiếp do núi lửa phun trào: – Năm 1815, núi lửa Tambora phun trào đã cướp đi sinh mạng của 10.000 người, môi trường ở vùng xung quanh núi lửa bị tàn phá hoàn toàn gây mất mùa làm 82.000 người chết do thiếu lương thực. – Năm 1883, ngọn núi lửa trên đảo Krakatoa phun trào với sức mạnh gấp 13.000 lần một quả bom nguyên tử đã xóa sổ ngay lập tức một thị trấn trên đảo Sumatra. Không những vậy nó còn gây nên những cơn sóng thần làm 36.000 người thiệt mạng còn nó thì chìm xuống lòng đại dương. – Thảm họa núi lửa Pelée năm 1902 đã hủy diệt gần hết thành phố cảng St. Pierre và làm gần 30.000 thiệt mạng. – Núi lửa Ruiz phun trào năm 1985 ở Colombia với dòng siêu mắc ma di chuyển với tốc độ 480 km/giờ đã phá hủy hoàn toàn thành phố Amero chỉ trong 15 phút. VI.Cách phòng tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả 1.Động đất: Động đất là một thiên tai không thể dự báo trước được, cho nên những người sống ở một nơi gần những nơi thường có động đất không thể tránh nó được. Tuy nhiên, có một số điều ta có thể làm để trước, trong lúc, và sau động đất để tránh thương tích và thiệt hại do động đất gây ra. a)Trước khi xảy ra động đất: - Dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, radio, bông băng, thuốc chữa bệnh thông thường, thay đổi khi hết hạn sử dụng; - Không đặt các vật nặng lên giá đỡ cao; không đặt giường ngủ sát cửa kính; - Những vật dụng trong nhà dễ ngã đổ, rơi xuống, nên được gắn chặt vào tường nhà để khi lung lay cũng không rơi xuống đất gây thương tích; - Các đồ đạc nặng như kệ sách, tủ, chén bát. nên đặt xa khỏi các cửa ra vào, các nơi thường lui tới để khi ngã đổ vẫn không chắn lối ra và nên gắn chặt vào tường nhà; - Những người sống ở chung cư nắm vững lối thoát hiểm; - Theo dõi thông báo và chỉ dẫn của cơ quan phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn. b) Khi xảy ra động đất: - Nếu động đất xảy ra khi đang ở trong nhà, ngay lập tức chui xuống gầm bàn hay gầm giường để tránh các vật rơi xuống đầu và nếu nhà sập vẫn có không khí để thở. Nếu không có gầm bàn thì chạy đến góc phòng mà đứng, không chạy ra khỏi nhà khi có chấn động do động đất gây ra. Sau khi chấn động ngừng mới rời khỏi phòng, nhà nếu cần; - Khi di chuyển ra khỏi nhà cao tầng không chạy vào thang máy đề phòng mất điện bất ngờ, đồng thời lấy các vật che trên đầu như gối, cặp sách, cặp tài liệu; - Nếu động đất xảy ra khi đang ở ngoài đường thì phải lánh nạn ở những bãi đất trống, chạy tránh xa các tòa nhà cao ốc, tường cao, cây to và đường dây điện để tránh sập đổ; - Nếu động đất xảy ra khi đang ở gần bờ biển thì phải đề phòng sóng thần do động đất xảy ra ở đáy biển; - Sau chấn động đầu tiên thường có thời gian yên tĩnh, sau đó mới có chấn động mới, do đó không nên hoảng sợ. Chấn động mới có thể xảy ra sau vài phút, vài giờ thậm chí sau vài ngày tùy thuộc động đất mạnh hay yếu. 2.Núi lửa: -Hiện tại trên thế giới vẫn chưa có cách nào để phòng chống được việc núi lửa phun trào. Dùng các thiết bị đo lường địa chất chỉ giúp phát hiện sớm núi lửa sắp hoạt động và di tản dân cư sống gần đó ra khỏi vùng nguy hiểm. Vì vậy cách tốt nhất có thể là nên sống cách xa các vùng có núi lửa. -Một số biện pháp được các nhà khoa học đưa vào thử nghiệm: -Trực thăng đồ chơi dự báo núi lửa phun trào. -Mô hình mới dự báo tốc độ tàn phá của núi lửa. -Dự báo dòng chảy núi lửa bằng mô hình. C.TỔNG KẾT: -Thuyết kiến tạo mảng tiêu biểu cho trường
Tài liệu đính kèm: