Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 năm 2014

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- Thế nào là sống giản dị và không sống giản dị.

- Tại sao phải sống giản dị

2. Kĩ năng.

- Hs có khả năng tự đấnh giá hành vi của bản thân và người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh, học tập những tấm gương sống giản dị ở xung quanh.

- Rèn luyện đẻ trở thành người có lối sống giản dị

3. Thái độ.

- Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa hình thức.

II. Đồ Dùng dạy học:

1. Gv: SGK, SGV

2. Hs: SGK, vở ghi

 

doc 68 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c lạc hậu.
- Phân biệt hành vi đúng, sai đối với truyền thống gia đình dòng họ.
- Tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân.
3. Thái độ.
- Có tình cảm trân trọng tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Biết ơn thế hệ đi trước.
- Mong muốn được phát huy truyền thống đó.
II. Đồ dùng dạy học
1. Gv: SGK, SGV.
2. Hs: SGK, vở ghi.
III.Phương pháp :
Trực quan ,vấn đáp, luyện tập
IV.Tổ chức giờ học:
*Ôn định tổ chức:(1’) Hát và kiểm tra sĩ số
 7A1 7A2
*Kiểm tra bài cũ:(3’) 
- Em hãy nêu những tiêu chuẩn của gia đình văn hoá?
*Giới thiệu bày mới:(1’) Giáo viên dẫn dắt bằng lời
*Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
HĐ1: Phân tích truyện đọc. (17’)
Gv: Cho Hs đọc truyện
Hs: Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận
Nhóm 1.
- Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình trong truyện thể hiện qua tình tiết nào?
Nhóm 2.
- Kết quả tốt đẹp mà gia đình đạt được là gì?
Nhóm 3.
? Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật “Tôi” đã giữ gìn truyền thống tốtđẹp của gia đình dòng họ?
- Hs: Các nhóm thảo luận.
- Hs: Cử đại diện trình bày.
- Hs: Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Gv: Nhận xét, Kl.
- Gv: Việc làm của gia đình trong truyện thể hiện đức tính gì?
? Em hãy kể những truyền thống của gia đình dòng họ mình?
- Hs: Trả lời cá nhân.
- Gv: Nhận xét.
HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học. (20’)
Gv: Cho Hs thảo luận ghi ra phiếu học tập.
1. Truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ gồm những nội dung gì?
2. Giữ gìn và phát huy truyền thống là gì?
3. Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?
4. Chúng ta phải làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?
- Hs: Thảo luận 
- Hs: Cử đại diện lên bảng trình b ày.
- Hs: Các nhóm nhận xét bổ sung.
- Gv: Nhận xét, tóm tắt nội dung bài học.
- Hs: Ghi bài.
I. Truyện đọc.
1. Sự lao động cần cù được thể hiện:
- Hai bàn tay cha và anh tôi dày lên, chai sạn vì phải cày cuốc đất.
- Bất kể thời tiét khắc nghiệt không bao giờ rời trận địa.
- Đấu tranh gay go quyết liệt.
- Kiên trì bền bỉ
2. Kết quả.
- Biến quả đồi thành trang trại kiểu mẫu.
- Trang trại có hơn 100 ha đất đai màu mỡ.
- Trồng bạch đàn, mía, hoè, cây ăn quả.
- Nuôi bò, dê, gà.
3. 
- Sự nghiệp nuôi trồng của tôi bắt đầu từ chuồng gà bé nhỏ.
- Mẹ cho 10 con gà con nay đã thành 10 con gà mái đẻ trứng.
- Số tiền có được tôi mua đồ dùng học tập, sách vở, truyện tranh và báo.
II. Bài học.
1. Gia đình dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp về:
- Học tập, lao động, nghề nghiệp, đạo đức, văn hoá
2. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là:
- Bảo vệ.
- Tiếp nối.
- Phát triển.
- Làm rạng rỡ thêm truyền thống.
3. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp để:
- Có thêm kinh nghiệm, sức mạnh.
- Làm phong phú thêm bản sắc dân tộc.
4. Chúng ta phải:
- Trân trọng tự hào nối tiếp truyền thống.
- Sống trong sạch lương thiện.
- Không bảo thủ , lạc hậu.
- Không coi thường hoặc làm tổn hại đến thanh danh của gia đình dòng họ.
*Tổng kết và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà
- Tổng kết(2’)
 + Gv khái quát nội dung bài học.
 + Gv cho Hs tìm những truyền thóng ở địa phương và lập kế hoạch phát huy truyền thống.
- Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà (1’)
 + Học bài và làm các bài tập a, b, c, d, đ.
 + Chuẩn bị bài 11: Tự tin
-------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 6/12/2014
Ngày giảng: 8/12/7A1; 9/12/7A2
Tiết 14. 	Bài 11. Tự tin
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Thế nào là tự tin.
- ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống.
- Hiểu được cách rèn luyện để trở thành người có tính tự tin.
2. Kí năng.
- Hs trình bày được những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và nhữn người xung quanh.
- Thể hiện tính tự tin trong học tập, rèn luyện và trong công việc cụ thể của bản thân.
3. Thái độ.
- Tự tin vào bản thân và có thái độ vươn lên trong cuộc sống.
- Kính trọng những người có tính tự tin, ghét thói a dua, ba phải.
II. Thiết bi dạy học.
1. Gv: SGK, SGV, câu truyện đạo đức.
2. Hs: SGK, vở ghi.
III.Phương pháp :
Trực quan ,vấn đáp, luyện tập
IV.Tổ chức giờ học:
*Ôn định tổ chức:(1’) Hát và kiểm tra sĩ số
 7A1 7A2
*Kiểm tra bài cũ: Không
*Giới thiệu bày mới:(2’) Giáo viên dẫn dắt bằng lời
*Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
HĐ1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu truyện đọc. (13’)
Gv: Cho Hs đọc truyện.
Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận.
Nhóm 1.
- Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện hoàn cảnh như thế nào?
Nhóm 2.
- Do đâu bạn Hà được tuyển đi du học ở nước ngoài?
Nhóm 3.
- Em hãy nêu biểu hiện của sự tự tin ở bạn Hà?
Hs: Thảo luận
Hs: Cử đại diện lên trình bày.
Hs: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Gv: Nhận xét.
HĐ2: Liên hệ thực tế. (5’)
Gv: Cho Hs liên hệ thực tế.
1. Nêu một vài việc làm mà em đã hành động một cách tự tin?
2. Kể một việc làm do thiếu tự tin nên không hoàn thành công việc?
Hs: Kể truyện.
Hs: Nhận xét, đánh giá.
Gv: Nhận xét, phân tích, đánh giá hành vi.
HĐ3: Tìm hiểu nội dung bài học. (10’)
Gv: Cho Hs trả lời câu hỏi.
1. Theo em tự tin là gì?
2. Tự tin có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
3. Em đã rèn luyện tính tự tin như thế nào?
Hs: Trả lờig cá nhân.
Hs: Nhận xét.
Gv: Nhận xét
Gv: Trái với tự tin là gì?
HĐ4: Luyện tập. (5’)
Gv: Cho Hs phát biểu ý kiến
Em hãy so sánh giữa tự tin với tự ti, tự cao tự đại, ba phải, drụt rè, dựa dẫm?
I. Truyện đọc.
1. Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện hoàn cảnh: 
- Góc học tập là căn gác xép nhỏ ở ban công, giá sách khiêm tốn, máy cát xét cũ kĩ.
- Bạn Hà không đi học thêm, chỉ học SGK, học sách nâng cao và học tiếng Anh theo chương trình dạy học tiếng Anh trên ti vi.
- Bạn Hà cùng anh trai nói chuyện bằng tiếng anh với người nước ngoài.
2. Bạn Hà được tuyển đi du học nước ngoài là do:
- Bạn Hà là một học sinh giỏi toàn diện.
- Bạn Hà nói tiếng anh thành thạo.
- Bạn Hà vượt qua kì thi tuyển chọn của người Xin-ga-po.
- Bạn Hà là người chủ động tự tin trong cuộc sống.
3. Biểu hiện của sự tự tin.
- Bạn tin tưởng vào khả năng của bản thân mình.
- Bạn chủ động trong học tập.
- Bạn Hà là người ham học: chăm đọc sách, học theo chương trình dạy học từ xa trên truyền hình.
II. Bài học.
1. Tự tin.
- Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin cũng là người hành động một cách kiên quyết, dám nghĩ dám làm.
2. ý nghĩa.
- Tự tin giúp con người thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn.
- Nếu không có tự tin con người sẽ trở nên nhỏ bé, yếu đuối.
3. Cách rèn luyện.
- Chủ động tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể
- khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải.
III. Bài tập
Hs: Tự phát biểu ý kiến
*Tổng kết và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà
- Tổng kết(4’)
 + - Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà (1’)
Gv khái quát lại nội dung bài học.
- Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà (1’)
 + Học bài và làm các bài tập
 + Tìm hiểu về luật an toàn giao thông đường bộ
-------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 6/12/2014
Ngày giảng: 8/12/7A2 ; 8/12/7A1(dạy bù chiều )
Tiết 15 + 16 	Ngoại khoá:
Tìm hiểu về trật tự an toàn giao thông .
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Hs hình thành được một số quy định về trật tự an toàn giao thông.
2. Kĩ năng.
- Tự dánh giá hành vi của bản thân về việc thực hiện các quy định về trật tự an toàn giao thông.
3. Thái độ.
- Giáo dục ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Gv: Tài liệu giáo dục trật tự an toàn giao thông.
2. Hs: Vở ghi.
III.Phương pháp :
Trực quan ,vấn đáp, luyện tập
IV.Tổ chức giờ học:
*Ôn định tổ chức:(1’) Hát và kiểm tra sĩ số
 7A1 7A2
*Kiểm tra bài cũ:(3’) 
 - Tự tin là gì? Muốn trở thành người có tính tự tin chúng ta phải làm gì?
 Đáp án: Phần 1, 3 nội dung bài học.
*Giới thiệu bày mới:(1’) Giáo viên dẫn dắt bằng lời
*Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu thông tin.(7’)
Gv: Cho Hs dọc thông tin trong tài liệu.
Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận.
1. Nguyên nhân nào đã dãn đến tai nạn trong trường hợp của H và những người đi cùng trên xe máy?
2. H đã có những hành vi vi phạm gì về trật tự an toàn giao thông?
Hs: Thảo luận, cử đại diện trình bày.
Hs: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Gv: Nhận xét, Kl
HĐ2: Tìm hiểu một số quy định về an toàn giao thông.(10’)
Gv: Khi thấy có người xâm phạm tới công trình giao thông em sẽ làm gì?
Khi có tai nạn xảy ra phải làm gì?
Hs: Trình bày ý kiến cá nhân.
Hs: Nhận xét, bổ sung.
Gv: nhận xét KL
HĐ3. Tìm hiểu về hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ(20’)
Gv:? Hiệu lệnh của cảnh sỏt giao thong khi điều khiển giao thụng?
Gv:? Đốn tớn hiệu giao thụng cú mấy màu? Phải tuõn theo qui định ntn?
Gv:? Nờu cỏc biển bỏo hiệu đường bộ?
Gv:? Vị trớ, tỏc dụng của vạch chỉ đường, cọc tiờu hoặc tường bảo vệ?
I. Thông tin.
1. 
- Do phóng nhanh vượt ẩu.
- Do thiếu hiểu biết về an toàn giao thông.
- ý thức tham gia giao thông còn chưa cao./
2.
- Chưa đủ tuổi điều khiển xe mô tô.
- Đèo quá số người quy định.
- H đã phóng nhanh vượt ẩu
II. Một số quy định về đi đường.
1. Khi phát hiện công trình giao thông bị xâm phạm, hoặc có nguy cơ không an toàn thì phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc người có trách nhiệm.
2. Mọi hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông phải được xử lí nghiêm minh, đúng pháp luật, không phân biệt đối tượng vi phạm.
3. Khi tham gia giao thông phải đi về phái bên phải của mình, đi đúng phần đường, làn đường quy định.
4. Khi xảy ra tai nạn giao thông phải giữ nguyên hiện trường. Người coá liên quan trực tiếp tới tai nạn giao thông phài có mặt tại hiện trường khi nhà chức trách tới lập biên bản. Người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn phải giúp đõ cứu chữa người bị thương và báo cho cơ quan nhà nước, hoặc báo cho chính quyền địa phương nơi gần nhất.
III. Hệ thống báo hiệu đường bộ.
1. Hiệu lệnh của cảnh sát điều khiển giao thông.
a. Hai tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông phải dừng lại.
b. Hai tay hoạc một tay giang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phái bên phải và phái bên trái người điều khiển được đi thẳng và rẽ phải.
c. Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phái sau và bên phải người điều khiển gia thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người diều khiển được rẽ phải; ngườitham gia giao thông ở phía bên tái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ đi qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
2. Đèn tín hiệu.
- Đèn xanh: Được di
- Đèn đỏ: Cấm đi
- Đèn vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu.
3. Biển báo hiệu đường bộ.
- Biển báo cấm
- Biển báo nguy hiểm.
- Biển báo hiệu lệnh.
- Biển chỉ dẫn 
- Biển báo phụ.
4. Vạch kể đường.
5. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ
6. Hàng rào chắn.
* Lưu ý: 
- Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lenh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ. Nhưng cần chú ý:
+ Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gtia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển gia thông.
+ Tại nơi có biển báo có định lại có biển báo tạm thời thì người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo tạm thời.
*Tổng kết và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà
- Tổng kết(2’)
 + Gv tổng kết toàn bài.
- Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà (1’)
 + Ôn tập chuẩn bị kiểm tra hết học kì I
-------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 8/12/2014
Ngày giảng: 10/12/7A1 ;11/12/7A2
Tiết 17. 	 ôn tập.
I. Mục tiêu. 
1. Kiến thức.
- Củng cố, khắc sâu kiến thức, kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh cua những bài đã học.
2. Kĩ năng. 
- Khái quát, phân tích, liên hệ thực tế qua bài ôn tập
3. Thái độ.
- Giáo dục ý thức nghiêm túc trong học tập
II. Đồ dùng dạy học:
1. Gv: SGK, SGV, hệ thống câu hỏi.
2. Hs: SGK, vở ghi.
III.Phương pháp :
Trực quan ,vấn đáp, luyện tập
IV.Tổ chức giờ học:
*Ôn định tổ chức:(1’) Hát và kiểm tra sĩ số
 7A1 7A2
*Kiểm tra bài cũ:Không
*Giới thiệu bày mới:(2’) Giáo viên dẫn dắt bằng lời
*Tiến trình dạy học:
Nội dung ôn tập.
1. Sống giản dị.	
- Thế nào là sống giản dị? ý nghĩa?
- Giải thích câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”?
2. Trung thực.
- Trung thực là gì? Người sống trung thực sẽ đem lại điều gì?
- Muốn trở thành người trung thực chúng ta phải làm gì?
3. Tự trọng.
- Tự trọng là gì? ý nghĩa của lòng tự trọng?
4. Đạo đức và kỉ luật.
- Thế nào là đạo đức và kỉ luật?
- Mối quan hệ giữa đạo đức, kỉ luật với pháp luật?
5. Yêu thương con người.
- Thế nào là yêu thương con người? ý nghĩa?
- Hãy kể một tấm gương thể hiện lòng yêu thương con người mà em biết?
- Giải thích câu tục ngữ “Yêu người như thể thương thân”?
6. Tôn sư trọng đạo.
- Tôn sư trọng đạo là gì? Em đã làm gì để thể hịên mình là người biết tôn sư trọng đạo?
- Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 8 câu kể về người thày cô giáo mà em yêu quý nhất?
7. Đoàn kết tương trợ.
- Thế nào là đoàn kết tương trợ? ý nghĩa?
- Em hãy kể một số phong trào thể hiện tình đoàn kết tương trợ ở trường lớp hoặc ở địa phương em?
8. Khoan dung.
- Khoan dung là gì? Vì sao chúng ta phải sống khoan dung?
- Em đã rèn luyện như thế nào để trở thành người biết sống khoan dung?
9. Xây dựng gia đình văn hoá.
- Nêu những tiêu chuẩn của gia đình văn hoá?
- Gia đình văn hoá là gì?
- Em hãy kể một số việc mà em đã làm để góp phần xây dựng gia đình văn hoá?
10. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
- Em hãy kể về một số truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ của em?
- Em đã và sẽ là gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?
11. Tự tin.
- Thế nào là tự tin? Tác dụng của tự tin?
- Muốn trở thành người tự tin chúng ta phải làm gì?
- So sánh giữa tự tin với tự ti, ba phải, tự cao tự đại.. 
*Tổng kết và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà
- Tổng kết(4’)
+ Hệ thống lại kiến thức trọng tâm.
- Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà (1’)
+ Ôn tập kiểm tra hết học kì I
Ngày soạn: 09/12/2014
Ngày giảng:11/12/7A1 ; 13/12/7A2(dạy bù)
Kiểm tra học kì
môn GIÁO DỤC CễNG DÂN 7
Thời gian 45 phút
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức .
- Khái quát lại nội dung đã học.Kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh.
2. Kĩ năng.
- Phân tích khái quát, liên hệ thực tế.
3 Thái độ.
- Giáo dục ý thức nghiêm túc trong học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
1.Gv: Câu hỏi kiểm tra
+ Đề: Trắc nghiệm(3đ) ,Tự luận(7đ)
+ Đáp án
2. Hs: Giấy kiểm tra.
III.Phương pháp :
Làm bài kiểm tra
IV.Tổ chức giờ học:
*Ôn định tổ chức:(1’) Hát và kiểm tra sĩ số
 7A1 7A2
*Phát đề: 
I.Trắc nghiệm(3đ)
Câu 1: Khoanh trũn vào đỏp ỏn đỳng nhất:
 1. Cõu nào thể hiện rừ nhất về tụn sư trọng đạo?
	A. Ân trả nghĩa đền
	B. Khụng thầy đố mày làm nờn.
	C. Ăn khoai nhớ kẻ cho dõy mà trồng.
	D. Thương người như thể thương thõn.
 2. Hành vi nào vừa thể hiện đạo đức, vừa thể hiện tớnh kỉ luật:
	A. Khụng núi chuyện trong lớp.
	B. Quay cúp trong khi thi.
	C. Luụn giỳp đỡ bạn bố khi khú khăn.
	D. Luụn hối hận khi làm điều gỡ sai trỏi.
Câu 2: Dựa vào cụm từ cho sẵn em hóy hoàn thiện sao cho đỳng nhất:
A.Yờu thương con người là ..(giỳp đỡ/quan tõm/chia sẻ),làm những điều tốt đẹp cho người khỏc, nhất là những người gặp khú khăn hoạn nạn.
B. Khoan dung cú nghĩa là rộng lũng (tha thứ/ vị tha/ gần gũi).
C. Gia đỡnh văn húa là gia đỡnh .(hũa thuận/ tiến bộ/ hạnh phỳc ) thực hiện kế hoạch húa gia đỡnh, đoàn kết với xúm giềng và làm tốt nghĩa vụ cụng dõn
II. Tự luận:(7đ)
Câu 3: (3đ)
 Thế nào là sống giản dị? ý nghĩa? Giải thích câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”?
Câu 4: (4đ)
 Tôn sư trọng đạo là gì? Em đã làm gì để thể hịên mình là người biết tôn sư trọng đạo?
Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 10 đến 15 câu kể về người thầy cô giáo mà em yêu quý nhất?
* Đáp án thang điểm:
I.Trắc nghiệm(3đ)
Câu 1: (1,5đ)
1.B
2.A
Câu 2: (1,5đ)
	A.Quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ
	B. Tha thứ
	C. Hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc
II.Tự luận(7đ)
Câu 3: (3đ)
Khái niệm sống giản dị:Là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, biểu hiện ở chỗ: không xa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách,không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.(1đ)
ý nghĩa: là phẩm chât đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ đươc mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.(0,5đ)
Giải thích câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”(1,5đ)
+ Sống giản dị thực chất
+Bản chất là quan trọng tránh hình thức
+ Người sống thức chất sẽ được mọi người yêu quí.
Câu 4: (4đ)
	- Khái niệm tôn sư trọng đạo (1đ): Tôn trọng, yêu quí và biết ơn đối với những người làm thầy giáo cô giáo( đăc biệt với những thầy cô giáo đã giạy mình); ở mọi lúc mọi nơi,coi trọng những điều thầy dạy; coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình.
	- Biểu hiện(1đ)
	+ Vâng lời thầy cô
	+ Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
	+ Chào hỏi thầy cô.
	- Viết 1 đoạn văn(2đ)
*Tổng kết và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà
- Tổng kết(1’) Thu bài
- Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà (1’)
Chuẩn bị bài “ Sống và làm việc có kế hoạch”
-----------------------**********----------------------
Ngày soạn: 6/1/2015
Ngày giảng: 10/1/7A1 ; 8/1/7A2
Tiết 19 Bài 12. sống và làm việc có kế hoạch.
I. Mục tiêu. 
1. Kiến thức.
- Tìm hiểu khái quát về sống và làm việu có kế hoạch.
2. Kĩ năng.
- Trình bày ý tưởng, suy nghĩ về sống và làm việc có kế hoạch: xây dựng kế hoạch hành ngày, hàng tuần.
3. Thái độ.
- Có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Gv: SGK, SGV, một số yêu cầu khi xây dựng kế hoạch.
2. Hs: SGK, vở ghi.
III.Phương pháp :
Nghiên cứu điển hình
Thảo luận nhóm
IV.Tổ chức giờ học:
*Ôn định tổ chức:(1’) Hát và kiểm tra sĩ số
 7A1 7A2
*Kiểm tra bài cũ: Không
*Giới thiệu bày mới:(2’) Giáo viên dẫn dắt bằng lời
*Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt.
HĐ1: Tìm hiểu thông tin(17’)
Gv: Chia lớp thành 3 nhóm
Gv: Cho Hs quan sát bảng kế hoạch của bạn Hải Bình.
Hs: Quan sát phân tích theo hướng dẫn của Gv ( nội dung công việc, thời gian, cách sắp xếp công vịêc)
Gv: Đặt câu hỏi.
1. Em có nhận xét gì về thời gian biểu từng ngày, từng tuần của bạn Hải Bình?
2. Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình?
3 Với cách làm việc có kế hoạch như bạn Hải Bình thì sẽ đem lại kết quả gì?
Hs: Các nhóm thảo luận.
Hs: Các nhóm cử đại diện trình bày.
Hs: Các nhóm khác nhận xét.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
HĐ2. Xác định yêu cầu cơ bản khi lập kế hoạch.(20’)
Gv: Cho Hs quan sát bảng kế hoạch của bạn Vân Anh.
1. Em có nhận xét gì về bản kế hoạch của bạn Vân Anh?
- So sánh bảng kế hoạch của bạn Vân Anh và bạn Hải Bình?
2. Qua hai bản kế hoạch em tút ra yêu cầu gì khi lập một bản kế hoạch?
Gv: Cho Hs lập bảng kế hoạch tuần.
I. Thông tin.
1. Thời gian biểu của Hải Bình.
- Cột dọc là thời gian làm việc trong tuần .
- Cột ngang là thời gian làm việc trong ngày.
- Cọt dọc là công việc trong tuần.
- Cột ngang là công việc trong ngày.
- Nội dung của bản kế hoạch nói đến nhiệm vụ học tập, tự học, hoạt động cá nhân, nghỉ ngơi giải trí, giúp đỡ gia đình. 
- Kế hoạch chưa cân đối hợp lí:
+ Thời gian hàng ngày.
+ Lao động giúp gia đình quá ít.
+ Thiếu ăn ngủ, thể dục.
+ Xem ti vi nhiều.
2. Tính cách của Hải Bình. 
- ý thức tự giác.
- ý thức tự chủ.
- Chủ động làm việc có kế hoạch không cần ai nhắc nhở.
3. Kết quả làm việc. 
- Chủ động trong công việc. 
- Không lãng phí thời gian.
- Hoàn thành công việc.
- Kế hoạch của bạn Vân Anh cân đối hợp lí, toàn diện đầy đủ, chi tiết. 
*Tổng kết và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà
- Tổng kết(4’)
+ Gv kết luận qua phần tìm hiểu thông tin.
- Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà (1’)
+ Học bài.
+ Chuẩn bị bài 12 phần II
-------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 13/1/2015
Ngày giảng: 17/1/7A1 ; 15/1/7A2
Tiết 20 Bài 12. sống và làm việc có kế hoạch.
I. Mục tiêu. 
1. Kiến thức.
- Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.
- ý nghĩa hiệu quả công việc khi làm việc có kế hoạch.
2. Kĩ năng.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để xây dung kế hoạch và thực hiện sống và làm việc có kế hoạch. 
3. Thái độ.
- Có nhu cầu thói quen làm việc có kế hoạch.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Gv: SGK, SGV, một số yêu cầu khi xây dựng kế hoạch.
2. Hs: SGK, vở ghi.
III.Phương pháp :
- Thực hành xây dung kế hoạch làm việc có kế hoạch.
- Đóng vai
IV.Tổ chức giờ học:
*Ôn định tổ chức:(1’) Hát và kiểm tra sĩ số
 7A1 7A2
*Kiểm tra bài cũ: Không
*Giới thiệu bày mới:(2’) Giáo viên dẫn dắt bằng lời
*Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt.
HĐ1. Tìm hiểu nội dung bài học.(17’)
Gv: Kiểm tra một số bảng kế hoạch của Hs.
Gv: Nhận xét. 
Gv: Trong quá trình thực hiện kế hoạch chúng ta thấy điều gì có lời và chúng ta gặp phải những khó khăn gì? 
Hs: Trình bày ý kiến của mình.
Gv: Nhận xét, bổ sung, phân tích để Hs thấy được cần phải làm việc có kế hoạch
Gv: Cho Hs đọc nội dung bài học.
Hs: Tóm tắt nội dung bài học.
Gv: Kl
Hs: Ghi bài. 
HĐ2. Luyện tập. (20’)
Gv: Tổ chức cho Hs sắm vai giải quyết tình huống.
 Bạn Hoà cẩu thả, tuỳ tiện tác phong luộm thuộm không có kế hoạch, kết quả học tập kém.
Hs: Tổ chức xây dựng kịch bản, sắm vai giaỉo quyết tình huống
Gv: Nhận xét
II. Bài học. 
1. Làm việc có kế hoạch là: 
- Xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lí.
2. Yêu cầu của bản kế hoạch phải.
- Cân đối nhiệm vụ: Rèn luyện, học tập, lao động, nghỉ ngơi, giúp đỡ gia đình
3. ý nghĩa của làm việc có kế hoạch. 
- Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian công sức. 
- Đạt kết quả cao trong công việc.
- Không cản trở ảnh hưởng đến người khác. 
4. Trách nhiệm của bản thân. 
- Vượt khó kiên trì sáng tạo.
- Cần biết làm việc có kế hoạch và biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_GDCD_7_chuan_TT.doc