Giáo án Giáo dục công dân khối 6 - Bài 6: Biết ơn

I. Mục tiêu

1 Kiến thức

- Học sinh hiểu thế nào là biết ơn.

- Nêu được ý nghĩa lòng biết ơn.

2 Kĩ năng

- Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân và bạn bè xung quanh.

- Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp để thể hiện lòng biết ơn trong những tình huống cụ thể.

- Biết thể hiện sự biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng liệt sĩ,.của bản thân bằng những việc làm cụ thể.

3 Thái độ

- Quý trọng những người đã quan tâm, giúp đỡ mình.

- Tôn trọng, ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn.

 

doc 5 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1076Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân khối 6 - Bài 6: Biết ơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /
 Tiết 7 (PPCT)
BÀI 6: BIẾT ƠN
I. Mục tiêu
1 Kiến thức
- Học sinh hiểu thế nào là biết ơn. 
- Nêu được ý nghĩa lòng biết ơn. 
2 Kĩ năng
- Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân và bạn bè xung quanh.
- Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp để thể hiện lòng biết ơn trong những tình huống cụ thể. 
- Biết thể hiện sự biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng liệt sĩ,...của bản thân bằng những việc làm cụ thể. 
3 Thái độ
- Quý trọng những người đã quan tâm, giúp đỡ mình. 
- Tôn trọng, ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn. 
II. Tài liệu và phương tiện
* Giáo viên: SGK, SGV, giáo án.
* Học sinh: SGV, vở, đồ dùng học tập, đọc trước bài mới.
III/ Phương pháp:
1. Phương pháp dạy học:
- Quy nạp, thực hành.
2. Kĩ thuật dạy học: 
- Vấn đáp, nêu vấn đề, lấy ví dụ, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, luyện tập.
3. Tích hợp kĩ năng sống: 
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lòng biết ơn.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về những hoạt động thể hiện lòng biết ơn.
4. Tích hợp tư tưởng HCM: 
Lời dạy của Bác về lòng biết ơn: “ Các vua Hùng đã có công dựng nước,
 Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
5. Tích hợp GD biển đảo : 
6. Định hướng năng lực : sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự học, quản lí, hợp tác
4. Tích hợp GD pháp luật, ATGT : 
IV. Tiến trình bài dạy:
1 Ổn định tổ chức:
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
Vắng
6A
 / /
6B
 / /
2 Kiểm tra bài cũ
* Câu hỏi:
? Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Nêu một số hành vi của bản thân thể hiện sự tôn trọng kỉ luật trong nhà trường? 
? Cách rèn luyện tôn trọng kỉ luật?
* Đáp án:
- Biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của tổ chức ở mọi nơi, mọi lúc. Là tự giác chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan, doanh nghiệp...
- HS lấy ví dụ đúng, hợp lí.
- Chấp hành tốt mọi quy định của tập thể, xã hội ở mọi lúc mọi nơi...
3 Bài mới:
* Giới thiệu bài: Hằng năm vào những ngày 8/3, 20/10 chúng ta luôn dành những điểm mười, những món quà, những bài hát tặng mẹ, tặng bà tặng cô...hay cùng các bạn tới dâng hương, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ vào ngày 27/7, 22/12,...để thể hiện điều gì?...Chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay.
Hoạt động: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện đọc
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
GV: Gọi HS đọc truyện “Thư của một học sinh cũ”.
HS: Đọc -> GV nhận xét.
? Truyện kể về ai? 
HS: Truyện kể về chị Hồng và thầy giáo cũ.
? Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng như thế nào?
HS: Rèn viết tay phải, thầy khuyên “Nét chữ là nết người”: cầm bàn tay phải của Hồng giúp Hồng nắn
nót từng nét chữ.
? Kể những việc làm của chị Hồng khi chị còn là một học sinh và khi đã trưởng thành?
HS: - Ân hận vì làm trái lời thầy.
 - Quyết tâm rèn viết tay phải.
 - Luôn nhớ kỷ niệm và lời dạy của thầy, vẫn lưu nét chữ của thầy trong cuốn sổ lưu niệm.
 - Sau 20 năm chị tìm được thầy và viết thư thăm hỏi thầy.
? Vì sao chị Hồng không quên thầy giáo cũ dù đã hai mươi năm trôi qua? Ý nghĩ và việc làm của chị Hồng nói lên đức tính gì?
HS: Chị Hồng rất biết ơn sự chăm sóc dạy dỗ của thầy.
GV: Vậy cụ thể thế nào là biết ơn, biểu hiện, ý nghĩa của lòng biết ơn là gì và ta phải rèn luyện long biết ơn như thế nào?
1. Truyện đọc:
 “ Thư của một học sinh cũ”.
- Thầy giáo Phan đã dạy dỗ chị Hồng cách đây hơn hai mươi năm. Chị vẫn nhớ và trân trọng. 
=> chị đã thể hiện lòng biết ơn thầy.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học
GV: Thảo luận theo bàn.
 1. Chúng ta cần biết ơn những ai?
 2. Vì sao chúng ta phải thể hiện biết ơn?
HS: Thảo luận, trình bày ý kiến.
GV: Nhận xét.
? Vậy em hiểu thế nào là biết ơn?
HS: Là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm, những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với người đã giúp đỡ mình người có công với dân tộc, đất nước.
(Tích hợp phổ biến, giáo dục pháp luật)
GV: Mọi tổ chức xã hội, cá nhân có trách nhiệm vận động, chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng và thân nhân của họ bằng nhiều hình thức, nội dung thiết thực.
? Nêu một số biểu hiện thể hiện lòng biết ơn?
HS: Lấy ví dụ ( thăm hỏi thầy cô giáo cũ, hiếu thảo với cha mẹ, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng...)
-> HS khác nhận xét -> GV nhận xét.
GV: Chiếu h.a HS Bãi Cháy dâng hương tại đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ, đến thăm hỏi gia đình có công với cách mạng.
? Em hãy nêu một số biểu hiện trái với lòng biết ơn ? 
HS: Trả lời (vô ơn, bội nghĩa...).
GV: Nhận xét, cho điểm
GV : Chiếu hai tình huống, chia lớp thành bốn nhóm thảo luận :
Nhóm 1+3 : Khi nhà trường tổ chức thăm hỏi bà mẹ Việt Nam anh hùng và chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương, là một học sinh vừa là cán bộ lớp em sẽ làm gì ?
Nhóm 2+4 : An vừa tốt nghiệp lớp 12, hôm nay tình cờ An gặp lại cô giáo trên xe bus, An vờ như không nhận ra cô mà ngồi trò chuyện vui vẻ với các bạn.
Em có nhận xét gì về thái độ của An, nếu là An em sẽ làm gì ?
HS : Thảo luận -> trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung-> GV nhận xét.
? Tìm một số câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về lòng biết ơn? 
HS: - Uống bước nhớ nguồn.
 - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
 - Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
 - Cơm Cha, áo Mẹ, chữ Thầy,
 Gắng công mà học có ngày thành danh.
 - Công cha như núi Thái Sơn,
 ...
 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
? Ý nghĩa của lòng biết ơn? 
HS : - Lòng biết ơn là truyền thống của dân tộc ta.
- Lòng biết ơn làm đẹp mối quan hệ giữa người với người.
- Lòng biết ơn làm đẹp nhân cách con người.
? Vậy chúng ta phải rèn luyện lòng biết ơn như thế nào? 
 - Thăm hỏi, chăm sóc, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ.
 - Tôn trọng người già, người có công; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
 - Phê phán sự vô ơn, bạc bẽo, vô lễ... diễn ra trong cuộc sống hàng ngày
 GV: Nhận xét, chốt lại. 
 Truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây là truyền thống quý báu của dân tộc. Thế hệ chúng ta hiện nay phải biết sống có ích, biết ơn những người sinh thành, biết ơn bao thế hệ dựng nước và giữ nước cảu dân tộc ta
2. Nội dung bài học
a. Thế nào là biết ơn?
- Là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm, những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với người đã giúp đỡ mình người có công với dân tộc, đất nước. 
b. Biểu hiện của lòng biết ơn
- Lòng biết ơn thể hiện ở thái độ, tình cảm, lời nói, cử chỉ đến hành động đền ơn, đáp nghĩa, quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người mà mình biết ơn.
c. Ý nghĩa của lòng biết ơn 
- Lòng biết ơn là truyền thống của dân tộc ta.
- Lòng biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
d. Rèn luyện lòng biết ơn
- Thăm hỏi, chăm sóc, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ.
- Tôn trọng người già, người có công; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- Phê phán sự vô ơn, bạc bẽo, vô lễ... diễn ra trong cuộc sống hàng ngày
Hoạt động 3: Luyện tập nâng cao nhận thức
và rèn luyện lòng biết ơn. 
GV: HS đọc bài tập a, b, c sgk/15, HS xác định yêu cầu bài tập và đưa ra đáp án đúng.
HS: Đọc và suy nghĩ, trả lời.
3. Bài tập:
Bài tập a (sgk/15)
Việc làm thể hiện sự biết ơn: 1, 3, 4.
Bài tập b (sgk/15)
Bài tập c (sgk/15)
4. Củng cố
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại thế nào là biết ơn, biểu hiện của lòng biết ơn, ý nghĩa và cách rèn luyện lòng biết ơn. 
GV chiếu bài tập: Hãy đánh dấu X vào cột em cho là đúng:
STT
Hành vi, thái độ
Biết ơn
Vô ơn
1
Chê bai ông bà nhà quê, nghèo khó.
2
Về thăm lại trường cũ.
3
Dâng hương tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ.
4
Chăm học, chăm làm.
5
Ủng hộ tiền cho người mù vì sợ cô giáo nhắc nhở.
Đáp án:
STT
Hành vi, thái độ
Biết ơn
Vô ơn
1
Chê bai ông bà nhà quê, nghèo khó.
X
2
Về thăm lại trường cũ.
X
3
Dâng hương tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ.
X
4
Chăm học, chăm làm.
X
5
Ủng hộ tiền cho người mù vì sợ cô giáo nhắc nhở.
X
5. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài mới:
* Hướng dẫn về nhà: Học thuộc nội dung bài học và hoàn thành bài tập trong vở bài tập.
* Chuẩn bị bài mới: Đọc và tìm hiểu nội dung bài sau: Yêu thiên nhiên, sống hào hợp với thiên nhiên.
V. Rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................
......................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_6_Biet_on.doc