I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này, HS có khả năng :
1/ Về kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc : VN có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hoá thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán.
- Biết được dân tộc kinh có dân số đông nhất, các dân tộc có trình độ phát triển KT khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
2/ Về kĩ Năng
- Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần DT
- Nhận biết được các dân tộc qua quan sát tranh ảnh về trang phục, về nét văn hoá
3/ Về thái độ
BÀI - Thu thập và xử lí thông tin, phân tích (HĐ1, HĐ2, HĐ3). - Đảm nhận trách nhiệm, ứng phó ( HĐ 2, HĐ 3). - Giao tiếp; trình bày suy nghĩ / ý tưởng; lắng nghe / phản hồi tích cực, hợp tác và làm việc theo nhóm (HĐ 2, HĐ 3). - Thể hiện sự tự tin ( HĐ 1, HĐ 2, HĐ 3) III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: Bản đồ tư duy, làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, suy nghĩ – cặp đôi - chia sẻ, hỏi – đáp. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ - Bản đồ tự nhiên Việt Nam /Átlát địa lí VN. - Một số tranh ảnh về tài nguyên du lịch, các loại thiên tai của vùng( Sưu tầm) V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Khám phá: Bản đồ tư duy GV yêu cầu HS sử dụng bản đồ tư duy để trình bày những hiểu biết của bản thân về vùng BTB. Ví dụ: Vị trí, lãnh thổ, điều kiện tự nhiên, TNTN, thiên tai GV gắn hiểu biết của HS với nội dung bài mới. 2. Kết nối Vùng Bắc Trung Bộ là vùng nằm trên trục đường GT Bắc Nam, trong chiến tranh vùng bị đánh phá ác liệt. Vùng có một nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, đa dạng. nhưng cũng là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, gây nhiều khó khăn cho SX, đời sống. Để biết những đặc điểm đó được thể hiện cụ thể như thế nào ? chúng ta tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay Các hoạt động của GVvà HS Nội dung chính 1 . Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ * HS làm việc cá nhân - Bước 1: HS dựa vào H 23.1 SGK kết hợp bản đồ tự nhiên Việt Nam và atlat : + xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ ( Các tỉnh, TP của vùng; các nước, vùng tiếp giáp, diện tích). + Nhận xét đặc điểm hình dáng lãnh thổ. + Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng ? - Bước 2: HS phát biểu (Kết hợp chỉ bản đồ). - Bước 3: GV chuẩn kiến thức. 2.Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên . * Thảo luận nhóm / kĩ thuật khăn trải bàn (15’) - Bước 1: HS dựa vào H 23.1, 23.2 kết hợp kiến thức đã học: + Cho biết các tài nguyên quan trọng của vùng?=> Xác định bản đồ. + So sánh tiềm năng tài nguyên rừng, khoáng sản ở phía Bắc và phía Nam dãy Hoành sơn? + Từ Tây sang Đông, địa hình của vùng có sự khác nhau như thế nào? Điều đó ảnh hưởng gì đến phát triển KT? + Cho biết dãy núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của vùng BTB ? + ĐKTN và TNTN có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển KT-XH? Giải pháp khắc phục khó khăn? - Bước 2: HS làm việc cá nhân - Bước 3: HS thảo luận nhóm. - Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày kết quả kết hợp chỉ bản đồ. - Bước 5: GV chuẩn kiến thức và nói rõ hơn về: + Ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc phía đông là sườn đón gió, bão về mùa hạ, đồng thời là vùng chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn với gió Tây Nam gây nhiệt độ cao, khô nóng kéo dài, nguy cơ cháy rừng và thiếu nước sinh hoạt. Dãy TSB cũng là sườn đón gió mùa Đông Bắc, gây mưa lớn ở nhiều địa phương) + Các giải pháp: Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, XD hệ thống hồ chứa nước, triển khai rộng mô hình nông - lâm – ngư nghiệp. Khai thác tài nguyên hợp lí, bảo vệ môi trường Gv liên hệ thực tế những thiên tai xảy ra ở vùng BTB, Bão số 10 đã làm 186 người chết, mất tích và bị thương; hơn 200.000 ngôi nhà bị sập, tốc mái với thiệt hại hơn 10.000 tỷ đồng. Hiện nay là cơn bão haiyan đã làm 6 người chết và 38 người bị thương (10/11/2013). Siêu bão haiyan được đánh giá là mạnh nhất trong 10 năm trở lại đây. 3.Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư kinh tế xã hội. * Suy nghĩ – cặp đôi –chia sẻ - Bước 1: HS dựa vào bảng 23.1, 23.2 SGK kết hợp vốn hiểu biết: + Nêu đặc điểm dân cư và sự khác biệt trong cư trú, hoạt động KT giữa phía Đông và phía Tây của vùng? + So sánh các chỉ tiêu phát triển DC, XH của vùng so với cả nước. + Với những đặc điểm đó có ảnh hưởng thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển KT-XH của vùng? + Kể tên 1 số dự án quan trọng tạo cơ hội để vùng phát triển KT- XH. - Bước 2: Thảo luận cặp đôi. - Bước 3: Đại diện 1 số cặp trình bày. - Bước 4: Gv chuẩn kiến thức. GV nói thêm về 1 số dự án: Dự án xây dựng đường HCM, dự án hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, dự án xây dựng các khu KT mở trên biên giới Việt – Lào, dự án phát triển hành lang Đông – Tây đã và sẽ mở ra nhiều triển vọng phát triển cho vùng BTB. GV; Liên hệ về con người, những vị anh hùng của dân tộc sinh ra ở BTB như Bác Hồ, đại tướng Võ Nguyên Giápvà giáo dục cho HS tinh thần yêu nước, anh dũng trong đấu tranh. I/ Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: - Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang (kéo dài từ dãy Tam Điệp -> dãy Bạch Mã) . Giáp Lào, biển Đông, ĐBSH, Trung du miền núi BB, Duyên hải NTB. Diện tích: 51.513 km2 - Ý nghĩa: + Là cầu nối giữa MB và miền Nam. + Cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông và ngược lại . + Cửa ngõ hành lang Đông-Tây của tiểu vùng Sông Mê Công II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên : * Đặc điểm: - Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía Bắc và phía Nam Hoành Sơn, từ Đông sang Tây (Từ Tây sang Đông tỉnh nào cũng có núi, gò đồi, đồng bằng, biển). - Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa mưa chậm dần vào thu đông. * Thuận lợi: Vùng có 1 số tài nguyên quan trọng: Rừng, khoáng sản, du lịch, biển * Khó khăn : Thiên tai thường xảy ra (Bão, lũ, hạn hán, gió Tây Nam khô nóng, cát bay...), tài nguyên, môi trường biển- đảo suy giảm. III/ Đặc điểm dân cư xã hội . Dân số: 10,3 triệu người (2002). * Đặc điểm: - Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. - Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía Đông và phía Tây của vùng. * Thuận lợi: lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống lao động cần cù, giàu nghị lực và kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên nhiên. * Khó khăn: Mức sống chưa cao, CSVCKT còn hạn chế. -> Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn đặc biệt là vùng cao, biên giới và hải đảo. - Trình độ phát triển dân cư, xã hội thấp 3. Thực hành / luyện tập: Hỏi - đáp Câu 1 : Xác định vị trí, giới hạn của vùng BTB trên bản đồ ? Nêu ý nghĩa vị trí của vùng ? Câu 2 : Trắc nghiệm : chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau : 1) Bắc Trung Bộ là vùng ít chịu ảnh hưởng của loại thiên tai : A. Gió mùa Đông Bắc B. Gió TN khô nóng C. Thiên tai ( bão, lũ lụt, hạn hán ) D. Động đất, sóng thần 2) Vùng BTB có sự khác biệt giữa phía Tây và phía Đông về : A. Địa bàn phân bố dân cư B. Hoạt động kinh tế C. Cả 2 đều đúng D. Cả 2 đều sai 4. Vận dụng Sưu tầm tư liệu: HS sưu tầm tư liệu (bài viết, tranh ảnh...) về dự án XD các khu KT mở trên biên giới Việt - Lào, dự án phát triển hành lang Đông – Tây. - Dặn dò: Làm BT SGK, soạn trước bài 24 TƯ LIỆU Hầm Hải Vân: là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, xuyên qua đèo Hải Vân, nối liền tỉnh Thừa Thiên-Huế với thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam. Hầm khởi công xây dựng vào ngày 27 tháng 8 năm 2000, và được khánh thành vào ngày 5 tháng 6 năm 2005.Tổng chi phí cho toàn bộ Dự án Hầm đường bộ Hải Vân là 127.357.000 USD. Đường hầm chính: dài 6.280 m, rộng 10 m, độ cao xe cho phép đi qua là 7,5 m. Đường hầm thoát hiểm: dài 6.280 m, rộng 4,7 m, cao 3,8 m. Đường hầm thông gió: dài 1.810 m, rộng 8,2 m, cao 5,3 m. Hành lang Kinh tế Đông – Tây: là một sáng kiến được nêu ra vào năm 1998 tại Hội nghị Bộ trưởng Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng lần thứ tám tổ chức tại Manila (Philippines) nhằm thúc đẩy phát triển và hội nhập kinh tế giữa bốn nước Lào, Myanma, Thái Lan và Việt Nam. hành lang này chính thức thông tuyến vào ngày 20 tháng 12 năm 2006. Hành lang sẽ giúp vùng Đông Bắc của Thái Lan và Lào tiếp cận với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Hành lang này còn kết nối với các tuyến giao thông Bắc-Nam như Yangon – Dawei của Myanma, Chiang Mai – Bangkok của Thái Lan, quốc lộ 13 của Lào, và quốc lộ 1A của Việt Nam. Đường Hồ Chí Minh: Ngày 5 tháng 4 năm 2000, đường Hồ Chí Minh khởi công xây dựng giai đoạn 1 và đến năm 2006 đã tiến hành nghiệm thu cơ sở được 1.234,5 km đường, 261 cầu, 2 hầm và 2 nhà hạt. đến cuối tháng 6-2007, toàn bộ tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 sẽ được hoàn tất và tiến hành nghiệm thu cấp Nhà nước .Đến 30 tháng 4 năm 2008, Đường Hồ Chí Minh trên phần giai đoạn 1 đã thông tuyến. Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo được thành lập nhằm mục đích nhằm đẩy mạnh thông thương giữa Việt Nam với Lào, thúc đẩy kinh tế phía Tây Hà Tĩnh và toàn tỉnh Hà Tĩnh phát triển. Nằm trên Quốc lộ 8 qua biên giới Việt- Lào, Cửa khẩu Cầu Treo có một vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của Hà Tĩnh và các tỉnh Bắc Trung Bộ. Đây cũng là cửa ngõ ngắn nhất để Lào và các nước trong tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng hướng ra biển Đông qua cụm cảng nước sâu Vũng Áng- Sơn Dương. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 13 Ngày soạn : 12/ 11/ 2013 Tiết 26 Ngày dạy : 13/ 11/ 2013 BÀI 24 : VÙNG BẮC TRUNG BỘ (tt) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC : Học xong bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu ở BTB: trồng rừng và cây CN, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác khoáng sản, dịch vụ du lịch. + Biết 1 số loại TN của vùng, quan trọng nhất là rừng; chương trình trồng rừng, XD hệ thống hồ chứa nước đã góp phần giảm nhẹ thiên tai và BVMT. - Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn và chức năng chủ yếu của từng trung tâm. 2.Kĩ năng : - Sử dụng bản đồ TN vùng BTB để phân tích tiềm năng TN của vùng. - Sử dụng bản đồ tự nhiên vùng BTB hoặc Atlat Địa lí VN để phân tích và trình bày đặc điểm phân bố 1 số ngành SX chủ yếu của vùng. - Phân tích các bảng số liệu thống kê để hiểu và trình bày tình hình phát triển 1 số ngành KT của vùng. - Xác định trên bản đồ, lược đồ các trung tâm CN của vùng. 3. Thái độ : Có ý thức trách nhiệm trong vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên du lịch, TN rừng. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Thu thập và xử lí thông tin, phân tích (HĐ3, HĐ4). - Phản hồi, lắng nghe tích cực (HĐ3, HĐ4). - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng (HĐ3, HĐ4). III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: Suy ngẫm- hồi tưởng, HS làm việc cá nhân, trình bày 1 phút, thuyết giảng tích cực, Sưu tầm tư liệu. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ KT vùng BTB. - Át lát địa lí VN . V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Khám phá: Suy ngẫm, hồi tưởng Nêu những thuận lợi và khó khăn của điều kiện TN, TNTN và dân cư xã hội đối với phát triển KT vùng BTB?. 2. Kết nối: Vùng BTB tuy rất giàu tiềm năng nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong phát triển KT . Vậy tình hình phát triển KT ở đây như thế nào ? phân bố ra sao ? để tìm hiểu chúng ta vào bài học hôm nay. Các hoạt động của GV và HS Nội dung chính. 4.Hoạt động 4: Tìm hiểu tình hình phát triển KT . * HS làm việc cá nhân, thuyết giảng tích cực. HS xác định trên bản đồ các loại cây trồng và vật nuôi của vùng? - Trình bày tình hình phát triển và phân bố của các loại cây trồng và vật nuôi đó? HS : Quan sát H 24.3 sgk -> xác định trên bản đồ các vùng nông , lâm kết hợp . CH : Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở BTB?( phòng chống thiên tai : lũ quét, hạn chế nạn cát lấn, cát bay, hạn chế tác hại của gió phơn Tây Nam và bão lũ nhằm bảo vệ môi trường sinh thái) GV: Hiện nay nhà nước đang triển khai dự án trồng 5 triệu ha rừng trên phạm vi toàn quốc, riêng với BTB chương trình trồng rừng kết hợp phát triển hệ thống thuỷ lợi được coi là chương trình trọng điểm HS : Dựa vào H 24.1 và H 24.3 sgk kết hợp với kiến thức đã học hãy : - So sánh bình quân lương thực theo đầu người của vùng BTB so với cả nước ? giải thích ? (S canh tác ít, đất xấu, khí hậu khắc nghiệt thường bị thiên tai, dân số đông, cơ sở hạ tầng kém phát triển) HS: Xác định trên bản đồ các ngành CN của vùng? - Cho biết ngành CN nào có thế mạnh ở Bắc Trung Bộ? Tại sao? - Trình bày tình hình phát triển và phân bố của CN khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng ở vùng? HS : Quan sát H24.2 sgk hãy nhận xét sự gia tăng giá trị sản xuất CN ở Bắc Trung Bộ? CH : Dựa vào những kiến thức đã học và hiểu biết thực tế cho biết những khó khăn trong phát triển công nghiệp ở BTB ? ( cơ sở hạ tầng yếu kém và hậu quả chiến tranh kéo dài nên vùng chưa có điều kiện để XD công nghiệp tương xứng với tiềm năng ) - Trình bày 1 vài nét về tình hình phát triển và phân bố ngành DV trung chuyển hàng hóa, DV du lịch ở BTB? 1 HS xác định trên bản đồ vị trí các quốc lộ 7,8,9 và nêu tầm quan trọng của các tuyến đường này ?( quốc lộ 7,8,9 nối liền các cửa khẩu trên biên giới Việt- Lào với các cảng biển 1 HS xác định trên bản đồ một số điểm du lịch nổi tiếng ở BTB? ( H 24.4 sgk) - Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng ? 5. Hoạt động 5 : Các trung tâm kinh tế * HS làm việc cá nhân HS : Quan sát H 24.3 sgk → Xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế của vùng ? chức năng của từng trung tâm ? VI/ Tình hình phát triển kinh tế: 1. Nông nghiệp: - Lúa : năng xuất thấp, tập trung chủ yếu ở dải đồng bằng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. - Trồng cây CN ( Lạc vừng) ở các vùng cát pha duyên hải. - Trồng cây ăn quả, cây CN lâu năm, chăn nuôi trân, bò ở gò đồi phía Tây - Đánh bắt , nuôi trồng thủy sản ở ven biển phía Đông - Trồng rừng, XD hệ thống hồ chứa nước đang được triển khai theo hướng nông lâm kết hợp. 2. Công nghiệp: - Công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng là ngành CN quan trọng hàng đầu ở BTB. - Giá trị sản xuất CN không ngừng tăng. 3. Dịch vụ: - Là địa bàn trung chuyển 1 khối lượng lớn hàng hóa, hành khách giữa 2 miền N-B đất nước, từ Trung Lào, ĐB Thái Lan ra biển đông và ngược lại - Du lịch rất phát triển, là thế mạnh KT của vùng V/ Các trung tâm kinh tế: - Thanh hoá : Trung tâm CN lớn nhất của vùng - Vinh : Trung tâm CN và dịch vụ - Huế : Trung tâm du lịch lớn của miền Trung và cả nước. 3. Thực hành / luyện tập: Trình bày 1 phút. Câu 1: - Trình bày tình hình phát triển kinh tế của vùng BTB? Câu 2: Tại sao bình quân lương thực đầu người ở BTB thấp hơn cả nước ? Câu 3 : Trắc nghiệm 1) Một số khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng là : a. Đất đai b. Khí hậu c. Cả 2 câu đều đúng d. Cả 2 câu đều sai 2) Sắp xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam các địa danh du lịch bãi tắm sau: a. Thiên cầm b. Sầm sơn c. Lăng Cô d. Cửa Lò 4. Vận dụng: - Sưu tầm tư liệu : HS sưu tầm tư liệu (Tranh ảnh, bài viết) về du di tích quê Bác Hồ tại Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An, - Học bài, làm bài tập 3 sgk. Các BT trong SBT. - Soạn trước bài 25. Tuần 14 Ngày soạn : 17/11/2013 Tiết 27 Ngày dạy : 18/11/2013 BÀI 25 : VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài học, học sinh có khả năng: 1/ Kiến thức: - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng , những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế- xã hội . + Biết NTB là vùng có thế mạnh về du lịch và kinh tế biển, vì vậy để phát triển các ngành KT biển cần có những biện pháp BVMT biển khỏi bị ô nhiễm. + Biết hiện tượng sa mạc hóa có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực NTB, nên vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở đây có tầm quan trọng đặc biệt. - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội : những thuận lợi và khó khăn của dân cư, xã hội đối với sự phát triển kinh tế của vùng. 2/ Kĩ năng: - Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ - Kĩ năng phân tích số liệu thống kê, đọc, phân tích bản đồ tự nhiên để nhận biết đặc điểm tự nhiên , dân cư của vùng . + Sử dụng bản đồ tự nhiên để phân tích tiềm năng TN của vùng. 3/ Thái độ : - Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trồng và bảo vệ rừng, phòng chống thiên tai. - Có ý thức bảo vệ tài nguyên , môi trường biển - đảo Việt Nam. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Thu thập và xử lí thông tin (HĐ1, HĐ2, HĐ 3 ). - Phân tích, đánh giá ( HĐ 1, HĐ 2, HĐ 3). - Làm chủ bản thân ( HĐ 2, HĐ 3) - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, phản hồi, lắng nghe tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm, cặp. (HĐ1, HĐ2, HĐ 3). III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: Bản đồ tư duy, HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm, suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ ,làm việc với bản đồ. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ tự nhiên vùng duyên hải Nam Trung Bộ. - Tài liệu, tranh ảnh về tự nhiên DH Nam Trung Bộ( Sưu tầm ) V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Khám phá: Bản đồ tư duy GV yêu cầu HS sử dụng bản đồ tư duy để trình bày những hiểu biết của bản thân về vùng DHNTB. Ví dụ: Vị trí, lãnh thổ, điều kiện tự nhiên, TNTN, thiên tai GV gắn hiểu biết của HS với nội dung bài mới. 2. Kết nối: Duyên hải NTB có vai trò quan trọng trong sự liên kết BTB, ĐNB với Tây Nguyên, đồng thời kết hợp kinh tế và quốc phòng giữa đất liền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường sa trên biển Đông. Sự phong phú của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đã tạo cho vùng có nhiều tiềm năng để phát triển một nền kinh tế đa dạng, đặc biệt là KT biển. Để biết được vùng có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú như thế nào ? dân cư, xã hội ra sao ? chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay . Các hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1.Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ . * HS làm việc cá nhân HS: Dựa vào H25.1 sgk, hãy xác định trên bản đồ tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: - Vị trí, giới hạn của vùng, diện tích? - Hai quần đảo : Hoàng Sa, Trường Sa, các đảo : Lý Sơn, Phú Quý. => Nhận xét về đặc điểm hình thể lãnh thổ của vùng ? - Hãy nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng ? 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. * HS làm việc cá nhân . CH : quan sát hình 25.1sgk kết hợp bản đồ tự nhiên nêu đặc điểm tự nhiên của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? (Địa hình, khí hậu) HS : Tìm và xác định trên bản đồ: Các vịnh Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh. * HS làm việc theo nhóm 5' - Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: CH: Quan sát kênh hình 25.2 và 25.2 kết hợp nội dung SGK và hiểu biết, trình bày những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển KT-XH của vùng? - Bước 2: HS làm việc cá nhân - Bước 3: HS thảo luận nhóm. - Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày kết quả kết hợp chỉ bản đồ. - Bước 5: GV chuẩn kiến thức HS quan sát ảnh về các loại thiên tai ở DHNTB. CH: Để khắc phục những khó khăn trên , theo em biện pháp hữu hiệu nhất là gì? CH: Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt đối với các tỉnh Nam Trung Bộ ? - Để bảo vệ tài nguyên, môi trường biển -đảo, cần phải có những giải pháp nào? Liên hệ bản thân. - HS xác định các tài nguyên khoáng sản, các bãi tắm, các vũng, vịnh lớn của vùng trên bản đồ. 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư, xã hội . * Suy nghĩ – cặp đôi –chia sẻ - Bước 1: HS dựa vào bảng 25.1, 25.2 SGK kết hợp vốn hiểu biết: + Nêu đặc điểm dân cư, xã hội của vùng? + Cho biết những thuận lợi và khó khăn của dân cư, xã hội đối với phát triển KT-XH? - Bước 2: Thảo luận cặp đôi. - Bước 3: Đại diện 1 số cặp trình bày. - Bước 4: Gv chuẩn kiến thức. GV cho HS tham khảo số liệu trong bảng 25.1 sgk. CH: Qua nội dung vừa tìm hiểu em hãy rút ra những điểm khác biệt và giống nhau cơ bản về đặc điểm dân cư, xã hội giữa vùng BTB với DHNTB ? I/ Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: - Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang ( kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.) Giáp Bắc Trung Bộ , Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, biển Đông và Lào; có nhiều đảo, quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. S : 44254 km2 . - Ý nghĩa: + Là cầu nối Bắc - Nam, nối Tây Nguyên với biển ; thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hóa. + Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về KT và quốc phòng đối với cả nước. II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: * Đặc điểm - Các tỉnh đều có núi, gò đồi ở phía Tây, dải đồng bằng hẹp ở phía Đông. Bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, khô hạn. * Thuận lợi: -Tiềm năng nổi bật là KT biển ( biển nhiều hải sản, nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng nước sâu). - Vùng có 1 số khoáng sản chính: Cát thủy tinh, titan, vàng. - Tiềm năng về đất, rừng... * Khó khăn: Nhiều thiên tai ( bão, lũ lụt, hạn hán, hiện tượng sa mạc hóa ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ), TN rừng bị suy giảm, MT biển bị ô nhiễm... III/ Đặc điểm dân cư ,xã hội: * Đặc điểm: Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía Tây và phía Đông của vùng. * Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, cần cù, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác vùng biển; nhiều địa điểm du lịch ( Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn) * Khó khăn: Đời sống của 1 bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn. - Trình độ dân cư, xã hội thấp. 3. Thực hành / luyện tập: Làm việc với bản đồ, hỏi - đáp Câu 1: HS xác định và điền tên các tỉnh , thành phố của vùng duyên hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc xuống Nam trên bản đồ trống VN treo tường . Câu 2: HS làm BT trắc nghiệm : Chọn ý đúng trong các câu sau 1/ Hai huyện đảo Hoàng sa và Trường Sa thuộc tỉnh thành phố nào : a/ Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hoà. b/ Thành phố Đà Nẵng và thành phố Nha Trang. c/ Phố cổ Hội An và tỉnh Bình thuận . d/ Tất cả đều sai 2/ Hai địa điểm văn hoá, lịch sử ở vùng duyên hải vùng duyên hải NTB được UNESCO xếp hạng di sản văn hoá thế giới là : a/ Phố cổ Hội An – Tháp Chàm . b/ Phố cổ Hội An ,Di tích Mỹ Sơn c/ Phố cổ Hội An ,Di tích Núi Thành d/ Thành phố Đà Nẵng, TP Nha Trang 4. Vận dụng: Bản đồ tư duy: HS vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học - Học bài, làm bài tập 1,2 sgk, các BT trong SBT. Soạn trước bài 26. Tuần 14 Ngày soạn : 19/11/2013 Tiết 28 Ngày dạy : 20/11/2013 BÀI 26 : VÙNG DUYỀN HẢI NAM TRUNG BỘ (tt)
Tài liệu đính kèm: