Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (tiết 1)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 Học xong bài này học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức

- Học sinh cần nắm được tình yêu là gì?

- Thế nào là tình yêu chân chính?

- Những điều nên tránh trong tình yêu nam nữ thanh niên

2. Về kỹ năng

- Biết nhận xét, đánh giá một số quan niệm sai lầm về tình yêu

- Tránh những biểu hiện xấu của tình yêu

 

doc 12 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 5312Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học	: 2013- 2014 	Ngày soạn : 14 /02 /2014
Học kỳ	: II	Ngày lên lớp: 18 /02 /2014 
Tiết PPCT : 24	Tuần	 : 24
BÀI 12
CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
(Tiết 1)
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
 Học xong bài này học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức
- Học sinh cần nắm được tình yêu là gì? 
- Thế nào là tình yêu chân chính? 
- Những điều nên tránh trong tình yêu nam nữ thanh niên
2. Về kỹ năng
- Biết nhận xét, đánh giá một số quan niệm sai lầm về tình yêu
- Tránh những biểu hiện xấu của tình yêu
3. Về thái độ
- Đồng tình ủng hộ các quan niệm đúng đắn về tình yêu, lên án những thái độ không đúng về tình yêu
- Xây dựng tình yêu trong sáng, lành mạnh
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Làm rõ tình yêu là gì ? 
- Những biểu hiện của một tình yêu chân chính 
- Một số điều cần tránh trong tình yêu nam nữ thanh niên
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.	Phương pháp
- Phương pháp thuyết trình 
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp kể chuyện
- Phương pháp nêu vấn đề 
- Phương pháp thảo luận nhóm
 2. Hình thức tổ chức dạy học
 - Làm việc cá nhân
 - Làm việc nhóm
IV. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
 - SGK, SGV GDCD lớp 10
 - Tài liệu tham khảo
 - Thiết bị dạy học
2. Học sinh
 - Sách giáo khoa, sách bài tập GDCD 10
 - Phiếu học tập
 - Vở, đồ dùng học tập khác
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số (1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút )
Câu hỏi: Em hãy cho biết hạnh phúc là gì? Lấy ví dụ minh họa ? 
3. Bài mới (40 phút) 
3.1. Dẫn dắt vào bài
Tình yêu là một đề tài muôn thuở. Từ lâu đã có biêt bao tác phẩm văn học, nghệ thuật nói về tình yêu làm rung động triệu triệu con tim chúng ta. Vậy tình yêu là gì? Nó được biểu hiện ra sao? Chúng ta - Những học sinh đang độ tuổi trưởng thành nói gì về tình yêu, trách nhiệm của chúng ta như thế nào để có được một tình yêu đẹp, trong sáng, lành mạnh... Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay. 
3.2. Dạy bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp thuyết trình và đàm thoại để giảng dạy
GV: Những cung bậc, những cảm xúc mãnh liệt của tình yêu đã được đề cập rất nhiều qua ca dao, tục ngữ, qua những câu thơ, những bài hát
GV: Vậy em nào có thể đọc cho lớp nghe một số câu ca dao, tục ngữ về tình yêu ?
HS: Trả lời
GV: Ghi lên bảng phụ và bổ sung: 
“Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi.
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.”
“Yêu anh em biết để đâu
Để vào tay áo lâu lâu lại dòm”
“Đố ai định nghĩa được tình yêu
 Có khó gì đâu một buổi chiều
 Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
 Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”
 (Xuân Diệu)
GV: Vậy qua những câu ca dao trên, em hãy cho biết tình yêu có những biểu hiện gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và kết luận
+ Nhớ nhung, quyến luyến
+ Tình cảm mãnh liệt, dạt dào
+ Sẵn sàng hi sinh cho nhau
GV: Trong thực tế thì biểu hiện của tình yêu rất đa dạng và phong phú, không bao giờ có một tình yêu chung cho tất cả mọi người. Mỗi một tình yêu có một biểu hiện, một sắc thái riêng, tùy thuộc vào hoàn cảnh, quan niệm, tính cách của từng người. Có thể tình yêu của những người xa nhau khác với tình yêu của những người ở gần nhauDo vậy mà có rất nhiều quan niệm khác nhau về tình yêu. Nhưng dù có những cung bậc khác nhau thì tình yêu vẫn có những biểu hiện chung, mà từ những điểm chung ấy chúng ta có một định nghĩa khá bao quát về tình yêu.
GV: Yêu cầu học sinh đọc khái niệm
GV: Phân tích khái niệm
- Tình yêu được nói đến ở đây là tình yêu giữa hai người khác giới ( tình yêu nam, nữ). Như chúng ta đã biết ở nước ta đã có tình yêu đồng tính và một trong số ít đó đã tổ chức đám cưới với nhau nhưng việc hôn nhân giữa họ hiện nay vẫn không được pháp luật nước ta công nhận, nhà nước ta không cấm việc hôn nhân đồng tính những cũng không khuyến kích cho nó phát triển.
- Nhu cầu được nói đến trong định nghĩa tình yêu đó được hiểu là những nhu cầu chân chính, phù hợp với những quan niệm đạo đức xã hội. Không phải là những nhu cầu tâm thường, đi ngược lại với những quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội. 
GV: Nêu tình huống cho HS cùng trao đổi: Có ý kiến cho rằng “tình yêu là chuyện riêng tư, thầm kín của mỗi người, không có liên quan gì đến người khác”.Theo em có đúng không? Vì sao? 
GV: Đưa ra các câu hỏi gợi ý
+ Theo em Tình yêu là chuyện riêng tư đúng hay sai ?
+ Tình yêu được bắt nguồn từ đâu ? Nó bị chi phối bởi những yếu tố ?
+ Tình yêu luôn đặt ra những vấn đề gì cho xã hội ?
HS: Trả lời
GV: Ghi các ý kiến của HS lên bảng
GV: Nhận xét, kết luận 
 Tình yêu là tình cảm của mỗi cá nhân,tuy nhiên không nên cho rằng đó chỉ là việc riêng tư của mỗi cá nhân. Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt là ở những người bắt đầu bước sang tuổi thanh niên.Vì vậy tình yêu còn mang tính xã hội
* Hoạt động 2 : Sử dụng phương pháp thuyết trình,đàm thoại và thảo luận nhóm để giảng dạy
GV: Em hãy cho biết quan niệm của các chế độ xã hội trong lịch sử về tình yêu nam nữ?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, kết luận
+Xã hội Phong kiến: " Nam nữ thụ thụ bất thân", hôn nhân phải môn đăng hộ đối
+Xã hội XHCN: Tình yêu mang tính dân chủ, tự nguyện, tình yêu là một tình cảm đẹp đẽ, cao thượng tạo nên sức mạnh, động lực to lớn, nó phù hợp với quan điểm tiến bộ của xã hội, đó là tình yêu chân chính. 
GV: Vậy thế nào là tình yêu chân chính? 
HS: Trả lời
GV: Kết luận 
GV: Cho HS thảo luận nhóm( chia lớp thành 3 nhóm )
 Đưa ra 3 tình huống đã chuẩn bị sẵn trên giấy 
+ Nhóm 1: Hoa là người rất xinh đẹp nên có nhiều người đến tìm hiểu. Hoa băn khoăn không biết chọn ai, thấy vậy Lan bạn thân của Hoa đã khuyên: bạn dại thế sao không yêu thử 2, 3 người rồi chọn ra một người yêu thật sự.
Em có đồng ý với ý kiến của Lan không? Nếu là Lan, em sẽ khuyên Hoa như thế nào?
+ Nhóm 2: Thúy là một người xinh đẹp, cô quan niệm rằng lựa chọn người yêu thì tiêu chuẩn đầu tiên phải là người đẹp trai và lắm tiền. Nếu không có hai thứ đó thì tình yêu không có gì là thú vị cả.
Suy nghĩ của em về quan điểm của Thúy?
+Nhóm 3: Tuấn và Mai yêu nhau nhưng Tuấn có tính hay ghen. Một hôm thấy bạn trai cùng lớp chở Mai đến thăm thầy giáo ốm, Tuấn giận hờn, trách mắng Mai, mặc cho Mai hết lời giải thích. Tuấn bảo rằng Mai là người yêu của Tuấn thì sẽ thuộc quyền sở hữu của Tuấn.
Em nghĩ sao về quan niệm của Tuấn? Theo em điều quan trọng nhất để bảo vệ tình yêu là gì?
HS: Thảo luận, đại diện nhóm lên trả lời
GV: Ghi các ý kiến của HS lên bảng 
GV: Như vậy, qua 3 tình huống đó, chúng ta có thể rút ra những biểu hiện gì của 1 tình yêu chân chính?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, kết luận
GV: Tình yêu chân chính làm cho con người trưởng thành hơn, hoàn thiện hơn. Tình yêu quan trọng như vậy nhưng nếu không được trang bị kiến thức đúng đắn, chúng ta dễ mắc sai lầm trong tình yêu. Vậy các em – những thanh niên sắp bước vào ngưỡng cửa tình yêu, chúng ta cần tránh những điều gì trong tình yêu?Chúng ta cùng sang phần C.
* Hoạt động 3: Sử dụng phương pháp thuyết trình và đàm thoại để, kể chuyện để giảng dạy
GV: Kể một câu chuyện
“ Cách đây 2 năm, trên báo Pháp Luật ghi lại câu chuyện xảy ra tại Q.Bình như sau: H là 1 hs lớp 11, tuy là hs lớp 11 nhưng H đã có chiến tích rất vang dội trong yêu đương.Đó là yêu cùng 1 lúc nhiều bạn gái và H thường tự hào với bạn bè về điều đó, bởi cậu ta cho rằng như vậy là thể hiện bản lĩnh đàn ông. Chưa dừng lại ở đấy, trong quá trình yêu, H đã đi quá đà và kết quả là 2 trong số những người yêu của H mang thai. Cha mẹ của 2 cô bé này đều bắt H phải ghánh chịu hậu quả đã gây ra. Họ sẵn sàng làm đám cưới, mặc dù con gái của họ chưa đủ tuổi thành niên”. 
GV: Theo em, chúng ta nên phê phán điều gì trong câu chuyện ? Từ đó, rút ra những điều cần tránh trong tình yêu của nam nữ? 
HS: Thảo luận, trả lời
GV: Nhận xét, kết luận
GV bổ sung: Hiện nay, Việt Nam là một trong 5 nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Trong đó có đến 44% thanh thiếu niên chấp nhận tình dục trước hôn nhân, trong khi cuộc điều tra trước đây là 36%.
GV: Kết luận
 Qua bài học này, chúng ta đã biết được thế nào là tình yêu; những biểu hiện của nó. Hiểu được thế nào là tình yêu chân chính và những điều nên tránh trong tình yêu. Là những học sinh THPT, chúng ta phải không ngừng học tập và rèn luyện, xây dựng những mối quan hệ bạn bè tốt đẹp, lành mạnh. Khi chúng ta trưởng thành hơn, cánh cửa tình yêu sẽ đón nhận chúng ta. Đó là thông điệp mà thầy muốn gửi gắm tới lớp ta qua tiết học này. 
1.Tình yêu
a.Tình yêu là gì? 
*Khái niệm tình yêu
 Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặtlàm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.
- Tình yêu mang tính xã hội
b.Tình yêu chân chính
*Khái niệm:
Tình yêu chân chính là tình yêu trong sán và lành mạnh. Phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.
*Những biểu hiện của tình yêu chân chính:
+Có tình cảm chân thực, quyến luyến, mong được gần nhau
+Quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi
+Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ hai phía
+Có lòng vị tha, thông cảm
c. Một số điều cần tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên
- Yêu đương quá sớm.
- Nhầm lẫn tình bạn với tình yêu.
- Yêu một lúc nhiều người hoặc vụ lợi trong tình yêu.
- Có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
3.3. Củng cố (4 phút)
Bức thư Mác gửi cho con gái	
 Con ơi! Dù con sợ Tình yêu, Tình yêu vẫn cứ đến. Nếu là nguồn vui thì con phải nâng niu nó như một người mẹ âu yếm đứa con nhỏ. Nếu đấy là một vết thương lòng thì cũng có thể làm con vương vấn, nhưng rồi tình yêu sẽ lại băng bó cho con. Con đừng bao giờ tự hỏi rằng người yêu con có xứng với con không? Cái thứ Tình yêu mà lại mặc cả như món hàng ngoài chợ thì không còn gọi là tình yêu được nữa. Yêu là không so tính thiệt hơn, con ạ!	 Nếu người con yêu là một người nghèo khổ thì con sẽ cùng người ấy chung sức lao động để xây đắp tô thắm cho Tình yêu. Nếu người yêu của con già hơn con thì con làm cho người đó trẻ lại với con. Nếu người yêu con bị cụt chân thì con sẽ là cái nạng vững chắc nhất đời họ. Tình yêu đẹp nhất sẽ đến với con nếu con nghĩ và làm đúng lời cha dạy.Nhưng con cũng phải luôn tự hỏi xem người đó yêu con vì lẽ gì. Nếu người đó yêu con vì sắc đẹp, con nên nhớ sắc rồi sẽ tàn. Nếu người đó yêu con vì có chức tước cao thì khẳng định người đó không yêu con, con hãy từ chối và bảo họ rằng địa vị không bao giờ làm sung sướng cho con người, chỉ có sự làm việc chân chính mới thoả mãn lòng người chân chính. Con phải độ lượng, phải giàu lòng vị tha nếu có sự hối hận thực sự. Con phải chung thuỷ với người con yêu. Nếu con làm mất hai chữ quý báu ấy, con sẽ hổ thẹn không lấy gì mà mua lại được. Con sẽ không được quyền tự hào với chồng, với con, với xã hội. Nếu con dễ dàng để cho một kẻ xa lạ nào đó đặt cái hôn gian manh bẩn thỉu lên môi con, thì trước khi hôn họ đã khinh con, đang khi hôn họ cũng khinh con và sau khi hôn họ càng khinh con hơn nhất. Ai sẽ vì con mà chăm sóc đời con, vui khi con có tin mừng, buồn khi con không may, nhất định đó là chồng con. Con hãy yêu đi, tha thiết yêu đi, yêu như trước kia mẹ con đã yêu cha. Cha của con
- Cảm nghĩ của em qua bước thư “Bức thư Mác gửi cho con gái”	?
3.4. Hoạt động nối tiếp (1 phút)
- Làm bài tập 1,2,3,6 trong SGK trang 86.
- Chuẩn bị bài mới (tiết 2).
3.5. Đánh giá, nhận xét tiết dạy
	Đà nẵng, ngày 14 tháng 02 năm 2014
Giáo viên hướng dẫn	Sinh viên thực tập
 Nguyễn Thị Đoan	 Phan Công Lực

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_12_Cong_dan_voi_tinh_yeu_hon_nhan_va_gia_dinh.doc