Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

Bài 5. TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI

 I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - HS hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc và ý nghĩa của nó.

 - Biết cách thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc bằng các hành vi, việc làm cụ thể

 2. Kĩ năng:

 Biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước khác trong cuộc sống hàng ngày.

 3. Thái độ:

 Ủng hộ chính sách hòa bình, hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta.

 II. Chuẩn bị.

 - Thầy: Tranh ảnh, các bài báo, câu chuyện về tình hữu nghị.

 - Trò: Đọc kĩ bài ở nhà.

 III. Các bước lên lớp.

 1. Ổn định tổ chức.

 Kiểm tra sĩ số học sinh.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 Thế nào là hòa bình và bảo vệ hoà bình?

 Gợi ý: Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

Bảo vệ hòa bình là giữ gìn cuộc sống XH bình yên, không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 2209Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Tiết 5
Ngày soạn: 10/9/2013
Ngày dạy:
Bài 5. TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI
 I. Mục tiêu bài học:	
 1. Kiến thức: 
 - HS hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc và ý nghĩa của nó.
 - Biết cách thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc bằng các hành vi, việc làm cụ thể
 2. Kĩ năng: 
 Biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước khác trong cuộc sống hàng ngày.
 3. Thái độ:
 Ủng hộ chính sách hòa bình, hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta.
 II. Chuẩn bị.
 - Thầy: Tranh ảnh, các bài báo, câu chuyện về tình hữu nghị.
 - Trò: Đọc kĩ bài ở nhà.
 III. Các bước lên lớp.
 1. Ổn định tổ chức.
 Kiểm tra sĩ số học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 Thế nào là hòa bình và bảo vệ hoà bình?
 Gợi ý: Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.
Bảo vệ hòa bình là giữ gìn cuộc sống XH bình yên, không có chiến tranh hay xung đột vũ trang. 
 3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1.
GV yêu cầu học sinh đọc thông tin và quan sát ảnh trong SGK.
Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm.
? Qua các thông tin và quan sát ảnh, em có suy nghĩ gì về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước khác?
GV giải thích thêm về ASEAN, ASEM...
Hoạt động 2.
GV mở rộng: Tình hữu nghị là điều kiện, cơ hội để mỗi quốc gia tự giới thiệu, quảng bá hình ảnh của mình với thế giới, từ đó có được sự hiểu biết, có mối quan hệ thân thiện để cùng hợp tác và phát triển.
? Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc?
VD: Mối quann hệ giữa VN và Lào, giữa VN và Cu-ba....
? Tình hữu nghị có ý nghĩa như thế nào đối với các quốc gia, các dân tộc và toàn thể nhân loại?
? Hiện nay VN đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức nào trên thế giới?
GV: Từ khi gia nhập các tổ chức trên, VN đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ, hợp tác của các nước trên thế giới nên VN ngày càng học hỏi được nhiều kinh nghiệm trên mọi lĩnh vực...để từ đó dưới sự lãnh đạo của Đảng, VN ngày càng đứng vững trên trường quốc tế, nâng cao vị thế VN lên tầm cao mới.
? Để có mối quan hệ hữu nghị đó. Đảng và Nhà nước ta đã có những hành động cụ thể nào?
GV: Những chính sách đó đã làm cho các quốc gia trên thế giới hiểu rõ VN hơn từ đó ủng hộ, hợp tác trên mọi lĩnh vực. Ngay trong chiến tranh, VN vẫn luôn coi trọng chính sách đối ngoại hòa bình (thể hiện ở các hội nghị, các hiệp định...)
? Em hãy tìm một số hoạt động, việc làm thể hiện mối quan hệ hữu nghị giữa các nước trên thế giới?
? Em hãy nêu một số hoạt động giao lưu giữa HS các trường với nhau?
GV: Quan hệ hữu nghị, hợp tác không chỉ thể hiện ở cấp Nhà nước mà ngay trong mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, hàng xóm láng giềng, ở lớp học, ở trường...cũng cần phải XD tình hữu nghị, hợp tác với nhau.
? Chúng ta phải làm gì để XD mối quan hệ hữu nghị với nhau?
? Thể hiện tình đoàn kết hữu nghị ở những khía cạnh nào?
GV liên hệ mội trường: Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải tò rõ sự thân thiện với môi trường như ko vứt rác bừa bãi, khi đi tham quan, giao lưu cần có thái độ và việc làm nhằm giữ gìn môi trường chung
Hoạt động 3.
Nêu một số việc làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hàng ngày?
Em sẽ làm gì với các tình huống trong bài tập 2? Vì sao?
Đọc vấn đề và quan sát các ảnh
HS thảo luận nhóm.
- VN luôn mở rộng quan hệ song phương và đa phương với tất cả quốc gia, các tổ chức trên thế giới và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới. Điều đó chứng tỏ Đảng và nhà nước ta đã đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn
Nghe.
- Trả lời
- Trả lời
- LHQ, ASEAN, APEC, ASEM.... đặc biệt VN đã trở thành thành viên của WTO.
- Trả lời
HS theo dõi phần tư liệu trong sgk.
- Festival, trại hè quốc tế, giao lưu thanh niên quốc tế, Văn hóa, nghệ thuật, TDTT...
- Cắm trại, tặng sách vở, đá bóng...
- Trả lời
- Thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện trong quan hệ
Hs nêu ra một số ví dụ cụ thể.
HS trình bày.
a.Em sẽ khuyên can bạn ấy ko nên tỏ thái độ như thế
b. Em sẽ nhiệt tình tham gia giao lưu vì đó là hoạt động thể hiện sự thân thiện
I.Đặt vấn đề.
Việt Nam luôn mở rộng quan hệ song phương và đa phương với tất cả quốc gia, các tổ chức trên thế giới. 
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
- Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là mối quan hệ ban bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
2. Ý nghĩa.
- Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác phát triển về mọi mặt, tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
3. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
- Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia trên toàn thế giới.
4. Trách nhiệm của công dân Việt Nam.
- Chúng ta phải có trách nhiệm thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hàng ngày.
III.Bài tập:
1.Ví dụ: giao lưu với trường khác
2.
a.Em sẽ khuyên can bạn ấy ko nên tỏ thái độ như thế
b. Em sẽ nhiệt tình tham gia giao lưu vì đó là hoạt động thể hiện sự thân thiện 
4. Củng cố.
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa to lớn đối với mỗi quốc gia, dân tộc.
5. Hướng dẫn về nhà. 
Học bài cũ.
Làm BT 3,4.
Soạn bài mới.
IV. Phần rút kinh nghiệm.
 Nhận xét
 Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 5 GDCD 9.doc