Giáo án Địa lý 9 - Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức.

- Nắm được đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu và một số xu hướng trong phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay.

- Nắm vững sự phân bố sản xuất nông nghiệp với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.

2. Kỹ năng:

 - Phân tích bảng số liệu, phân tích sơ đồ ma trận (bảng 83) về phân bố các cây công nghiệp chủ yếu theo các vùng.

- Biết đọc lược đồ nông nghiệp Việt Nam.

3. Thái độ.

- Bảo vệ môi trường và TNTN.

II. CHUẨN BỊ :

- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam, lược đồ, tranh ảnh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

 1. Ổn định lớp.

2. Trả bài cũ :

 - Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ?

- Nhà nước ta có những chính sách gì để khuyến khích nông nghiệp phát triển ? Những chính sách đó đem lại kết quả gì cho nước ta ?

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 11173Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 9 - Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/8/2015
Tuần 4	 Bài 8
Tiết 8
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức.
- Nắm được đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu và một số xu hướng trong phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay.
- Nắm vững sự phân bố sản xuất nông nghiệp với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.
2. Kỹ năng:
 - Phân tích bảng số liệu, phân tích sơ đồ ma trận (bảng 83) về phân bố các cây công nghiệp chủ yếu theo các vùng.
- Biết đọc lược đồ nông nghiệp Việt Nam.
3. Thái độ.
- Bảo vệ môi trường và TNTN.
II. CHUẨN BỊ : 
- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam, lược đồ, tranh ảnh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
	1. Ổn định lớp.
2. Trả bài cũ :
	- Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ?
- Nhà nước ta có những chính sách gì để khuyến khích nông nghiệp phát triển ? Những chính sách đó đem lại kết quả gì cho nước ta ?
	3. Bài mới :
	Giới thiệu bài: Nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển vững chắc, trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn. Năng suất và sản lượng lương thực liên tục tăng. Nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp được mở rộng. Chăn nuôi cũng tăng đáng kể.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung 
* Hoạt động cá nhân. 
? Nông nghiệp nước ta gồm những ngành nào ? (ngành trồng trọt và chăn nuôi)
- TQ: bảng 8.1 : Hãy nhận xét sự thay đổi tỷ trọng cây lương thực và cây công nghiệp ?
? Sự thay đổi này nói lên điều gì ? 
- Sự giảm tỷ trọng của cây lương thực trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt cho thấy nước ta đang thốt khỏi tình trạng độc canh lúa và như vậy ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng.
- Sự tăng nhanh tỷ trọng của cây công nghiệp cho thấy rõ nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, chuyển mạnh sang trồng các cây hàng hóa để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và để sản xuất.
- TQ : bảng 8.2 : phân tích bảng số liệu (chia làm 4 nhóm)
* Diện tích : tăng bao nhiêu ha, tăng gấp mấy lần (1980-> 2002)
* Năng suất?
* Sản lượng lúa cả năm và sản lượng lúa thời kỳ 1980-2002 (SGK)
- TQ : H 8.2: Xác định một số vùng trồng cây lúa ở nước ta.
? Nhận xét và giải thích sự phân bố vùng trồng lúa ở nước ta ?
- Lúa là cây lương thực chính và được trồng trên khắp lãnh thổ nhất là vùng đồng bằng và châu thổ ven sông.
- Hai vùng trọng điểm lớn nhất : Đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng.
- Cây lúa, ngoài điều kiện đất đai, loại cây cần nước thường xuyên nhưng nước nhiều quá, ngập úng cũng không thể phát triển được. Do đó các vùng đồng bằng phù sa sông nhất là các vùng thấp, vùng châu thổ đảm bảo đủ nước tưới cùng với công tác thủy lợi chống hạn, chống úng hạn chế bớt thiệt hại mỗi khi có thiên tai.
? Trình bày nguyên nhân phát triển lương thực nước ta ? Có thành tựu gì ?
- Nước ta có điều kiện về tự nhiên cũng như lao động thuận lợi để phát triển cây công nghiệp nhất là cây công nghiệp lâu năm. Việc trồng cây công nghiệp tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu, ra nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tận dụng tài nguyên phá thế độc canh trong nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.
? Bên cạnh phát triển lương thực nưuớc ta còn gặp những khó khăn gì ?
- Thiếu vốn sản xuất, phân bón, thuốc trừ sâu trong nước chưa đáp ứng nhu cầu, thiên tai, sâu bệnh, lũ lụt, 
- TQ: H 8.1 : Em có nhận xét gì về công cụ sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay ? Ví dụ?
- Trong những năm gần đây do việc áp dụng tiến bộ KHKT, chúng ta đã lai tạo được nhiều giống cây trồng mới phát huy được điều kiện thuận lợi về lượng nhiệt và độ ẩm của khí hậu nhiệt đới gió mùa đã thực hiện được một cơ cấu cây trồng quanh năm với các biện pháp thâm canh, xen canh, gối vụ cùng với sự hỗ trợ đắc lực của công tác thủy lợi tiên tiến.
* Tích hợp MT:
- Trồng cây công nghiệp, phá thế độc canh là một trong những biện pháp BVMT.
- TQ: Bảng 8.3 : Hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp hằng năm và cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta ?
? Cây cà phê là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiểu nhất ở đâu ? (Tây Nguyên)
? Cây dừa và mía là lọai cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở đâu ? (ĐB sông Cửu Long)
? Kể tên một số cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ ?
? Tại sao Nam Bộ lại trồng được nhiều cây ăn quả có giá trị ?
* Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
- Giới thiệu về nguồn năng lượng Biogas, tính khả thi và thiết thực đối với nông thôn nước ta.
* Hoạt động nhóm : 4 nhóm.
* Nhóm 1: Em có nhận xét gì về số lượng loài và vùng phân bố ngành chăn nuôi ? Cho ví dụ ?
* Nhóm 2: Tại sao ngành chăn nuôi nước ta phát triển mạnh ?
- Thức ăn tự nhiên (đồng cỏ) sản phẩm của ngành trồng trọt, phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp, nhu cầu sức kéo, thực phẩm, sữa.
* Nhóm 3: TQ: Xác định trên bản đồ H8.2 vùng chăn nuôi lợn chính ? Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng ?
- Cung cấp thức ăn, trung tâm đông dân, nhu cầu việc làm lớn.
* Nhóm 4 : Tại sao nghề nuôi gia cầm phát triển ở vùng đồng bằng ?
? Ngành chăn nuôi nước ta còn gặp những khó khăn gì ?
- Thời tiết bất thường, dễ dịch bệnh, thị trường tiêu thụ nhỏ.
- GV yêu cầu nhóm báo cáo, có nhận xét bổ sung.
I. NGÀNH TRỒNG TRỌT :
- Ngành trồng trọt vẫn là ngành chính, phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng.
- Chuyển mạnh sang trồng cây hàng hoá, cây làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu.
1. Cây lương thực.
- Trong các cây lương thực, lúa là cây lương thực chính, diện tích, năng suất, sản lượng lúa, sản lượng lúa bình quân đầu người không ngừng tăng, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu.
- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
2. Cây công nghiệp.
- Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp: cao su, cà phê... nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu.
3. Cây ăn quả :
- Khí hậu, đất đai thuận lợi phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
- Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất là ĐBSCL và Đông Nam Bộ.
II. NGÀNH CHĂN NUÔI :
- Chiếm tỉ trọng nhỏ trong nông nghiệp.
1. Chăn nuôi trâu, bò :
- Trâu: khoảng 3 triệu con, phổ biến ở TDMNBB, BTB.
- Bò: Trên 4 triệu con, cung cấp sức kéo, thịt, sữa nuôi chủ yếu ở DHNTB.
 2. Chăn nuôi lợn :
- Tăng khá nhanh, năm 2002 là 230 triệu con, nuôi nhiều ở ĐBSH, ĐBSCL.
3. Chăn nuôi gia cầm:
- Phát triển nhanh ở đồng bằng có hơn 230 triệu con.
4. Củng cố :
	- Bài tập 2 SGK.
5. Dặn dò : 
- Về nhà học bài, làm bài tập, xem bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_8_Su_phat_trien_va_phan_bo_nong_nghiep.doc