Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

BÀI 17: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở.

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

 Giúp Hs hiểu và nắm vững những nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

2. Kĩ năng:

 - Biết được các hành vi vi phạm pháp luật về chổ ở của công dân.

 - Biết đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chổ ở

 - Biết bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của mình.

3.Thái độ:

 - Tôn trọng chổ ở của người khác.

 - HS biết phê phán và tố cáo những việc làm xâm phạm đến chỗ ở của người khác.

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1100Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 – Tiết 29
Ngày soạn:10/03/2014
BÀI 17: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở.
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức: 
 Giúp Hs hiểu và nắm vững những nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
2. Kĩ năng: 
 - Biết được các hành vi vi phạm pháp luật về chổ ở của công dân.
 - Biết đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chổ ở
 - Biết bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của mình.
C¸c KNS cÇn ®­îc gi¸o dôc: Giải quyết vấn đề ;Động não; Xử lí tình huống; Thảo luận nhóm; Kích thích tư duy...	
3.Thái độ: 
 - Tôn trọng chổ ở của người khác.
 - HS biết phê phán và tố cáo những việc làm xâm phạm đến chỗ ở của người khác.
II- Chuẩn bị:
1. Giáo viên: SGK, SGV, Luật hình sự, các câu truyện liên quan
2. Học sinh:SGK,Vở ghi
III- Tiến trình bài giảng :
1- Ổn định tổ chức. (1’)
2-Kiểm tra bài cũ. (5’)
1. Khi bị người khác xâm hại đến tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm cần phải làm gì?.
 2. Theo em Hs cần có trách nhiệm gì đối với quyền được bảo hộ tính mạng....?.
 * Bài mới :Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân. Vậy nội dung của quyền đó là gì?. Nó có ý nghĩa như thế nào?
HĐ1:Hướng dẫn Hs tìm hiểu tình huống (9’)
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Gv: Cho Hs sắm vai theo nội dung tình huống ở sgk.
Sau khi HS thể hiện tình huống GV nêu những câu hỏi thảo luận như sau:
1. Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hoà?
2. Bà Hoà đã có những suy nghĩ và hành động ntn?
 3.Bà Hoà hành động như thế là đúng hay sai?. Theo em bà Hoà nên làm gì?.
Gv: Gọi Hs đọc phần tư liệu tham khảo ở sgk/53. 
I. T×nh huèng :
- Hs sắm vai theo nội dung tình huống ở sgk.
- Bà Hoà bị mất con gà mái hoa mơ đang độ đẻ trứng. Mấy ngày sau lại bị mất cái quạt bàn. 
Bà Hoà nghĩ chỉ có nhà T bắt trộm gà nên đã chửi động suốt ngày và doạ sẽ vào nhà T để khám
Bà Hoà mất chiếc quạt bàn nên cũng nghi ngờ nhà T lấy và đã xông vào nhà T khám
- Bà Hòa hành động như vậy là sai,bà có thể âm thầm theo dõi hoặc nhờ an ninh xã giúp đỡ.
- Hs đọc phần tư liệu tham khảo ở sgk/53.
HĐ2:Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài học(12’)
Gv: Theo em chỗ ở là gì?.
Gv: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được qui định tại điều mấy của HP?. Nội dung cụ thể của quyền đó là gì?.
Gv: Khi nào thì được khám chỗ ở của người khác? Những ai có quyền khám chỗ ở?
Gv: Khi khám nhà phải tuân thủ các thể thức sau: 
+ Có lệnh khám nhà( ViệnTrưởng phó ViệnTrưởng VKSND, VKSQS; Chánh án, phó chánh àn TAND; Thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc TAQS cấp quân khu trở lên chủ toạ phiên toà; trưởng CA, phó CA cấp huyện, Trưởng ,phó cơ quan điều tra cấp tỉnh..)
+ Người thi hành lệnh phải đi cùng đại diện UBND, và người láng giềng làm chứng.
+ Lập biên bản.
Gv: có thể giới thiệu một số thể thức khám người.
? Những hành vi ntn là vi phạm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
?Người vi phạm về chỗ ở cuả người khác sẽ bị pháp luật xử phạt ntn?
Gv: Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra nội dung bài học
2. ND bµi häc:
a/ Quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân:
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền cơ bản của công dân.
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:
+ Chỗ ở của công dân được nhà nước, mọi người tôn trọng và bảo vệ.
+ Không ai được xâm phạm, tự ý vào chỗ ở của người khác, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
* Chỉ được khám chỗ ở khi:
- Cần bắt người can tội đang lẫn trốn.
- Cần thu thập tang vật, chứng cứ liên quan đến hành vi phạm tội.
-lục lọi khám xét nhà người khác khi không có sự đồng ý
b. Trách nhiệm của CD và học sinh:
- Phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác.
- Phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình. 
- Phê phán, tố cáo những người xâm phạm đến chỗ ở của người khác trái với quy định của pháp luật.
HĐ3:Luyện tập(12’)
GV: Tổ chức thảo luận nhóm, sắm vai thể hiện cách ứng xử đúng ở bài tập đ. Ý 1và 2 (SGK/56)
GV: Vì sao em chọn cách ứng xử đó? 
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
Bài tập :Em hãy lựa chọn cách trả lời trong các tình huống sau:
a.Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng
b.Không ai tự ý vào chỗ ở của người khác.
c.Chỉ cần bảo vệ chỗ ở của mình, không cần tôn trọng chỗ ở của người khác
d.Khi bị người khác xâm phạm chỗ ở cần phản đối và tố cáo
Gv: HD học sinh làm các bài tập 1,2,3ở sách bài tập tình huống 6/59,60.
Gv: đọc truyện:" Cảnh giác bắt kẻ gian" sbt tình huống/58.
3. Bài tập:
* Bài tập đ. (SGK/56)
- Ý2 không cho ai vào nhà khi cha mẹ đi vắng, có thể nhờ hàng xóm giúp đỡ
- HS các nhóm lên sắm vai. Các nhóm khác nhận xét.
Bài tập
a.Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng
b.Không ai tự ý vào chỗ ở của người khác.
d.Khi bị người khác xâm phạm chỗ ở cần phản đối và tố cáo
4.Củng cố,dặn dò(5’)
GV: Tổ chức thảo luận nhóm, sắm vai thể hiện cách ứng xử đúng ở bài tập đ (SGK/56) ý 3,4,5.
HS các nhóm lên sắm vai. Các nhóm khác nhận xét.
Học sinh khác nhận xét.
GV: Nhận xét, kết luận toàn bài.
Gv yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 55,56.
+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 56.
- Chuẩn bị bài 18: “Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín” 
 + Xem trước tình huống (đóng vai), trả lời câu hỏi gợi ý.
 Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt tuần 29
Ngày:

Tài liệu đính kèm:

  • docT 29.doc