Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Tiết 19, 20 - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: HS hiểu được khái niệm hôn nhân và các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở VN.

Các điều kiện để được kết hôn, các trường hợp cấm kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng.

Ý nghĩa của việc nắm vững và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân, tác hại của việc kết hôn sớm.

2. Kĩ năng: Biết phân biệt hôn nhân hợp pháp và bất hợp pháp.

Biết cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân.

 Không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện tốt.

3. Thái độ: Tôn trọng qui định của pháp luật về hôn nhân.

Ủng hộ những việc làm đúng, phản đối những hành vi vi phạm pháp luật trong hôn nhân.

 

doc 9 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1958Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Tiết 19, 20 - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Tiết 19
Ngày soạn: 24/12/2013
Ngày dạy: 
Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: HS hiểu được khái niệm hôn nhân và các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở VN.
Các điều kiện để được kết hôn, các trường hợp cấm kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng.
Ý nghĩa của việc nắm vững và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân, tác hại của việc kết hôn sớm.
2. Kĩ năng: Biết phân biệt hôn nhân hợp pháp và bất hợp pháp.
Biết cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân.
 Không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện tốt.
3. Thái độ: Tôn trọng qui định của pháp luật về hôn nhân.
Ủng hộ những việc làm đúng, phản đối những hành vi vi phạm pháp luật trong hôn nhân.
II. Chuẩn bị.
GV: Luật HN&GĐ năm 2000. Các thông tin, số liệu thực tế liên quan.
HS: Đọc kĩ nội dung bài.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ.
Không kiểm tra.
3. Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1.
Gọi hs đọc 2 mẫu chuyện trong SGK.
GV phân nhóm cho HS thảo luận.
- N1,2,3: Em suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân trong những trường hợp trên?
- N4,5,6: Em quan niệm như thế nào về tình yêu, về tuổi kết hôn, về trách nhiệm của vợ và chồng trong cuộc sống gia đình?
GV: Ở lớp 8, học bài "Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình".
? Các thanh viên trong gia đình phải có trách nhiệm như thế với nhau?
? Theo em, vì sao người ta nói tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân và gia đình hạnh phúc?
? Vây em hiểu thế nào là tình yêu không chân chính?
? Thế nào là hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính?
GV: Tình yêu và hôn nhân không chân chính thì khó có thể đem lại hạnh phúc.
Hoạt động 2.
 Hôn nhân là gì?
? Trong hôn nhân, Nhà nước ta đã đề ra những nguyên tắc nào?
GV: Lấy ví dụ cụ thể về các trường hợp hôn nhân nói trên.
? Chính sách dân số của nước ta như thế?
 Vì sao nhà nước ta lại đề ra chính sách về dân số như vậy?
GV: Mặc dù những nguyên tắc trên được PL quy định rõ ràng nhưng không phải bất kì cặp vợ chồng nào cũng thự hiện tốt.
? Em hãy nêu lên một số trường hợp hôn nhân vi phạm PL ?
Hoạt động 3.
Gọi hs đọc nội dung bài tập 1.
 Em đồng ý với ý kiến nào trong bài tập 1? Vì sao?
HS đọc mẫu chuyện.
- Không chân chính và thiếu tôn trọng, thiếu trách nhiệm đối với nhau, đồng thời vi phạm pháp luật.
- Tình yêu: Phải chân chính, lành mạnh, xuất phát từ sự tự nguyện, sự đồng cảm, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.
- Tuổi kết hôn: Phải đúng tuổi theo quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam (nữ phải đủ từ 18 tuổi và nam là 20 tuổi trở lên)
- Vợ chồng phải bình đẳng, yêu thương nhau, chăm sóc và giúp đỡ nhau...
- Có bổn phận, trách nhiệm qua lại với nhau.
- Tình yêu chân chính là xuất phát từ sự đồng cảm, sự yêu thương chân thành và mong muốn sống với nhau trọn đời. Do đó khi chung sống với nhau hai bên sẽ hòa hợp với nhau hơn.
 Tình yêu vụ lợi, tham địa vị, danh vọng, thiếu trách nhiệm với nhau....
- Bị ép buộc, vì tiền tài, danh vọng...
- Trả lời.
- Trả lời.
- Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh từ 1 đến 2 con, đứa đầu cách đứa sau từ 3 đến 5 năm.
- Nhằm hạn chế tỉ lệ tăng dân số để có điều kiện nuôi dạy con tốt hơn, hạn chế việc gây áp lực về kinh tế, việc làm đối với nhà nước. Khoảng cách sinh con được quy định như vậy là nhằm bảo đảm sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.
- Ép buộc, chồng đánh vợ, sinh đông con; không cho người theo tôn giáo này kết hôn vói tôn giáo khác...
Học sinh đọc.
- Ý đúng: d, đ, g, h, i, k.
I. Đặt vấn đề.
Tuổi kết hôn: nữ 18 tuổi, nam 20 tuổi.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm.
Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, được nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hạnh phúc.
2.Những qui định của Pháp luật nước ta về hôn nhân:
- Nguyên tắc cơ bản:
+ Hôn nhân tự nguyện; tiến bộ, 1 vợ 1 chồng; vợ chồng bình đẳng.
+ Hôn nhân giữa công dân VN thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo này với tôn giáo khác, giữa người không theo tôn giáo với người theo tôn giáo, giữa người VN với người nước ngoài đều được tôn trọng và được PL bảo vệ.
+ Vợ chồng phải có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số.
III. Bài tập.
Bài tập 1.
- Ý đúng: d, đ, g, h, i, k.
4. Củng cố: 
Nêu các nguyên tắc về hôn nhân theo pháp luật VN?
5. Hướng dẫn về nhà:
Học bài 
Xem tiếp NDBH để tiết sau học tiếp. 
IV. Phần rút kinh nghiệm.
Nhận xét
Kí duyệt
Tuần 21
Tiết 20
Ngày soạn: 29/12/2013
Ngày dạy: 
Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: HS hiểu được khái niệm hôn nhân và các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở VN.
Các điều kiện để được kết hôn, các trường hợp cấm kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng.
Ý nghĩa của việc nắm vững và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân, tác hại của việc kết hôn sớm.
2. Kĩ năng: Biết phân biệt hôn nhân hợp pháp và bất hợp pháp.
Biết cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân.
 Không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện tốt.
3. Thái độ: Tôn trọng qui định của pháp luật về hôn nhân.
Ủng hộ những việc làm đúng, phản đối những hành vi vi phạm pháp luật trong hôn nhân.
II. Chuẩn bị.
GV: Luật HN&GĐ năm 2000. Các thông tin, số liệu thực tế liên quan.
HS: Đọc kĩ nội dung bài.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ.
Hôn nhân là gì?
3. Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1. 
GV: trong quy định của PL, ngoài những nguyen tắc thì trong hôn nhân còn có những quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân.
? CD VN có quyền và nghĩa vụ gì trong hôn nhân?
GV: Cho HS đọc điều 64 - HP 1992 - sgk.
? PL nghiêm cấm điều gì trong hôn nhân?
GV: Cho HS đọc điều 4 và 8 - luật HN&GĐ 2000 -sgk.
? Vì sao người có cùng dòng máu trực hệ hoặc họ hàng trong phạm vi 3 đời không được kết hôn với nhau?
GV: Trong chế độ Phong kiến, con cái trong hoàng tộc thường kết hôn với nhau nhằm duy trì ngôi báu, địa vị... -> các vị vua thường có tuổi thọ thấp.
? Vợ chồng phải có nghĩa vụ như thế nào với nhau?
GV: Vợ chồng phải bình đẳng và tôn trọng trong mọi lĩnh vực.
? Em hãy nêu một số trường hợp vợ chồng thực hiện tốt các nguyên tắc cũng như quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân?
? Ở những nơi nào của nước ta thường có sự vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình?
? Em hãy nêu một số trường hợp vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình ở các dân tộc thiểu số?
? Em có suy nghĩ gì đối với những trường hợp thực hiện tốt cũng như chưa tốt Luật Hôn nhân và Gia đinh?
GV: Những việc làm sai trái trên đều vi phạm Nghị định 32/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc kết hôn đối với các dân tộc thiểu số.
? Đối với tình yêu và hôn nhân, chúng ta cần phải làm gì?
Hoạt động 2.
 Làm bài tập sgk.
- N1: bài 4
- N2: bài 5
- N3: bài 6
- N4: bài 7
- Trả lời.
- Đọc.
- Trả lời.
- Đọc.
 Sinh ra dễ bị dị hình, bệnh tật, đồng thời không phù hợp với đạo lí của người VN.
- Trả lời.
- Có đăng kí kết hôn, kết hôn tự nguyện, kết hôn đúng tuổi quy định, thực hiện tốt chính sách dân số...
- Vùng nông thôn, đặc biệt là ở các miền núi nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống.
- Cướp vợ; xem tuổi; thách cưới....
- Phát huy, học tập và làm theo những trường hợp thực hiện tốt.
- Phê phán, ngăn chặn những trường hợp chưa thưc hiện tốt.
- Trả lời.
- Thảo luận xong các nhóm ghi câu trả lời ra giấy khổ lớn rồi dán lên bảng (hoặc cho đại diện nhóm đọc to trước lớp) -> GV kết luận.
I. Đặt vấn đề.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm.
2. Những quy định của pháp luật nước ta.
a. Nguyên tắc.
b. Quyền và nghĩa vụ của CD trong hôn nhân:
+ Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn; kết hôn do hai bên tự nguyện và phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Cấm kết hôn đối với các trường hợp:
-> Người đang có vợ hoặc có chồng.
-> Người mất năng lực hành vi dân sự.
-> Cùng dòng máu trực hệ, họ hàng trong phạm vi 3 đời.
-> Giữa cha và con, bố chồng và con dâu, mẹ vợ với con rể...
-> Giữa những người có cùng giới tính.
+ Vợ chồng bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau và phải tôn trọng lẫn nhau.
3. Trách nhiệm của công dân.
Chúng ta phải thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân, không vi phạm pháp luật về hôn nhân.
III. Bài tập:
Bài 4. Ý kiến của gia đình Lan và Tuấn là đúng.
Bài 5. Lí do của anh Đức và chị Hoa là không đúng.
Bài 6. Việc làm của mẹ Bình là sai.
Bài 7. Việc làm của anh Phú là không đúng.
4. Củng cố.
Gv nhấn mạnh các nội dung cần nhớ.
5. Hướng dẫn về nhà:
Làm các bài tập còn lại.
Chuẩn bị trước bài 13.
IV. Phần rút kinh nghiệm.
 Nhận xét
 Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 20, 21 GDCD 9.doc