Giáo án Địa lý 9 - Trường THCS Liêng Trang - Bài 10: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm

I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:

1. Kiến thức:

 Củng cố kiến thức về các ngành trồng trọt và chăn nuôi.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng xử lí bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ (tính %).

- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ các kiểu: hình tròn, đường

- Rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ. Rút ra các nhận xét và giải thích.

3. Thái độ:

 Học sinh có ý thức học tập tích cực, tự giác.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán,

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip;

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3881Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 9 - Trường THCS Liêng Trang - Bài 10: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 5 Ngày soạn: 22/09/2015
Bài 10: THỰC HÀNH
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM
 Tiết 10 Ngày dạy: 25/09/2015
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
 Củng cố kiến thức về các ngành trồng trọt và chăn nuôi.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng xử lí bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ (tính %).
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ các kiểu: hình tròn, đường  
- Rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ. Rút ra các nhận xét và giải thích.
3. Thái độ: 
 Học sinh có ý thức học tập tích cực, tự giác.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, 
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip; 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 Giáo án, dụng cụ vẽ biểu đồ (compa, thước).
2. Chuẩn bị của học sinh: 
 Thước kẻ, compa, bút chì.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học (1 phút).
9A4................................, 9A5................................, 9A6................................
2. Kiểm tra 15 phút:
Đề bài:
Câu 1: Em hãy trình bày vai trò của các loại rừng? Nêu các biện pháp bảo vệ rừng? (5 điểm).
Câu 2: Em hãy nêu sự phân bố ngành trồng trọt ở nước ta? (5 điểm).
Đáp án:
Câu 1: 
- Vai trò của các loại rừng: (3 điểm).
+ Rừng sản xuất: cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dân dụng và xuất khẩu.
+ Rừng phòng hộ: rừng phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.
+ Rừng đặc dụng: bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quý hiếm.
- Biện pháp: trồng rừng, khai thác rừng hợp lí, tuyên truyền về lợi ích của rừng và sự cần thiết phải bảo vệ rừng, xử phạt các hành vi phá hoại rừng (2 điểm).
Câu 2: 
- Lúa được phân bố trên khắp nước ta, tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long (1 điểm).
- Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, ) chủ yếu phân bố ở các vùng đồng bằng (1 điểm).
- Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, ) chủ yếu phân bố ở các vùng núi và cao nguyên (1 điểm).
- Hai vùng trọng điểm cây công nghiệp: Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (1 điểm).
- Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ (1 điểm).
3. Tiến trình bài học 
 Khởi động: Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành cơ bản trong nông nghiệp, để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ các em cùng thực hiện trong tiết học này.
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức đã học (cá nhân) 5 phút.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, tự học, 
* Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, 
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; ...
* Bước 1:
 - Giáo viên nhắc lại các dạng biểu đồ thường gặp trong môn địa lí.
 - Các em đã được học những loại biểu đồ nào?
* Bước 2:
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài thực hành: Chọn 1 trong 2 bài sau:
+ Bài 1: Vẽ biểu đồ hình tròn theo bảng số liệu 10.1 và nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây.
+ Bài 2: Vẽ biểu đồ dạng đường biểu diễn theo bảng số liệu 10.2 và nhận xét, giải thích tại sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng, còn đàn trâu không tăng.
Hoạt động 2: Rèn kĩ năng làm bài tập địa lí (cá nhân/nhóm) 22 phút.
*Phương pháp dạy học: Sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ; giải quyết vấn đề; tự học, 
* Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; 
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm; ...
* Bước 1:
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 1 trên lớp, còn bài tập 2 về nhà làm vào vở.
Bài 1: Biểu đồ hình tròn.
1. Xử lí số liệu: từ số liệu theo đơn vị nghìn ha chuyển sang đơn vị %. 
- Cách tính: Lấy số liệu các nhóm cây/tổng số năm đó, sau đó nhân 100%, làm tròn đến số thập phân thứ nhất.
- Ví dụ: cây lương thực: (6474,6/9040,0).100% = 71,6 % năm 1990.
 (8320,3/12831,4).100% = 64,8 % năm 2002.
Kết quả như sau: 
Nhóm cây
1990 %
2002 %
Cây lương thực
71,6
64,8
Cây công nghiệp
13,3
18,2
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
15,1
16,9
2. Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ tròn theo quy tắc:
+ Bắt đầu vẽ từ ‘tia 12 giờ’.
+ Vẽ thuận chiều kim đồng hồ lần lượt từng đối tượng.
+ Vẽ các hình quạt tương ứng với tỉ trọng. Ghi trị số % vào các hình quạt tương ứng.
+ Vẽ đến đâu kí hiệu đến đó, đồng thời thiết lập bảng chú giải.
- Vẽ biểu đồ: 
+ Vẽ hình tròn, từ tâm hình tròn vẽ 1 bán kính thẳng tới tia chỉ 12 giờ. vẽ như sau : 
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC NHÓM CÂY NĂM 1990 VÀ NĂM 2002.
* Bước 2: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng vẽ bài: 1 học sinh giỏi và 1 học sinh yếu
- Giáo viên quan sát và hướng dẫn các học sinh còn lại dưới lớp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét biểu đồ, sửa chữa sai sót của học sinh khi vẽ biểu 
đồ.
- Nhận xét:
+ Cây lương thực diện tích gieo trồng tăng 1845,7 nghìn ha, nhưng tỉ trọng giảm từ 71,6 % xuống 64,8%.
+ Cây công nghiệp diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha, tỉ trọng tăng từ 13,3 % lên 18,2 %. 
+ Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn ha, tỉ trọng tăng từ 15,1% lên 16,9%.
* Bước 3: 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2.
Biểu đồ dạng đường biểu diễn
- Kẻ 2 trục tọa độ Ox và Oy vuông góc với nhau. Trục Ox (trục ngang) thể hiện các mốc thời gian (các năm ). Trục Oy (trục đứng) thể hiện các số liệu về chỉ số tăng trưởng (%) 
- Chia thang giá trị: Trong biểu đồ, khoảng cách năm là bằng nhau. Chú ý chia khoảng cách cho tương ứng với khoảng cách giữa các năm .
- Tiến hành vẽ (Mỗi năm có thể vẽ bằng 1 màu mực khác nhau hoặc khác nhau bằng nét đứt quảng ) 
- Chú giải: Có thể chú giải riêng hoặc cũng có thể ghi trực tiếp vào biểu đồ .
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CHỈ SỐ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM QUA CÁC NĂM 1990, 1995, 2000 VÀ 2002
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút.
1. Tổng kết:
- Giáo viên nhận xét tiết thực hành, tuyên dương những học sinh tích cực trong quá trình làm bài, nhắc nhở các học sinh còn chưa tích cực làm bài.
2. Hướng dẫn học tập:
- Yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành bài tập còn lại.
- Nghiên cứu trước bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ LỆ DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY 
%
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CHỈ SỐ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC , GIA CẦM
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ LỆ DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY 
Năm 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet_10_tuan_5_dia_li_9.doc