Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Tiết 20 đến tiết 35

I- Mục tiêu:

 1- Kiến thức:

 -Hiểu được hôn nhân là gì.

 -Nêu được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta.

 -Kể được các quyền và nghĩa vụ của cơ bản của công dân trong hôn nhân.

 -Biết được tác hại của việc kết hôn nhân sớm.

 2- Kĩ năng:

 Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

 3-Thái độ:

 -Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

 -Không tán thành kết hôn sớm.

 * KNS:

 -Kĩ năng tư duy phê phán đối với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân như: kết hôn sớm, bạo lực gia đình

 -Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng (về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân).

 -Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về tình hình thực hiện Luật hôn nhân và gia đình ở địa phương.

 

doc 68 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 945Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Tiết 20 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn địa phương để xử lý. (0,5 đ)
 THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
Tổng số bài 
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
8 -> 10 
6,5 -> 7,8
5-> 6,4 
3,5 -> 4,8 
0 -> 3,3 
 SL
TL 
SL 
 TL
 SL
 TL
 SL
 TL
 SL
TL 
9/1 
9/2
9/3
Cộng
 Nhận xét:
- Ưu điểm: ..
-Tồn tại:
.
 Biện pháp khắc phục:
.
Tên bài soạn: VI PHẠM PHÁP LUẬT 
 VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN (T1)
Ngày soạn: 
Tuần: 28
Tiết theo PPCT: 28
I- Mục tiêu:
 1- Kiến thức:
 -Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật.
 -Kể được các loại vi phạm pháp luật.
 -Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.
 -Kể được các loại trách nhiệm pháp lí.
 2- Kĩ năng:
 -Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lí.
 -Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. 
 3- Thái độ:
 -Tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước.
 -Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.
 -Có ý thức tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.
 -Có thái độ phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
*KNS: 
 -Kĩ năng tư duy phê phán ( Biết phê phán đánh giá những hành vi vi phạm pháp luật; đồng tình, ủng hộ các biện pháp xử lí của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật.
 -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về một số hiện tượng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên ở địa phương.
 -Kĩ năng kiên định không tham gia vào các hành vi vi phạm pháp luật.	
II- Chuẩn bị của GV và HS:
 1- Giáo viên: 
 -SGK, SGV GDDC 9. Hiến pháp 2013. Bộ luật Hình sự 1999. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Luật Giao thông đường bộ 2008.
 -Các bài báo về những vấn đề liên quan đến vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
 2- Học sinh: 
 SGK GDCD 9. Tìm hiểu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở địa phương.
III- Tổ chức các hoạt động học tập:
 1-Ổn định lớp:	
 2- KTBC: /
 3- Tiến hành bài học:
 a- Phương pháp giảng dạy:
 -Diễn giải kết hợp với phân tích. Thảo luận. 
 -Đàm thoại. Liên hệ thực tế.
 b- Các bước của hoạt động :
Hoạt động của GV và HS
HĐ1- Giới thiệu bài: (5 phút)
-GV: đưa ra các trường hợp: 
 1- A rất ghét B và có ý định sẽ đáng B một trận thật đau cho bỏ ghét.
 2- Công an phường H đã xử phạt hành chính bà Hân và yêu cầu bà tháo dỡ mái che lấn chiếm vỉa hè.
 3- Một em bé lên 5 tuổi, nghịch lửa làm cháy một số đồ gỗ của nhà bên cạnh.
 4- Một người uống rượu say, đi xe máy và gây tai nạn.
-GV: Đề nghị HS cho biết các hành vi đó có vi phạm pháp luật không ? Vì sao ?
-HS:Trả lời cá nhân.
-GV: Kết luận, chốt lại ý đúng và giải thích rõ vì sao trường hợp 1 và 3 không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.
-GV: Nêu ngắn gọn 4 yếu tố của hành vi vi phạm pháp luật.
 HĐ2- Tìm hiểu khái niệm vi phạm pháp luật: 18 phút) 
 Mục tiêu: Giúp HS nhận biết hành vi vi phạm pháp luật .
 -GV:Treo bảng phụ (như mẫu trong SGV/P 86) và cho HS điền vào ô trống.
-GV: Cho HS đọc mục đặt vấn đề và tổ chức cho cả lớp cùng trao đổi, thảo luận các câu hỏi sau:
 a/ Em hãy nhận xét các hành vi trên và cho biết người thực hiện từng hành vi mắc lỗi gì ? 
 b/ Những hành vi đó đã gây hậu quả gì ?
c/ Theo em, người thực hiện hành vi trên sẽ phải chịu trách nhiệm gì đối với hậu quả gây ra ?
d/ Trong các hành vi trên, hành vi nào vi phạm pháp luật hay không vi phạm pháp luật ?
-GV: Từ các hoạt động trên, theo em, vi phạm pháp luật là gì ? Nêu 2 ví dụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
 -HS: Trả lời cá nhân.
-HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-GV: Kết luận, chốt lại ý chính. 
HĐ3- Tìm hiểu các loại vi phạm pháp luật. (15 phút)
-Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được các loại vi phạm pháp luật. 
-GV: Yêu cầu cả lớp đọc kĩ mục I, phần nội dung bài học trong SGK và gọi HS lên bảng phân loại các hành vi vi phạm và điền vào cột 5.
-GV: Đề nghị 1 HS cho vài ví dụ về hành vi vi phạm pháp luật và yêu cầu HS khác nhận xét và phân loại hành vi đó trên cơ sở nội dung 1 của bài học.
-GV: Cho HS làm bài tập 1 trong SGK và nêu câu hỏi:
+Có mấy loại vi phạm pháp luật ? Cho Ví dụ cụ thể ?
 +Những hành vi trong phần đặt vấn đề vi phạm pháp luật loại nào ?
-HS: Suy nghĩ trả lời cá nhân.
-HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-GV: Kết luận, chốt lại ý chính.
4- Củng cố: (5 phút)
 -Thế nào là vi phạm pháp luật ? Có mấy loại vi phạm pháp luật ?
 -Em sẽ làm gì khi thấy có người đổ nước thải công nghiệp chưa xử lý ra sông, hồ ?
 -Nêu vài ví dụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên ?
 5- Dặn dò: (2 phút)
HS về nhà học bài và xem trước phần nội dung bài học còn lại trong SGK / P 53 (Trách nhiệm pháp lý) để chuẩn bị cho tiết học sau.
Nội dung chính
 Đó phải là một hành vi. Hành vi đó trái với quy định của pháp luật. Người thực hiện hành vi đó có lỗi. Người thực hiện hành vi đó có năng lực trách nhiệm pháp lý.
a/ Hành vi 1: Xây nhà cao tầng không giấy phép -> xây nhà trái phép, đổ phế thải xuống cống thoát nước .
+Hành vi 2: Đua xe, vượt đèn đỏ -> vi phạm Luật an toàn giao thông.
+ Hành vi 3: Tâm thần, đập phá, mắc lỗi nhưng không vi phạm pháp luật .
+Hành vi 4: Cướp giật dây chuyền, túi xách -> tội trộm , cướp.
+ Hành vi 5: Vay tiền dây dưa không trả -> xâm phạm tài sản người khác.
+ Hành vi 6: Chặt cây, tỉa cành, không đặt biển báo -> vi phạm nội quy an toàn lao động.
b/ Hành vi 1: Gây tắc cống, ngập nước.
Hành vi 2: Gây thiệt hại về người và của.
Hành vi 3: Làm hỏng mất tài sản quý.
Hành vi 4: Gây tổn thất tài chính cho người khác.
Hành vi 5: Gây tổn thất tiền bạc của người khác .
Hành vi 6: Làm cho người đi đường bị thương.
c/ Các hành vi trên (Trừ hành vi 3) phải chịu trách nhiệm pháp lí về các hành vi của mình.
d/ Các hành vi trên ( trừ hành vi 3 ) là những hành vi vi phạm pháp luật 
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Ví dụ: Đốt rừng làm nương rẫy, đổ chất thải công nghiệp chưa qua xủ lý ra sông ngòi, ao, hồ
Có 4 loại vi phạm pháp luật:
-Vi phạm pháp luật Hành chính: Vứt rác bừa bãi nơi công cộng.
-Vi phạm pháp luật Hình sự: Trộm cắp xe máy.
-Vi phạm pháp luật Dân sự: Mượn xe máy đem cầm lấy tiền. 
-Vi phạm kỷ luật: Vẽ bậy lên tường của lớp học. 	
 -Hành vi 1: Vi phạm pháp luật hành chính.
 -Hành vi 2, 5: Vi phạm pháp luật dân sự.
 -Hành vi 1: Không vi phạm pháp luật.
 -Hành vi 4: Vi phạm pháp luật hìønh sự.
 -Hành vi 6: Vi phạm Kỉ luật.
-Ngăn cản và báo với công an hoặc chính quyền địa phương.
 -Săn bắt động vật quí hiếm. Chặt phá rừng bừa bãi. Đánh bắt thủy, hải sản bằng chất nổ
Tên bài soạn: VI PHẠM PHÁP LUẬT
 VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN (T2)
Ngày soạn: 
Tuần: 29
Tiết theo PPCT: 29
I- Mục tiêu:
 1- Kiến thức:
 -Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật.
 -Kể được các loại vi phạm pháp luật.
 -Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.
 -Kể được các loại trách nhiệm pháp lí.
 2- Kĩ năng:
 -Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lí.
 -Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. 
3- Thái độ:
 -Tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước.
 -Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.
 -Có ý thức tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.
 -Có thái độ phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
*KNS: 
 -Kĩ năng tư duy phê phán ( biết phê phán đánh giá những hành vi vi phạm pháp luật; đồng tình, ủng hộ các biện pháp xử lí của nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật.
 -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về một số hiện tượng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên ở địa phương.
 -Kĩ năng kiên định không tham gia vào các hành vi vi phạm pháp luật.	
II- Chuẩn bị của GV và HS:
 1- Giáo viên: 
 -SGK, SGV GDDC 9. Hiến pháp 2013. Bộ luật Hình sự 1999. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Luật Giao thông đường bộ 2008.
 -Các bài báo về những vấn đề liên quan đến vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
 2- Học sinh: 
 SGK GDCD 9. Tìm hiểu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở địa phương.
III- Tổ chức các hoạt động học tập:
 1-Ổn định lớp:
 2- KTBC: 
 -Thế nào là vi phạm pháp luật ? Có mấy loại vi phạm pháp luật ?
 -Nêu vài ví dụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ?
 3- Tiến hành bài học:
 a- Phương pháp giảng dạy:
 -Diễn giải kết hợp với phân tích. Thảo luận. 
 -Đàm thoại. Liên hệ thực tế.
 b- Các bước của hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
 HĐ4- Tìm hiểu khái niệm trách nhiệm pháp lý: (15 phút)
 Mục tiêu: Giúp HS hiểu thế nào là trách nhiệm pháp lý:
-GV: Cho HS nêu hành vi vi phạm và biện pháp xử lí mà em được biết trong thực tế cuộc sống :
-GV: Cho HS xác định loại vi phạm pháp lý và biện pháp xử lý .
Hành vi
-Vứt rác bừa bãi
-Cãi nhau, gậy mất trật tự nơi công cộng.
-Lấn chiếm vỉa hè
 -Trộm xe máy 
 -Cướp giật tài sản.
 -Mượn xe máy đem cầm lấy tiền.
 -Viết, vẽ bậy lên tường của lớp học.
 -HS: Từ hành vi [ xác định loại vi phạm và biện pháp xử lý.
 -HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 -GV: Nhận xét, chốt lại ý chính.
 -GV: Từ bài tập trên cho HS trả lời câu hỏi: Trách nhiệm của người thực hiện hành vi đối với hậu quả do hành vi gây ra và điền vào cột 5 của bảng phụ.
-GV đặt câu hỏi cho HS động não:
 * Thế nào là trách nhiệm pháp lý ?
 * Ở những tình huống trong phần đặt vấn đề, hành vi nào phải chịu trách nhiệm pháp lý ? Hành vi nào không ?
 HĐ5- Các loại trách nhiệm pháp lí: (13 phút)
 -Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được các loại trách nhiệm pháp lí .
-GV: Từ Bài tập ở HĐ4 gợi ý HS đưa ra biện pháp xử lí chính là trách nhiệm pháp lí của công dân.
-HS: Trả lời câu hỏi:
 Cóù mấy loại trách nhiệm pháp lí ? Cho ví dụ.
+GV giải thích rõ nội dung và đặc điểm của trách nhiệm pháp lí.
 HĐ6- Luyện tập: (10 phút)
 Mục tiêu: Giúp HS nắm vững và khắc sâu kiến thức đã học.
 -HS làm bài tập số 2, 5, 6 trong SGK / P 55- 56.
-HS: Suy nghĩ trả lời cá nhân.
-HS: Cảû lớp nhận xét, bổ sung.
-GV: Kết luận, chốt lại ý chính.
4- Củng cố: (5 phút)
- Trách nhiệm pháp lí là gì ? Có mấy loại trách nhiệm pháp lý ?
-Những quy định áp dụng trách nhiệm pháp lý nhằm mục đích gì ?
5- Dặn dò: (2 phút)
HS xem lại kiến thức đã học về quyền công dân ở các lớp 6,7,8 và xem trước mục Đặt vấn đề của bài 16 để chuẩn bị cho tiết học sau.
 Loại vi phạm Biện pháp xử lý
Vi phạm hành chính Xử phạt hành chính 
Vi phạm hình sự Hình phạt của Bộ 
 luật Hình sự
Vi phạm dân sự Bồi thường dân sự
 Vi phạm kỉ luật Phê bình trước lớp
* Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định.
* Các hành vi:1,2,4,5,6 phải chịu trách nhiệm pháp lý. Hành vi 3 không chịu trách nhiệm pháp lý.
 Có 4 loại trách nhiệm pháp lý:
-Trách nhiệm hình sự: Trộm xe máy bị hình phạt của Bộ Luật hình sự 
- Trách nhiệm hành chính: Lấn chiếm vỉa hè: Xử phạt hành chính.
- Trách nhiệm dân sự: Mượn xe máy đem cầm lấy tiền: bồi thường dân sự
- Trách nhiệm kỷ luật: Vẽ bậy lên bàn của lớp học: Phê bình trước lớp.
 +Bài 2:Trường hợp b không phải chịu trách nhiệm pháp lý, vì em bé mới 5 tuổi, chưa đến tuổi quy định của pháp luật.
 +Bài 5: ý kiến đúng: c,e 
 ý kiến sai : a,b,d,đ 
 + Bài 6:
 * Giống nhau: là những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh ngày càng tốt đẹp hơn.
 *Khác nhau:
-Trách nhiệm đạo đức: bằng tác động của dư luận xã hội, tự giác thực hiện, lương tâm cắn rứt.
-Trách nhiệm pháp lí: bắt buộc thực hiện -Phương pháp cưỡng chế của Nhà nước.
 -Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật .
-Giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật .
-Bồi dưỡng lòng tin của nhân dân vào pháp luật và công lý.
-Ngăn chặn và hạn chế, xóa bỏ vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
CHỦ ĐỀ 2: BẢO VỆ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM
Nội dung 1: QUYỀN THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC,
 QUẢN LÝ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN (T1)
Ngày soạn: 
Tuần: 30
Tiết theo PPCT: 30
I- Mục tiêu:
 1- Kiến thức:
 -Nêu được thế nào là quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân.
 -Nêu được các hình thức tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân.
 -Nêu được trách nhiệm của nhà nước và của công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân.
 -Nêu được ý nghĩa của quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân.
 2- Kĩ năng:
 Biết thục hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội phù hợp với lứa tuổi.
 3- Thái độ:
 Tích cực tham gia công việc của trường, của lớp, của cộng đồng phù hợp với khả năng.
* KNS: 
 -Kĩ năng tư duy phê phán (Biết phê phán các hành vi, việc làm vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hộâi của công dân).
 -Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về về việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hộâi của công dân ở địa phương.	
II- Chuẩn bị của GV và HS:
 1- Giáo viên: 
 -SGK, SGV GDDC 9. HP 2013. Luật Khiếu nại (2011), Luật Tố cáo (2011).
 -Luật bầu cử đại biểu Quốc hội. Luật bầu cử HĐND.
 2- Học sinh:
 SGK GDCD 9. Xem lại kiến thức về quyền công dân, Nhà nước, pháp luật ở lớp 6, 7, 8 và đọc trước các Điều 6, 7, 8, 27, 28, 29 của Hiến pháp 2013.
III- Tổ chức các hoạt động học tập:
 1- Ổn định lớp:
 2- KTBC:
 - Hành vi nào sau đây chịu trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức ?
 - Không chăm sóc bố mẹ khi ốm đau. Đi xe máy chưa đủ tuổi, không có bằng lái. Ăn cắp tài sản của nhà nước. Lấy của bạn cái bút. Giúp người lớn vận chuyển ma túy.
 3- Tiến hành bài học:
 a- Phương pháp giảng dạy:
 -Thảo luận nhóm/lớp. Kích thích tư duy. Luyện tập.
 -Đàm thoại. Động não. Liên hệ thực tế.
 b- Các bước của hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
 HĐ1- Giới thiệu bài: (5 phút)
 -GV:Gợi ý HS trả lời các câu hỏi:
 1- Ở lớp 6, 7, 8 các em đã học người công dân có các quyền cơ bản nào ? 
 2- Vì sao mỗi người công dân có được các quyền đó ?
 3- Ngoài những quyền đã nêu, người công dân còn có quyền nào khác ? 
-HS: Trả lời cá nhân.
-HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-GV: Chốt lại ý chính và giới thiệu bài mới: Để hiểu rõ hơn các quyền khác của công dân ta sẽ tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
 HĐ2- Tìm hiểu khái niệm quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân. (13 phút)
 Mục tiêu: Giúp HS hiểu được thế nào là quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
-GV: Cho HS đọc mục đặt vấn đề.
-GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
N1- Những quy định trên thể hiện quyền gì của người công dân ?
 N2- Nhà nước quy định những quyền đó là gì ?
N3- Nhà nước quy định những quyền đó để làm gì ?
N4- Vì sao công dân có đựơc những quyền đó ?
-HS: Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày kết ý kiến.
-HS: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 -GV: Kết luận, chốt lại ý chính.
 -GV nêu câu hỏi:
 Thế nào là quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân ?
 -GV: Cho HS làm BT 1 SGK/ P 59
 HĐ3- Các hình thức tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân. (10 phút)
 Mục tiêu: Giúp HS nắm được các hình thức tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
 -GV: Cho HS đọc mục 2 trong phần nội dung bài học và làm BT 3 SGK / P 59, 60.
- HS: Cả lớp làm bài tập 3.
-GV: Gọi 2 HS trả lời bài tập.
-HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
-GV: Đưa ra đáp án đúng.
 -GV: Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng hình thức nào ?
 -HS: Trả lời cá nhân.
 -HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 -GV: Kết luận, chốt lại ý chính.
 HĐ4: Liên hệ thực tế: (10 phút)
 Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào tình hình thực tế ở trường, lớp hoặc địa phương.
+ Ở lớp, trường, địa phương học sinh thể hiện quyền tham gia quản lý của mình như thế nào ?
+ Ở địa phương: Cha, mẹ em thể hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội như thế nào ?
-HS: Trả lời cá nhân.
-HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
 -GV: Kết luận, chốt lại ý chính.
 4- Củng cố: (5 phút)
 -Thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân ?
 -Theo em, HS thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của mình như thế nào ?
 5- Dặn dò: (2 phút)
HS học bài và xem trước phần nội dung bài học còn lại trong SGK/ P58 và các bài tập trang 59, 60 để chuẩn bị cho tiết học sau.
Nội dung chính
1- Ở lớp 6 em đã được học: Quyền và nghĩa vụ học tập. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
 - Ở lớp 7 em đã được học: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
 -Ở lớp 8 em đã được học: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân. Quyền tự do ngôn luận
1- Quyền tham gia góp ý dự thảo, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992, tham gia bàn bạc và quyết định các công việc của xã hội.
 2- Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân .
 3- Xác định quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước trên mọi lĩnh vực.
 4- Vì Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do dân và vì dân. Nhân dân có quyền và trách nhiệm giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức Nhà nước, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
 * Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân là quyền tham gia xây dựng bộ máy Nhà nước và các tổ chức xã hội, tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động của Nhà nước và xã hội.
 * Các câu đúng: a, c, đ, h.
 -Trực tiếp: Các câu a, b, c, d
-Gián tiếp: Các câu đ, e.
 Có hai hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân:
-Trực tiếp: Tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí Nhà nước, xã hội.
-Gián tiếp: Thông qua các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
 +HS tham gia ý kiến trong giờ sinh hoạt lớp, trong những buổi gặp mặt ban cán sự lớp với Ban giám hiệu nhà trường, với thầy cô giáo, tham gia các hoạt động ở địa phương (Bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông.)
+Chất vấn đại biểu Quốc hội về các lĩnh vực trong đời sống xã hội, bàn về việc xây dựng các công trình phúc lợi công cộng , tham gia góp ý xây dựng Hiến pháp, pháp luật
HS trình bày suy nghĩ của mình.
Nội dung 1: QUYỀN THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC,
QUẢN LÝ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN. (T2)
Ngày soạn: 
Tuần: 31
Tiết theo PPCT: 31
I- Mục tiêu:
 1- Kiến thức:
 -Nêu được thế nào là quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân.
 -Nêu được các hình thức tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân.
 -Nêu được trách nhiệm của nhà nước và của công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân.
 -Nêu được ý nghĩa của quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân.
 2- Kĩ năng:
 Biết thục hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội phù hợp với lứa tuổi.
 3- Thái độ:
 Tích cực tham gia công việc của trường, của lớp, của cộng đồng phù hợp với khả năng.
 *KNS: 
 -Kĩ năng tư duy phê phán (Biết phê phán các hành vi, việc làm vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hộâi của công dân).
 -Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về về việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hộâi của công dân ở địa phương.	
II- Chuẩn bị của GV và HS:
 1- G

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_2_Tu_chu.doc