Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

BÀI 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC (T1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Hiểu rõ thế nào là nhận thức ? nhận thức cảm tính, lý tính.

2. Kĩ năng:

- Giải thích được mọi sự hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn

3. Thái độ:

- Có ý thức tìm hiểu thực tế và vận dụng những điều đã học vào thực tế phù hợp lứa tuổi, đời sống xã hội và bản thân.

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

 Thảo luận lớp + Thảo luận nhóm + Trình bày 1 phút.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 - Giáo viên: SGK, SGV, các tài liệu khác.

 - Học sinh: SGK, vở.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Bài mới: Qua bài học này em rút ra cho mình bài học gi?

 Con người từ trước tới nay luôn luôn mong muốn mở rộng tầm hiểu biết của mình, khám phá những quy luật của tự nhiên và xã hội cũng như bản thân mình. Để làm được việc đó, con đường đúng đắn nhất phải xuất phát từ thực tiễn. Hay nói cách khác con người phải xuất phát từ thực tiễn mới có khả năng nhận thức đúng đắn bản chất các sự vật, hiện tượng.Vậy thực tiễn là gì? Có vai trò như thế nào đối với nhận thức, thì hôm nay chúng ta sẽ đến với tiết 1 của bài 7: Thực Tiễn Vai Trò Của Thực Tiễn Đối Với Nhận Thức.

 

doc 9 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Ngày soạn:
Tiết: 11 Ngày dạy: 
BÀI 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC (T1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 Hiểu rõ thế nào là nhận thức ? nhận thức cảm tính, lý tính. 
2. Kĩ năng: 
- Giải thích được mọi sự hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn
3. Thái độ: 
- Có ý thức tìm hiểu thực tế và vận dụng những điều đã học vào thực tế phù hợp lứa tuổi, đời sống xã hội và bản thân.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 Thảo luận lớp + Thảo luận nhóm + Trình bày 1 phút.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Giáo viên: SGK, SGV, các tài liệu khác.
 - Học sinh: SGK, vở.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: Qua bài học này em rút ra cho mình bài học gi?
 	Con người từ trước tới nay luôn luôn mong muốn mở rộng tầm hiểu biết của mình, khám phá những quy luật của tự nhiên và xã hội cũng như bản thân mình. Để làm được việc đó, con đường đúng đắn nhất phải xuất phát từ thực tiễn. Hay nói cách khác con người phải xuất phát từ thực tiễn mới có khả năng nhận thức đúng đắn bản chất các sự vật, hiện tượng.Vậy thực tiễn là gì? Có vai trò như thế nào đối với nhận thức, thì hôm nay chúng ta sẽ đến với tiết 1 của bài 7: Thực Tiễn Vai Trò Của Thực Tiễn Đối Với Nhận Thức. 
Hoạt động của giáo viên
Nội dung bài
Hoạt động 1. Vấn đáp, thảo luận
 Để biến đổi sự vật, cải tạo thế giới khách quan con người phải hiểu biết sự vật, hiện tượng đó. Chính vì thế chúng ta cần có tri thức về thế giới, mà tri thức thì không có sẵn trong con người. Muốn có nó con người cần tiến hành hoạt động nhận thức.
Và để trả lời cho câu hỏi thế nào là nhận thức? Thì cho tới nay đã có những quan điểm khác nhau.
Quan điểm
Nhận thức
Triết học duy tâm
Nhận thức là do bẩm sinh hoặc thần linh mách bảo mà có.
Triết học duy vật trước Mác
Nhận thức chỉ là sự phản ánh đơn giản, máy móc, thụ động về sự vật, hiện tượng.
Triết học duy vật biện chứng
Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, là quá trình nhận thức cái tất yếu và diễn ra phức tạp. gồm hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.
 Và trong các quan điểm trên GV cần nhấn mạnh quan điểm đúng đắn của triết học duy vật biện chứng (có thể gạch chân những cụm từ quan trọng). Là nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, quá trình nhận thức diễn ra phức tạp, gồm hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.
Chúng ta đi tìm hiểu giai đoạn thứ nhất của nhận thức
- Ở phần này GV chia lớp làm hai đội và được tính bằng điểm + hoặc - 
+ Đội 1: Cho đội 2 quan sát quả cam và rút ra nhận xét?
+ Đội 2: Cho đội 1 quan sát hạt muối 
- GV: Nhờ đâu mà chúng ta biết được những đặc điểm trên?
Sau đó 2 nhóm cử đại diện lên trình bày, GV ghi những ý kiến của các nhóm lên bảng và khái quát lại bằng bảng trên:
GV: nhận thức cảm tính là gi?
HS: Trả lời.
HS nêu VD:.
GV kết luận nội dung khái niệm
Quả cam 
 Hạt muối ăn
-Nhìn thấy quả cam màu vàng
 -Hình tròn
-Muối có màu trắng
- Dạng 
inh thể
-Mùi thơm
-Không mùi
-Có vị ngọt.
-Có vị mặn
GV chuyển ý:Như ng nếu chúng ta chỉ dừng lại ở giai đoạn thứ nhất của quá trình nhận thức thì chưa thể hiểu biết một cách đầy đủ và đúng đắn về sự vật và hiện tượng. Mà phải đến với một giai đoạn tiếp theo, cao hơn đó là giai đoạn nhận thức lí tính.
1. Thế nào là nhận thức?
Nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng.
Hoạt động của giáo viên
Nội dung bài
 Hoạt động 2. Vấn đáp
Quay lại ví dụ về quả cam và hạt muối ở trên.
- Trong phần này GV ra câu hỏi cho 2 đội trả lời nếu trả lời nhanh là điểm +:
* Em hãy cho biết những thuộc tính bên trong của quả cam và hạt muối? Cơ sở nào để nhận thức được các thuộc tính đó?
- Sau đó HS đưa ra ý kiến (cho học sinh ghi ý kiến lên bảng ).
- GV tóm lại bằng nội dung trong bảng bên: 
Quả cam
Hạt muối
-Lượng đường
-Công thức hóa học của muối(NaCl)
-Lượng Vitamin C
Công thức điều chế muối(2Na + Cl2 = 2NaCl)
-An cam có lợi cho sức khỏe, đất thích hợp trồng cây cam
- Cấu trúc tinh thể của muối
GV: Như vậy từ ví dụ trên chúng ta có thể hiểu nhận thức lí tính là gì ?
- GV sau khi tìm hiểu xong hai giai đoạn của quá trình nhận thức có thể hỏi học sinh:
GV: So sánh sự khác nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính?
HS: Trả lời.
GV: Những ưu điểm và nhược điểm của mỗi giai đoạn của quá trình nhận thức? GV tóm lại và giải thích mặt ưu và nhược của từng giai đoạn.
Sau đó kết luận:
Hai giai đoạn của quá trình nhận thức gắn bó chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau trong một quá trình nhận thức, nhằm phản ánh đúng đắn và đầy đủ về sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan.
GV: Như vậy nhận thức là gì ?
HS: Trả lời.
GV kết luận: Quá trình nhận thức của con người đi từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính. Giai đoạn nhận thức cảm tính là cơ sở cho giai đoạn nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính là việc phản ánh sự vật một cách gián tiếp nhưng sâu sắc hơn, đúng đắn hơn và toàn diện hơn. Nó phản ánh mối liên hệ cơ bản và quy luật vận động của sự vật hiện tượng. Nhờ vậy mà con người nắm được, hiểu được và biển đổi, cải tạo được thế giới khách quan. 
GV chuyển ý : Theo triết học duy vật biện chứng thì thực tiễn là gì ?
HS: Trả lời.
HS: bổ sung
GV: Thực tiễn gồm những hình thức nào ?
HS: Hoạt động sản xuất vật chất, chính trị xã hội,thực nghiệm khoa học.
GV: Theo em hình thức nào là quan trọng nhất ?
HS: phát biểu
GV: hoạt động thực tiễn rất đa dạng và ngày càng phong phú, ta khái quát có 3 hình thức cơ bản.
VD: Trồng rau
 Bầu cử, ứng cử
 Nghiên cứu giống lúa ST cho nông nghiệp.
GV khẳng định tính quyết định của hoạt động sản xuất của cải vật chất.
- Nhận thức lí tính.
 Nhận thức lí tính là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóatìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng.
Nhận thức cảm tính
Nhận thức lí tính
- Thông qua các cơ quan cảm giác tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng.
- thấy được các sự vật, hiện tượng một cách cụ thể, sinh đông.
- hiểu được các bên ngoài của sự vật, hiện tượng.
- Là giai đoạn thấp của quá trình nhận thức
- Tiếp xúc gián tiếp với sự vật và hiện tượng trên cơ sở những tài liệu do nhận thức cảm tính cung cấp
- Thấy được sự vật một cách khái quoát, trừu tượng
- Tìm ra bản chất, quy luật của sự vật và hiện tượng
- Là giai đoạn phát triển cao của quá trình nhận thức
Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.
2. Thực tiễn là gì ?
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt dộng vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
4. Củng cố bài: 
- Thế nào là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính ?
- So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính ? Ví dụ?
5. Dặn dò HS về nhà:
- Về nhà học bài cũ
- Chuẩn bị tiết 2 của bài 7: 
V. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 12 Ngày soạn:
Tiết: 12 Ngày dạy: 
BÀI 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC (T2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 Hiểu được thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức. 
2. Kĩ năng: 
- Giải thích được mọi sự hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn
3. Thái độ: 
- Có ý thức tìm hiểu thực tế và vận dụng những điều đã học vào thực tế phù hợp lứa tuổi, đời sống xã hội và bản thân.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 Thảo luận lớp + Thảo luận nhóm + Trình bày 1 phút.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Giáo viên: SGK, SGV, các tài liệu khác.
 - Học sinh: SGK, vở.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:	
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Ăng-ghen cũng đã nói rằng: “Khi xã hội có nhu cầu về kỹ thuật thì nó thúc đẩy khoa học phát triển hơn mười trường đại học”. Vậy, thực tiễn có những vai trò gì đối với nhận thức ? Để trả lời cho những câu hỏi đó, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài 7. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức ( tiết 2), mục 3 (Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức).
3. Dạy bài mới	
Hoạt động giáo viên
Nội dung
Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, trực quan.
GV:Hiểu như thế nào về ý nghĩa câu thơ của Gớt:
“Lý luận nào cũng là màu xám.
Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi.”
HS: Trả lời.
GV: Theo em, thực tiễn có những vai trò gì đối với nhận thức ?
HS: Trả lời.
GV: Vì sao nói thực tiễn là cơ sở của nhận thức ? Em hãy nêu một ví dụ để chứng minh ?
HS: Mọi sự hiểu biêt của con người bắt nguồn từ thực tiễn. VD Từ việc quan sát thời tiết, con người có tri thức về thiên văn; từ sự đo đạt ruộng đất con người có tri thức về toán học
GV: Hãy nêu một số câu tục ngữ mà em biết, nói lên những kinh nghiệm dân gian về sản xuất, về thời tiết?
HS Trả lời:
- Ví dụ 1: Người nông dân nhìn lá lúa có thể biêt cây lúa bị thiếu tố chất gì ? bệnh gì? Còn những người không phải nông dân thì không thể biết được.
- Ví dụ 2: Người thợ sửa xe gắn máy nhiều năm, khi nghe tiếng máy nổ thì biết ngay chiếc xe bị hư hỏng ở bộ phận nào.
GV: Thông qua thực tiễn mà hoàn thiện các giác quan con người. khả năng nhận thức con người ngày càng hoàn thiện.
VD: thợ xây, nhà khoa học
GV kết luận bằng câu hỏi: Con người để có có tri thức thì phải làm gì ? 
HS: Thông qua thực tiễn.
GV: Vì sao máy gặt đập ra đời ?
HS: Nông dân cắt lúa bằng tay thì rất vất vả mà năng suất lao động lại thấp nên đòi hỏi các nhà khoa học - kỹ thuật phải nghiên cứu, chế tạo ra máy gặt đập liên hợp, đưa vào ứng dụng để người nông dân bớt vất vả.
GV: Vì sao giống lúa chịu mặn ra đời ?
HS: Nhằm khắc phục tình trạng hạn, mặn của từng địa phương.
GV: Tại sao nói thực tiễn là động lực của nhận thức ? Em hãy nêu một ví dụ để chứng minh ?
HS Trả lời: Thực tiễn luôn vận động, luôn đặt ra yêu cầu cho nhận thức phát triển.
VD: các nhà khoa học tìm phương pháp điều trị HIV, bệnh ung thư
GV kết luận thực tiễn còn tạo các tiền đề vật chất cho nhận thức phát triển.
GV: Sau khi kỹ sư tạo ra giống lúa St thì giống lúa đó sẽ được làm gì ?
HS: Vận dụng vào thực tiễn.
GV: Vì sao nói thực tiễn là mục đích của nhận thức ? Em hãy nêu một ví dụ để chứng minh ?
HS ví dụ: Có tri thức làm ra chiếc máy gặt đập liên hợp, và chiếc máy ấy thật sự có ý nghĩa khi được áp dụng vào sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm vất vả cho người nông dân.
HS khác: Khi người nông dân sáng tạo ra được máy tách hạt ngô thì máy được đưa vào sử dụng phổ biến, rộng rãi.
GV kết luận lại kiến thức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: 
“Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”.
GV: Sau một thời gian dài, nước ta thực hiện cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế đất nước. Tính sai lầm của chính sách kinh tế đó đã được thực tiễn chứng minh. Vì thế, Đảng ta đã quyết định đổi mới đất nước chuyển sang cơ chế thị trường (từ Đại hội VI - 12/1986).
GV: Tại sao thực tiễn lại được coi là tiêu chuẩn của chân lý ? Em hãy nêu một ví dụ để chứng minh ? 
GV: Tri thức con người có thể đúng hoặc sai, chỉ khi đem vào thực tiễn mới kiểm nghiệm và đánh giá được chúng.
- Qua việc tìm hiểu các vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, em có thể rút ra được bài học gì cho bản thân?
3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
a. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
 Mọi nhận thức của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng.
b. Thực tiễn là động lực của nhận thức
Thực tiễn luôn vận động, luôn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ, phương hướng cho nhận thức phát triển.
c. Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. mục đích cuối cùng của nhận thức là cải tạo hiện thực khách quan.
d. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Chỉ có đem những tri thức thu nhận được ra kiểm nghiệm qua thực tiễn mới thấy rõ được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng.
Bài học rút ra: trong học tập, trong cuộc sống phải luôn coi trọng vai trò của hoạt động thực tiễn.
4. Luyện tập củng cố 
 Hãy đọc và phân tích truyện: Nhà bác học Ga-li-lê rất coi trọng thí nghiệm (Tư liệu tham khảo, mục 2, SGK trang 43).
 Gợi ý phân tích:
 + Nhà bác học Ga-li-lê làm thí nghiệm về hai hòn đá nhằm mục đích gì ? Kết quả như thế nào ?
 + Qua truyện đó, em rút ra được kết luận gì về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức ? 
HS Kết luận: Nhờ làm thí nghiệm về tốc độ rơi của hai hòn đá, Ga-li-lê đã chứng minh được lập luận của mình là đúng, bác bỏ sai lầm của A-ri-xtốt. Nhờ đó Ga-li-lê phát hiện ra định lu ật sức cản của không khí. Câu chuyện này cho ta thấy: Chỉ có thực tiễn mới kiểm nghiệm được tính đúng đắn hay sai lầm của tri thức và là cơ sở để nảy sinh tri thức mới.
- GV: Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thức.
5. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà
	Học sinh về nhà xem lại nội dung bài 7 (tiết 2), xem trước bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docThuc tien va vai tro_12175858.doc