Giáo án Địa lí 4 - Tiết 16 - Thủ đô Hà Nội

GIÁO ÁN HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG

Tuần: 16 Tiết: 16

Bài: THỦ ĐÔ HÀ NỘI

 dạy: 9/11/2010

I/MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:

 + Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.

 + Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.

 + Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ).

* HS có năng khiếu, năng lực: Dựa vào hình 3,4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, đường phố, )

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng xác định vị trí địa lí trên bản đồ (lược đồ).

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học. Thích tìm hiểu về môn học Địa lí.

II/CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: SGK, bài giảng trình chiếu, phiếu nhóm.

2. Học sinh: SGK.

III/ CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC

1. OÅn ñònh: Học sinh hát.

 2. Bài cuõ: (3 phút) “Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ”

HS1: Kể tên một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ?

TL: Một số nghề thủ công của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ như lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, chiếu cói Kim Sơn, chạm bạc Đồng Sâm

- Gv nhận xét.

HS2: Kể về chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ?

TL: Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập, hàng hoá bán ở chợ phần lớn là sản phẩm sản xuất tại địa phương.

- Gv nhận xét.

- Gv nhận xét bài cũ.

 

doc 5 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 4 - Tiết 16 - Thủ đô Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
Tuần: 16 Tiết: 16 Ngày dạy:19/12/2017
Bài: THỦ ĐÔ HÀ NỘI
	 dạy: 9/11/2010
I/MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:
	+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
	+ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.
	+ Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ).
* HS có năng khiếu, năng lực: Dựa vào hình 3,4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, đường phố,)
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng xác định vị trí địa lí trên bản đồ (lược đồ). 
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học. Thích tìm hiểu về môn học Địa lí.
II/CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, bài giảng trình chiếu, phiếu nhóm.
2. Học sinh: SGK.
III/ CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC 
1. OÅn ñònh: Học sinh hát. 
 2. Bài cuõ: (3 phút) “Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ”
HS1: Kể tên một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
TL: Một số nghề thủ công của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ như lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, chiếu cói Kim Sơn, chạm bạc Đồng Sâm
- Gv nhận xét.
HS2: Kể về chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ?
TL: Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập, hàng hoá bán ở chợ phần lớn là sản phẩm sản xuất tại địa phương.
- Gv nhận xét.
- Gv nhận xét bài cũ.
 3. Baøi môùi: 
a. Giôùi thieäu baøi: (1 phút ) 
- Mỗi một quốc gia trên thế giới đều chọn một thành phố có điều kiện địa lí, vị trí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước mình. Nói cách khác là mỗi quốc gia đều lựa chọn cho mình một thủ đô riêng, lấy đó là đại diện cho bộ mặt, sự phát triển của cả đất nước. Bài học hôm nay thầy sẽ giới thiệu cho các em về thủ đô của nước Việt Nam ta qua bài “Thủ đô Hà Nội”.
- Gv gọi Hs nhắc lại tên bài học.
 b. Noäi dung: (34 phút) 
- Gv giới thiệu các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Hà Nội – thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
Mục tiêu: Học sinh xác định được vị trí địa lí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ).
Cách tiến hành:
a. Vị trí địa lí, giới hạn:
- Gv cho Hs quan sát lược đồ phân chia các vùng miền của nước ta.
- Yêu cầu Hs xác định thủ đô Hà Nội ở đâu?
- Gv nhận xét, chốt.
- Gv yêu cầu Hs quan sát lược đồ thành phố Hà Nội và trả lời các câu hỏi:
 + Chỉ vị trí của Hà Nội và cho biết Hà Nội giáp những tỉnh nào?
 + Cho biết Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào?
- Gv nhận xét và chốt (Gv cho Hs xem một số tranh thể hiện các phương tiện giao thông).
- Gv cung cấp thêm thông tin về diện tích và số dân của thành phố Hà Nội:
 + Diện tích của Hà Nội là 3329km².
 + Số dân 7,588 triệu (năm 2015)
 + Hà Nội có tất cả 30 quận, huyện: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên
- Gv rút ra kết luận: Thủ đô Hà Nội năm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Có sông Hồng chảy qua, rất thuận lợi để thông thương các vùng. Từ Hà Nội có thể đến các nơi khác bằng nhiều phương tiện khác nhau. Hà Nội được coi là đầu mối giao thông quan trọng của đồng bằng Bắc Bộ, miền Bắc và cả nước, đặc biệt đường hàng không của Hà Nội nối liền với nhiều nước khác.
- Gv mời Hs đọc.
*Chuyển ý: Chúng ta đã tìm hiểu vị trí địa lí của thủ đô Hà Nội là một thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ và cũng là đầu mối giao thông quan trọng.
Hoạt động 2: Hà Nội – thành phố cổ ngày càng phát triển.
Mục tiêu: Học sinh biết được các dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ, là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa, khoa học.
Cách tiến hành: 
- Gv cho Hs trả lời một số câu hỏi liên quan đến thủ đô Hà Nội.
 + Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm nào, đến nay được bao nhiêu năm?
 + Lúc đó Hà Nội có tên là gì?
- Gv nhận xét.
- Gv cho Hs đọc thông tin SGK mục 2/110.
- Gv cho Hs quan sát một số tranh về: Khu phố cổ Hà Nội và khu phố mới Hà Nội.
- Từ việc quan sát tranh kết hợp kiến thức SGK Gv yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm câu hỏi: “Hãy cho biết một số đặc điểm của phố cổ và phố mới của Hà Nội?”.
Phố cổ
Hà Nội
Phố mới
Hà Nội
Tên một
 vài con phố
Đặc điểm 
con phố
Đặc điểm 
nhà cửa
Đặc điểm đường phố
- Gv cho Hs tiến hành thảo luận và ghi kết quả vào phiếu nhóm.(2 phút)
- Gv gọi Hs đại diện nhóm trả lời.
- Gv mời Hs nhận xét
- Gv nhận xét, chốt kết quả.
- Gv cho Hs quan sát tranh về 2 di tích lịch sử nổi tiếng của thủ đô Hà Nội: Ga Hà Nội và Cầu Long Biên xưa và nay.
*Chuyển ý: Để biết được thủ đô Hà Nội đã trở thành một thành phố trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước như thế nào chúng ta cũng đến với hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 3: Hà Nội – trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
Mục tiêu: Học sinh xác định được Hà Nội là thành phố trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
Cách tiến hành:
- Gv cho Hs đọc thông tin SGK mục 3/111.
- Gv cho Hs quan sát một số tranh về các cơ quan lãnh đạo, viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng
- Từ việc quan sát tranh kết hợp kiến thức SGK Gv yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm câu hỏi: “Nêu những dẫn chứng cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước?”.
Hà Nội
TRUNG TÂM 
VĂN HÓA KHOA HỌC
TRUNG TÂM KINH TẾ LỚN
TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ
................................................................................................................................................................................
Thời gian : 8 phút
- Hs thực hiện.
- Hs xác định: Thủ đô Hà Nội thuộc vùng Đông Bắc Bộ, nằm trên đồng bằng châu thổ sông Hồng.
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát.
- Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc.
- Đường sắt, đường ô tô (đường bộ), đường sông (đường thủy), đường hàng không.
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
- Hs đọc.
Thời gian : 11 phút
- Hs lắng nghe và trả lời.
- “Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm 1010, đến nay là 1007 năm”.
- “Lúc đó Hà Nội có tên là Thăng Long”.
- Hs lắng nghe.
- Hs đọc.
- Hs quan sát.
Phố cổ
Hà Nội
Phố mới
Hà Nội
Tên một vài con phố
Hàng Thiếc,
Hàng Chiếu, Hàng Than, Hàng Bạc
Phạm Ngọc Thạch, Giải Phóng..
Đặc điểm con phố
Gần với những hoạt động buôn bán ở đó.
Thường được lấy tên các danh nhân.
Đặc điểm nhà cửa
Nhà thấp, mái ngói, kiến trúc cổ xưa
Nhà cao tầng, hiện đại
Đặc điểm đường phố
Chật hẹp, nhỏ, cũ
To, rộng
Nhiều xe đi lại
- Hs nhận xét.
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát.
Thời gian : 15 phút
- Hs đọc.
- Hs quan sát.
- Hs lắng nghe.
- Kết quả thảo luận:
Hà Nội
TRUNG TÂM 
CHÍNH TRỊ
TRUNG TÂM 
KINH TẾ LỚN
TRUNG TÂM 
VĂN HÓA KHOA HỌC
Nơi làm việc của các cơ quan
 lãnh đạo cao cấp: Quốc hội,
 Văn phòng Chính phủ,
- Trường đại học đầu tiên Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
- Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam, ĐH Sư Phạm. ĐH Quốc gia Hà Nội,Thư viện Hà Nội
- Nhiều danh lam thắng cảnh: Hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột 
- Nhiều nhà máy: lắp ráp ô tô
- Trung tâm thương mại: siêu thị (Metrô, big C)
- Chợ Đồng Xuân 
- Ngân hàng Nông nghiệp
- Bưu điện Hà Nội
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Gv cho Hs thảo luận theo nhóm (3 phút). Mỗi nhóm sẽ tìm dẫn chứng cho mỗi ý và ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Gv mời đại diện 3 nhóm treo kết quả lên bảng.
- Gv gọi Hs đọc kết quả của nhóm mình so sánh đối chiếu kết quả của Gv.
- Gv nhận xét.
- Gv cho Hs quan sát một số hình ảnh về các cơ quan, công trình văn hóa nổi tiếng
* Gv rút ra nội dung hoạt động: “Cho đến nay, vùng đất thăng Long đã ở tuổi 1000, đã thay đổi nhiều tên như: Đông Đô,Thăng Long, Hà Nội. Hà Nội tồn tại với nhiều phố cổ, làm nghề thủ công, và buôn bán. Hà Nội ngày nay được mở rộng hiện đại hơn”.
- Gv giới thiệu chung về thành phố Hà Nội cho Hs thông quan một số hình ảnh.
“Hà Nội là thủ đô của cả nước với nhiều cảnh đẹp, là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học, kinh tế của cả nước. Năm 2000 Hà Nội đã được cả thế giới biết đến là thành phố vì hoà bình, chúng ta tự hào về điều đó”.
- Gv đưa ra kết luận của bài học: 
“Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, nơi có sông Hồng chảy qua, rất thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong cả nước và thế giới. Các phố cổ nằm ở gần hồ Hoàn Kiếm. Hà Nội đang được mở rộng và hoàn thiện hơn.”
 Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của nước ta”.
- Gv mời Hs đọc lại kết luận.
- Hs thảo luận theo nhóm.
- Hs thực hiện
- Hs đọc.
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
- Hs đọc.
4. Củng cố, dặn dò: (1 phút ).
- Gv gọi Hs nhắc lại tên bài học.
- Gv cho Hs nhắc lại kết luận bài.
- Gv nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 15 Thu do Ha Noi_12275182.doc