Giáo án giảng dạy môn: Ngữ văn 12

Tiết : SÓNG

(Xuân Quỳnh)

A. Mục tiêu bài học

I. Về kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, ý nghĩa nhan đề của bài thơ

- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ trong tình yêu.

- Hiểu được những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, về xây dựng hình ảnh, nhịp điệu và ngôn từ của bài thơ.

II. Về kĩ năng:

- Hoàn thiện kỹ năng Đọc – hiểu bài thơ trữ tình hiện đại theo đặc trưng thể loại

- Biết nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một hình tượng nghệ thuật trong thơ.

- Biết cảm thụ văn học

III. Về thái độ

- Sống có khát vọng tình yêu mãnh liệt

- Biết đặt tình yêu của mình vào những tình cảm chung của nhân loại

IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực

- Năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết)

- Năng lực thẩm mỹ (cảm thụ và sáng tạo)

- Năng lực hợp tác

 

docx 9 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1980Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy môn: Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NAM HÀ
-----------@&?----------
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Môn: Ngữ văn 12
Người soạn: Võ Trần Tuyết Hân
Lớp dạy: 12C7
GVHD: Trần Thị Thuý Hạnh
Tiết : SÓNG
(Xuân Quỳnh)
A. Mục tiêu bài học
I. Về kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, ý nghĩa nhan đề của bài thơ
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ trong tình yêu.
- Hiểu được những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, về xây dựng hình ảnh, nhịp điệu và ngôn từ của bài thơ.
II. Về kĩ năng: 
- Hoàn thiện kỹ năng Đọc – hiểu bài thơ trữ tình hiện đại theo đặc trưng thể loại
- Biết nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một hình tượng nghệ thuật trong thơ.
- Biết cảm thụ văn học
III. Về thái độ
- Sống có khát vọng tình yêu mãnh liệt
- Biết đặt tình yêu của mình vào những tình cảm chung của nhân loại
IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực
- Năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết)
- Năng lực thẩm mỹ (cảm thụ và sáng tạo)
- Năng lực hợp tác
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Đối với giáo viên: 
- Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12 tập 1
- Sách giáo viên Ngữ Văn lớp 12 tập 1
- Giáo án bài dạy
- Phiếu học tập
Đối với học sinh:
- Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12 tập 1
- Vở ghi chép
- Tìm đọc những bài thơ về tình yêu
- Trả lời câu hỏi ở phần luyện tập SGK
- Hoàn thành các phiếu câu hỏi mà GV đã giao
C. Tiến trình bài dạy
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I.Hoạt động 1: Khởi động 
GV chia lớp ra thành 4 nhóm tham gia vào trò chơi tìm hiểu về chủ đề biển trong tình yêu và về thơ của Xuân Quỳnh
- Kể tên những bài thơ nói về tình yêu thông qua hình tượng biển
- Kể tên những tác phầm khác của Xuân Quỳnh 
(Nhóm nào kể được nhiều hơn sẽ thắng)
II.Hình thành kiến thức
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về phần tìm hiểu chung về văn bản
- Hình thức: cá nhân
- Kỹ thuật: đặt câu hỏi
Bước 1: GV nêu câu hỏi:
- Dựa vào Tiểu dẫn, hãy cho biết vị trí của Xuân Quỳnh trong nền Văn học Việt Nam?
- Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về điều gì?
- Một số tác phẩm tiêu biểu của nữ sĩ?
- Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
- Bài thơ viết về đề tài gì?
- Bài thơ được chia làm mấy phần? Mỗi phân nói về điều gì?
- Sóng nghĩa là gì?
- Nhân vật trữ tình “Em” và sóng có mối quan hệ như thế nào?
Bước 2: HS suy nghĩ trả lời
Bước 3: HS trình bày
Bước 4: GV nhận xét
Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản
- Hình thức: theo nhóm
- Kỹ thuật: tổ chức nhóm
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm
Nhóm 1:
- Tìm hiểu Sóng - đối tượng bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về tình yêu
- Hình tượng sóng được tác giả miêu tả như thế nào?
- Em hiểu 2 câu thơ “Sông không hiểu .tận bể” như thế nào? 
- Nhà thơ đã phát hiện ra điểm nào tương đồng giữa sóng và tình yêu?
 Nhóm 2: 
-Tìm hiểu về nguồn gốc của sóng – cội nguồn của tình yêu
- Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ? Nêu giá trị biểu đạt của chúng?
Nhóm 3: 
- Tìm hiểu về sóng – nỗi nhớ, lòng thủy chung của người con gái?
- Hình tượng sóng được miêu tả như thế nào trong đoạn thơ?
- Cảm nhận nỗi lòng, quan niệm về tình yêu của “em” trong đoạn thơ qua hình tượng sóng?
Nhóm 4: 
- Hãy tìm hiểu giá trị biểu đạt của các quan hệ từ trong các câu thơ 1&2, 3&4 trong khổ thơ 8?
- Hãy phân tích giá trị biểu đạt của từ ngữ ở khổ cuối?
Bước 2: Các nhóm thảo luận, làm bài
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung
Bước 4: GV chốt lại mốt số ý
\
3. Tổng kết về bài thơ Sóng
Hình thức: theo nhóm
Kỹ thuật: tổ chức nhóm, mảnh ghép, công đoạn
Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm
 Nhóm 1: Tổng kết Nội dung.
- Nêu cảm nhận của em về nội dung của bài thơ Sóng?
(Phiếu học tập số 1)
Nhóm 2: Tổng kết Nghệ thuật .
- Đánh giá về nghệ thuật của bài thơ ? Nhận xét về thể thơ, nhịp thơ và hình tượng “sóng” ?
- Các yếu tố ấy có hiệu quả gì trong việc thể hiện nội dung, cảm xúc của bài thơ ?
(Phiếu học tập số 2)
Bước 2: Các nhóm thảo luận, làm bài
Bước 3: Kết thúc làm việc, các nhóm trao đổi phiếu học tập để đánh giá
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chốt ý kiến.
III. Hoạt động 3: Hoạt động thực hành
- Hình thức: cá nhân
- Kỹ thuật: đặt câu hỏi
Bước 1: 
- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm bằng CNTT (GV đã chuẩn bị) để kiển tra kiến thức đã tiếp thu
- Cảm nhận về vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống và hiện đại
- GV yêu cầu học sinh làm bài tập tổng kết củng cố trong phiếu học tập số 3
Bước 2: HS thực hiện yêu cầu
Bước 3: Kết thúc làm việc, bổ sung và trình bày ý kiến
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chốt ý. Trình chiếu đáp án phần trắc nghiệm
- GV dặn dò HS soạn bài “Đàn ghita của Lorca”
IV. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
GV yêu cầu HS tìm hiểu và làm bài tập thu hoạch ở nhà. Nộp sản phẩm vào tiết học sau
Bài tập:
- Nêu suy nghĩ của anh chị về quan niệm tình yêu của thanh niên hiện nay?
- Sưu tầm những bài thơ nói về đề tài tình yêu có hình ảnh của sóng, biển. Nêu ngắn gọn suy nghĩ của anh chị về nội dung và nghệ thuật của tác phấm sưu tập được?
- Tìm hiểu thêm về thơ và cuộc đời của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Học sinh nêu đúng tên các bài thơ về biển và các bài thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Xuân Quỳnh (1942-1988) tên khai sinh Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê ở La Khê, thành phố Hà Đông, tình Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)
- Nữ sĩ tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kỳ chống Mỹ.
- Là một người phụ nữ đa tài: diễn viên múa Đoàn văn công trung ương, biên tập viên báo Văn nghệ, biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khoá III.
- Thơ của bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Tự hát (1984),...
- Nhà thơ của tình yêu
2. Tác phầm
- “Sóng” sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ven vùng biển Diên Điền (Thái Bình)
- Tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
- Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968)
- Diễn tả tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thuỷ, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người
3. Bố cục
- Đoạn 1: 2 khổ đầu
àNhững cảm xúc, suy nghĩ về sóng biển và tình yêu.
- Đoạn 2: 2 khổ 3, 4
àNghĩ về sóng và cội nguồn của tình yêu đôi lứa.
- Đoạn 3: 3 khổ 5, 6, 7
àNghĩ về sóng và nỗi nhớ, lòng chung thuỷ của người con gái.
- Đoạn 4: 2 khổ cuối
àNghĩ về sóng và khát vọng tình yêu.
4. Ý nghĩa nhan đề “Sóng”
- Sóng là hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ. 
- Mang 2 ý nghĩa:
+ Ý nghĩa tả thực: chỉ con sóng ngoài biển khơi
+ Ý nghĩa biểu tượng: ẩn dụ cho tâm trạng của người phụ nữ đang yêu. 
à Hình ảnh sóng và “em” có nét song hành và luôn tương đồng với nhau. “Em” như hoà mình vào sóng để bộc bạch nỗi lòng. Cũng có đôi lúc, “em” tách mình ra khỏi sóng để soi chiếu, diễn tả đầy đủ hơn cảm xúc mãnh liệt của tình yêu.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Trạng thái tâm lý của người phụ nữ đang yêu và khát vọng tìm kiếm tình yêu (khổ 1+2)
- Nghệ thuật tương phản: “dữ dội, ồn ào” >< “dịu êm, lặng lẽ” àTrạng thái của sóng à Những sắc thái khác nhau của tình yêu: có lúc trào dâng mãnh liệt, nhưng cũng có những lúc đi vào chiều sâu thương nhớ.
=> Sóng được hình tượng hoá, thể hiện những trạng thái tâm lý đặc biệt của người phụ nữ đang yêu
- Nghệ thuật nhân hoá: con sóng muốn rời bỏ giới hạn chật chội ở sông để tìm đến nơi rộng lớn ở biển à Con gái khi yêu không chấp nhận tình yêu tầm thường mà luôn khát vọng tìm đến một tình yêu lớn lao, cao thượng à Khát khao yêu đương nhưng không nhẫn nhục
=> Em và sóng đã tìm thấy nét tương đồng
- Qui luật của sóng: ngày xưa, ngày nay, muôn đời sau, vẫn ngày đêm xô bờ à Qui luật của tình yêu: trái tim muôn đời vẫn “bồi hồi”
- Nghệ thuật ẩn dụ ngầm: Biển cần có sóng, con người cần có tình yêu
- Liên hệ ca dao: “Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua”. à Tình yêu của giới trẻ là mãnh liệt nhất.
2. Suy tư trăn trở về tình yêu (khổ 3+4)
- Nhà thơ muốn tìm hiểu rõ về cội nguồn, gốc rễ của tình yêu trong trái tim. Đứng trước biển, Xuân Quỳnh “nghĩ về anh, em”, “nghĩ về biển lớn”. Điệp từ “Em nghĩ” à sự trăn trở của nhà thơ.
- Tự đặt ra câu hỏi “Từ nơi nào sóng lên?”,“Khi nào ta yêu nhau?”
- Trả lời: “Sóng bắt đầu từ gió”, nhưng gió bắt đầu từ đâu thì nhà thơ cũng bất lực “em cũng không biết nữa”
- Định nghĩa của tình yêu là câu hỏi của muôn đời, nhưng không ai có thể trả lời trọn vẹn đầy đủ được.
=> Đoạn thơ thể hiện sự hồn nhiên đáng yêu và dạt dào cảm xúc. “Em” và sóng song hành cũng nhau.
3. Nỗi nhớ, sự chung thuỷ và niềm tin trong tình yêu (khổ 5,6, 7)
- Nỗi nhớ là đặc điểm nổi bật của tình yêu
- Nghệ thuật đối lập (dưới lòng sâu >< trên mặt nước) à cho dù là ở đâu thì vẫn có một nỗi nhớ bờ
- Nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ: sóng nhớ bờ đến mức “ngày đêm không ngủ được” à khẳng định nỗi nhớ người yêu vượt cả thời gian.
- “Em” tách mình ra khỏi sóng để trực tiếp diễn tả nỗi nhớ da diết trong tiềm thức lẫn ý thức
à Lời bộc bạch táo bạo à Nét đẹp của người phụ nữ Việt nam hiện đại
- Tình yêu là sự kết hợp giữa nỗi nhớ và lòng chung thuỷ.
- Nghệ thuật tương phản: “xuôi – ngược, Bắc – Nam” à Khoảng cách không gian, nhưng trái tim của những người đang yêu nhau thì không hề có khoảng cách
- “Phương anh” như chiếc la bàn để Xuân Quỳnh hướng về một tình yêu bền vững và cao đẹp
à Em và sóng đã tách biệt hoàn toàn
- Đại dương mênh mông, sóng cho dù có trải qua bao nhiêu khó khăn thì vẫn tìm được bến bờ. Tình yêu cũng thế, phải đi qua gian truân, trắc trở thì mới tìm được một nửa hạnh phúc còn lại.
=> Xuân Quỳnh khao khát và tin tưởng vào một kết quả đẹp của tình yêu chung thuỷ.
4. Khát vọng về tình yêu vĩnh hằng (khổ 8+9)
- XQ nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian và sự hữu hạn của đời người. 
- Xuân Diệu cũng từng phải “Vội vàng”
- Tình yêu cũng vì thế mà trở nên mong manh và khó bền chặt “hôm nay yêu, mai có thể xa rồi” à Sự lo âu một ngày nào đó không còn được yêu nữa và khao khát được đắm chìm mãi trong tình yêu.
- Đời người có thể hữu hạn, nhưng tình yêu lại là bất diệt à Muốn tan ra thành “trăm con sóng nhỏ” để tình yêu mãi trường tồn như biển xanh ngàn năm vẫn vỗ
- Sóng là biểu tượng của tình yêu bất tử. Tình yêu cao đẹp sẽ bất tử trong tình yêu của nhân loại. 
- Liên hệ: Tình yêu đôi lứa sẽ cao đẹp hơn khi hoà vào tình cảm lớn khác: như lòng nhân ái, tình yêu quê hương, yêu đất nước,...
III. Tổng kết
Nội dung
- “Sóng” là tiếng nói trái tim của những con người đang yêu, biết yêu và biết giữ gìn một tình yêu cao đẹp. “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu của một người phụ nữ.
- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ việt Nam trong tình yêu vừa hiện đại vừa truyền thống, vừa táo bạo, vừa ý nhị, đằm thắm, nồng nàn,...
Nghệ thuật
- Từ “sóng” được lặp lại 11 lần
- Thể thơ 5 chữ
- Cách ngắt nhịp 2/3, 3/2 như nhịp sóng
- Điệp từ, điệp ngữ, nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá, nghệ thuật tương phản đối lập
à Diễn tả tinh tế vẻ đẹp của người phụ nữ đang yêu
IV.Thực hành
V. Vận dụng và mở rộng

Tài liệu đính kèm:

  • docxSong_12176629.docx