Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức.

HS nắm được:

- Khái niệm cơ bản thế nào là quyền tự do kinh doanh.

- Thuế là gì và ý nghĩa, vai trò của thuế.

-Nắm được một số quy định cơ bản của luật trong kinh doanh.HS hiểu vì sao ph ải đóng thuế cho nhà nước.

- Giải quyết tốt các tình huống trong bài tập dựa trên những nguyên tắc, cơ sở luật pháp.

2. Kỹ năng.

Biết nhận định đánh giá các hành vi đúng sai đối với pháp luật, đối với thực tế đời sống xã hội. Phân tích giải thích các tình huống cho hợp lý có cơ sở.

3. Thái độ.

Biết thể hiện đúng hành vi thái độ của bản thân về trách nhiệm của mình đối với pháp luật.

Tôn trọng, ủng hộ chủ trương của Nhà nước và quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh và thuế.

 

doc 6 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 3922Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Tiết 21
Ngày soạn: 4/1/2014
Ngày dạy: 
Bài 13: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ.
I. Mục tiêu bài học: 
1.Kiến thức.
HS nắm được:
- Khái niệm cơ bản thế nào là quyền tự do kinh doanh.
- Thuế là gì và ý nghĩa, vai trò của thuế.
-Nắm được một số quy định cơ bản của luật trong kinh doanh.HS hiểu vì sao ph ải đóng thuế cho nhà nước.
- Giải quyết tốt các tình huống trong bài tập dựa trên những nguyên tắc, cơ sở luật pháp.
2. Kỹ năng.
Biết nhận định đánh giá các hành vi đúng sai đối với pháp luật, đối với thực tế đời sống xã hội. Phân tích giải thích các tình huống cho hợp lý có cơ sở.
3. Thái độ.
Biết thể hiện đúng hành vi thái độ của bản thân về trách nhiệm của mình đối với pháp luật.
Tôn trọng, ủng hộ chủ trương của Nhà nước và quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh và thuế.
II. Chuẩn bị.
GV: Sưu tầm tranh ảnh minh họa. Mẫu chuyện kể. các quyển sách luật. Hiến pháp 1992 - điều 57 và 80. Bộ luật Hình sự - điều 157.
HS: Bảng nhóm. Sưu tầm tranh ảnh minh họa.
III. Các bước lên lớp.
1/Ổn định tổ chức. 
GV kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
2/Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu quyền và nghĩa vụ của CD trong hôn nhân theo PL VN?
Gợi ý: Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn
3/ Nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng.
Hoạt động 1
Cho HS đọc 2 thông tin trong sgk.
? Công ty X mua bán kinh doanh như thế nào.
?X có quyền mua bán kinh doanh không, mua bán kinh doanhn như thế đúng hay sai? Vì sao?
GV kết luận: CD đều có quyền tự do mua bán (Kinh doanh) nhưng phải đảm bảo việc mua bán đúng quy định của pháp luật, kinh doanh mà không gây tổn hại cho người khác nhất là người tiêu dùng.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:
- N 1, 2, 3: Những hành vi như thế nào là vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh.
GV: Như vậy, nhân vật "X" trong vấn đề 1 là VPPL về tự do kinh doanh.
- N4, 5, 6: Theo em, vì sao Nhà nước ta lại qui định các mức thuế suất chênh lệch nhau nhiều như vậy đối với các mặt hàng?
GV: Hiện nay, nước ta đã gia nhập WTO, do đó một số mặt hàng cũng đã giảm mức thuế suất hoặc cắt bỏ thuế suất để phù hợp với quy định chung của Tổ chức này.
Hoạt động 2.
? Em hiểu thế nào là tự do kinh doanh?
GV: Kinh doanh có 3 hoạt động cơ bản: sản xuất; dịch vụ, trao đổi hàng hóa (lưu thông hàng hóa).
? Thế nào là sản xuất?
? Trao đổi hàng hóa là gì? (lưu thông hàng hóa)
? Thế nào là quyền tự do kinh doanh?
? Theo em, có phải CD có quyền buôn bán, sản xuất bất cứ mặt hàng nào cũng được hay không?
? Như vậy, tự do kinh doanh nhưng phải thực hiện như thế nào?
? Thế nào là KD tuân theo quy định của PL và sự quản lí của Nhà nước.
? Tại sao kinh doanh phải tuân theo PL và sự quản lí của Nhà nước?
? Thuế là gì?
 Những công việc chung nhà nước dùng thuế để thực hiện là những việc nào?
? Em hãy nêu một số loại thuế mà em biết?
GV: Mỗi loại thuế đều có mức thuế suất khác nhau (tính theo %) tùy mặt hàng, thu nhập... (VD theo vấn đề 2 -sgk). Hiện nay, nhà nước đã thực hiện thuế thu nhập cá nhân (đối với những người có thu nhập cao trên 5 triệu đồng/tháng)
? Những người nào được nhà nước giảm hoặc miễn thuế?
 Thuế có tác dụng gì?
GV: Nếu không có thuế thì cơ cấu kinh tế không phát triển hợp lí, thị trường không ổn định. VD: hàng hóa nước ngoài tràn vào quá nhiều sẽ làm kìm hãm hàng hóa trong nước hoạc các ngành phát triển mạnh sẽ lấm át các ngành khác...
? CD có nghĩa vụ gì trong kinh doanh và đóng thuế?
GV nhấn mạnh CD có quyền tự do kinh doanh nhưng có một số hàng hóa là quốc cấm nếu kinh doanh là vi phạm pháp luật như (vũ khí, đạn dược, ma túy, mại dâm, người, các động vật, gỗ quý hiếm)
- Cấm làm hàng hóa giả mạo, vi phạm bản quyền sản xuất hàng hóa.
GV kết luận đồng thời liên hệ thực tế giáo dục HS.
Hoạt động 3.
Cho 3 em HS lên làm bài tập tại lớp
Các bài tập còn lại hướng dẫn HS về nhà làm.
GV nhận xét bài làm có thể cho điểm.
HS đọc bài.
HS: Công ty X kinh doanh mua bán hàng hóa giả mạo.(Lấy hàng giả tráo vào bì hàng thật.) mục đích thu nhiều lợi nhuận.
HS: X có quyền mua bán kinh doanh. Nhưng kinh doanh như trên là sai quy đinh của pháp luật nhà nước. Vì như vậy làm thiệt hại cho người tiêu dùng và tổn hại đến công ty chính hãng khác.
HS : nghe hiểu ghi nhận bài học.
- Kinh doanh không đúng ngành, mặt hàng ghi giấy phép; kinh doanh hàng cấm; buôn lậu; trốn thuế; SX buôn bán hàng giả...
- Khuyến khích phát triển SX trong nước và xuất khẩu hàng hóa; khuyến khích phát triển những ngành, hàng cần thiết (miễn thuế hoặc mức thuế rất thấp)
- Những mặt hàng nhập khẩu xa xỉ, không cần thiết thì đóng thuế cao (hạn chế nhập khẩu để các ngành, các loại hàng hóa tương tự trong nước phát triển).
- Trả lời.
Làm ra sản phẩm, hàng hóa (của cải vật chất).
- DV là hoạt động phục vụ cho nhu cầu con người, xã hội (ăn uống, giải trí, thời trang...)
- Đem hàng hóa ra trao đổi, buôn bán.
- Trả lời.
- Không được (chỉ những mặt hàng PL cho phép...)
- Tuân theo PL
- HS đọc điều 57 - HP 1992 (sgk)
- Kê khai đúng số vốn; kinh doanh đúng ngành nghề, mặt hàng ghi trong giấy phép; không SX, buôn bán hàng cấm, hàng giả... (đọc điều 157 - Bộ luật Hình sự - sgk)
- Để người kinh doanh biết được quyền và nghĩa vụ; biết được kinh doanh cái gì, không được kinh doanh cái gì, hạn chế sự xâm hại lẫn nhau, ngành kinh tế và nền kinh tế phát triển đúng hướng.
- Trả lời.
- An ninh quốc phòng, trả lương cho công chức, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội ...
- Thuế nông nghiệp, thuế nhà đất, thủy lợi phí, thuế doanh thu (SX, xây dựng, vận tải), thuế thu nhập cá nhân...
- Người già, tàn tật, thu nhập quá thấp.
 Trả lời.
- Nhận biết, tố cáo những hành vi vi phạm PL về TD KD; biết vận động gia đình và mọi xung quanh đóng thuế theo quy định của nhà nước.
HS nghe hiểu, ghi nhận bài học.
HS lên bảng làm bài tập theo qui định của GV.
HS nghe hiểu bài tập rút kinh nghiệm.
I/ Đặt vấn đề.
Vấn đề 1, 2
-Công ty X mua bán mì chính gỉa mạo.
-Mục đích thu được nhiều lợi nhuận.
=> Tác hại cho người tiêu dùng (tài chính, sức khỏe) tác hại cho cơ sở kinh doanh khác chính hiệu
 (mất uy tín)
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm.
a- Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận.
b- Quyền tự do kinh doanh là quyền của CD được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
 Tự do kinh doanh nhưng phải tuân theo quy định của PL và sự quản lí của Nhà nước.
c- Thuế là một phần trong thu nhập mà CD và tổ chức kinh doanh có nghĩa vụ nộp vào ngân sách của Nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung.
- Thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo sự phát triển kinh tế theo đúng định hướng của nhà nước.
2. Trách nhiệm của công dân.
- CD phải sử dụng đúng quyề TD KD và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế, góp phần phát triển kinh tế đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh.
III. Bài tập:
Bài tập 1, 3, 5
4/Củng cố.
Cho HS đọc lại khái niệm ghi nhớ
Nhấn mạnh ý nghĩa và liên hệ thực tế giáo dục đạo đức cho HS. 
5/ hướng dẫn về nhà..
Học thuộc lòng phần ghi nhớ.
-Cần xem trước bài 14.
 IV. Phần rút kinh nghiệm.
Nhận xét
Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 22 GDCD 9.doc