Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 6: Hợp tác cùng phát triển

Bài 6. HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

HS hiểu thế nào là hợp tác, các nguyên tắc hợp tác; sự cần thiết phải hợp tác.

HS biết chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề hợp tác với các nước khác.

Trách hiệm của HS trong rèn luyện tinh thần hợp tác.

2. Kĩ năng:

Biết hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong hoạt động chung.

3. Thái độ:

Ủng hộ chính sách hợp tác hòa bình, hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta.

II. Chuẩn bị.

Thầy: Tranh ảnh, các bài báo, câu chuyện về hợp tác.

Trò: Tìm hiểu một số dẫn chứng cụ thể.

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định tổ chức.

Kiểm tra sĩ số học sinh.

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 3284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 6: Hợp tác cùng phát triển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Tiết 6
Ngày soạn: 16/9/2013
Ngày dạy: 
Bài 6. HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
HS hiểu thế nào là hợp tác, các nguyên tắc hợp tác; sự cần thiết phải hợp tác.
HS biết chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề hợp tác với các nước khác.
Trách hiệm của HS trong rèn luyện tinh thần hợp tác.
2. Kĩ năng: 
Biết hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong hoạt động chung.
3. Thái độ:
Ủng hộ chính sách hợp tác hòa bình, hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta.
II. Chuẩn bị.
Thầy: Tranh ảnh, các bài báo, câu chuyện về hợp tác.
Trò: Tìm hiểu một số dẫn chứng cụ thể.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ.
Đảng và Nhà nước ta có chính sách như thế nào trong quan hệ hữu nghị với các nước khác?
Gợi ý: Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia trên toàn thế giới.
3. Nội dung bài mới: 
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Ghi bảng
Hoạt động 1.
GV yêu cầu học sinh đọc và quan sát các thông tin, hình ảnh trong SGK.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm.
Nhóm 1, 2, 3: Qua các ảnh và thông tin, em có nhận xét gì về quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới?
Nhóm 4, 5, 6: Sự hợp tác với các nước khác đã mang lại lợi ích gì cho nước ta và các nước khác?
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
? Em hiểu thế nào là hợp tác?
Hãy nêu một số ví dụ về thành quả hợp tác giữa nước ta với nước khác?
? Các nước hợp tác với nhau dựa trên những nguyên tắc nào?
GV: Sự hợp tác bình đẳng là rất quan trọng, nó thể hiện sự hữu nghị, thân thiện, không phân biệt lớn bé, chủng tộc, chế độ chính trị-XH... khi hợp tác là cần phải bình đẳng (VD)
? Vì sao các quốc gia, các tổ chức quốc tế cần có sự hợp tác với nhau?
Nêu một số vấn đề toàn cầu cần sự hợp tác quốc tế?
GV tích hợp môi trường: Hợp tác quốc tế có ý nghĩa như thế nào trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
? Trước những thuận lợi và thách thức trong bối cảnh thế giới hiện nay, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách gì trong hợp tác quốc tế?
GV: Nguyên tắc hòa bình là tôn trọng sự độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ (không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không xâm phạm lãnh thổ của nhau...
? HS phải làm gì để thể hiện tinh thần hợp tác ở trong học tập và trong cuộc sống?
? Bản thân em hợp tác với các bạn khác chưa?
? Sự hợp tác trong học tập, trong lao động và trong cuộc sống đem lại điều gì?
? Để rèn luyện tinh thần hợp tác, HS cần phải làm gì?
Hoạt động 3.
Nêu một số ví dụ về sự hợp tác quốc tế?
Em hãy giới thiệu với các bạn trong lớp, trong trường đã có sự hợp tác tốt?
- Đọc vấn đề và quan sát các ảnh
VN đã, đang và sẽ là thành viên của các tổ chức quốc tế quan trọng, đồng thời ngày càng nhận được sự ủng hộ, hợp tác tích cực từ các tổ chức, các quốc gia trên toàn thế giới
- Khi hợp tác các nước sẽ có điều kiện học tập kinh nghiệm lẫn nhau, cùng giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu (y tế, giáo dục, kinh tế, KHKT...)
- Trả lời
Cầu Mĩ Thuận; nhà máy thuỷ điện Hoà Bình; cầu Thăng Long; khu chế xuất lọc dầu Dung Quất
- Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của nhau.
Nghe.
Trả lời
Vấn đề toàn cầu như: AIDS, ô nhiễm môi trường, SARS, cúm gà....
Môi trường ảnh hưởng chung đến toàn nhân loại nên khi hợp tác, cùng nhau tìm cách giải quyết các tồn tại thì mới cải thiên được môi trường
Học sinh nêu cụ thể một số chủ trương.
Nghe.
- Cùng trao đổi trong học tập, đoàn kết trong lao động, giúp đỡ nhau trong cuộc sống...
- Trả lời
- Nâng cao về hiệu quả, chất lượng của công việc.
- Trả lời
- HS lên trình bày bài tập trên bảng.
HS giới thiệu tấm gương hợp tác tốt.
1. Đặt vấn đề.
- Khi hợp tác các nước sẽ có điều kiện học tập kinh nghiệm lẫn nhau, cùng giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu.
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
2. Ý nghĩa.
- Hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng để giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu mà không một quốc gia nào có thể tự giải quyết.
3. Chủ trương của Đảng và nhà nước ta.
- Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác quốc tế trên nguyên tắc bình đẳng, hữu nghị, hòa bình.
 Nước ta đã và đang hợp tác có hiệu quả với nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực.
4.Trách nhiệm của học sinh.
- HS cần phải rèn luyện tinh thần đoàn kết hợp tác với bạn bè và những người xung quanh trong mọi hoạt động.
III. Bài tập:
1. Ví dụ: 
Bảo vệ môi trường
Chống đói nghèo
Phòng chống HIV/AIDS
4. Củng cố.
Hợp tác cùng phát triển đem lại những lợi ích gì?
Gợi ý: Giúp giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu
5. Hướng dẫn về nhà.
Học bài cũ.
Làm bài tập còn lại ở SGK. 
Soạn bài mới.
IV. Phần rút kinh nghiệm.
 Nhận xét
 Kí duyệt
 Nhận xét
 Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 6 Tuần 6 GDCD 9 Ngày soạn.doc