Giáo án Giáo dục công dân 6 cả năm

TIẾT 1: BÀI 14:

THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

 I- Mục tiêu bài dạy:

1- Kiến thức:

- Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông; Nêu được những quy định của pl đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em

- Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường; hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện trật tự,an toàn giao thông

2- Kĩ năng:

- Phân biệt được hành vi đúng và hành vi vi phạm pl về trật tự an toàn giao thông.

- Biết thực hiện đúng quy định về trật tự, an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt.

3- Thái độ:

- Tôn trọng những quy định về trật tự, an toàn giao thông

- Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông

II- Tài liệu và phương tiện:

- SGK+ SGV; luật giao thông đ¬ường bộ.

- Nghị định 39/ CP ngày 13/ 7 / 2001.

- Số liệu các vụ tai nạn giao thông, số ng¬ười bị thương, tử vong trong cả nước.

- Biển báo giao thông.

 

doc 92 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 1255Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 6 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dẫn học sinh làm
 - Phương tích cực chủ động trong hoạt động tập thể.
 - Khanh trầm tính, xa rời tập thể.
b.Ý nghĩa:
+ Đvới bản thân: Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kỹ năng cần thiết của bản thân sẽ được mọi người yêu quý, giúp đỡ.
+ Đvới tập thể: Góp phần xd mối quan hệ gắn bó trong tập thể, sự hiểu biết quý mến lẫn nhau.
+ Đvới xhội: Góp phần thúc đẩy xhội tiến bộ, hạn chế những biểu hiện tiêu cực
3. Bài tập.
4. Cũng cố:
 ? Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?
 ? Học sinh cần làm thế nào để có tính tích cực tự giác trong hoạt đông tập thể và hoạt động xã hội?
 Hs: Trả lời
 GV: Kết luận và khái quát nội dung bài học 
5. HDVN: 
 - Làm các bài tập còn lại, 
- Ôn lại tất cả chương trình từ đâu đến bài 10 để giờ sua ôn tập học kì I.
 Ngày 23 tháng 11 năm 2015
 TTCM kí duyệt
--------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày soạn:26/11/2015 	
 Ngày dạy:	6A: 02/12/2015 6B:30/12/2015	
TIẾT 16:
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giúp hs ôn lại kiến thức trọng tâm học kì I,thấy được tác dụng của các biểu hiện về đạo đức và nhân cách tốt qua đó thấy được tác hại của những hành vi trái với các đức tính đó.
2. Thái độ: Chuẩn bị cho hs tốt để làm bài kiểm tra học kì I
3. Kỹ năng: rèn kỹ năng vận dụng, giáo dục đức tính nhanh nhẹn, tích cực và hệ thống nội dung bài học.
II. Chuẩn bị.
1. GV: 	- Giải quyết vấn đề, trò chơi.
	- Nội dung ôn tập.
2. HS: Ôn các nội dung đã học ở học kì I.
III. Tiến trình bài dạy:
1.Kiểm tr:
+ Kiểm tra sĩ số: 6A ...................... 	6B ................................
+ Kiểm tra bài cũ: (xen trong giờ)
2. Giới thiệu bài mới:
	GV vào bài trực tiếp: Hôm nay......
3. Bài mới.
Hoạt động 1: HS ôn lại các kiến thức đã học.
Hoạt động 2: Thi “ Hái hoa” trả lời nhanh các kiến thức.
	Hình thức: GV làm sẵn câu hỏi vào hoa.
	1HS hái hoa và trả lời câu hỏi, làm BT, giải quyết tình huống ghi ở trong hoa.
Câu 1. Thế nào là tiết kiệm? ý nghĩa của tiết kiệm? Hs phải làm gì để thực hành tiết kiệm?
Câu 2.Thế nào là siêng năng, kiên trì? Hãy nêu những biểu hiện của siêng năng kiên trì trông cuộc sống?
Câu 3. Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể mang ý nghĩa gì trong cuộc sống?
Câu 4. Thế nào là lễ đọ? Những biểu hiện và ý nghĩa của lễ độ?
Câu 5. Thế nào là tôn trọng kỉ luật? biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật?
Câu 6. Thế nào là lòng biết ơn? ý nghĩa của lòng biết ơn?
Câu 7. Thiên nhiên là gì? Thiên nhiên có vai trò gì đối với cuộc sông con người?
Câu 8. Thế nào là sống chan hòa với mọi người? Vì sao cần phải sống chan hòa với mọi người? Điều đó đem lại lợi ích gì?
Câu 9. Lịch sự, tế nhị biểu hiện ở những hành vi nào?
câu 10. Tích cực, tự giác là gì? Làm thế nào để có tính tích cực, tự giác?
11. Câu ca dao sau khuyên chúng ta điều gì?
	Được mùa chớ phụ ngô khoai
	Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng.
12. Tìm những hành vi tương ứng với thái độ?
Thái độ
hành vi
- Vô lễ
- Lời an tiếng nói thiếu văn hóa
- Ngông nghênh
- Cãi lại bố mẹ
- Lời nói, hành động cộc lốc, xấc xược, xúc phạm đến mọi người.
- Cậy học giỏi, nhiều tiền của, có địa vị xã hội, học làm sang.
4. Củng cố 
	GV chốt lại các kiến thức cần nhớ.
5. HDVN.
	- Ôn bài, chuẩn bị kiểm tra học kì I.
 Ngày 30 tháng 11 năm 2015
 TTCM kí duyệt
Ngày soạn:06/12/2015 	 Ngày dạy:6A 
Tiết 17
KIỂM TRA HỌC KÌ I.
I. Mục tiêu bài học
* Kiến thức
- HS nêu được thế nào là lễ độ, các biểu hiện của lễ độ và thiếu lễ độ.
- iểu được ý nghĩa của viiệc tích cực, tự giác trong hđộng tập thể và hđộng xhội
- Hiểu được vì sao phải yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên.
* Kỹ năng: - Trình bày có hệ thống, khoa học, sạch sẽ.
	 - Chữ viết đẹp, đúng chính tả.
* Thái độ: Đồng tình, ủng hộ các hành vi cư xử lễ độ với mọi người; không đồng tình với những hành vi thiếu lễ độ.
II. Chuẩn bị:
+ GV: bảng phụ, đề kiểm tra
+ HS: Giấy kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy học
1. Tổ chức: 
6A .............................................	6B .........................................
2. Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
A. Ma trận đề
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể
Biết nhận xét, đgiá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và người khác
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1
1
1
1
10%
2. Lịch sự tế nhị
Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chưa lịch sự, tế nhị
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1
0,5
1
0,5
5%
3. Tiết kiệm
Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng tiền của, thời gian ...
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1
0,5
1
0,5
5%
4. Tích cực, tự giác trong hđộng tập thể và hđộng xh
Hiểu được ý nghĩa của việc tích ... xhội
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1
1
1
1
10%
5. Yêu TN, sống hoà hợp với TN
Hiểu được vì sao phải yêu và sống hoà hợp với TN
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1
2
1
2
20%
6. Lễ độ
Nêu được thế nào là lễ độ
- Nêu được các biểu hiện của lễ độ và thiếu lễ độ
Đồng tình ủng hộ các hành vi thể hiện lễ độ, không đồng tình các hành vi thiếu lễ độ 
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1/3
0,5
1/3
1
1/3
0,5
1
2
20%
7. Tôn trọng kỉ luật
Biết chấp hành tốt nền nếp trong gđình, nội quy của nhà trường và những quy định chung của đời sống cộng đồng
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
3
3
30%
TS câu
TS điểm
Tỷ lệ
1
1
10%
1/3
0,5
5%
3
2
20%
1,3
3
30%
1/3
0,5
5%
1
3
30%
8
10
100%
B. Đề bài
Phần I: TNKH (3đ)
Câu 1 : Những thói quen dưới đây có lợi hay có hại cho sức khoẻ ?( 1 điểm )
(đánh đấu X vào ô tương ứng)
Thói quen
Có lợi
Có hại
A. Thức khua, ngủ dậy muộn
B. Ăn uống điều độ, đảm bảo vệ sinh
C. Ăn nhiều chất cay, nóng, đồ tái sống.
D. Tập thể dục thường xuyên, hằng ngày
E. Khi ốm mua thuốc uống ngay, không cần phải đến bác sĩ khám 
G. Có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
Câu 2. (0,5đ) Biểu hiện nào dưới đây là lịch sự, tế nhị ?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Cử chỉ điệu bộ, kiểu cách
B. Có thái độ, hành vi nhã nhạn, khéo lẽo trong giao tiếp
C. Dùng từ ngữ một cách bóng bẩy, chải chuốt
D. Khi nói chuyện với người khác không nói thẳng ý của mình ra.
Câu 3. (0,5đ) Hành vi nào dưới đây thể hiện tính tiết kiệm ?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Vào năm học mới Bình đòi mẹ mua cặp sách mới mặc dù cặp cũ vẫn còn tốt
B. Vũ hay để vòi nước chảy tràn vì cho rằng một tý nước chẳng đáng kể gì
C. Hoàng bao giờ cũng tắt điện trước khi ra khỏi lớp
D. Tâm thường nấu thừa cơm, hôm sau đổ đi vì kkhông muốn ăn cơm nguội.
Câu 4. (1đ) Điền những từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau để là rõ ý nghĩa của việc tích cực tham gia các hoạt động chính trị và hoạt động xã hội:
" Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ mở rộng sự ............... về mọi mặt, rèn luyện được những ..................... cần thiết của bản thân, sẽ được mọi người ................... giúp đỡ; góp phần xây dựng mối quan hệ gắn bó trong tập thể, thúc đẩy xã hội ........................., hạn chế những biểu hiện tiêu cực"
Phần II: Tự luận (7đ)
Câu 5. (2đ) Theo em, vì sao con người cần phải yêu quý và bảo vệ thên nhiên?
Câu 6. (2đ) Thế nào là lễ độ ? Em hãy nêu ví dụ về 2 hành vi thể hiện lễ độ, 2 hành vi thể hiện thiếu lễ độ và nói lên thái độ của em trước các hành vi đó ?
Câu 7. (3đ) Tình huống: Sắp đến ngày thi đấu bóng đá giữa các lớp, một số ban trong đội bóng của lớp rủ Hùng bỏ học để luyện tập chuẩn bị thi đấu.
Câu hỏi: 
 1. Theo em, Hùng có thể có những cách ứng xử nào? (nêu ít nhất 3 cách)
 2. Nếu là Hùng, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào ? Vì sao ? 
C. Đáp án và biểu điểm
Phần I: TNKQ (3 điểm) 
Câu 1 : (1đ) 	- Thói quen có lợi: B, D, G
	- Thói quen có hại: A, C, E
Câu 2 : (0,5đ)	Đáp án: B
Câu 3 : (0,5đ)	Đáp án: C
Câu 4: (1đ) Điền vào chỗ trống theo thứ tự sau: Hiểu biết, kĩ năng, quý mến, tiến bộ
Phần II: Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 : ( 2 đ ) Cần phải yuê quý và bảo vệ thiên nhiên vì:
- Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người, TN cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người; TN chính là nhu cầu sống của conn người, không có TN, con người không thể tồn tại.(1,5đ)
- Nếu TN bị tàn phá sẽ làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, gây ra những hậu quả nặng nề đe doạ cuộc sống của con người.(0,5đ)
Câu 2 : - Nêu được thế nào là lễ độ: Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người khi giao tiếp với người khác. (0,5đ)
- Yêu cầu nêu được:
+ 2 hành vi thể hiện lễ độ, ví dụ như: gọi dạ, bảo vâng; đưa vở cho thầy cô giáo bằng 2 tay; thưa gửi khi nói truyện với người trên; đi xin phép, về chào hỉ; nhường bước, nhường lỗi cho người già... (0,5đ)
+ 2 hành vi thể hiện thiếu lễ độ, ví dụ như: nói trống không; nói leo; ngắt lời người khác; làm ồn khi cha mẹ tiếp khách; đi qua trước mặt người khác mà không xin phép... (0,5đ)
- Thái độ của bản thân: Tán thành, ủng hộ những hành vi thể hiện lễ độ, không tán thành, phê phán những hành vi thể hiện thiếu lễ độ (0,5đ)
Câu 3 :
1/ Yêu cầu hs nêu được 3 cách ứng xử có thể xảy ra (1,5đ), VD như:
- Cùng các bạn tự ý bỏ học để đi tập bóng đá.
- Đến xin phép thầy/cô giáo cho nghỉ học.
- Khuyên các bạn không bỏ học và rủ các bạn tập bóng đá ngoà giờ
- báo với cha mẹ các bạn
- v.v ..........
2. Chọn cách ứng xử đúng: Khuyên các bạn không bỏ học và rủ các bạn tập bóng đá ngoà giờ (0,5đ)
Vì: 
- Là hs phải biết tôn trọng kỉ luật của nhà trường, tự giác thực hiện nội quy, không tự ý bỏ học, nghỉ học phải có lí do chính đáng và phải xin phép nhà trường (0,5đ)
- Theo cách ứng xử ấy, vưad giữ được quan hệ tốt với các bạn, vừa đảm bảo kế hoạch luyện tập. (0,5đ)
D. Học sinh làm bài:
	GV : Phát đề, đọc đề
	HS: Tiến hành làm bài
	GV: Quan sátuốn nắn kịp thời nếu thấy hs vi phạm
4. Củng cố: 
	- Thu bài, đếm số lượng bài.
 - Nhận xét giờ kiểm tra
 - Xem lại bài kiểm tra trên lớp.
 5- HDVN
- Làm bài vào vở.
- Hướng dẫn nếu hs yêu cầu.
- chuẩn bị bài 8 sống chan hoà với mọi người.
Ngày soạn:12/12/2011 	 Ngày dạy: 6A...............................
	 6B: .............................
Tiết 18 
THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA
ĐỊA PHƯƠNG VÀ NỘI DUNG ĐÃ HỌC
RƯỢU VÀ TÁC HẠI CỦA RƯỢU
I. Mục đích :
Giúp học sinh
- Hiểu được tác hại , đặc biệt là tác hại của rượu đối  với sức khỏe. Thấy rõ uống rựơu có hại nhiều hơn hơn lợi, từ đó hiều được vì sao không nên uống rượu.
- Rèn luyện kỹ năng nhận diện tình huống, kỹ năng kiên quyết, kỹ năng ra quyết định đúng để tránh xa rượu và vận động bạn bè, người thân không uống rượu.
 II. Chuẩn bị :
- Giấy trắng khổ A4, A0, bút dạ các màu.
 III. Tiến trình lên lớp.
1. Tổ chức:
+ Kiểm tra sĩ số: 6A ............................	6B .......................
2. Kiểm tra bài cũ. (trả bài kiểm tra cho h/s)
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s
 3. Bài mới.
Giới thiệu bài mới.
GV cho h/s chơi trò chơi trò : Ai chỉ huy ?
Lớp đứng thành một vòng tròn, chọn một người làm tình báo, cho tình báo ra ngòai rồi chọn một người trong vòng tròn làm chỉ huy, quy ước mọi người trong vòng tròn đều làm theo hiệu lệnh của người chỉ huy cố gắng không để tình báo phát hiện. Cho tình báo vào, lớp vừa hát vừa làm theo điệu bộ của người chỉ huy. Tình báo phải quan sát phát hiện ai là chỉ huy. Nếu qua 3 lần không phát hiện được thì tình báo bị phạt một bài hát, ngâm thơ hay kể chuyện và thay tình báo khác. Nếu chỉ huy bị phát hiện thì chỉ huy bị phạt với hình thức như trên và phải thay làm tình báo.
* Họat động 1 : Rượu là gì ? 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
GV đưa ra tìh huống: Trong cuộc sống ta thấy có một số người uống rượu. Em hãy cho biết ruợu là gì? Người uống rựơu thường có những biểu hiện như thế nào ?
H/s: Thảo luận lớp
Rượu là gì?
Biểu hiện của người uống rượu
Giáo viên chốt lại các ý chính
- Rượu là một loại nước uống có cồn, thường gây ra các biện hiện cho người uống là tim đập nhanh, thở mạnh, đỏ mặt. Nếu uống nhiều sẽ gây say. Người say rượu thường không làm chủ được lời nói, cử chỉ và hành động của mình, có thể bị ngộ độc, ói mửa, bất tỉnh.
- Có các loại rượu : rượu mạnh (rượu trắng, whisky, rum ) có 40-55% cồn, rượu vang  có 10-20% cồn, bia có 6-8% cồn.
- Rựơu có độ còn càng cao thì tác động lên người uống càng nhanh, càng mạnh.
* Họat động 2 : Những cuộc liên hoan
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
GV: Hướng dẫn thảo luận nhóm
Có những buổi liên hoan, người ta uống rất nhiều bia, rượu
Yêu cầu h/s thảo luận
- Em đã thấy những cuộc liên hoan như đã nêu chưa, cho thí dụ ?
- Trong các cuộc liên hoan đó người ta chuốc nhau uống đến say như thế nào ? Kết quả của việc chuốc rượu, bia đó ?
- Vì sao người ta lại uống quá nhiều như vậy ? Việc đó có hại gì ?
H/s: Các nhóm thảo luận, ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 và lần lượt trình bày kết quả thảo luận
Gv chốt lại các ý chính. 
Những tác hại của việc uống quá nhiều : tốn tiền, mất thời giờ, mệt nhọc, có thể gây cãi vã, đánh lộn, có thể gây say xỉn, ói mửa, ngộ độc, có thể gây tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến gia đình, ảnh hưởng đến công việc.
* Họat động 3 : Vì sao không nên uống rượu ?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu Học sinh làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi :
- Vì sao người ta uống rượu ?
- Uống rựơu có hại gì ?
H/s: trả lời cá 
 Gv chốt lại những ý chính
Nhận xét: Những cái lợi của uống rượu chỉ là cảm giác, không thiết thực. Những cái hại của uống rượu là rất lớn, trong đó có cái hại không tính được bằng tiền là sức khỏe, tính mạng của người uống rượu và các nạn nhân của người uống rượu
- Uống rượu sẽ tạo cảm giác hưng phấn, hăng hái, khoan khoái; gây kích thích tiêu hóa.
- Uống rượu vì bắt chước người khác, uống rượu do người khác nài ép
- Uống rượu trông có vẻ : người lớn, nam nhi, sành điệu
- Uống rượu để vơi đi, quên đi nỗi buồn
* Tác hại: - Có hại cho sức khỏe của người uống rượu
- Tồn tiền, ảnh hưởng đến kinh tế và cuộc sống gia đình
- Trông bê tha, bệ rạc : mặt đỏ, áo quần xộc xệch, dáng đi loạng choạng, nói lảm nhảm, ói mửa, bất tỉnh.
- Ảnh hưởng đến những người xung quanh : người uống rượu hay gây sự, đánh lộn; có thể gây tại nạn giao thông hoặc vi phạm pháp luật
- Uống rượu nhiều gây nghiện, làm người uống rượu phụ thuộc vào rượu
4. Củng cố: 
? Các bệnh phổ biến nhất do rượu gây ra là :
- Các bệnh đường tiêu hóa : viêm và chảy máu thực quản, dạ dày, ruột : rối loạn tiêu hóa; viêm lá lách; viêm gan; xơ gan.
- Các bệnh tim mạch : giảm lượng bạch cầu trong máu, giảm khả năng đông máu, tim to, nhịp tim rối loạn .
- Các bệnh về hệ thần kinh : rối loạn dinh dưỡng của hệ thần kinh, rối loạn bộ nhớ và suy nghĩ, thóai hóa tiểu não 
Ngòai ra rượu còn gây suy yếu và hủy hoại cơ bắp, sưng đau ở các khớp, ảnh hưởng xấu đến thai nhi, làm tăng nguy cơ ung thư lưỡi, miệng, họng, thực quản, thanh quản, gan 
5. HDVN. 
- Học bài.
- Chuẩn bị bài 11
Ngày soạn:02/01/2015 	 
Ngày dạy 6A:07/01/2015	 6B:10//01/2015	
HỌC KÌ II
TIẾT 19 - BÀI 11:
MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
I.Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức
- Nêu được thế nào là mục đích học tập của hs.Phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai. Nêu được ý nghĩa của việc xác mục đích học tập đúng đắn.
 2. Thái độ
Xác định được mụcđích học tập đúng đắn cho bản thân và nững việc cần làm để thực hiện mục đích đó. 
3. Kĩ năng
Quyết tâm thực hiện mục đích học tập đã xác định. 
II. Phương tiện - tài liệu:
Gv : - Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại.
 - Sưu tầm những tấm gương có mục đích học tập tốt, điển hình vượt khó trong học tập, bảng phụ
Hs: Sưu tầm một số tấm gương vượt khó trong học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra: 
+ Kiểm tra sĩ số: 6A .........................	6B .................................
+ Kiểm tra bài cũ: (xen trong giờ)
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s: SGK, Bài soạn
2. Giới thiệu bài.
- Người công nhân lđộng trong nhà máy phấn đấu đạt năng suất cao, làm ra nhiều sản phẩm cho đất nước, đồng thời có thu nhập cao cho bản thân.
- Người nông dân một nắng hai sương lam lũ cấy cày, mong một mùa bội thu.
- HS chuyên cần học tập để trở thành người có năng lực, có ích cho xã hội.
? Những người nói trên, khi làm việc họ nhằm đạt mục đích gì?
HS trả lời.
GV: Cuộc sống và công việc của mỗi con người rất đa rạng phức tạp. Mỗi các nhân, mỗi thế hệ có những mục đích khác mhau. Mục đích trước tiên của Hs là học tập thật tốt, rèn luyện tốt để trở thành con ngoan trò giỏi. 
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc “Tấm gương của học sinh nghèo vượt khó” 
GV: Cho học sinh đọc truyện và thảo luận.
 - Hãy nêu những biểu hiện về tự học, kiên trì vượt khó trong học tập của bạn Tú.
HS: - Sau giờ học trên lớp bạn Tú thường tự giác học thêm ở nhà.
 - Mỗi bài toán Tú cố gắng tìm nhiều cách giải.
 - Say mê học tiếng Anh.
 - Giao tiếp với bạn bè bằng tiếng Anh.
GV: Vì sao Tú đạt được thành tích cao trong học tập?
HS: Bạn Tú đã học tập và rèn luyện tốt.
GV: Tú đã gặp khó khăn gì trong học tập?
HS: Tú là con út, nhà nghèo, bố là bộ đội, mẹ là công nhân. 
GV: Tú đã mơ ước gì? Để đạt được ước mơ Tú đã suy nghĩ và hành động như thế nào?
HS: Tú ước mơ trở thành nhà Toán học. Tú đã tự học, rèn luyện, kiên trì vượt khó khăn để học tập tốt, không phụ lòng cha mẹ, thầy cô.
GV: Em học tập đựơc những gì ở bạn Tú?
HS: Sự độc lập suy nghĩ, say mê tìm tòi trong học tập.
GV: Bạn Tú dã học tập và rèn luyện để làm gì?
HS: Để đạt được mục đích học tập.
GV: Kết luận:
1. truyện đọc.
a. Đọc truyện.
b. Nhận xét, phân tích truyện
Qua tấm gương bạn Tú, các em phải xác định được mục đích học tập, phải có kế hoạch rèn luyện để mục đích học tập trở thành hiện thực.
4. Cũng cố, 
GV: - Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học. 
Cho học sinh làm tại lớp bài tập b SGK.
5. HDVN
- Học bài, chuẩn bị phần 2
- Sưu tầm một số tấm gương, câu chuyên “ Người tốt việc tôt” các gương hs nghèo vượt khó học giỏi trong sách và trong thực tiễn..
 Ngày 05 tháng 01 năm 2015
 TTCM kí duyệt
Ngày soạn:09/01/2015 	 
Ngày dạy 6A:20/01/2015 	 6B:17/01/2015
	TIẾT 20 - BÀI 11:
MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ( tiếp)
I.Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức
- Nêu được thế nào là mục đích học tập của hs.Phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai. Nêu được ý nghĩa của việc xác mục đích học tập đúng đắn.
 2. Thái độ
Xác định được mụcđích học tập đúng đắn cho bản thân và nững việc cần làm để thực hiện mục đích đó. 
3. Kĩ năng
Quyết tâm thực hiện mục đích học tập đã xác định. 
II. Chuẩn bị:
Gv : - Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại.
 - Sưu tầm những tấm gương có mục đích học tập tốt, điển hình vượt khó trong học tập, bảng phụ
Hs: Sưu tầm một số tấm gương vượt khó trong học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra:
+ Kiểm tra sĩ số: 6A .........................	6B .................................
+ Kiểm tra bai cũ.
GV: Hãy trình bày mục đích học tập của em?
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s: SGK, Bài soạn
2. Giới thiệu bài mới:
Gv: Đưa ra bản điều tra ngắn về mục đích và ước mơ của một số bạn trong lớp:
Bạn Hà: Bác sỹ ; Bạn Hùng: Cô giáo : Bạn Hường : nhà nghiên cứu khoa học...
Các bạn đó vì sôa lại có ước mơ đó và muốn đạt được mục đích đó thì cần phải làm gì cho hiện tại và tương lai? Chúng ta đi vào bài ngày hôm nay.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học 
GV: Chia nhóm đẻ học sinh thảo luận 2 vấn đề:
Vấn đề 1: “Mục đích học tập trước mắt của học sinh là gì?”
Vấn đề 2: “Vì sao phải kết hợp giữa mục đích cá nhân, gia đình và xã hội?” 
HS: - Tiến hành thảo luận nhóm.
 - Cử đại diên trình bày, các nhóm khác chú ý theo giỏi, bổ sung.
GV: Nhận xét các ý kiến của học sinh. Khái quát và nhấn mạnh mục đích học tập của học sinh. Học sinh không vì mục đích cá nhân mà xa rời tập thể và xã hội.
Hoạt động 2: Xác định mục đích học tập .
GV: Hãy phân biệt mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai?
HS: Phát biểu ý kiến:
 - Có kế hoạch.
 - Tự giác.
 - Học đều các môn.
 - Chuẩn bị tốt phương tiện.
 - Đọc tài liệu.
 - Có phương pháp học tập.
 - Vận dụng vào cuộc sống.
 - Tham gia hoạt động tập thể và xã hội.
GV: Cho học sinh kể những tấm gương có mục đích học tập mà HS biết: Vượt khó, vượt lên số phận để học tốt ở địa phương.
GV: Kết thúc hoạt động này bằng truyện kể: “Cô gái Italia khó quên”. 
2. Nội dung bài học.
 - Học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt.
- Học tập để trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Muốn học tập tốt cần phải có ý chí, nghị lực, phải tự giác, sáng tạo trong học tập.
4. Cũng cố.
 - Cho HS làm bài tập b SGK
5. HDVN
 - Về nhà làm bài tập trang 33, 34. 
 - Xây dựng kế hoạch học tập, tìm các câu truyện về tấm gương vượt khó học giỏi, gương người tốt việc tốt.
- xem bài 12 : Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
 Ngày 12 tháng 01 năm 2015
 TTCM kí duyệt
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:16/01/2015 	 Ngày dạy:6A:21/01/2015
	 6B:24/01/2015	
TIẾT 21 - BÀI 12:
CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM
I.Mục tiêu bài học
 1.Về kiến thức
- Nêu được tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
- Nêu được ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
 2. Thái độ
	- Biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè. 
 - Biết tực hiện quyền và bổn phận của bản thân. 
 3. Kĩ năng
	- Tôn trọng quyền của mình và của mọi người. 
II. Tài liệu - phương tiện
- Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, tranh trong bộ tranh GDCD 6, 	 phiếu học tập...
III. Phương pháp.
- Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại.
IV.Các hoạt động dạy học
1. Tổ chức.
+ Sĩ số: 6A .........................	6B .................................
+ Kiểm tra bài cũ:
GV: Mục đích

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_duc_cong_dan_6.doc