Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tiết 1 đến tiết 34

 Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

I MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

- Học sinh nhận thức được vì sao mọi người cần tôn trọng lẽ phải

2. Kĩ năng:

- Học sinh có thói quen biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân biết tự

 tôn trọng lẽ phải

3.Thái độ:

- Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.

- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải

KĨ NĂNG SỐNG :

 Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin

II. CHUẨN BỊ:

 

doc 93 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1110Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tiết 1 đến tiết 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1,2,3,4.(SGK) Trang 30
E. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Ngày soạn:17/11/2011
Tiết 14 
Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN
 TRONG GIA ĐÌNH
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu được một số qui định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi
 thành viên trong gia đình
2. Kĩ năng: 
- Học sinh biết ứng xử phù hợp với các qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của
 bản thân trong gia đình.
3.Thái độ: 
- Học sinh có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình, có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc .
. KĨ NĂNG SỐNG:
	Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin
B. CHUẨN BỊ: 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8
- Phiếu học tập.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Thảo luận, phân tích và xử lí tình huống
- Đàm thoại 
D. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
1. ỔN ĐỊNH: 
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 Hãy nêu những hậu quả của việc học tập thiếu sáng tạo ?
Sơ lược đáp án:
Nêu đúng các hậu quả (mỗi hậu quả 2 điểm)
3. BÀI MỚI: 
HOẠT ĐỘNG 1: Nói về bổn phận của con đối với cha mẹ, ca dao Việt Nam có câu sau:
 " Công cha như núi thái sơn 
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
 Một lòng thờ mẹ kính cha
 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."
Để hiểu rõ nội dung bài ca dao trên. Chúng ta tìm hiểu bài: "Quyền và nghĩa vụ ........."
 HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG2: Học sinh chia sẽ với nhau về những việc làm mà mọi thành viên trong gia đình mình đã làm cho nhau, hình thành biểu tượng về bổn phận nghĩa vụ đối với gia đình và giáo dục tình cảm gia đình.
Giáo viên yêu cầu học sinh kể việc làm của mình ở gia đình.
? Em thử hình dung nếu không có tình yêu thương chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ thì em sẽ ra sao ?
? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không hoàn thành tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ?
Giáo viên: Kết luận.
HOẠT ĐỘNG 3: Thảo luận về cách cư xử của hai nhân vật chính trong hai mẫu chuyện ở mục đặt vấn đề SGK
Nhóm 1 + 2: ? Em đồng tình với cách cư xử nào trong hai mẫu chuyện trên ?
Nhóm 3 + 4: ? Em không đồng tình với cách cư xử nào trong hai mẫu chuyện trên ? Vì sao ?
Nhóm 5 + 6: ? Tình cảm gia đình đối với em quan trọng như thế nào ?
Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung 
Giáo viên kết luận chung.
HOẠT ĐỘNG 4 Thảo luận phân tích tình huống giúp học sinh phát triển nhận thức về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình 
Nhóm 1 + 2: Thảo luận bài tập 3 sách giáo khoa 
Nhóm 3 + 4: Thảo luận bài tập 4 sách giáo khoa.
Các nhóm trình bày kết quả thảo luận cả lớp trao đổi trên cơ sở những đánh giá về giải pháp mà các nhóm đưa ra thống nhất đáp án đúng 
Giáo viên đưa một số ví dụ về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ .
? Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong gia đình 
? Ông bà ( nội, ngoại ) có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong gia đình ?
Cho học sinh đọc Hiến pháp 1992 điều 64
- Luật hôn nhân và gia đình điều 2 
4.HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập củng cố kiến thức:
Bài tập1:Những hành vi nào sau đây thể hiện trách nhiệm với cha mẹ ông bà ( đánh dấu x vào ô trống câu đúng)
‏ Lễ phép, kính trọng 
‏ Vâng lời ngoan ngoãn
‏ Chăm sóc giúp đỡ gia đình
‏ Nói dối người già
‏ Còn nhỏ tuổi chưa phải làm công việc nhà
‏ Phát huy truyền thống gia đình
Bài tập 2:Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây, khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất.
A. Con cái hư hỏng là do bố mẹ bất hoà
B. Bố mẹ không gương mẫu làm ăn phi pháp ảnh hưởng 
 đến con.
C. Học sinh không ngoan lười học, một phần là do ở gia
 đình.
D. Cả ba ý kiến trên.
Nhóm 5 Lên trình bày trò chơi đóng vai của nhóm mình 
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tóm lại: Gia đình và tình cảm gia đình là những điều thiêng liêng đối với mỗi con người, để xây dựng gia đình hạnh phúc mỗi người phải thực hiện tốt bổn phận nghĩa vụ của mình đối với gia đình
Là con cháu phải kính trọng yêu thương chăm sóc kính trọng ông bà cha mẹ
Bài 3: Bố mẹ chi đúng và họ không xâm phạm quyền tự do của con vì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ quản lý con. Chi sai.
Bài 4: Cả Sơn và bố mẹ sơn đều có lỗi
II-NỘI DUNG BÀI HỌC:
1) Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ ông bà:
- Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi xúc phạm con.
- Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nôm, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu thành niên
III-BÀI TẬP:
1) Chọn ý a, b, c, e
2) Chọn ý D
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
 + Học bài thật kĩ làm bài tập còn lại sách giáo khoa
 + Nhóm 6 chuẩn bị trò chơi đóng vai về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
 + Đọc tiếp mục 2, 3 sách giáo khoa
E. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Ngày soạn: 24/11/2012
Tiết:15
Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG
 GIA ĐÌNH (TT)
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình
2. Kĩ năng: 
- Học sinh biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo qui định của pháp luật
3.Thái độ: 
- Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em.
. KĨ NĂNG SỐNG:
	Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin
B. CHUẨN BỊ: 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8
- Phiếu học tập.
C.PHƯƠNG PHÁP:
- Đóng vai thể hiện cách ứng xử
- Thảo luận, phân tích và xử lí tình huống
- Đàm thoại 
D. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
1. ỔN ĐỊNH
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà trong gia đình ?
Sơ lược đáp án: 
- Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi xúc phạm con.( 5 Điểm)
- Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nôm, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu thành niên (5điểm)
3. BÀI MỚI: 
HOẠT ĐỘNG 1: Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách.Vậy con cháu có bổn phận như thế nào trong gia đình.Chúng ta cùng tìm hiểu tiết 2. bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (tt)
 HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG2: 
Thảo luận nhóm nhằm khắc sâu nội dung ý nghĩa quyền và nghĩa vụ con cháu trong gia đình 
Nhóm 1 + 2: ? Vì sao con của một số gia đình trở nên hư hỏng
 ( lười học, ham chơi )
Nhóm 3 + 4: ? Con cái có vai trò gì trong gia đình ?
Nhóm 5 + 6: ? Trẻ em có thể tham gia bàn bạc và thực hiện các công việc của gia đình không ?
? Em có thể tham gia như thế nào?
 ? Vì sao pháp luật có những qui định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình ?
Đại diện nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung nhận xét
Giáo viên kết luận chung, ghi bài
? Anh chị em có bổn phận như thếnào trong gia đình ?
HOẠT ĐỘNG 3: 
Học sinh luyện tập qua việc xử lý tình huống
Tình huống1:Khu tập thể nhà em có gia đình Bác Thành, là bộ đội về hưu vợ là giáo viên dạy hợp đồng, hai con trai Bác đang học phổ thông và trung học cơ sở. Ngoài giờ học hai anh em thường đi chơi, không giúp bố mẹ, về nhà thì thường cãi nhau, doạ đánh nhau nên không khí gia đình luôn căn thẳng. Theo em Bác Thành phải làm gì với hai con của Bác ?
 Tình huống 2: Tiến bắt đầu đi làm sau khi thi tốt nghiệp đại học, Tiến dùng tiền lương của mình để mua sắm quần áo, mua xe, chiêu đãi bạn bè. Bố mẹ hỏi công việc của Tiến , Tiến cằn nhằn: " Bố mẹ hỏi để làm gì ?" Tiến cho rằng mình cũng cần có cuộc sống riêng. Bố mẹ rất buồn. Em có đồng ý với cách cư xử của Tiến không ? Vì sao ?
GV: Giáo dục học sinh biết yêu quí gia đình mình, tôn trọng, kính yêu ông bà cha mẹ anh chị em, cư xử tốt với người lớn tuổi,quan hệ tốt với xóm giềng, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của mình.
HOẠT ĐỘNG 4 
Cho học sinh chơi trò đóng vai thể hiện cách ứng xử trong tình huống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình:
- Các nhóm chuẩn bị tình huống ở nhà 
- Mỗi nhóm cử đại diện lên đóng vai 
- Giáo viên nhận xét kịch bản của từng nhóm, ghi điểm
* Phân biệt quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà con cháu, anh chị em và các thành viên (đánh dấu x vào cột )
Quyền và nghĩa vụ
Ông bà cha mẹ
Anh chị em
Con cháu
Các thành viên
Nuôi dạy con thành công dân tốt
Bảo vệ quyền lợi ích của con
Chăm sóc giáo dục con
Yêu quí kính trọng biết ơn
Nghiêm cấm hành vi xúc phạm con
Chăm sóc nuôi dưỡng nhau
Quan tâm giúp đỡ cùng chăm lo
II-NỘI DUNG BÀI HỌC:
2) Quyền và nghĩa vụ của con cháu:
Con cháu có bổn phận yêu quí kính trọng biết ơn cha mẹ, ông bà, có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, nghiêm cấm hành vi xúc phạm cha mẹ, ông bà.
3) Cách rèn luyện: Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc giúp đỡ và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.
III-BÀI TẬP:
1) Tình huống 1: Bác Thành phải giáo dục, khuyên bảo, quan tâm, động viên hai con Bác trở thành người tốt
2) Tình huống 2:Em không đồng tình với cách cư xử của Tiến.
Vì: Tiến chưa làm tròn bổn phận của người con trong gia đình, vô lễ với cha mẹ.
+ Học sinh chuẩn bị
+ Học sinh lên điền vào ô 
 trống.
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
+ Học bài thật kỹ
+ Học ôn tất cả các bài đã học tiết sau ôn tập học kỳ I
E. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Ngày soạn: 01/12/2012
Tiết: 16 
ÔN TẬP HỌC KỲ I
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh nắm được những chuẩn mực đạo đứcvà pháp luật cơ bản phổ thông thiết thực, phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở trong các quan hệ với bản thân , với người khác, với công việc, với môi trường sống. 
2. Kĩ năng: 
- Biết đánh giá hành vi và hoạt động của bản thân cũng như mọi người chung quanh theo các chuẩn mực đạo đức, văn hoá xã hội.
- Biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp.
3.Thái độ: 
- Có thái độ đúng đắn, có niềm tin và trách nhiệm đối với hành động của bản thân.
. KĨ NĂNG SỐNG:
	Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin
B. CHUẨN BỊ:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ
C.PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, phân tích và xử lý tình huống. 
- Thảo luận
- Đàm thoại 
D. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
1. ỔN ĐỊNH: 
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
Nêu ý nghĩa quyền và nghĩa vụ của con cháu trong gia đình ?
Sơ lược đáp án:
Con cháu có bổn phận yêu quí kính trọng biết ơn cha mẹ, ông bà, có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, nghiêm cấm hành vi xúc phạm cha mẹ, ông bà.
3. BÀI MỚI: 
 Tên bài
 Khái niệm
 Ý nghĩa
 Cách rèn luyện
Tôn trọng lẽ phải
Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội
Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm những việc sai trái
Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định
Liêm khiết
Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm với những toan tính nhỏ nhen ích kỷ.
 Sống Liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người .
Tôn trọng người khác
Là sự đánh giá đúng mức coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người .
Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình, mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên tốt dẹp, lành mạnh hơn.
Cần phải tôn trọng mọi người ở mọi nơi, mọi lúc, ngay cả trong cử chỉ hành động và lời nói.
Giữ chữ tín
Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng
nhau
Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau
Cần làm tốt chức trách nhiệm vụ giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong các mối quan hệ với mọi người chung quanh
Pháp luật và 
kĩ luật
- Pháp luật là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do nhà nước ban hành
- Kỉ luật là những qui định, qui ước của một cộng đồng về hành vi cần tuân theo
- Pháp luật và kỉ luật giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hành động
- Tạo điều kiện cho mỗi cá nhân và xã hội phát triển theo định hướng chung
Học sinh thường xuyên và tự giác thực hiện những qui định của nhà trường, cộng đồng, nhà nước.
Tích cực tham gia hoạt động chính trị xã hội
Hoạt động chính trị xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đếnviệc xây dựng và bảo vệ nhà nước, chế độ chính trị, trật tự xã hội
Hoạt động chính trị xã hội là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội
Học sinh cần tham gia hoạt động chính trị xã hội để hình thành phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng, rèn luyện năng lực giao tiếp
Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác
Là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc, tìm hiểu tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc 
Tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc .
- Tích cực tham gia và tìm hiểu đời sống nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới.
- Tiếp thu có chọn lọc, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh,
truyền thống dân tộc.
Tự lập
Tự lập là tự làm lấy tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu tạo dựng cho cuộc sống của mình
Thành công trong cuộc sống và họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người
Học sinh rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường 
 Giáo viên giáo dục học sinh cách sống và ứng xử phù hợp với các giá trị xã hội , quyền và nghĩa vụ của công dân, gắn nội dung từng bài học với thực tiễn cuộc sống của học sinh, cụ thể là sử dụng các tình huống, các trường hợp điển hình, các hiện tượng thực tế, các vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội để
 phân tích, đối chiếu, minh hoạ, góp phần vào cải tạo môi trường tự nhiên và xã hội của lớp học, trường học và địa phương mình đang sống, biết bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên.
4. Củng cố:
Bài tập1:Những hành vi nào sau đây thể hiện trách nhiệm với cha mẹ, ông bà . Khoanh tròn câu 
đúng.
A. Còn nhỏ tuổi chưa phải làm công việc nhà
B. Vâng lời, ngoan ngoãn
C. Chăm sóc, giúp đỡ gia đình
D. Nói dối người già
Bài tập2
Những câu tục ngữ nào sau đây nói lên mối quan hệ giũa các thành viên trong gia đình:
A. Đi thưa về trình
B. Con dại, cái mang
C. Một giọt máu đào hơn ao nước lã
D. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
Bài tập 3:
 Cột 1
 Đường nối 
 Cột 2
a. Không nói chuyện riêng 
 trong giờ học
1. Tôn trọng và học hỏi các
 dân tộc khác
b. Giúp nhau cai nghiện ma
 tuý
2. Hoạt động chính trị xã hội
c. Tìm hiểu phong tục tập 
 quán của các nước khác
3. Tôn trọng người khác
d. Tham gia tuyên truyền 
 phòng chống ma tuý
4.Tình bạn trong sáng lành
 mạnh
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
+ Học ôn tất cả các bài thật kỹ
+ Chuẩn bị tốt cho thi học kỳ I
+ Tìm một số tình huống liên quan đến các bài 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Ngày soạn: 08/12/2012
Tiết 17
KIỂM TRA HỌC KỲ I 
(Đề phòng giáo dục)
Ngày soạn: 16/12/2011
Tiết: 18 
NGOẠI KHOÁ
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu được những qui định chung của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông
 đường bộ
- Giải thích được một số qui định cơ bản về trật tự an toàn giao thông đường bộ 
2. Kĩ năng: 
- Biết được một số dấu hiệu giao thông và biết xử lý đúng đắn các tình huống đi đường liên quan nội dung bài học
- Biết đánh giá hành vi bản thân và của người khác
3.Thái độ: 
- Tôn trọng các qui định về trật tự an toàn giao thông
- Ủng hộ những việc làm tôn trọng luật lệ và phản đối những việc làm thiếu tôn trọng luật lệ giao thông
B. CHUẨN BỊ: 
- Sách giáo dục trật tự an toàn giao thông
- Luật giao thông đường bộ
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, vấn đáp 
D. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
1. ỔN ĐỊNH: 
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
3. BÀI MỚI:
 HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG1
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được những qui định chung về bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Cách tiến hành: Cho học sinh thảo luận nhóm.
Nhóm 1 + 2: Khi trên đường có một hố to hoặc một cống lớn bị mất nắp, có thể gây nguy hiểm cho người đi đường, em sẽ làm gì ?
Nhóm 3 + 4: Một người đi xe đạp đi vào đường dành cho ô tô và mô tô, va vào một người đi xe mô tô đang đi trên phần đường của mình theo chiều ngược lại cả hai người ngã bị thương và bị hỏng xe, có ý kiến cho rằng đi xe máy phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người đi xe đạp, Em đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?
Nhóm 5 + 6: Em tán thành hay không tán thành những việc làm nào sau đây:
a) Chở người bị thương đi cấp cứu
b) Lục soát lấy đồ đạt người bị nạn
c) Báo công an chính quyền địa phương về vụ tai nạn 
d) Xúi giục người bị va chạm cải nhau
đ) Cung cấp tin đúng sự thật cho cảnh sát giao thông
e) Đứng nhìn không có hành động gì
g) Tự ý đứng ra xử lý nhằm trục lợi cho mình
h) Giữ đồ đạt người bị nạn
i) Gây cản trở cho nhà chức trách khi làm việc 
k) Gọi xe đưa người bị thương đi bệnh viện
l) Có phương tiện không đưa người bị thương đi cấp cứu 
m) Đưa tin sai lệch về tai nạn giao thông
Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét 
Giáo viên kết luận chung.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu cách xử lý làm đường
Mục Tiêu:Học sinh biết sử dụng làm đường khi tham gia giao thông 
Giáo viên dùng tranh ảnh miêu tả các loại vạch kẻ giới thiệu với học sinh, tập trung giới thiệu kỉ vạch kẻ đường số 1, 5 
HOẠT ĐỘNG 4
Thảo luận lớp các thông tin, tình huống
Tóm tắt các qui định cơ bản về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
4.HOẠT ĐỘNG 5 Học sinh liên hệ bản thân
Liên hệ bản thân xem đã thực hiện đúng chưa, đề xuất thắc mắc và những điều các em có thể chưa hiểu
Nhóm 6 Lên trình bày trò chơi đóng vai của nhóm mình 
Học sinh đóng vai hoạt cảnh mô tả tình huống đi đường Các nhóm khác nhận xét đánh giá hành vi của người tham gia giao thông từ đó rút ra qui tắc giao thông.
* Bài tập:
Cho học sinh làm bài tập 4 trang 9 sách trật tự an toàn giao thông, gọi 1 đến 3 học sinh phát biểu, nhận xét 
a) Đồng ý với ý kiến cho rằng người lái xe ô tô không dừng lại là sai vì đó là việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Theo qui định của điều 36 luật giao thông đường bộ . Khi xảy ra tai nạn, người lái xe phải dừng ngay xe lại giữ nguyên hiện trường, cấp cứu người bị nạn
b) Người lái xe ôm vi phạm hai qui định 
 - Chở hai người lớn
 - Lấn sang bên trái đường 
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- đọc trước bài 13: phòng chống tệ nạn xã hội
- tìm hiểu về các tệ nạn xã hội đang diễn ra ở địa phương 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Ngày soạn: 26/12/2011
 Tiết 19 : 
Bài 13 PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI (T1)
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của các tệ nạn xã hội.
2. Kĩ năng: 
- Nhận thức được những biểu hiện của tệ nạn xã hội.
- Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường, ở địa phương
3.Thái độ: 
- Đồng tình với chủ trương của nhà nước và những qui định của pháp luật. 
 II. KNS cơ bản:
 -KN thu nhập và xử lí thông tin; KN tư duy phê phán;
 - KN ứng phó; KN tự tin.
 III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, phân tích tình huống, động não.
 IV. Tài liệu và phương tiện:
 1. Chuẩn bị của GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8
 - Luật phòng chống ma tuý năm 2000.
 2. Chuẩn bị của HS: Soạn bài, tìm hiểu 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_GDCD_lop_8.doc