I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được thế nào là tự chủ; ý nghĩa của tự chủ.
- Sự cần thiết phải rèn luyện và cách rèn luyện để trở thành một người có tính tự chủ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được những biểu hiện của đức tính tự chủ.
- Biết đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ.
3. Thái độ:
- Tôn trọng những người sống tự chủ.
- Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong cuộc sống, trong quan hệ với người khác và trong những công việc của bản thân.
II. Chuẩn bị.
GV: Một số mẩu chuyện ngắn.
HS: Bảng phụ.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số học sinh.
Tuần 2 Tiết 2 Ngày soạn: 21/8/2014 Ngày dạy: Bài 2: TỰ CHỦ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - HS hiểu được thế nào là tự chủ; ý nghĩa của tự chủ. - Sự cần thiết phải rèn luyện và cách rèn luyện để trở thành một người có tính tự chủ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được những biểu hiện của đức tính tự chủ. - Biết đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ. 3. Thái độ: - Tôn trọng những người sống tự chủ. - Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong cuộc sống, trong quan hệ với người khác và trong những công việc của bản thân. II. Chuẩn bị. GV: Một số mẩu chuyện ngắn. HS: Bảng phụ. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Thế nào là chí công vô tư? Lấy ví dụ cụ thể? Gợi ý: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, tuân theo lẽ phải, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Ví dụ: chọn bạn có năng lực để bầu làm lớp trưởng chứ ko nên vì chơi thân mà chọn bạn của mình. Chúng ta cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào? Gợi ý: HS cần có thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư , đồng thời phê phán những hành vi vụ lợi, thiếu công bằng trong cuộc sống. 3. Giảng bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: GV yêu cầu HS đọc 2 mẫu chuyện trong SGK. ? Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình? ? Theo em, bà Tâm là người như thế nào? ? Từ một HS ngoan, học giỏi, N đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào? Vì sao? Hoạt động 2. ? Theo em, tính tự chủ được thể hiện như thế nào? ? Thế nào là người thiếu tính tự chủ? Hậu quả? Tính tự chủ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? HĐ2: Thảo luận nhóm: về cách ứng xử thể hiện tính tự chủ. - N1,2: Khi có người làm điều gì khiến em không hài lòng, bạn sẽ xử sự như thế nào? - N3,4: Nếu ai đó rủ em làm điều gì đó sai trái, em sẽ làm gì? - N5: Bạn rất mong muốn một điều gì đó nhưng cha mẹ chưa đáp ứng được, bạn sẽ làm gì? N6: Vì sao cần có thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp? GV: Từ các vấn đề vừa thảo luận, ta thấy rằng để xử sự đúng đắn, để có tính tự chủ thì ta phải biết xem xét, suy nghĩ trước mọi việc làm... ? Để rèn luyện tính tự tự chủ ta cần phải làm gì? ? Em hãy cho biết một vài biểu hiện, việc làm thể hiện tính tự chủ? Hoạt động 3: Gọi HS làm bài tập 1 SGK. Gọi HS đọc nội dung bài tập 3. Em hãy nhận xét về việc làm của Hằng? Em sẽ khuyên Hằng như thê nào? Đọc vấn đề sgk - Nén chặt nỗi đau để chăm sóc con và giúp đỡ, động viên người có cùng cảnh ngộ. - Người làm chủ được tình cảm, hành vi của mình nên đã vượt qua đau khổ, sống có ích đối với con mình và người khác. - N sa vào các tệ nạn xã hội một cách nhanh chóng vì do thiếu tính tự chủ. - Trả lời - Không làm chủ được bản thân, luôn nóng nảy, không bình tĩnh... trong mọi việc nên kết quả làm việc hoặc trong các mối quan hệ xã hội thường không được như mong muốn. - Trả lời - Mình phải xem lại việc làm đó (để biết được mình hay người ấy đúng), nếu người ấy sai thì phải phân tích và nhắc nhở bạn. - Phải biết từ chối khéo léo, đồng thời khuyên bạn không nên làm những điều đó. - Xem lại mong muốn của mình có chính đáng hay không? Điều kiện gia đình mình như thế nào? Nếu mong muốn của mình chính đáng nhưng gia đình khó khăn thì mình cũng phải chấp nhận một cách vui vẻ và xin cha mẹ vào lúc khác khi có đủ điều kiện. - Ôn hòa và từ tốn trong giao tiếp giúp ta tránh được những sai lầm đồng thời đối tượng giao tiếp sẽ thấy tin tưởng, yêu mến mình hơn. - Trả lời - HS tự nêu lên. Làm bài tập 1 (sgk). Hằng ko biết kiềm chế những ham muốn của bản thân... I. Tìm hiểu vấn đề. -Bà Tâm đã làm chủ được tình cảm, hành vi của mình. -N thiếu tính tự chủ. II. Nội dung bài học: 1. Khái niệm. - Tự chủ là làm chủ bản thâm. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩa, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, biết tự điều chỉnh hành vi của mình. 2. Ý nghĩa. Tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hoá. Giúp ta vượt qua những khó khăn thử thách, cám dỗ. 3. Cách rèn luyện. - Chúng ta rèn luyện tính tự chủ bằng cách tập suy nghĩ trước khi hành động, sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình từ đó rút ra kinh nghiệm đối với bản thân. III. Bài tập: Bài tập 1. Đồng ý: a, b, d, e. Bài tập 3. Hằng ko biết kiềm chế những ham muốn của bản thân... 4. Củng cố. GV nhấn mạnh những biểu hiện cơ bản của tính tự chủ. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ. Làm BT còn lại ở SGK. IV. Phần rút kinh nghiệm. Nhận xét Kí duyệt Nhận xét Kí duyệt
Tài liệu đính kèm: