Giáo án Hóa học 12 - Tuần 8

Tiết 15: AMINOAXIT

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

 Biết được: định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, ứng dụng quan trọng của amino axit.

 Hiểu được: Tính chất hoá học của amino axit (tính lưỡng tính; phản ứng este hoá; phản ứng trùng ngưng của và - amino axit)

2. Kĩ năng

- Dự đoán được tính lưỡng tính của aminoaxit, kiểm tra dự đoán và kết luận.

- Viết phương trình hoá học chứng minh tính chất của amino axit.

- Phân biệt amino axit với các dung dịch chất hữu cơ khác bằng phương pháp hoá học.

3. Trọng tâm

- Đặc điểm cấu tạo phân tử amino axit.

- Tính chất hoá học của amino axit: tính lưỡng tính, phản ứng este hoá; phản ứng trùng ngưng của và - amino axit.

 

doc 8 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 877Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 12 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8: Từ ngày 10/10- 15/10/2016
Ngày soạn : 6/10/2016
Tiết 15: AMINOAXIT
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 
1. Kiến thức
	Biết được: định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, ứng dụng quan trọng của amino axit.
	Hiểu được: Tính chất hoá học của amino axit (tính lưỡng tính; phản ứng este hoá; phản ứng trùng ngưng của và - amino axit)
2. Kĩ năng
- Dự đoán được tính lưỡng tính của aminoaxit, kiểm tra dự đoán và kết luận.
- Viết phương trình hoá học chứng minh tính chất của amino axit.
- Phân biệt amino axit với các dung dịch chất hữu cơ khác bằng phương pháp hoá học.
3. Trọng tâm
- Đặc điểm cấu tạo phân tử amino axit.
- Tính chất hoá học của amino axit: tính lưỡng tính, phản ứng este hoá; phản ứng trùng ngưng của và - amino axit. 
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Các năng lực chung
1. Năng lực tự học
2. Năng lực hợp tác
3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
4. Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dung ngôn ngữ 
2. Năng lực thực hành hóa học
3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt
Hoá chất: dung dịch glyxin, axit glutamic, lysin
2. Học sinh: chuẩn bị bài
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU
- Đàm thoại, gợi mở.
- Thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động 
1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp
12A
12A
12A
12A
12A
Vắng
1. 2. Kiểm tra bài cũ
- kết hợp với hoạt động hình thành kiến thức
1.3. Vào bài
	Như chúng ta đã biết, bột ngọt (mỳ chính) là gia vị không thể thiếu. Bột ngọt là muối mononatri của axit glutamic có công thức cấu tạo như sau: 
 Bột ngọt 
 Axit glutamic 
Axit glutamic là hợp chất thuộc loại aminoaxit. Thế nào là aminoaxit? Tính chất và ứng dụng như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về hợp chất này.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh- PTNL
Nội dung
Hoạt động 1. I. KHÁI NIỆM
Gv viết công thức cấu tạo của một số amino axit.
Alanin
- Viết công thức tổng quát?
- Ncsgk bảng 3.2 ( trang 45) nêu cách gọi:
+ Tên thay thế 
+ Tên bán hệ thống. 
+ Tên thường. 
GVBS: chữ cái ứng với vị trí C
Số
2
3
4
5
6
7
Chữ
GV yêu cầu HS nắm vững công thức và tên gọi của một số amino axit quan trọng thường gặp.
HS nhận xét và nêu khái niệm amino axit
HS viết công thức tổng quát
HS theo sự hưóng dẫn của GV gọi tên thay thế và tên bán hệ thống của các amino axit
Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực phát hiện giải quyết vấn đề, năng lực tự học
1. Khái niệm
Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm cacboxyl (-COOH) 
(H2N)xR(COOH)y hoặc CnH2n+1O2N
2. Danh pháp
Tên thay thế: Axit + số chỉ vị trí của nhóm NH2 + amino + tên axit tương ứng.
Tên bán hệ thống: Axit + kí hiệu (...)+ amino + tên axit tương ứng.
Hoạt động 2. II. CẤU TẠO PHÂN TỬ VÀ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
Nêu cấu tạo phân tử amino axit?
Giải thích tại sao amino axit tồn tại chủ yếu dạng ion lưỡng cực?
Vậy các amino axit là những hợp chất ion nên sẽ có những tính chất gì?
HS trả lời
 HS thảo luận và nhận xét.
Các amino axit ở điều kiện thường là chất rắn kết tinh dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy.
Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực phát hiện giải quyết vấn đề, năng lực tự học
1.Cấu tạo phân tử
Phân tử amino axit có nhóm axit (-COOH) và nhóm bazơ (-NH2) nên thường tương tác với nhau tạo ra ion lưỡng cực. 
NH2 - CH2 - COOH NH3+ - CH2 - COO 
Các amino axit ở điều kiện thường là chất rắn kết tinh dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy.
- Nhắc lại tính chất hoá học của nhóm -COOH và của nhóm -NH2. Từ đó rút ra tính chất lưỡng tính của amino axit? 
- Viết phương trình hoá học của phản ứng glyxin với HCl và với NaOH?
Chú ý:
- Amino axit chỉ tác dụng với dung dịch axit vô cơ mạnh và dung dịch kiềm mạnh.
- Muối của chúng dễ dàng tác dụng với axit mạnh và kiềm mạnh.
GV tiến hành thí nghiệm: nhúng quỳ tím lần lượt vào các dung dịch glyxin, axit glutamic và lysin.
Quan sát, nhận xét và giải thích? Rút ra kết luận?
GV gợi ý: dựa vào công thức cấu tạo glyxin và axit glutamic
- GV đặt vấn đề: Nhóm -COOH, ngoài thể hiện tính axit, còn thể hiện phản ứng riêng nào nữa không? 
- GV đặt vấn đề: thực ra este hình thành dưới dạng muối: 
-Cl + NH3 - CH2 - COOC2H5
- Este thu được sẽ tác dụng với HCl tạo muối.
Khi đun nóng, - và w - aminoaxit tham gia phản ứng trùng ngưng tạo ra polime thuộc loại poliamit
GV lưu ý: Các - và w - amino axit tham gia phản ứng trùng ngưng tạo ra polime thuộc loại poliamit
HS nhắc lại và viết ptpư
HS rút ra tính chất hóa học
HS quan sát, nhận xét và giải thích? Rút ra kết luận?
HS tìm hiểu và trả lời, dự đoán về tính chất hóa học
HS viết ptpư este hóa và phản ứng trùng ngưng
HS viết phương trình hoá học: 
Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
2.Tính chất hoá học
Aminoaxit thể hiện tính lưỡng tính, phản ứng trùng ngưng.
a) Tính chất lưỡng tính
b. Tính axit - bazơ của dd amino axit
Chất
Hiện tượng
Giải thích
glyxin
kđm
x = y
axit glutamic 
đỏ
x < y
lysin
xanh
x >y
+H+
* Với (H2N)xR(COOH)y nếu 
- x = y: không làm đổi màu quỳ tím. 
- x > y: Quỳ tím hoá xanh ® amino axit có tính bazơ 
- x < y: Quỳ tím hoá đỏ ® amino axit có tính axit.
c. Phản ứng riêng của nhóm -COOH: Phản ứng este hóa
Ngoài ra, còn phản ứng riêng của nhóm -COOH: phản ứng este hóa. 
H2NCH2COOH + C2H5OH H2NCH2COOC2H5 (*) + H2O 
(*) Thực ra, este được tạo thành ở dạng muối : 
ClH3NCH2COOC2H5
d. Phản ứng trùng ngưng 
Trong phản ứng này, -OH của nhóm -COOH ở phân tử axit này kết hợp với H của nhóm -NH2 ở phân tử axit kia thành nước và sinh ra polime do gốc amino axit kết hợp với nhau.
Ví dụ: 
+
Hoạt động 3. III. ỨNG DỤNG
Nghiên cứu ứng dụng của các amino axit trong SGK, nêu ứng dụng?
HS tìm hiểu và trả lời
Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống
III. ỨNG DỤNG 
- Các amino axit thiên nhiên là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống. 
- Dùng trong đời sống như muối mononatri của axit glutamic dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mỳ chính hay bột ngọt). Axit glutamic là thuốc thần kinh, methionin là thuốc bổ gan. 
- Các axit 6-aminohexanoic và 7-aminoheptanoic là nguyên liệu sản xuất tơ nilon như nilon -6, nilon-7
3. Hoạt động luyện tập
?Viết CTCT và gọi tên các đồng phân aminoaxit có CTPT C4H9O2N
4. Hoạt động vận dụng
(dành cho lớp 12A1, A2,A3)
Câu 1: Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa alanin với NaOH; HCl; CH3OH có mặt khí HCl bão hòa?
Câu 2: Phân tích định lượng một chất hữu cơ A được tạo bởi bốn nguyên tố C, H, N và O, thu được thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau: 31,44%C; 1,31%H; 18,34%N. Công thức phân tử A cũng là công thức đơn giản của nó. Xác định CTCT của A?
5. Hoạt động mở rộng
(dành cho lớp 12A1, A2,A3)
Tại sao người ta nói ăn quá nhiều chất đạm trong cùng một lúc (như dự đám tiệc hay đám giỗ) chỉ làm mệt cơ thể chứ không ích lợi lâu dài?
Tiết 16: PEPTIT VÀ PROTEIN
 A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 
1. Kiến thức
 	Biết được:
- Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của peptit (phản ứng thuỷ phân).
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất của protein (sự đông tụ, phản ứng thuỷ phân, phản ứgn màu của protein với Cu(OH)2). Vai trò của protein với sự sống.
- Khái niệm enzim và axit nucleic.
2. Kĩ năng
- Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của peptit và protein.
- Phân biệt dung dịch protein với các chất lỏng khác.
3. Trọng tâm
- Đặc điểm cấu tạo phân tử của peptit và protein.
- Tính chất hoá học của peptit và protein: phản ứng thuỷ phân; phản ứng màu biure.
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Các năng lực chung
1. Năng lực tự học
2. Năng lực hợp tác
3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
4. Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dung ngôn ngữ 
2. Năng lực thực hành hóa học
3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, đèn cồn, bật lửa, giá để ống nghiệm.
Hoá chất: dung dịch CuSO4, NaOH, protein
2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU
- Đàm thoại, gợi mở.
- Thảo luận nhóm.
 - Phương tiện trực quan.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp
12A
12A
12A
12A
12A
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ
- Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa: 
- Glyxin ( H2N-CH2-COOH) với NaOH và HCl. 
- Alanin ( với CH3OH và H2SO4.
- Trùng ngưng axit 7 - amino heptanoic
3. Vào bài: Protein là thành phần chính của cơ thể động vật, có trong thực vật và là cơ sở của sự sống. Protein còn là thức ăn quan trọng của con người và nhiều loài động vật dưới dạng thịt, cá, trứng, .Protein được tạo nên từ các chuỗi peptit kết hợp lại với nhau. Peptits là gì? Tính chất như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học này
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của Học sinh- phát triển năng lực
Nội dung
Hoạt động 1. I. PEPTIT
1. Khái niệm 
GV giới thiệu: khi thuỷ phân peptit thu được từ 2 – 50 gốc - amino axit.
- Lấy ví dụ công thức cụ thể
-Nêu khái niệm của peptit?
- Cho biết nhóm nào là nhóm peptit? liên kết nào là liên kết peptit?
GVBS: Phân tử peptit hợp thành từ các gốc 
 - amino axit theo một trật tự nhất định, amino axit đầu N còn nhóm NH2, amino axit đầu C còn nhóm COOH
Số đồng phân peptit (chứa n gốc - amino axit khác nhau) tạo thành từ n gốc đó: n! 
GV số lượng lk peptit trong một phân tử = số gốc α-amino axit - 1
- Dựa vào cấu tạo cho biết Amino axit đầu N và C
 HS nêu các khái niệm
- HS chỉ ra Amino axit đầu N và C
- Hs lấy ví dụ liên kết CO- NH nhưng không phải peptit
- Phát triển năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phát hiện giải quyết vấn đề
1. Khái niệm 
* Khái niệm
- Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc - amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit
- Nhóm peptit: - CO-NH-
- Liên kết peptit là liên kết giữa -CO-NH- giữa hai đơn vị - amino axit. 
* Phân loại
? Viết các công thức peptit tạo từ 2 aminoaxit khác nhau Alanin và glyxin
- Peptit được phân loại và gọi tên như thế nào?Ala – gly
 Gly – Ala 
 HS viết các công thức peptit tạo từ 2 aminoaxit khác nhau Alanin và glyxin chỉ ra sự khác nhau 
 - Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tự học 
- những phân tử peptit chứa 2, 3, 4, 5, gốc - amino axit gọi là đi, tripeptit...... 
- Polipeptit: từ 10 - amino axit trở lên gọi là 
Tên peptit = Tên ghép từ tên viết tắt của các gốc -amino axit bắt đầu từ đầu N, kết thúc bằng tên axit đầu C.
Thí dụ: Hai đipeptit từ alanin và glyxin là: 
 Ala-Gly và Gly-Ala. 
Hoạt động 2. 2. Tính chất hoá học
- GV thông báo do có liên kết peptit các peptit có 2 phản ứng quan trọng là phản ứng thuỷ phân và phản ứng màu với Cu(OH)2. 
2. Tính chất hoá học 
a) Phản ứng thuỷ phân.
- Điều kiện phản ứng?
- Sản phẩm phản ứng?
HS trả lời và viết phương trình phản ứng?
Peptit có thể bị thuỷ phân hoàn toàn thành các a - amino axit nhờ xúc tác axit hoặc bazơ.
+ + +..
GV tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure trong môi trường kiềm Cu(OH)2 tác dụng với peptit
Quan sát nhận xét hiện tượng ?
GV bổ sung; Đó là màu của hợp chất phức đồng với peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên.
HS quan sát nhận xét hiện tượng
HS trả lời hiện tượng màu tím. 
HS lắng nghe ghi bài.
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực thực hành hóa học, năng lực tự học
b) Phản ứng màu biure
-Trong môi trường kiềm, Cu(OH)2 tác dụng với peptit cho màu tím (màu của hợp chất phức đồng với peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên).
→ dùng nhận biết peptit
Chú ý: peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên mới có pư, nghĩa là đipeptit không có phản ứng này. 
3. Hoạt động luyện tập
? Viết CTCT và gọi tên các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanin và phenylalanin
4. Hoạt động vận dụng
(dành cho lớp 12A1, A2,A3)
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Những hợp chất hình thành bằng cách ngưng tụ hai hay nhiều α-amino axit được gọi là peptit.
B. Phân tử có hai nhóm -CO-NH- được gọi là dipeptit, ba nhóm thì được gọi là tripeptit.
C. Các peptit có từ 10 đến 50 đơn vị amino axit cấu thành được gọi là polipeptit.
D. Trong mỗi phân tử peptit, các amino axit được sắp xếp theo một thứ tự xác định.
Câu 2. Tên gọi nào sau đây cho peptit sau:
A. Glixinalaninglyxin C. Glixylalanylglyxin
B. Alanylglyxylalanin D. Alanylglyxylglyxyl
Câu 3. Protein có thể được mô tả như:
 A. Chất polime trùng hợp B. Chất polieste 
 C. Chất polime đồng trùng hợp D. Chất polime ngưng tụ
Câu 4. Thuỷ phân đến cùng protein ta thu được .
 A. các aminoaxit B. các aminoaxit 
 C. các chuỗi polypeptit 	D. hỗn hợp các aminoaxit 
Câu 5. Chất nào sau đây thuộc loại peptit?
A. H2NCH2COOCH2COONH4 
B. CH3CONHCH2COOCH2CONH2 
C. H2NCH(CH3)CONHCH2CH2COOH
D. O3NH3NCH2COCH2COOH
5. Hoạt động mở rộng
(dành cho lớp 12A1, A2,A3)
Câu 1: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit A thì thu được 3 mol glyxin ; 1 mol alanin và 1mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly ; Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit A lần lượt là : 
A. Gly, Val. 	B. Ala, Val. 	C. Gly, Gly. 	D. Ala, Gly. 
Câu 2: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các a-amino axit còn thu được các đipetit: Gly-Ala ; Phe-Val ; Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là đúng của X ? 
A. Val-Phe-Gly-Ala. B. Ala-Val-Phe-Gly. C. Gly-Ala-Val-Phe. D. Gly-Ala-Phe-Val. 
Câu 3: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. hất X có công thức là 	
A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. 	 B. Gly-Ala-Val-Val-Phe. 
C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. 	 D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly. 
Câu 4: Thủy phân hết m(g) Tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala thu được hỗn hợp gồm 28,48(g) Ala ; 32(g) Ala-Ala và 27,72(g) Ala-Ala-Ala. Giá trị của m?
	A. 66,44.	B. 111,74.	C. 81,54.	D. 90,6.
Kiểm tra, ngày tháng năm 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8.doc