Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc

Bài 17. NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC.

I/Mục tiêu bài học.

1/ Kiến thức.

HS phải: -Hiểu được vì sao mà CD cần phải thực hiện việc bảo vệ Tổ quốc và nó còn là nghĩa vụ của CD đối với việc bảo vệ đất nước.

-Biết rõ một vài biểu hiệu về quy định của luật bảo vệ Tổ quốc.

- Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho HS.

2/ Kỹ năng.

 Nhận định đánh giá sự kiện, phân tích vấn đề, hoạt động nhóm.

3/ Thái độ.

 HS thể hiện nhận thức, hành vi về nghĩa vụ bảo vệ tồ quốc. Biết tuyên truyền, vận động bè bạn, người thân tham gia thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc là thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân.

II./Chuẩn bị.

GV: Sưu tầm tranh ảnh minh họa. Mẫu chuyện kể. các quyển sách luật.

HS: Bảng nhóm. Sưu tầm tranh ảnh minh họa.

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 2333Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Tiết 29
Ngày soạn: 10/3/2014
Ngày dạy:
Bài 17. NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC.
I/Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức.
HS phải: -Hiểu được vì sao mà CD cần phải thực hiện việc bảo vệ Tổ quốc và nó còn là nghĩa vụ của CD đối với việc bảo vệ đất nước.
-Biết rõ một vài biểu hiệu về quy định của luật bảo vệ Tổ quốc.
- Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho HS.
2/ Kỹ năng.
 Nhận định đánh giá sự kiện, phân tích vấn đề, hoạt động nhóm.
3/ Thái độ.
 HS thể hiện nhận thức, hành vi về nghĩa vụ bảo vệ tồ quốc. Biết tuyên truyền, vận động bè bạn, người thân tham gia thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc là thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân.
II./Chuẩn bị.
GV: Sưu tầm tranh ảnh minh họa. Mẫu chuyện kể. các quyển sách luật.
HS: Bảng nhóm. Sưu tầm tranh ảnh minh họa.
III/Các bước lên lớp.
1/Ổn định tổ chức lớp. GV kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp.
2/Kiểm tra bài cũ: 
 ? Thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lí xã hội của công dân. Lấy ví dụ thực tế minh họa..
Là quyền tham gia xây dựngbộ máy nhà nước và tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của nhà nước.
- Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý các hoạt động xã hội là quyền chính trị quan trọng nhất của CD. Nó đảm bảo quyền làm chủ và việc thực hiện trách nhiệm của CD đối với nhà nước.)
 Ví dụ : CD tham gia lấy ý kiến tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội...
3/ Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng.
Hoạt động 1.
GV treo tranh ảnh tương ứng với nôi dung bài học cho HS quan sát.
GV cho HS thảo luận nhóm với nội dung sau.
? Hãy cho biết những hoạt động chính của những chiến sĩ trong bức tranh trên.
GV kiểm tra đối chiếu kết quả và kết luận nội dung chính.
Tất cả những hoạt động đó của các chiến sĩ, CA, QĐ, CS điều nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc Việt Nam ta.
? Tại sao họ phải làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc?
GV liện hệ thực tế giáo dục tư tưởng.
Tích hợp liên môn lịch sử văn học để thấy được sự trường tồn của đất nước và tự hào về sự đấu tranh bảo vệ đất nước.
Hoạt động 2.
Cho HS đọc lại nội dung bài học từ 1đến 3 lần.
GV lưu ý phân tích về ý nghĩa và đồng thời liên hệ thực tế giáo dục tư tưởng cho HS.
? Tại sao chúng ta phải làm nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
Là học sinh, chúng ta phải làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc?
GV nhấn mạnh đó không chỉ là nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm của mỗi CD đối với đất nước.
Hoạt động 3.
Gv cho HS hoạt động nhóm làm từng bài tập trong thời gian 5 phút. 
GV đánh giá nhận xét và cho điểm nhóm có kết quả tốt.
Tìm hiểu một hoạt động liên quan đến bảo vệ Tổ quốc ở địa phương em?
GV sơ kết bài học.
HS quan sát tranh ảnh.
HS: hoạt động nhóm 5 phút trình bày kết quả bảng nhóm.
- Nhóm: 1, 2, 3 quan sát tranh 1, 2.
- Nhóm: 4, 5, 6 quan sát tranh 3, 4.
HS: ghi nhận bài học.
HS: Vì non sông đất nước ta được xây dựng từ bao đời nay (4000 năm LS). Cha ông ta đã đổ bao xương máu, nếm trải nhiều gian nan khổ cực mới xây dựng, gìn giữ bảo vệ được nó.
Chúng ta là thế hệ con cháu phải tiếp tục xây dưng bảo vệ giang sơn đất nước này cho đời sau mãi mãi vẫn còn.
HS: nghe hiểu bài.
HS: đọc bài theo yêu cầu của GV.
HS nghe, ghi nhận bài học.
HS: Vì quốc gia này được cha ông ta đánh đổi bằng xương máu, gây dựng bao đời (là nơi cho chúng ta cuộc sống).
Học sinh trình bày.
HS nghe hiểu ghi nhận bài học.
HS: thảo luận nhóm làm bài tập, rồi ghi nhận kết quả vào bảng con.
HS: nghe ghi nhận bài học.
Học sinh trình bày.
I/ Đặt vấn đề.
-Treo tranh ảnh minh họa về các chiến sĩ .
 (Bốn bức tranh)
=> Hình ảnh về các chiến sĩ quân đội ta đang thực hiện nhiệm vụ
- Canh gác vùng biển.
- Xây dựng lực lượng quân đội.
- Tham gia các hoạt xã hội xây dựng đất nước.
- Lược lương CA, CS truy bắt tội phạm gìn giữ ANTTXH, ATGT.
=>Tất cả những hoạt động đó của các chiến sĩ, CA, QĐ, CS điều nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc Việt Nam ta.
- CD phải có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trách nhiệm đó được thể hiện trong từng hành động, việc làm cụ thể trong đời sống của ta.
II/ Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN và Nhà nước CHXHCNVN.
2. Ý nghĩa.
Là sự nghiệp của toàn dân, là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
3. Hình thức.
Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.
Tích cực tham gia vào phong trào bảo vệ trật tự, an ninh
Sẳn sàng làm nghĩa vụ quân sự.
III/ Bài tập.
Bài tập 1.sgk 
Đáp án đúng : a,c, d, đ, e,
 h, i
- Giải thích.
Bài tập 2. sgk
+ Bảo vệ cơ quan trường sở
+ Báo với cơ quan, người có trách nhiệm khi phát hiện có người tuyên truyền tư tưởng.. sai pháp luật.
+ Tham gia truy đuổi bắt tội phạm
Bài tập 3 sgk
+ Hòa an ủi mẹ
+ Giải thích cho mẹ hiểu đi tham gia nghĩa vụ là trách nhiệm, là nghĩa vụ của CD
+Tự hào của một người thanh niên nên Hòa sẽ phải tham gia nghĩa vụ quân sự.
Bài tập 4 sgk.
a/ Có bao nhiêu người tham gia, ai vi phạm.
4/Củng cố.
Cho HS đọc lại khái niệm ghi nhớ
Nhấn mạnh ý nghĩa và liên hệ thực tế giáo dục tư tưởng cho HS. 
Cho HS giải quyết các tình huống GV tự xây dựng thêm.
5/ Hướng dẫn về nhà.
-Yêu cầu HS làm tất cả các bài tập.
- Học thuộc lòng phần ghi nhớ.
-Cần xem trước bài 18.
 IV/ Phần rút kinh nghiệm.
Nhận xét
Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 30 GDCD 9.doc