Giáo án Địa lý 10 - Tiết 1 đến tiết 33

I- Mục tiêu:

Sau bài học, học sinh phải:

 a.Về kiến thức:

 Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

 Cụ thể phương pháp: kí hiệu, kí hiệu đường chuyển động,chấm điểm,bản đồ-biểu đồ.

 b.Về kĩ năng:

 Nhận biết được một số phương pháp phổ biến để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ và Atlát

 c.Về thái độ: Thấy được sự cần thiết của bản đồ, Atlát trong học tập.

 d. Nâng cao phát triển năng lực.

Biết và phân tích được các đối tượng địa biểu hiện trên bản đồ.

 

doc 73 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2971Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 10 - Tiết 1 đến tiết 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu khí hậu ở các đới: Nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.
+ Nhận xét sự phân hóa khác nhau giữa các đới khí hậu ôn đới và khí hậu nhiệt đới.
- Giáo viên chuẩn kiến thức
- Hoạt động 2 (cá nhân hoặc nhóm)
+ Nhóm 1: Xác định biểu đồ kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa (Hà Nội - Việt Nam):
Đới khí hậu nào ?
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, thấp nhất, biên độ nhiệt ?
Tổng lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều, tháng mưa ít ?
+ Nhóm 2: Kiểu khí hậu ôn đới lục địa (Upha - Nga):
+ Nhóm 3: Kiểu khí hậu ôn đới hải dương (Valenxia - Ailen)
+ Nhóm 4: Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải (Palecmo - Italya)
- Giáo viên chuẩn kiến thức
I- Nội dung bài thực hành
1- Đọc bản đồ các đới khí hậu trên trái đất
- Có 7 đới khí hậu (ở mỗi bán cầu).
- Các đới khí hậu phân bố đối xứng nhau qua xích đạo.
+ Đới khí hậu xích đạo.
+ Đới khí hậu cận xích đạo.
+ Khí hậu nhiệt đới.
+ Khí hậu cận nhiệt.
+ Khí hậu ôn đới.
+ Khí hậu cận cực.
+ Khí hậu cực.
- Trong cùng một đới có nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
- Sự phân hóa các kiểu khí hậu nhiệt đới theo vĩ độ, ôn đới theo kinh độ.
2- Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của các kiểu khí hậu.
a/ Đọc từng biểu đồ
- Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa (đới khí hậu nhiệt đới)
+ Nhiệt độ cao nhất 300C (tháng 7), thấp nhất 180C (tháng 1). 
Biên độ nhiệt độ 120C
+ Tổng lượng mưa 1.694mm
Mưa nhiều: Tháng 5 đến tháng 10
- Kiểu khí hậu ôn đới lục địa (đới khí hậu ôn đới)
+ Nhiệt độ cao nhất 200C, thấp nhất -160C
Biên độ nhiệt độ 260C
+ Tổng lượng mưa 584mm
Mưa nhiều: Tháng 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12
- Kiểu khí hậu ôn đới hải dương (khí hậu ôn đới)
+ Nhiệt độ cao nhất 150C, thấp nhất 70C
Biên độ nhiệt độ 80C
+ Tổng lượng mưa 1.416mm
Mưa nhiều: Tháng 1, 2, 3, 10, 11, 12
- Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải (đới khí hậu cận nhiệt)
+ Nhiệt độ cao nhất 230C, thấp nhất 100C
Biên độ nhiệt độ 130C
+ Tổng lượng mưa 692mm
Mưa nhiều: Tháng 1, 2, 3, 10, 11, 12
4- Kiểm tra đánh giá:
Học sinh hoàn thiện tại lớưp
5- Hoạt động nối tiếp:
6- Phần rút kinh nghiệm
TIẾT 16:
ÔN TẬP (1 TIẾT)
1.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:
a.Về kiến thức: 
Giúp học sinh hệ thống hóa các kiến thức đã học từ bài 2 đến bài 14, gồm 3 chương 
b.Về kĩ năng: 
- Đọc bản đồ, lược đồ
- Phân tích biểu đồ, nhận xét bảng số liệu, biết phân tích các mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí với nhau
c.Về thái độ: 
 - Thấy được sự cần thiết của việc học tập môn Địa lí trong đời sống cũng như đối với các môn học khác
d. Nâng cao phát triển năng lực
Hoạt động nhóm, phân tích, xử lý số liệu
 2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
a.Giáo viên:
-Bài soạn, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bảng phụ..., 
 -Bản đồ treo tường: các đới khí hậu trên Trái Đất
b.Học sinh :SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
3.Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ- định hướng: (3 phút)
 -Kiểm tra bài cũ:Hiện tượng phơn xảy ra khi nào? Tại sao ở sườn đón gió lại mát, ẩm còn sườn khuất gió lại khô, nóng( Điều kiện hình thành gió phơn: khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lai và thổi lên cao; Sườn đón gió mát và ẩm do:khi bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,60C. Vì nhiệt độ hạ hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa bên sườn đốn gió; Sườn khuất gió khô và nóng do sau khi không khí vượt núi, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình 100m tăng 10C, nên sườn khuất gió khô và rất nóng)
- Định hướng bài: Để củng cố toàn bộ hệ thống kiến thức ở cả ba chương đã học, hôm nay cô giáo cùng các em đi khái quát hóa lại kiến thức cơ bản và hướng dẫn phân tích biểu đồ và bảng số liệu, chúng ta đi vào bài cụ thể
b.Nội dung bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung chính
HĐ1: Tìm hiểu chương I(HS làm việc cả lớp: 10 phút)
Bước 1: GV yêu cầu HS nêu được các kiến thức cơ bản của chương I và cho ví dụ cụ thể 
Bước 2: HS trình bày GV chuẩn kiến thức những ý chính 
HĐ 2: Tìm hiểu chương II(HS làm việc cả lớp: 10 phút)
Bước 1: HS trình bày những ý chính đã học trong bài về hệ quả chuyển động của Trái Đất
Bước 2: Đại diện học sinh trình bày, GV chuẩn kiến thức trên bảng phụ
HĐ 3: Tìm hiểu chương III (HS làm việc theo cặp: 20 phút)
Bước 1: HS trình bày những ý chính của chương bao gồm 6 bài
Bước 2: Đại diện HS trình bày GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS làm bài tập
Phần A: Chọn câu trả lời đúng:
1. Gió tây ôn đới thổi từ:
a. Cao áp cực về áp thấp ôn đới
b. Áp thấp ôn đới về cao áp cận chí tuyến
c. Cao áp cận chí tuyến về hạ áp xích đạo
d. Cao áp cận chí tuyến về áp thấp ôn đới
2. Gió mùa là:
a.Thổi theo mùa, hướng gió hai mùa ngược nhau
b. Thổi theo mùa, hướng gió hai mùa giống nhau
c.Thổi không theo mùa, hướng gió hai mùa ngược nhau
d. Thổi không theo mùa, hướng gió hai mùa giống nhau
3. Mỗi bán cầu có:
a. 4 khối khí b. 3 khối khí 
c.2 khối khí d. 5 khối khí
Phần B: Điền những từ thích hợp vào dấu chấm :
1. Frông là...
2. Khí áp là...
3. Quá trình làm phá hủy đá, không làm thay đổi thành phần, tính chất hóa học, khoáng vật của chúng gọi là...
Chương I: Bản đồ
Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: gồm những phương pháp nào( kí hiệu, kí hiệu đường chuyển động, phương pháp chấm điểm, phương pháp bản đồ- biểu đồ)
Bài 3:Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống ( vai trò, cách sử dụng)
Chương II:Vũ Trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất
Bài 5: Vũ Trụ .Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất( phải nắm được: Vũ Trụ là gì?Hệ Mặt Trời, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời, Kết quả của sự tự quay quanh trục của TĐ)
Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất: sinh ra các mùa trong năm và ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ
Chương III: Cấu trúc của Trái Đất.Các quyển của lớp vỏ Địa lí
 Bài 7:Cấu trúc của Trái.Đất.Thạch quyển.Thuyết kiến tạo mảng( gồm hai phần) 
 Bài 8:Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất: ( gồm hai phần cơ bản
Bài 9: Tác động của lực dến địa hình bề mặt Trái Đất( gồm các quá trình: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ
Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất( gồm hai nội dung cơ bản)
Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính( khí áp phân bố như thế nào, có các loại gió nào) 
Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa( phần ngưng đọng hơi nước trong khí quyển: không dạy), bài này ta tìm hiểu mục II và III
c. Củng cố – luyện tập : ( 1 phút) 
Yêu cầu HS nắm được ý cơ bản của ba chương, biết giải thích các hiện tượng địa lí
d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà : ( 1 phút)
Hướng dẫn học ở nhà, giờ sau kiểm tra 1 tiết giữa học kì I 
TIẾT 17 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
	1. Xác định mục tiêu kiểm tra:
	Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi đã học xong các chủ đề: Bản đồ, Vũ Trụ.Hệ quả các chuyển động của TĐ và một phần của chủ đề: cấu trúc của TĐ. Các quyển của lớp vỏ địa lí.
	a. Về kiến thức:
-Phát hiện sự phân hóa về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học cho phù hợp
	- Giúp HS nhận biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra
	b. Về kĩ năng: Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể
	c. Về thái độ: Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục
	2. Xác định hình thức kiểm tra: Hình thức kiểm tra tự luận
	3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra
	Ở đề kiểm tra 1 tiết, Địa lí 10, các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 14 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: Chương I. Bản đồ 3 tiết (20%), Chương II có 2 tiết (20%), Chương III 9 tiết (60%). Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:
Chủ đề (ND chương)/Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Bản đồ
Trình bày được đặc điểm của các phương pháp biểu hiện /BĐ
Vận dụng vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế và ngược lại.
20% TSĐ = 2 Đ
50% TSĐ = 1 Đ
50% TSĐ= 1Đ
Vũ Trụ. Hệ quả các chuyển động của TĐ
-Giải thích được chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh MT của TĐ và hệ quả các chuyển động của TĐ
- Giải thích được sự thay đổi mùa có tác động như thế nào đến TN, KT-XH 
Vận dụng kiến thức tính được giờ ở một số nước
20% TSĐ = 2 Đ
50% TSĐ =1 Đ
50%TSĐ=1Đ 
Cấu trúc của TĐ. Thạch quyển
Nêu được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt TĐ
Lí giải được sự hình thành các dãy núi
30% TSĐ = 3 Đ
66,7%TSĐ =2..Đ
33,3%TSĐ=1Đ
Các quyển của lớp vỏ ĐL (khí quyển)
Trình bày được hoạt động của các loại gió
Giải thích được đặc điểm khí quyển và sự phân bố nhiệt độ không khí/TĐ 
30% TSĐ = 3 Đ
66,7% TSĐ =2 Đ
33,3% TSĐ =1Đ
TSĐ: 10,0;TSC:4 
5 điểm = 50% TSĐ
3điểm = 30% TSĐ
2 điểm = 20%TSĐ 
	4. Viết đề kiểm tra từ ma trận
	Câu I (2,0 điểm)
	1.Trình bày đặc điểm đối tượng thể hiện và khả năng thể hiện của phương pháp kí hiệu.
	2. Tính khoảng cách tờ bản đồ 1: 200.000 cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu cm, km ngoài thực tế? 
	Câu II (2,0 điểm)
	1. Giải thích nguyên nhân sinh ra sự luân phiên ngày, đêm trên Trái Đất
	2. Hà Nội thuộc múi giờ thứ 7, khi Hà Nội đang là 23 giờ ngày 30/11/2009 thì Luân Đôn ( thuộc múi giờ 0), sẽ là bao nhiêu giờ
	Câu III (3,0 điểm)
	1. Nêu khái niệm nội lực, cho biết tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
	2. Dựa vào các kiến thức về thuyết kiến tạo mảng và hiện tượng uốn nếp, giải thích sự hình thành dãy núi Hymalaya
	Câu IV ( 3,0 điểm)
	Trình bày hoạt động của gió Tây ôn đới. Chứng minh rằng nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.
	5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm ( Điểm toàn bài kiểm tra tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm). 
+ Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và bài làm sạch đẹp.
+ Ghi chú: Học sinh có thể không trình bày các ý theo thứ tự như hướng dẫn trả lời nhưng đủ ý và hợp lí, sạch đẹp vẫn cho điểm tối đa; Trường hợp sai sẽ không cho điểm
	Câu I(2,0 điểm) 1.Phương pháp kí hiệu( 1,5 đ)
	- Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng: TP, thị xã, nhà máy, trung tâm CN....
	-Khả năng biểu hiện: Vị trí phân bố của đối tượng; Số lượng, quy mô, loại hình; Cấu trúc, chất lượng, động lực phát triển của đối tượng.
	2. Khoảng cách tờ bản đồ: 1.000.000 cm; 10 km( 0,5 đ)
	Câu II(2,0 điểm)
	1. Nguyên nhân sinh ra ngày, đêm trên TĐ( 1,5đ): Do TĐ hình cầu, nên một nửa luôn được chiếu sáng là ban ngày và một nửa không được chiếu sáng là ban đêm
Do TĐ tự quay nên mọi nơi trên TĐ đều lần lượt được chiếu sáng rồi chìm vào bóng tối, gây hiện tượng luân phiên ngày, đêm.
	2. Ở Luân Đôn sẽ là: 23-7=16 giờ ngày 30/11/2009( 0,5đ)
	Câu III(3,0điểm) 1.(1,75 đ)- Khái niệm nội lực: Nội lực là lực phát sinh ở bên trong TĐ(0,5đ)
	-Do tác động của nội lực, ngoại lực nên địa hình bề mặt TĐ có nơi cao, có nơi thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề( 1,25đ)
	 2. Sự hình thành dãy Hymalaya: Do mảng Ấn Độ- Ôxtrâylia xô vào mảng Âu- Á, ở chỗ tiếp xúc của chúng đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành dãy núi( 1,25 đ)
	Câu IV( 3,0)-Hoạt động của gió Tây ôn đới:Phạm vi hoạt động:30-600ở mỗi bán cầu( áp cao cận nhiệt về hạ áp ôn đới);Thời gian :Gần như quanh năm; Hướng: tây là chủ yếu(TN-BBC,TB-NBC); Nguyên nhân:chênh lêch khí áp giữa áp cao CT và áp thấp ôn đớí; Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa( 1,5đ)
	-Bức xạ MT tới TĐ được phân phối như sau: 30% phản hồi vào không gian; 19% được MT hấp thụ; 47% được MĐ hấp thụ; 4% tới MĐ lại bị phản hồi vào không gian; có khoảng 47% BXMT đến MĐ, bị hấp thụ và biến thành nhiệt năng, sau đó lại được bức xạ vào khí quyển. Như vậy, nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt TĐ được MT đốt nóng( 1,5 đ)
 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
TIẾT 18:
BÀI 15: THỦY QUYỂN, MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI 
CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT
I- Mục tiêu:
Sau bài học này, học sinh cần:
	a.Về kiến thức: 
- Biết được khái niệm về thủy quyển 
- Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
- Biết được đặc điểm và sự phân bố của một số sông lớn trên thế giới.
- Tích hợp GDMT: là một thành phần của tự nhiên, có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của SV trên TĐ, đặc biệt là con người.
- Tích hợp NLTK: Chế độ nước sông có ảnh hưởng đến công suất các nhà máy thủy điện cũng như khả năng cung cấp điện; giá trị của các sông lớn trên TĐ và vai trò của tài nguyên nước, nên phải có ý thức bảo vệ.
	b.Về kĩ năng: -Phân biệt được mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của một con sông; - Tích hợp: Liên hệ để thấy được những thay đổi của chế độ nước sông
	c. Về thái độ: Có ý thức bảo vệ rừng và bảo vệ các hồ chứa nước 
	d. Nâng cao phát triển năng lực
- Phân biệt được mối quan hệ của một số nhân tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của một con sông.
II- Thiết bị dạy học: Sơ đồ SGK photo
III- Phương pháp giảng dạy:
Đàm thoại, gợi mở, thảo luận
IV- Tiến trình lên lớp:
1- Ổn định lớp.
2- Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung chính
- Hoạt động 1: Nghiên cứu sách giáo khoa + thực tế nêu khái niệm thủy quyển.
gió
- Hoạt động 2 (nhóm): Dựa vào hình 15 trình bày sự tuần hoàn của nước trên bề mặt trái đất.
- Qua hai vòng tuần hoàn của nước, ta rút ra kết luận gì ? (Là một vòng tuần hoàn khép kín).
- Hoạt động 3 (nhóm)
Nhóm 1: Nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nêu ảnh hưởng của chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm
Nhóm 2: Nêu ảnh hưởng của địa thế. Giải thích vì sao sông ngòi ở miền Trung lũ lên rất nhanh
Nhóm 3: Nêu nhân tố thực vật. Phải trồng rừng phòng hộ ở đâu ? Vì sao ?
Nhóm 4: Nêu nhân tố hồ đầm. Lấy ví dụ
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Giáo viên chuẩn kiến thức
- Hoạt động 4: Chia nhóm, làm phiếu học tập. Gọi đại diện trình bày kết hợp bản đồ tự nhiên thế giới hoặc các châu lục
Nhóm 1: Sông Nin
Nhím 2: Sông Amazôn
Nhóm 3: Sông Iênitxây
- Giáo viên chuẩn kiến thức
I- Thủy quyển
1- Khái niệm:
Thủy quyển là lớp nước trên bề mặt trái đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
2- Tuần hoàn của nước trên trái đất
- Vòng tuần hoàn nhỏ:
bốc hơi
Nước biển, đại dương -----------> mây
-------> mưa rơi xuống biển, đại dương
bốc hơi
- Vòng tuần hoàn lớn:
Nước biển, đại dương -----------> mây
-------> lục địa:
lạnh
+ Vĩ độ thấp: 
 Mây ----------> mưa
tan
lạnh
+ Vĩ độ cao, núi cao: 
 Mây ----> Tuyết ----> Nước chảy theo sông, dòng ngầm ra biển, đại dương
II- Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông:
1- Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm
- Vùng xích đạo: Mưa quanh năm, sông ngòi đầy nước.
- Vùng nhiệt đới: Mưa.
- Miền ôn đới lạnh: Băng, tuyết tan.
- Miền đất đá thấm nước nhiều: Nước ngầm
2- Địa thế, thực vật, hồ đầm:
a/ Địa thế:
Miền núi nước sông chảy nhanh hơn đồng bằng.
b/ Thực vật:
Điều hòa chế độ nước sông, giảm lũ lụt.
c/ Hồ đầm:
Điều hòa chế độ nước sông.
+ Mùa nước lên: Nước sông chảy vào hồ đầm.
+ Nước cạn: Từ hồ đầm chảy ra.
III- Một số sông lớn trên trái đất
Sông Nin
Sông Amazôn
Sông Iênitxây
Nơi bắt nguồn
Hồ Victoria
Dãy Andet
Dãy Xaian
Diện tích lưu vực
2.881.000km2
7.170.000km2
2.580.000km2
Chiều dài
6.685km
6.437km
4.602km
Vị trí
Khu vực xích đạo, cận xích đạo, cận nhiệt châu Phi
Khu vực xích đạo châu Mỹ
Khu vực ôn đới lạnh châu Á
Nguồn cung cấp nước 
Mưa và 
nước ngầm
Mưa và 
nước ngầm
Băng tuyết tan
4- Kiểm tra đánh giá:
5- Hoạt động nối tiếp:
6- Phần rút kinh nghiệm
TIẾT 19: BÀI 16: SÓNG, THỦY TRIỀU, DÒNG BIỂN
I- Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh cần:
	a.Về kiến thức: 
	-Mô tả và giải thích được nguyên nhân sinh ra hiện tượng sóng biển, thủy triều; phân bố và chuyển động các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới.
	- Phân tích được vai trò của biển và đại dương trong đời sống
	-T.hợpNLTK:Thủy triều có thể tạo ra điện, việc sử dụng T.Triều để tạo ra điện là vấn đề cần thiết
	b. Về kĩ năng: 
	Sử dụng bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới để trình bày về các dòng biển lớn
	c. Về thái độ: Nhận thức đúng đắn về các hiện tượng tự nhiên
	d. Nâng cao phát triển năng lực
- Nhận biết được sự phân bố của các dòng biển lớn trên đại dương cũng có những quy luật nhất định.
II- Đồ dùng dạy học: Bản đồ các dòng biển lớn trên thế giới
III- Phương pháp dạy học:
Phương pháp đàm thoại, thảo luận kết hợp sử dụng bản đồ.
IV- Tiến trình lên lớp:
1- Ổn định lớp.
2- Bài cũ.
Nêu ảnh hưởng của các nhân tố tới chế độ nước sông.
3- Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung chính
- Hoạt động 1 (cá nhân): Sóng biển, thủy triều, dòng biển liên quan gì với nhau ? (Hoạt động của nước biển, đại dương).
- Hoạt động 2 (cá nhân): Nêu khái niệm sóng biển. Nguyên nhân sinh ra sóng biển.
- Giáo viên mở rộng: Sóng lừng, sóng vỗ bờ, sóng bạc đầu.
- Hoạt động 3: Sóng thần là gì ? Khác với sóng thường như thế nào ? Hậu quả ?
- Hoạt động 4:
+ Nhóm 1: Hiện tượng thủy triều là gì ?
+ Nhóm 2: Nghiên cứu hình 16.2 ; 16.3, cho biết ngày có triều cường, triều kém. Vị trí của mặt trăng, mặt trời, trái đất như thế nào ?
- Hoạt động 4: Dựa vào sách giáo khoa, hình 16.4 nêu:
+ Dòng biển là gì ?
+ Sự khác nhau giữa dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
+ Sự phân bố các dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
+ Tên một số dòng biển nóng, dòng biển lạnh trên thế giới mà em biết.
- Giáo viên chuẩn kiến thức
+ Dòng biển nóng: Dòng biển Gônstream (Bắc Đại tây dương), dòng biển Ghinê.
+ Dòng biển lạnh: Dòng biển Caliphoocnia, dòng biển Tây Úc
I- Sóng biển:
- Sóng biển: Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. Nguyên nhân: Do gió.
- Sóng thần: Là sóng thường có chiều cao 20 - 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 - 800km/h. Có sức tàn phá khủng khiếp.
II- Thủy triều:
- Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương do ảnh hưởng sức hút của mặt trăng và mặt trời. 
- Khi mặt trăng, trái đất, mặt trời nằm thẳng hàng: Thủy triều lớn nhất.
+ Đầu tháng: Không trăng.
+ Giữa tháng: Trăng tròn.
- Khi mặt trăng, trái đất, mặt trời ở vị trí vuông góc: Thủy triều kém nhất. 
Nửa đầu tháng, nửa cuối tháng: Trăng khuyết.
III- Dòng biển:
- Dòng biển: Nước đại dương chuyển động thành dòng.
- Dòng biển nóng: Xuất phát hai bên xích đạo chảy theo hướng tây về cực.
- Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 chảy về xích đạo.
- Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.
- Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.
4- Kiểm tra đánh giá:
Nêu vị trí của mặt trăng, mặt trời, trái đất vào các ngày triều cường. Trường hợp nào trăng tròn, không trăng ?
5- Hoạt động nối tiếp:
Làm câu hỏi trong sách giáo khoa.
6- Phần rút kinh nghiệm
TIẾT 20: BÀI 17: THỔ NHƯỠNG QUYỂN, CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG
I- Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh cần:
a.Kiến thức: 
- Nắm được các nhân tố và vai trò của chúng đối với sự hình thành đất. Biết phân tích vai trò từng nhân tố.
	-Biết được khái niệm thổ nhưỡng( đất), thổ nhưỡng quyển. Trình bày được vai trò của các nhân tố hình thành đất.
	b. Kĩ năng:
	- Tích hợp GDMT: Phân tích những tác động của con người làm biến đổi tính chất đất, những tác động tiêu cực của con người làm ảnh hưởng tới môi trường đất; Vận dụng một số biện pháp khắc phục suy thoái đất
	-Biết phân tích vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất.
c. Thái độ: Hiểu được sâu sắc về đất và ý thức bảo vệ
d. Nâng cao phát triển năng lực
	-Tích hợp GDMT: Thổ nhưỡng là một thành phần của môi trường, có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất và đời sống con người; Con người trong quá trình hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp tác động tới tính chất đất 
II- Thiết bị dạy học: Bản đồ địa hình thế giới
III- Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đàm thoại.
- Liên hệ thực tế
IV- Tiến trình lên lớp:
1- Ổn định lớp.
2- Bài cũ.
Nêu hiện tượng thủy triều.
3- Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung chính
- Hoạt động 1 (cá nhân): Trình bày:
+ Khái niệm thổ nhưỡng (đất)
+ Thổ nhưỡng khác các vật thể tự nhiên khác ở đặc trưng gì ?
+ Độ phì đất.
+ Thổ nhưỡng quyển
- Giáo viên chuẩn kiến thức. 
- Mở rộng: Độ phì tự nhiên, độ phì nhân tạo.
- Hoạt động 2 (nhóm): Chia lớp thành 6 nhóm
+ Nhóm 1: Tìm hiểu nhân tố đá mẹ
+ Nhóm 2: Nhân tố khí hậu
+ Nhóm 3: Sinh vật
+ Nhóm 4: Địa hình
+ Nhóm 5: Thời gian 
+ Nhóm 6: Con người 
- Gọi đại diện trình bày từng nhân tố
Ví dụ các kiểu khí hậu khác nhau có đất khác nhau:
+ Khí hậu ôn đới: Đất pốtzôn, đất đen.
+ Nhiệt đới: Feralit, phù sa.
I- Thổ nhưỡng:
- Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì đất: Là khả năng cung cấp nhiệt, khí, các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển
- Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa.
II- Các nhân tố hình thành đất:
1- Đá mẹ: Đá gốc bị phong hóa tạo thành đá mẹ. Đá mẹ cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng tính chất lý, hóa của đất.
2- Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm
Phong hóa
Nhiệt, ẩm
+ Đá gốc ------> bị phá hủy -----> đất
+ Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.
- Khí hậu ảnh hưởng thông qua lớp phủ thực vật.
3- Sinh vật:
- Thực vật: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.
- Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn
- Động vật.
4- Địa hình:
- Núi cao: Nhiệt độ, ẩm thấp --> quá trình hình thành đất.
- Địa hình dốc: Đất bị xói mòn.
- Địa hình bằng phẳng: Bồi tụ --> giàu chất dinh dưỡng.
- Địa hình: Khí hậu, thực vật.
5- Thời gian:
Thời gian hình thành đất chính là tuổi đất
+ Vùng nhiệt đới: Đất nhiều tuổi.
+ Vùng

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_22_Dan_so_va_su_gia_tang_dan_so.doc