Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 13: Công dân với cộng đồng

HỒ SƠ DẠY HỌC

A. GIÁO ÁN

Bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG

* Tiết 24 - PPCT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức:

- Biết được cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.

- Nêu được thế nào là nhân nghĩa.

- Nêu được các biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa.

- Hiểu được nhân nghĩa là những yêu cầu đạo đức của người công dân hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở và tập thể lớp học, trường học.

2. Về kỹ năng:

- Biết sống nhân nghĩa với mọi người chung quanh.

3. Về thái độ:

- Yêu quý, gắn bó với lớp, với trường, với cộng đồng nơi ở.

II. TRỌNG TÂM

- Biết được vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống.

- Nhân nghĩa là những yêu cầu đạo đức của người công dân Việt Nam hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Thuyết trình, kể chuyện.

- Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm, dạy học, nêu và giải quyết vấn đề, giảng giải, thuyết trình, phương pháp động não.

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.

- Phương pháp trò chơi.

- Pháp dạy học nhóm.

 

doc 16 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 4992Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 13: Công dân với cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỒ SƠ DẠY HỌC
A. GIÁO ÁN
Bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG 
* Tiết 24 - PPCT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: 
- Biết được cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
- Nêu được thế nào là nhân nghĩa.
- Nêu được các biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa.
- Hiểu được nhân nghĩa là những yêu cầu đạo đức của người công dân hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở và tập thể lớp học, trường học.
2. Về kỹ năng:
- Biết sống nhân nghĩa với mọi người chung quanh.
3. Về thái độ:
- Yêu quý, gắn bó với lớp, với trường, với cộng đồng nơi ở.
II. TRỌNG TÂM
- Biết được vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống.
- Nhân nghĩa là những yêu cầu đạo đức của người công dân Việt Nam hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng. 
III. PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình, kể chuyện.
- Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm, dạy học, nêu và giải quyết vấn đề, giảng giải, thuyết trình, phương pháp động não. 
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Phương pháp trò chơi.
- Pháp dạy học nhóm.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Máy chiếu Projector, máy chiếu đa vật thể máy tính kết hợp với bài giảng điện tử soạn trên powerpoint. Loa kết nối máy tính.
- Tranh ảnh.
- Sử dụng video clip.
- Sử dụng các phiếu học tập cho học sinh.
- Sử dụng trò chơi ô chữ.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: (2ph) Giới thiệu bài học.
Khởi động bằng cách hát cho cả lớp nghe một đoạn trong bài hát “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.
- Giáo viên giới thiệu bài: “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” vậy chúng ta chọn niềm vui ở đâu? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài 13: Công dân với cộng đồng (tiết 1)
Hoạt động 2: (5ph)
*Gv sử dụng phương pháp dự án:
- Yêu cầu các nhóm học sinh sưu tầm một số hình ảnh về gia đình, lớp học, trường học, dân cư và tìm ra điểm chung của từng tập thể.
- Nhận xét về kết quả của nhóm khác.
- GV tổng hợp kiến thức.
- GV chiếu một số ảnh về cộng đồng.
- GV: Giải thích thêm cho HS hiểu về cụm từ “cộng đồng”
+ “Cộng” là sự kết hợp, gộp vào, thêm vào.
+ “Đồng” là cùng nhau, cùng một lúc, cùng một nơi, cùng làm, cùng sống với nhau.
Trong đời sống hàng ngày ta thường gặp những từ đồng nghĩa và gần nghĩa với từ cộng đồng như đồng hương, đồng bào, đồng chí,...
+ Em đang tham gia vào những cộng đồng nào? (Con người có thể tham gia vào nhiều cộng đồng khác nhau, GV chuyển ý sang mục b)
Hoạt động 3: (13ph) Tìm hiểu vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
* Giáo viên sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, pháp dạy học nhóm, kỹ thuật khăn trải bàn, phương pháp động não.
- Giáo viên sử dụng video về trường hợp xảy ra trong thực tiễn để minh chứng cho nội dung bài học (Video hai cha con người rừng trở về - thời gian 2 phút 5 giây).
+ GV đặt câu hỏi: Cộng đồng có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người
+ Giáo viên đưa ra kết luận.
- Giáo viên chia nhóm học sinh, mỗi nhóm có một tờ giấy A0, các thành viên của nhóm sẽ ngồi đối diện với khăn trải bàn. Giáo viên nhắc lại nội dung đã giao cho các nhóm, nêu tên nhóm trưởng, thư ký.
+Nội dung thảo luận của 3 nhóm.
Nhóm 1: Cộng đồng chăm lo cho cuộc sống của cá nhân và đảm bảo cho mỗi người có điều kiện phát triển như thế nào? Lấy ví dụ? Nhóm 2: Cộng đồng giải quyết các mối quan hệ nào trong cộng đồng? Lấy ví dụ? 
Nhóm 3: Cộng đồng trở nên lớn mạnh khi nào? Lấy ví dụ? 
+ Quan sát từng nhóm làm việc.
+ Định hướng nội dung thảo luận, giúp đỡ các nhóm về nội dung vướng mắc.
+ Đánh giá nhận xét, tổng hợp các nội dung kiến thức cần đạt được.
+ Làm giám khảo bình xét kết quả của các nhóm.
* Giáo viên tổng hợp nội dung kiến thức:
Hoạt động4: (20ph) Tìm hiểu trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng (nội dung nhân nghĩa)
* Giáo viên sử dụng phương pháp trò chơi, thảo luận lớp, kết hợp với giảng giải, nêu vấn đề, thực hành.
Giáo viên định hướng học sinh sử dụng kiến thức liên môn ở các môn: Văn học, lịch sử, sinh học,
- Giáo viên thông báo luật chơi.
+ Yêu cầu học sinh đưa ra kết quả của trò chơi
+ Đánh giá nhận xét sau khi chơi.
+ Nội dung trò chơi
Ô chữ này gồm 9 câu hỏi hàng ngang.
Câu 1: (Gồm 7 chữ cái) Câu nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” được Bác Hồ nói ở đâu?
Đáp án là “Đền Hùng” - Và chữ “N” là chữ cái đầu tiên của ô chữ chính.
Câu 2: (Gồm 10 chữ cái) Tác giả của tác phẩm “Những người khốn khổ” là ai?
Đáp án là “Victohuygô” - Và chữ “H” là chữ cái thứ hai của ô chữ chính.
Câu 3: (Gồm 7 chữ cái) Bộ phận nào trên cơ thể con người ví như tình cảm anh em?
Đáp án là “Chân tay” - Và chữ “” là chữ cái thứ ba của ô chữ chính.
Câu 4: (Gồm 7 chữ cái) Nghĩa cử cao đẹp của thanh niên nhằm giúp đỡ trẻ em bị ung thư là?
Đáp án là “Hiến máu” - Và chữ “N” là chữ cái thứ tư của ô chữ chính.
Câu 5: (Gồm 10 chữ cái) Nhà xây dựng cho người nghèo gọi là?
Đáp án là “Đại đoàn kết” - Và chữ “N” là chữ cái thứ năm của ô chữ chính.
Câu 6: (Gồm 13 chữ cái) 
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Là những câu thơ trong tác phẩm nào của Nguyễn Trãi viết năm 1428?
Đáp án là “Bình Ngô Đại Cáo” - Và chữ “G” là chữ cái thứ sáu của ô chữ chính.
Câu 7: (Gồm 8 chữ cái) Đây là nghĩa cử đạo đức tốt đẹp của con cái trong gia đình?
Đáp án là “Hiếu thảo” - Và chữ “H” là chữ cái thứ hai của ô chữ chính.
Câu 8: (Gồm 12 chữ cái) Ngày 31 tháng 12 được chọn là ngày gì?
Đáp án là “Vì người nghèo” - Và chữ “I” là chữ cái thứ tám của ô chữ chính.
Câu 9: (Gồm 5 chữ cái) Ca khúc nào được nhiều ca sỹ, nghệ sỹ nổi tiếng thể hiện cùng một lúc?
Đáp án là “Đứa bé” - Và chữ “A” là chữ cái cuối cùng của ô chữ chính.
Sau khi học sinh trả lời được các ô chữ hàng ngang và xâu chuỗi các thông tin ở ô hàng ngang sẽ tìm được ô chữ chính là “nhân nghĩa”. Với ô chữ cụ thể sau:
®
Ò
n
h
ï
n
g
v
i
c
t
o
h
u
y
g
«
c
h
©
n
t
a
y
h
i
Õ
n
m
¸
u
®
¹
i
®
o
µ
N
k
Õ
t
b
×
n
h
n
g
«
®
¹
i
c
¸
o
h
i
Õ
u
t
h
¶
o
v
×
n
g
¦
ê
i
n
g
h
Ì
o
®
ø
a
b
Ð
+ Sau khi học sinh tìm ra từ khóa của trò chơi ô chữ giáo viên chỉ ra sự liên kết giữa từ khóa và những từ hàng ngang sau đó đặt câu hỏi: Thế nào là nhân nghĩa?
+ Giáo viên kết luận nội dung.
GV tổ chức cho HS thảo luận lớp.
- Giáo viên cho học sinh xem:
+ Video 1: Những hình ảnh hiến máu nhân đạo tại huyện Tĩnh gia năm 2015 do GV thực hiện (thời gian 34 giây).
 + Video 2: Đặc xá phạm nhân năm 2015 (thời gian 1 phút 5 giây). Sau khi HS xem video giáo viên giảng giải cho học sinh hiểu đó là những biểu hiện của nhân nghĩa. Vậy nhân nghĩa có những biểu hiện,ý nghĩa như thế nào? Học sinh phải làm gì để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc. Các em làm các phiếu học tập sau:
+ GV phát phiếu học tập cho HS, mỗi phiếu một câu hỏi (Có thể nhiều em trùng một câu hỏi) sao cho số phiếu đủ cho HS cả lớp.
Câu 1: Em cho biết nghĩa câu tục ngữ sau:
- Thương người như thể thương thân.
- Lá lành đùm lá rách.
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
- Môi hở răng lạnh.
- Máu chảy ruột mềm.
- Nhường cơm sẻ áo.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
 Câu 2: Ý nghĩa của các chương trình truyền hình thực tế của đài truyền hình Việt nam như: Lục lạc vàng, Cặp lá yêu thương, Điều ước thứ 7, Vượt lên chính mình,...
Câu 3:
+ Ngày 31/7/2015, tỉnh Thanh hóa và Thái Bình ủng hộ Quảng Ninh 1 tỷ đồng để khắc phục thiên tai.
+ Từ năm 2000 cho đến nay, huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) đã huy động mọi nguồn lực trong xã hội và thông qua chương trình “Ngày vì người nghèo” đã quyên góp xây dựng được 1.269 ngôi nhà “Đại đoàn kết” tặng cho hộ nghèo.
+ Ngày 02/9/2015, nước ta đã đặc xá cho hơn 18.000 nghìn tù nhân phạm tội được về đoàn tụ với gia đình trong đó có 34 phạm nhân người nước ngoài,
Từ những số liệu trên em hãy nêu: Biểu hiện của nhân nghĩa?
Câu 4: Từ giá trị nhân văn ở tác phẩm “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Để phát huy truyền thống nhân nghĩa, học sinh phải làm gì?
+ GV mời HS đọc từng đáp án.
+ GV bổ sung chốt lại từng câu.
+ GV liệt kê ý kiến lên bảng phô. Chốt lại những ý đúng và định hướng cho học sinh, đưa ra kết luận.
- GV cho học sinh xem một số hình ảnh về biểu hiện của nhân nghĩa. (trao trả tù binh Mỹ năm 1973, hiến máu nhân đạo, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, uống nước nhớ nguồn,)
Giáo viên phân tích thêm: Truyền thống Nhân nghĩa có từ ngàn xưa từ thủơ cha ông dựng nước và giữ nước như thời chiến chống quân Nguyên Mông khi giặc thua trận dân ta đã cấp thuyền, lương thảo, ngựa cho chúng về nước. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ chúng ta đối xử với tù bình một cách nhân đạo, thực hiện trao trả tù binh giữa các bên và trong thời bình chúng ta chung tay tìm mộ của các quân nhân nước ngoài tại Việt Nam.
+ GV đặt câu hỏi: Những phong trào nào do chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi để giải quyết nạn đói và ủng hộ chính quyền mới sau cách mạng tháng 8 năm 1945? Ý nghĩa của các phong trào này?
- GV cho hs xem hình ảnh: Không kì thị với người nhiễm HIV/AIDS và đặt câu hỏi: Đây có phải là hành động nhân nghĩa không? Vì sao?
 + Giáo viên lồng ghép giáo dục về sức khỏe sinh sản vị thành niên và HIV/AIDS chỉ lây nhiễm qua ba con đường cơ bản là đường máu,từ mẹ sang con,đường quan hệ tình dục vì vậy chúng ta nên có cuộc sống lành mạnh,tránh xa các tệ nạn xã hội và không kì thị với người nhiễm HIV/AIDS.
+ Qua nội dung của tiết 1 em rút ra bài học gì?
+ Học sinh xem một số hình ảnh.
* Bài học: Con người ai cũng phải sống, học tập và làm việc trong những cộng đồng nhất định. Không ai có thể sống tách khỏi cộng đồng. Và để cuộc sống có ý nghĩa chúng ta nên có những hành động và việc làm nhân nghĩa.
GV kết luận: Chúng ta tìm niềm vui ở đâu chính ở mỗi cộng đồng chúng ta đang tham gia bằng những hành động phát huy truyền thống Nhân nghĩa của dân tộc.
- Học sinh các nhóm nộp ảnh.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động nhóm.
- Học sinh đưa ra khái niệm cộng đồng.
- HS trả lời.
+ HS xem video và đưa ra nhận xét.
+ HS thảo luận, trao đổi và giơ tay phát biểu ý kiến.
- Học sinh suy nghĩ và liệt kê tất cả các ý tưởng của mình vào phần “khăn trải bàn” trước mặt mình sau đó nhóm sẽ thảo luận và tìm ra ý tưởng chung để đưa vào “khăn trải bàn”.
- Các nhóm trình bày nội dung
- Học sinh trả lời các ô chữ hàng ngang và xâu chuỗi các thông tin ở ô hàng ngang để tìm được ô chữ chính.
- Sau đó trả lời khái niệm Nhân nghĩa.
- HS trả lời vào phiếu.
- HS cả lớp cùng trao đổi.
- HS ghi bài vào vở.
- HS cả lớp cùng trao đổi và trả lời.
- HS cả lớp cùng trao đổi và trả lời.
- Học sinh làm việc cá nhân và cùng nhau chia sẻ bài học sau khi tìm hiểu nội dung của bài.
HS xem video “Việc tử tế”
1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống.
a) Cộng đồng là: Toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn vó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
b) Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
- Cộng đồng chăm lo cuộc sống của cá nhân.
- Đảm bảo cho mọi người có điều kiện để phát triển.
- Cộng đồng giải quyết hợp lí mối quan hệ lợi ích riêng và chung, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa nghĩa vụ và quyền lợi
- Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh trong cộng đồng.
2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng.
a) Nhân nghĩa
* Nhân nghĩa: Lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.
Biểu hiện:
- Lòng nhân ái, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau trong hoạn nạn, khó khăn.
- Nhường nhịn nhau, tượng trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
- Lòng vị tha cao thượng, bao dung, độ lượng
* Ý nghĩa:
- Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn.
- Giúp cuộc sống có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn
- Là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
* HS phải rèn luyện như thế nào?
- Kính trọng biết ơn, hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ.
- Quan tâm giúp đỡ mọi người.
- Cảm thông, bao dung, độ lượng, vị tha.
- Tích cực tham gia hoạt động “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”.
- Kính trọng, biết ơn các vị anh hùng của dân tộc. Tôn trọng giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
4. Củng cố: (5ph)
+ Câu 1: Em hãy lấy ví dụ những việc làm cụ thể thể hiện lòng nhân nghĩa của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội. 
* Lễ phép với thầy cô giáo.
* Vâng lời, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau.
* Giúp đỡ ban trong lớp bị ốm, tai nạn.
* Thăm nghĩa trang liệt sỹ.
* Mua tăm ủng hộ người mù.
* Ủng hộ đồng bào lũ lụt 
* Ủng hộ nạn nhân chất độc da cam.
* Tham gia đi bộ vì học sinh nghèo.
* Không kì thị với người nhiễm HIV/AIDS,...
+ Câu 2: Em hãy nêu một số câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ nói về nhân nghĩa mà em đã được học.
- HS trả lời ý kiến cá nhân.
- HS cả lớp trao đổi.
- GV bổ sung ý kiến.
5. Dặn dò:
- Từ giá trị nhân văn của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, tình người trong tác phẩm “Việt Bắc” của Tố Hữu đến những hành động nhân nghĩa của nhân dân ta trong thời bình. Em hãy viết một bài văn nói về “Tấm lòng nhân nghĩa của người Việt Nam”.
- Về nhà HS học bài cũ, trả lời các câu hỏi ở SGK. Đọc tìm hiểu tiếp nội dung bài 13.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Trong bài dạy này tôi đã kết hợp một số các phương tiện, thiết bị dạy học sau:
- Máy chiếu Projector, máy chiếu đa vật thể máy tính kết hợp với bài giảng điện tử soạn trên powerpoint. Loa kết nối máy tính.
- Tranh ảnh về cộng đồng, hoạt động thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc như tranh: Trao trả tù binh Mỹ năm 1973, hiến máu nhân đạo, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, uống nước nhớ nguồn,
- Sử dụng video clip (từ 1 - 3 phút) giới thiệu về người rừng “Hai cha con ông Hồ Văn Thanh”, “Người gác tàu thầm lặng”, “Phạm nhân được đặc xá”, “Hiến máu nhân đạo tại huyện Tĩnh Gia năm 2015”.
- Sử dụng các phiếu học tập cho học sinh.
- Sử dụng trò chơi ô chữ.
C. BÁO CÁO VỀ VIỆC THỬ NGHIỆM TIẾN TRÌNH DẠY HỌC ĐÃ THIẾT KẾ
1. Sản phẩm của các hoạt động của học sinh:(ảnh chụp)
a. Hoạt động nhóm:
Nhóm 1: Cộng đồng chăm lo cho cuộc sống của cá nhân và đảm bảo cho mỗi người có điều kiện phát triển như thế nào? Lấy ví dụ? 
Nhóm 2: Cộng đồng giải quyết các mối quan hệ nào trong cộng đồng?
Lấy ví dụ? 
Nhóm 3: Cộng đồng trở nên lớn mạnh khi nào? Lấy ví dụ? 
b. Trò chơi ô chữ.
1.
®
Ò
n
h
ï
n
g
2.
v
i
c
t
o
h
u
y
g
«
3.
c
h
©
n
t
a
y
4.
h
i
Õ
n
m
¸
u
5.
®
¹
i
®
o
µ
N
k
Õ
t
6.
b
×
n
he
n
g
«
®
¹
i
c
¸
o
7.
h
i
Õ
u
t
h
¶
o
8.
v
×
n
g
­
ê
i
n
g
h
Ì
o
9.
®
ø
a
b
Ð
c. Phiếu học tập: 
d. Ảnh học sinh sưu tầm:
2. Kết quả học thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh:
Đa số học sinh tích cực, nhiệt tình, chủ động trong các hoạt động cá nhân, nhóm, tập thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an bai 13 - Lop 10.doc