Giáo án Giáo dục công dân lớp 10

THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT

VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG

I- Mục tiêu bài học:

 Học xong bài này học sinh cần đạt được:

1. Về kiến thức:

 - Nhận biết được chức năng của TGQ, PPL của Triết học.

 - Nhận biết được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, PPL biện chứng và PPL siêu hình.

2. Về kỹ năng:

 Nhận xét, đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc quan điểm duy tâm, biện chứng hoặc siêu hình trong cuộc sống hàng ngày.

3. Về thái độ:

 Có ý thức trau dồi TGQ duy vật và PPL biện chứng.

II- Nội dung trọng tâm: Làm rõ nội dung cơ bản của TGQ duy vật và PPL biện chứng – đây là cơ sở lý luận để xem xét các vấn đề tiếp ở các bài sau.

* Tiết 1: Làm rõ nội dung:

 - Vai trò TGQ và PPL của Triết học;

- TGQ duy vật – TGQ duy tâm;

 

doc 94 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1265Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược các thông tin, chứng minh được sự quan tâm của đảng và Nhà nước ta đối với sự phát triển toàn diện của con người.
3. Về thái độ:
- Có ý thức vận dụng quy luật khách quan vào cuộc sống, học tập và hoạt động hàng ngày.
II- Nội dung trọng tâm: 
- Tiết 1: Phân tích rõ được Con người là chủ thể của lịch sử.
- Tiết 2: Làm rõ: Con người là mục tiêu phát triển của xã hội.
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: 
1. Phương pháp:
 Kết hợp phương pháp đàm thoại và thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức: 
Học sinh thảo luận nhóm, làm bài tập tình huống.
IV- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; chuẩn bị phiếu học tập.
V- Tiến trình bài học:
A- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
B- Nhận xét bài kiểm tra 45 p tuần trước.
Giới thiệu bài mới.
- GV giới thiệu bài: Khi nghiên cứu về quá trình phát triển của lịch sử, các nhà triết học duy tâm cho rằng: Thần thánh, thượng đế đã tạo ra và quyết định sự phát triển của lịch sử loài người. Dựa vào kết quả nghiên cứu khảo cổ học và nhiều ngành khoa học khác, triết học duy vật biện chứng đã khẳng định: Giới tự nhiên có trước con người, còn người và xã hội là sản phẩm của tự nhiên. Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội. Để hiểu rõ thêm về nội dung này chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay: bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội.
+ Giới thiệu nội dung cần nghiên cứu trong tiết 1.
C- DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1:
 Chứng minh: Con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình.
- Mục tiêu: HS hiểu được chính con người tạo ra lịch sử của chính mình.
- Cách tiến hành:
+ GV tổ chức cho HS thảo luận về Vai trò của lao động đối với sự phát triển của lịch sử.
+ HD học sinh nghiên cứu sgk, đọc tư liệu tham khảo -> thảo luận.
Câu hỏi:
GV: Người tối cổ, người tinh khôn đã chế tạo ra những công cụ lao động nào? 
GV: Việc thay đổi công cụ lao động có ý nghĩa gì đối với sự chuyển hoá từ vượn cổ thành người ?
GV: Những công cụ lao động có ý nghĩa gì đối với sự ra đời và phát triển của lịch sử xã hội ?
+ HS: Cả lớp trao đổi
+ GV: ghi nhanh ý kiến của HS lên góc bảng phụ
+ GV: Nhận xét, kết luận: Lịch sử loài người hình thành từ khi con người biết lao động sản xuất. Nhờ chế tạo và sử dụng cclđ, con người đã tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật để chuyển sang thế giới loài người.
* Hoạt động 2: Chứng minh con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội, là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.
* Cách tiến hành: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm
(phát phiếu học tập)
Nhóm 1+3: Lấy ví dụ chứng minh con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất cho xã hội ?
Nhóm 2+4: Lấy ví dụ chứng minh con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị tinh thần cho xã hội ?
- HS thảo luận theo nhóm, liệt kê các ý kiến ra phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung.
GV: Chứng minh con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội ?
- HS trả lời
- GV kết luận.
Lịch sử loài người hình thành khi con người biết chế tạo công cụ lao động, xét cho cùng đó là lịch sử phát triển của các PTSX mà trong đó con người là lực lượng chính. Vì vậy con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử, con người cần biết tônbtrọng các quy luật khách quan, biết vận dụng quy luật khách quan trong các hoạt động thực tiễn của mình.
1- Con người là chủ thể của lịch sử.
a) Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình.
* Quá trình phát triển của con người:
- Người tối cổ: biết sử dụng hòn đá, cành cây làm công cụ lao động.
- Người tinh khôn: Lúc đầu sử dụng công cụ lao động bằng đồ đá, sau bằng đồ kim loại.
* Quá trình phát triển của xã hội.
- Người tối cổ sống theo bầy, đàn trong hang động, núi đá, sau biết dựng lều.
- Người tinh khôn: Sống từng nhóm nhỏ, có quan hệ họ hàng, dần hình thành thị tộc, bộ lạc.
=> xã hội loài người ra đời.
* Việc chế tạo ra công cụ lao động đã làm cho xã hội ngày một phát triển. 
* Tóm lại: Như vậy thông qua quá trình lao động và chế tạo công cụ lao động đã giúp con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình.
b- Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.
* Chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất:
- Để tồn tại và phát triển con người phải lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội.
- Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng chỉ có ở con người.
- Là kết quả quá trình lao động và sáng tạo của con người.
Ví dụ:+Lương thực, thực phẩm
 + Tư liệu sinh hoạt 
* Sáng tạo ra các giá trị tinh thần:
- Đời sống lao động của con người là nguồn đề tài vô tận của các giá trị văn hoá, tinh thần
- Con người là tác giả của các công trình văn hoá nghệ thuật
Ví dụ:+ Các kỳ quan thế giới
 + VN: Cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên
c- Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.
- Nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều do con người tạo ra.
Ví dụ: Từ CXNT -> CHNL -> PK -> TBCN - > XHCN
Kết luận: Con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử. Trong quá trình đó, con người luôn tôn trọng và biết vận dụng quy luật khách quan để phục vụ cuộc sống của mình.
D- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP:
- GV hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức trọng tâm toàn bài.
- Con người sáng tạo ra lịch sử của mình ntn ? Cho ví dụ ?
 - Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất tinh thần cho xã hội ntn? Cho ví dụ 
- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp. 
- GV: Giao bài tập về nhà cho HS
1. Câu nào không thể hiện con người là chủ thể của lịch sử.
a. Con người là động lực của cuộc cách mạng xã hội.
b. Con người là chủ thể sáng tạo nên các GTVC và GTTT của xã hội. 
c. Con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình.
d. Con người là sản phẩm của lịch sử.
2. Tại sao con người phải lao động tạo ra của cải vật chất?
a. Để tồn tại và phát triển.
b. Để làm giàu.
c. Để sống tốt hơn.
d. Để thông minh hơn.
E- DẶN DÒ :
- GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời các câu hỏi số 1 trong sgk trang 59.
- Đọc trước nội dung mục 2 và phần Tư liệu tham khảo – sgk trang 60
---------------------------------------
Ngày soan: 4.11.2015
Tiết 15	Bài 9
CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ,
LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
I- Mục tiêu bài học:
 Học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Hiểu rõ cơ sở hình thành và phát triển của xã hội loài người.
- Hiểu rõ con người là chủ nhân của các giá trị vật chất, tinh thần và sự biến đổi của xã hội.
- Con người sáng tạo ra lịch sử dựa trên sự nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan.
- Con người là mục tiêu phát triển của xã hội và con người giữ vị trí trung tâm.
2. Về kỹ năng: 
- HS lấy được ví dụ để chứng minh: tầm quan trọng của việc chế tạo ra công cụ sản xuất đối với việc hình thành và phát triển của xã hội loài người.
- Nắm được các thông tin, chứng minh được sự quan tâm của đảng và Nhà nước ta đối với sự phát triển toàn diện của con người.
3. Về thái độ:
- Có ý thức vận dụng quy luật khách quan vào cuộc sống, học tập và hoạt động hàng ngày.
II- Nội dung trọng tâm: 
- Tiết 2: Làm rõ: Con người là mục tiêu phát triển của xã hội.
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: 
1. Phương pháp: 
Kết hợp phương pháp đàm thoại và thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức: 
Học sinh thảo luận nhóm, làm bài tập tình huống.
IV- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; chuẩn bị phiếu học tập.
V- Tiến trình bài học:
A- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: 
B- KIỂM TRA BÀI CŨ: 
Gv: Nêu câu hỏi
Câu hỏi: Chứng minh: Con người là chủ thể của lịch sử ?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, cho điểm
- GV nêu yêu cầu của bài học, trọng tâm của tiết 2.
C- DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Chứng minh: Con người là mục tiệu sự phát triển của xã hội.
* Cách tiến hành:
1- Đặt vấn đề: GV ghi câu hỏi ra bảng phụ cho học sinh thảo luận lớp:
Câu hỏi: Thông qua các hình tượng: Thần trụ trời, Sơn Tinh, Đăm San hay Prômêtê trong thần thoại Hy Lạp đã thể hiện khát vọng của con người ngay từ buổi đầu lịch sử như thế nào ?
- HS: Trả lời ý kiến cá nhân
- GV: Cho HS thảo luận, nhận xét và rút ra kết luận.
2- HD phân tích:
- GV chia học sinh thành 3 nhóm, hướng dẫn thảo luận.
+ Nhóm 1: Em ước mong được sống trong một xã hội như thế nào ?
+ Nhóm 2: Hãy nêu những vấn đề lớn mà nhân loại cùng quan tâm hiện nay ?
+ Nhóm 3: Theo em chúng ta cần làm gì để khắc phục các tình trạng đó ?
- HS: Thảo luận theo nhóm, cử 1 đại diện trình bày.
- GV: Hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung các ý kiến.
- GV: nêu vấn đề chung: Vậy vì sao nói con người là mục tiêu phát triển của xã hội ?
- HS phát biểu ý kiến cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận
* Hoạt động 2: Chứng minh: CNXH với sự phát triển toàn diện cho con người.
* Cách tiến hành:
- GV nêu vấn đề: Lịch sử xã hội loài người đã trải qua những hình thái xã hội nào ?
- HS trả lời cá nhân
- GV ghi nội dung trả lời lên bảng phụ.
- GV HDHS so sánh: Hãy so sánh các chế độ xã hội và nhận xét về sự đáp ứng mục tiêu phát triển của các xã hội.
 XH CXNT:..
 XH CHNL:..
 XH PK:
 XH TBCN:..
 XH XHCN:.
GV: Qua so sánh em rút ra kết luận gì về mục tiêu phát triển của các chế độ xã hội? 
- HS: Trả lời cá nhân
- GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
2- Con người là mục tiêu sự phát triển xã hội (t.56)
a- Vì sao con người là mục tiêu phát triển xã hội.
- Ngay từ vừa mới thoát khỏi thế giới động vật, con người đã luôn khát khao vươn tới cuộc sống tự do, hạnh phúc và luôn đấu tranh để hoài bão, ước mơ đó được thực hiện.
- Trong quá trình phát triển của lịch sử, những thành tựu KHKT đem lại cho con người cuộc sống ngày càng tiến bộ hơn, đồng thời cũng dẫn đến những vấn đề lớn mang tính chất toàn cầu, đe doạ cuộc sống con người.
VD: + Vấn đề tài nguyên, môi trường, bệnh tật hiểm nghèo, khủng bố
Tóm lại:
Con người là chủ thể của lịch sử nên con người phải được coi trọng, mục tiêu phát triển của xã hội phải là mục tiêu nhằm phục vụ con người, đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng và phải vì hạnh phúc của con người.
2- Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện con người.
* So sánh các chế độ xã hội:
CXNT: Mức sống thấp, con người phụ thuộc tự nhiên
CHNL: Cuộc sống khó khăn, con người bị áp bức, bóc lột
PK: Cuộc sống có phát triển nhưng chậm, ý thức DT,TG, con người bị áp bức, bóc lột.
TBCN: Kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao, vẫn còn tư hữu, có áp bức, bóc lột
XHCN: Kinh tế phát triển, chế độ công hữu, con người được tự do phát triển
* Nhận xét: Xã hội loài người trải qua 5 hình thái xã hội nhưng chỉ có chế độ XHCN mới thực sự coi con người là mục tiêu phát triển của xã hội và mục tiêu cao cả của CNXH là vì tự do, hạnh phúc cho con người.
D- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP:
- GV hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức trọng tâm toàn bài.
- Vì sao nói con người là mục tiêu phát triển của xã hội ?
- Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người.
- Bài tập tình huống (Về nhà)
Linh và Khánh tranh luận với nhau;
- Linh: Tớ nghe nói thuôc nổ mà ông Nô ben phát minh ra được sử dụng vào chiến tranh và đã tàn sát hàng chục triệu người vô tội, thê mà ông Nô ben vẫn được tôn vinh là một nhà khoa học vì con người, tớ thấy thật mâu thuẫn.
- Khánh: Thế cậu không biết à, vì toàn bộ tài sản do phát minh thuốc nổ mang lại được ông ấy đề nghị làm giải thưởng trao cho ai có công trình khoa học mang lại hạnh phúc cho con người.
- Linh: Tớ thấy tốt nhất là ông ấy đừng có phát minh ra cái hại người đó.
- Khánh: Nói như cậu thì làm sao có thể có được những cống hiến xuất sắc cho sự phát triển của loài người từ trước tới nay. Hơn nữa, thuốc nổ nếu được sử dụng vì con người thì nó sẽ rất có ích đó.
Hỏi: Hãy cho biêt suy nghĩ của em về cuộc trao đổi giữa Linh và Khánh. Quan điểm của em về vấn đề này như thế nào?
E- DẶN DÒ:
- GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời các câu hỏi và bài tập trong sgk, đọc phần tư liệu tham khảo sgk trang 59.
- Chuẩn bị bài 10 tr.62
--------------------------------------------------------------
Phần thứ hai
CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC
Ngày soạn:11.11.2015
Tiết 16	Bài 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Hiểu rõ đạo đức là gì? Nắm được quan niệm về đạo đức luôn biến đổi trong lịch sử.
-Hiểu rõ mối quan hệ giữa đạo đức, pháp luật và phong tục tập quán.
-Nhận biết được vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
2. Kỹ năng:
-Vận dụng những kiến thức đã học để lí giải một số vấn đề đạo đức trong lịch sử.
-Có khả năng đánh giá nhất định về các vấn đề đạo đức xã hội ngày nay, đặc biệt là các vấn đề đạo đức hàng ngày của HS.
3. Thái độ:
 -Có thái độ đúng và khách quan với các hiện tượng đạo đức xã hội nói chung, các hiện tượng đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay nói riêng.
-Có ý thức điều chỉnh các hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức mới.
II. CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
-Soạn bài, chuẩn bị phiếu học tập.
-Những câu chuyện liên quan đến nội dung bài học
2.Chuẩn bị của học sinh:
-Soạn bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ (4’)
Câu hỏi: Vì sao nói con người là mục tiêu phát triển của xã hội?
Phương án trả lời:
Con người là chủ thể của lịch sử , con người sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội cho nên sự phát triển của xã hội phải là con người để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần.
3.Giảng bài mới:
-Giới thiệu bài mới: (1’)
	Tục ngữ có câu: “ Cái nết đánh chết cái đẹp”.Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồn của sông. Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng và tích cực đạo đức trong đời sống xã hội. Vì sao đạo đức lại quan trọng đến như vậy? Đạo đức là gì? Để hiểu rõ vấn đề này ta tìm hiểu bài 10.
-Tiến trình tiết dạy
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HĐ1: Đàm thoại..
Đạo đức là sự điều chỉnh hành vi của con người phù hợp với lợi ích chung của cộng đồngÚNgược lại chỉ biết đến lợi ích cá nhân bất chấp lợi ích của người khác, của XH được coi là thiếu đạo đức.
- Vậy đạo đức là gì?
- Đạo đức có những đặc điểm gì?
- Bạn A đọc bài cho bạn B chép trong khi thiÒ trường hợp này có phải là đạo đức không?
- Sự thay đổi đó thể hiện ntn?
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng 1 nền văn hóa, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Lấy ví dụ?
HĐ1: Cá nhân 
Lắng nghe.
- Nêu khái niệm.
 Qui tắc, chuẩn mực
 Tính tự giác
 Hành vi phù hợp với cộng đồng.
- Không vi phạm nội quy
- PK: Yêu nước là chấp hành mệnh lệnh tuyệt đối của nhà vua.
- XHCN: Góp sức vào sự nghiệp phát triển đất nước
- PL: Tham gia giao thông không được vượt đèn đỏ...
Đạo đức: Giúp đỡ người nghèo...
PTTQ: Nếp sống hằng ngày như thờ cúng ông bà, ăn cơm phải mời...
1. Quan niệm về đạo đức(t.62)
a. Đạo đức là gì?
- K/n ( SGK)
- Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử, XH, các quy tắc, chuẩn mực này cũng biến đổi theo.
- Nền đạo đức nước ta hiện nay là một nền đạo đức tiến bộ, phù hợp với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
b. Phân biệt đạo đức với pháp luật .
- Pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế được quy định bằng văn bản.
- Đạo đức là sự điều chỉnh hành vi mang tính tự nguyện, phù hợp với yêu cầu xh.
HĐ2: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm
* Nhóm 1: Vai trò đạo đức đối với cá nhân? Ở mỗi cá nhân tài năng và đạo đức cái nào hơn? Vì sao?
* Nhóm 2: Vai trò đạo đức đối với gia đình? Theo em hạnh phúc gia đình có được là nhờ có đạo đức hay tiền bạc? Vì sao?
* Nhóm 3: Vai trò của đạo đức đối với XH? Hiện nay thanh thiếu niên sa vào tệ nạn XH có phải là do xuống cấp đạo đức hay không? Xã hội cần phải làm gì?
HĐ2: Thảo luận nhóm.
- Nhóm thảo luận và đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm thảo luận và đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm thảo luận và đại diện nhóm trả lời.
2.Vai trò đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình, xã hội (t.64)
a. Đối với cá nhân.
- Góp phần hoàn thiện nhân cách.
- Có ý thức và năng lực, sống có ích cho xã hội.
- Giáo dục lòng nhân ái, vị tha
b. Đối với gia đình.
- Đạo đức là nền tảng của gia đình.
- Tạo nên sự ổn định, phát triển vững chắc của gia đình.
- Là nhân tố xây dựng gia đình hạnh phúc.
c. Đối với xã hội.
- Đạo đức được coi là sức khỏe của cơ thể sống.
- Xã hội sẽ phát triển bền vững nếu xã hội đó thực hiện đúng quy tắc chuẩn mực xã hội.
Xã hội sẽ mất ổn định nếu đạo đức xã hội bị xuống cấp.
HĐ3: Củng cố kiến thức:
- Nhắc lại kiến thức cơ bản.
- Những câu sau đây câu nào nói về đạo đức, pháp luật, phong tục tập quán:
1. Trọng nghĩa khinh tài
2. Bền người hơn bền của
3. Cầm cân nẩy mực
4. Thương người như thể thương thân.
5. Đất có lề, quê có thói
6. Phép vua thua lệ làng
HĐ3: Làm bài tập
-Đạo đức: 1,2,4
-Pháp luật: 3,6
-PTTQ: 5
- Giao bài tập về nhà cho HS
Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi bài tập sau:
Bài 1: Trong các câu sau câu nào nói về đạo đức con người?
a. Góp gió thành bão.
b. Quá mù ra mưa.
c. Tiên học lễ, hậu học văn.
d. Của bền tại người.
Bài 2: Đối với gia đình thì đạo đức là:
a. Là 1 cơ thể sống.
b. Nền tảng hạnh phúc.
d. Cả 3 phương án trên.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau: (1’)
	- Soạn bài 11
	- Làm bài tập 2, 3, 4, 5 trang 66, 67 SGK
KÝ DUYỆT
Tiết 17
Ngày soạn: 16.11.2015
 ÔN TẬP HỌC KỲ 1
I. Mục tiêu bài học: Học sinh cần nắm được:
- Hệ thống hoá các kiến thức đã học từ bài 1 -> bài 10
- Có khả năng liên hệ thực tiễn, vận dụng các kiến thức đã học, phân tích và chứng minh được sự vận động, phát triển của giới tự nhiên và một số vấn đề về đời sống xã hội.
- Từ đó rút ra được bài học về thế giới quan và phương pháp luận.
II. Nội dung trọng tâm: Giải đáp thắc mắc và hướng dẫn nội dung trọng tâm ôn tập.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp: kết hợp nêu vấn đề và đàm thoại
- Hình thức: Đàm thoại
IV. Phương tiện dạy học: GV chuẩn bị nội dung ôn tập; học sinh làm đề cương ôn tập
V. Tiến trình dạy học:
A. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
B. KIỂM TRA BÀI CŨ : 
Giới thiệu bài mới.
- GV nêu nội dung bài học, yêu cầu và cách tiến hành.
C- DẠY BÀI MỚI:
I- Phần 1: hệ thống hoá kiến thức đã học.
* Cách tiến hành: GV sử dụng PP đàm thoại hướng dẫn học sinh nhắc lại những kiến thức cơ bản trong các bài đã học từ bài 1 -> bài 8.
Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng
Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật hiện tượng
Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng
Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội
Bài 10: Quan niệm về đạo đức
II- Phần 2: Giải đáp thắc mắc và hướng dẫn học sinh ôn tập nội dung trọng tâm
* Cách tiến hành: 
- Qua việc làm đề cương, HS nêu câu hỏi thắc mắc hoặc những nội dung cần giải đáp.
- GV giải đáp thắc mắc, nhấn mạnh thêm các phần nội dung trọng tâm, hướng dẫn học sinh cách thức làm bài qua các dạng câu hỏi.
D- CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
* Trọng tâm các câu hỏi trong bài 1, bài 4, bài 5, bài 6, bài 9, bài 10.
* Học sinh về nhà hoàn thiện đề cương và ôn tập kỹ theo nội dung trọng tâm, chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kỳ.
	-----------------------------------
Ngày soạn: 24.11.2015
Tiết 18
KIỂM TRA HỌC KỲ 1
I. Mục tiêu: 
- Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm kiến thức, sự hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh trong phần nội dung trọng tâm đã học.
- Yêu cầu học sinh biết liên hệ thực tiễn, vận dụng các kiến thức đã học để phân tích, chứng minh được sự vận động và phát triển của giới tự nhiên và đời sống xã hội. Từ đó rút ra được bài học về thế giới quan và phương pháp luận.
II- Chuẩn bị:
 - Học sinh tự ôn tập theo hướng dẫn
	 - Giáo viên: Ra đề phù hợp.
III/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1.Ổn định tổ chức lớp :
2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Ma trận đề kiểm tra
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Mức độ 
Tên chủ đề
Các mức độ đánh giá
Tổng điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
1. Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
- Vận động là gì
- Các hình thức cơ bản của vận động.
- Ví dụ
Số câu :
Số điểm:= %
0.5đ
2.0đ
2,5
2,5đ = 25%
2. Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng
- Phủ định biện chứng là gì?
- Cho 3 ví dụ về PĐBC ở các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy con người?
Số câu :
Số điểm : = %
1đ
1đ= 10%
2đ
2 đ = 20 %
3đ
3 đ= 30%
3. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
- Thực tiễn là gì?
- Trình bày vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
“ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người:
Câu ca dao trên khuyên chúng ta điều gì
Số câu :
Số điểm : = %
0,5đ
3đ
1đ
4,5đ
4,5đ = 45%
Tổng số câu Tổng điểm=%
4
10đ =100%
Đề bài:
4/Hướng dẫn về nhà:
 	-GV nhận xét ý thức, thái độ làm bài kiểm tra của học sinh
-Những tồn tại cần rút kinh nghiệm
-Chuẩn bị trước bài 9
VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 21: Ngày soạn: 9/1/2015
 Bài 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC
	(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.
- Hiểu rõ những yêu cầu và nhiệm vụ mà đạo đức xã hội đặt ra cho con người. Từ đó nhận thức đúng về đạo đức cá nhân và có ý thức bồi dưỡng đạo đức mới.
2. Kỹ năng:
- Đánh giá một cách khoa học các hiện tượng đạo đức trong xã hội.
- Đánh giá được các hành vi đạo đức diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
3.Thái độ:
- Biết tôn trong và giữ gìn các giá trị của chuẩn mực đạo đức mới, tiến bộ.
- Có ý thức thực hiện hành vi của bản thân theo các giá trị, chuẩn mực ấy trong cuộc sống.
II.CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
-Soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo. Chuẩn bị một số mẩu chuyện 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_The_gioi_quan_duy_vat_va_phuong_phap_luan_bien_chung.doc