Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 năm 2015 - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

1.MỤC TIÊU :

1.1/Kiến thức:(Lồng ghép nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh)

* Học sinh biết: - Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

 * Học sinh hiểu: - Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

1.2/Kĩ năng:

 * HS thực hiện được: Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 * HS thực hiện thành thạo:

 - Các kĩ năng sống: kĩ năng xác định giá trị của các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong sự phát triển của đất nước; kĩ năng trình bày suy nghĩ của bản thân về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc; kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện bản thân, về các hoạt động bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc do nhà trường, địa phương tổ chức.

1.3/ Thái độ:

 * Thói quen: Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 * Tính cách:Biết phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc

 

doc 5 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 năm 2015 - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :7 Tiết : 7
Ngày dạy: 8/10/2015
Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY
TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC 
(2 tiết )
1.MỤC TIÊU :
1.1/Kiến thức:(Lồng ghép nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh)
* Học sinh biết: - Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
 * Học sinh hiểu: - Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
1.2/Kĩ năng:
 * HS thực hiện được: Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 * HS thực hiện thành thạo:
 - Các kĩ năng sống: kĩ năng xác định giá trị của các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong sự phát triển của đất nước; kĩ năng trình bày suy nghĩ của bản thân về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc; kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện bản thân, về các hoạt động bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc do nhà trường, địa phương tổ chức.
1.3/ Thái độ:
 * Thói quen: Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 * Tính cách:Biết phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
Hiểu được thế nào truyền thống tốt đẹp của dân tộc ,nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
3.CHUẨN BỊ :
 3.1/Giáo viên: 
 3.2/Học sinh: Kể một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc .
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỘC TẬP :
 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện :Kiểm diện HS, vở ghi chép, SGK.
 4.2. Kiểm tra miệng:
KT 15 phút:Hợp tác quốc tế sẽ đem lại lợi ích gì cho nhân loại,cho Việt Nam và cho bản thân em?
* Đối với nhân loại :
- Để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu: hạn chế bùng nổ dân số,khắc phục tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường
- Giúp đỡ tạo điều kiện các nước nghèo phát triển.
- Để đạt được mục tiêu hòa bình cho nhân loại. 
* Đối với Việt Nam : 
- Quan hệ hợp tác với các nước sẽ giúp chúng ta các điều kiện sau:Vốn,Trình độ quản lý,Khoa học công nghệ.Vì đất nước ta đang bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH từ một nước nghèo,lạc hậu rất cần các điều kiện trên.
* Đối với bản thân em : 
- Hiểu biết của em rộng hơn .
- Tiếp cận với sự tiến bộ, trình độ khoa học kỹ thuật và văn minh của các nước.
- Có thể giao lưu với bạn bè các nước.
- Đời sống vật chất và tinh thần của bản thân,gia đình, được nâng cao.
4.3.Tiến trình bài học :
Giới thiệu bài:Dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu với những kẻ thù xâm lược hùng mạnh ,nhân dân ta đã kiên quyết đấu tranh với tinh thần :Giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh .
? Tinh thần đấu tranh đó nói lên điều gì ? 
HS: Lòng yêu nước .
GV: Đó là truyền thống nói chung và truyền thống yêu nước nói riêng là tinh thần vô giá của dân tộc ta được lưu truyền từ đời này sang đời khác .Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG BÀI HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1( 15 phút) 
Kiến thức:Biết được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề
HS : Đọc phần đặt vấn đề SGK trang 23.
Thảo luận nhóm (2phút )
Nhóm 1: Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác?
Nhóm 2: Hãy chứng minh tinh thần yêu nước của dân tộc ? 
Nhóm 3 :Em biết gì về cụ giáo Chu Văn An? 
Nhóm 4: Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?
HS:- Truyền thống yêu nước.
- Tôn sư trọng đạo
- Kính già yêu trẻ.
- Thương người như thể thương thân.
- Phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ, dân tộc.
- Đền ơn, đáp nghĩa.
Chú ý chi tiết: Chào vào nhà ,chào to kính cẩn ,không dám ngồi sập ,xin ngồi kế bên trả lời cặn kẻ mọi việc .
HS: Cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung. 
GV: Nhận xét , chốt ý ,tuyên dương.
? Tình cảm và việc làm trong câu chuyện trên thể hiện truyền thống gì ?
HS:Những việc làm tuy khác nhau nhưng đều giống nhau ở lòng yêu nước nồng nàng và biết phát huy truyền thống yêu nước .
? Em có suy nghĩ gì qua 2 câu chuyện trên ? 
HS:-Truyền thống yêu nước là một truyền thống quí báu ,đó là truyền thống yêu nước còn giữ mãi cho đến ngày hôm nay .
 -Biết ơn kính trọng thầy cô giáo đó là truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc .Đồng thời cần thấy mình cần phải rèn luyện những đức tính đó như học trò cụ Chu Văn An .
HOẠT ĐỘNG 2: (20 phút) 
Kiến thức:Hiểu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Giải thích : Truyền thống là gì :nề nếp, thói quen tốt hình thành trong nếp suy nếp nghĩ của con người, được truyền lại .
? Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? 
? Nêu một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ?
Lưu y : Tuy nhiên truyền thống và những thói quen nếp nghĩ và nếp sống có cả mặt tích cực và tiêu cực lạc hậu .
Liên hệ :Tập quán lạc hậu ,sống tùy tiện coi thường luật pháp ,tục lệ ma chay, mê tín dị đoan ..
? Em hiểu gì về phong tục ,hủ tục ? (Câu hỏi dành cho học sinh giỏi )
HS: -Truyền thống thể hiện sự lành mạnh gọi là phong tục Vd: Xông nhà, lì xì, cưới xin , đưa rước ông Táo ..
-Ngược lại : Truyền thống không tốt , không phải thì gọi là hủ tục Vd:Lấy chồng sớm, chết để nhiều ngày, trai 5 thê 7 thiếp
GV: Cho HS quan sát tranh sgk .
? Quan sát tranh và cho biết dân tộc ta có những truyền thống gì?
Mở rộng : Có nhiều loại truyền thống :
-đạo đức :Yêu nước ,cần cù, nhân nghĩa ..
-Truyền thống lao động :Dệt vải, trồng lúa nước ,gốm,đúc đồng 
-Văn hóa nghệ thuật : Múa rối nước ,tuồng chèo 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Bác Hồ nói về lòng yêu nước của dân tộc ta.
2. Chuyện về một người thầy.
-Thể hiện tinh thần yêu nước sôi nổi kết thành làng sóng mạnh to lớn vượt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước .
-Thực tiển chứng minh các cuộc kháng chiến của dân tộc ta : Bà Trưng ,Bà Triệu ,Tiền Lê, Trần Hưng Đạo ,Lê Lợi ,Nguyễn Huệchống giặc Pháp ,Mỹ.
-Tham gia chiến sĩ ngoài mặt trận ,công chức ở hậu phương ,phụ nữ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng công nhân ,nông dân thi đua sản xuất .
-Là một nhà giáo thời Trần rất nổi tiếng có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước ,học trò của thầy là những người thành đạt nổi tiếng.
 - Hành vi của học trò cũ khi đến nhà thầy Chu chào thầy và kính cẩn.
-Đến mừng sinh nhật thầy cư xữ đúng tư cách là một học trò kính cẩn lẽ phép, khiêm tốn trọng thầy giáo cũ của mình .
-Thể hiện tôn sư trọng đạo .
II. NỘI DUNG BÀI HỌC :
1.Truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
 Là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc , được truyền từ đời này sang đời khác.
2.Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: 
Yêu nước ,chống giặc ngoại xâm,đoàn kết nhân nghĩa ,cần cù lao động ,hiếu học ,tôn sư trọng đạo. ..các truyền thống văn hóa nghệ thuật.
4.4.Tổng kết:
? Bài tập a SGK trang 25?
Đáp án :Hành vi đúng :(a),(c),(e),(h),(i),(l),(g).
Vì :Đó là những thái độ và việc làm thể hiện sự tích cực tìm hiểu tuyên truyền và thực hiện theo các chuẩn mực giá trị truyền thống .
? Thế nào là phong tục? Thế nào là hủ tục? Cho ví dụ và sam vai tình huống về hủ tục?
Trò chơi 2 phút :Những ngành nghề nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta ?
1.Gốm ,đúc đồng .
2.Võ cổ truyền.
3.Lồng đèn ,rượu vang .(S)
4.Múa rồng (S).
5.Múa rối .
6.Ao ki mônô, nhạc thính phòng .(S)
7. Chèo tuồng ,cải lương .
GV: Nhận xét, kết luận.
4.5.Hướng dẫn học tập : 
* Đối với bài học ở tiết này :
 Học bài kết hợp SGK trang 25.
 *Đối với bài học ở tiết tiếp theo : 
 -Chuẩn bị bài 7: “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” phần còn lại
-Tìm hiểu phong tục tập quán ở địa phương em đang ở tiết sau giới thiệu tại lớp .
-Xem phần nội dung bài học, bài tập SGK trang 25,26.
 5/PHỤ LỤC:
Trò chơi dân gian .
@T?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_7_Ke_thua_va_phat_huy_truyen_thong_tot_dep_cua_dan_toc.doc